ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRIỆU QUỲNH NGA HỆ THỐNG CHỦ ĐỀ TRONG THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT CỦA NGUYỄN KHUYẾN SO SÁNH VỚI QUỐC ÂM THI TẬP CỦA NGUYỄN TRÃI LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TRIỆU QUỲNH NGA
HỆ THỐNG CHỦ ĐỀ TRONG THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT CỦA NGUYỄN
KHUYẾN
(SO SÁNH VỚI QUỐC ÂM THI TẬP CỦA NGUYỄN TRÃI)
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC
VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
THÁI NGUYÊN - 2018
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TRIỆU QUỲNH NGA
HỆ THỐNG CHỦ ĐỀ TRONG THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT CỦA NGUYỄN
KHUYẾN (SO SÁNH VỚI QUỐC ÂM THI TẬP CỦA
NGUYỄN TRÃI)
Ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8.22.01.21
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC
VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Dương Thu Hằng
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu: “Hệ thống chủ đề trong thơ Nôm
Đường luật của Nguyễn Khuyến (So sánh với Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi)”dưới sự hướng dẫn của PGS.TS.Dương Thu Hằng là kết quả nghiên cứu của
cá nhân tôi, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố
Thái Nguyên,tháng 9 năm 2018
Tác giả luận văn
Triệu Quỳnh Nga
Trang 4nghiên cứu và hoàn thành luận văn “Hệ thống chủ đề trong thơ Nôm Đường luật
của Nguyễn Khuyến (So sánh với Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi)”.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Ngữ Văn trường Đại học SưPhạm - Đại học Thái Nguyên, cùng toàn thể các thầy cô giáo đã tham gia giảng dạy
và hướng dẫn nghiên cứu khoa học cho tập thể lớp Cao học K24 - Văn học ViệtNam đã tạo điều kiện để tôi có cơ hội học tập và nghiên cứu khoa học
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã luôn động viên, ủng hộ,khuyến khích và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu vàthực hiện luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2018
Tác giả luận văn
Triệu Quỳnh Nga
Trang 5MỤC LỤC
Trang bìa phụ
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề .1
3 Mục đích nghiên cứu 8
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 9
6 Phương pháp nghiên cứu 9
7 Bố cục của đề tài .10
8 Đóng góp của đề tài 10
NỘI DUNG 10
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 11
1.1 Chủ đề và hệ thống chủ đề 11
1.1.1 Chủ đề 11
1.1.2 Hệ thống chủ đề 12
1.2 Điều kiện hình thành và quá trình phát triển thơ Nôm Đường luật trong lịch sử văn học Việt Nam .13
1.2.1 Điều kiện hình thành thơ Nôm Đường luật 13
1.2.2 Quá trình phát triển thơ Nôm Đường luật .16
1.3 Khái quát thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến .21
1.3.1 Những yếu tố chi phối đến chủ đề Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi 21
Trang 61.3.2 Những yếu tố chi phối đến chủ đề thơ Nôm Đường luật của NguyễnKhuyến22
* Tiểu kết chương 1: 25
Trang 7Chương 2 NHỮNG CHỦ ĐỀ MANG TÍNH TRUYỀN THỐNG TRONG THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT CỦA NGUYỄN KHUYẾN TRONG
TƯƠNG QUAN VỚI QUỐC ÂM THI TẬP CỦA NGUYỄN TRÃI 27
2.1 Chủ đề thiên nhiên 27
2.1.1 Ngợi ca cảnh đẹp quê hương 27
2.1.2 Khắc họa bốn mùa xuân, hạ, thu, đông 42
2.2 Chủ đề ưu quốc ái dân 51
2.2.1 Khao khát phò đời giúp nước 52
2.2.2 Nỗi buồn đau bất lực trước thời cuộc 55
2.2.3 Tấm lòng kiên trung 61
* Tiểu kết chương 2: 66
Chương 3 NHỮNG CHỦ ĐỀ MANG TÍNH THỜI ĐẠI TRONG THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT CỦA NGUYỄN KHUYẾN TRONG TƯƠNG QUANVỚI QUỐC ÂM THI TẬP CỦA NGUYỄN TRÃI 68
3.1 Chủ đề con người đời thường 68
3.1.1 Con người trần thế trong Quốc âm thi tập 68
3.1.2 Con người đời thường trong thơ Nguyễn Khuyến 74
3.2 Chủ đề phản ánh xã hội thực dân nửa phong kiến 82
3.2.1 Lên án đời sống văn hóa - xã hội thực dân nửa phong kiến 82
3.2.2 Đả kích hình ảnh con người mới trong xã hội thực dân nửa phong kiến .85
* Tiểu kết chương 3: 91
KẾT LUẬN 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
Trang 8Thơ Nôm Đường luật trên cơ sở kế thừa, tiếp biến thơ chữ Hán Đường luật đã
có những khám phá, tìm tòi trên cả phương diện nội dung và nghệ thuật để khẳngđịnh bản sắc văn hóa dân tộc.Quá trình phát triển từ mạch nguồn thơ chữ Nôm với
Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi - đã mở ra một hướng đi mới cho nền thi ca dân
tộc, cho đến Nguyễn Khuyến đại diện tiêu biểu của thơ Nôm Đường luật thế kỉXIX,thơ Nôm Đường luật đã ngày càng khẳng định được sức sống của nó
Ngoài ra, các tác phẩm thơ văn của Nguyễn Khuyến và Nguyễn Trãi đã vàđang được giảng dạy trong nhà trường các cấp Nghiên cứu đề tài này là việc làmhữu ích để trau rèn kĩ năng nghiên cứu khoa học và giúp cho việc giảng dạy và họctập đạt kết quả cao hơn
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Hệ thống
chủ đề trong thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Khuyến (So sánh với Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi)” với mong muốn có được cái nhìn cụ thể, hữu ích về những
đóng góp về chủ đề của Tam Nguyên Yên Đổ cho nền văn học Việt Nam nói
chung, thể loại thơ Nôm Đường luật nói riêng trong tương quan so sánh với Quốc
âm thi tập của Nguyễn Trãi.
2 Lịch sử vấn đề
Hệ thống chủ đề trong thơ Nôm Đường luật rất phong phú và đa dạng.ThơNôm Đường luật đề cập đến những vấn đề lớn của lịch sử, của thời đại, đất nước,con người, đồng thời cũng phản ánh những khía cạnh phức tạp của cuộc sống,trong tư duy, cảm xúc, có khi rất thầm kín, riêng tư của mỗi cuộc đời, từng sốphận Xuất phát từ đối tượng, phạm vi phản ánh, khả năng chiếm lĩnh trên các
Trang 92bình diện cuộc sống xã hội và thế giới tâm hồn con người, có thể phân chia thànhnhững
Trang 10hệ thống chủ đề chính: chủ đề thiên nhiên, chủ đề phản ánh cuộc sống, tâm sự của tác giả, chủ đề lịch sử, xã hội, đất nước, con người.
Hệ thống chủ đề trong thơ Nôm Đường luật mang tính lịch sử Trong tiếntrình phát triển của hệ thống chủ đề thơ Nôm Đường luật từ thế kỷ XV đến đầuthế kỉ XVIII nổi bật là những chủ đề gắn với cuộc sống, những tâm sự của tácgiả, dựa trên quan điểm, lý tưởng, phẩm chất của kẻ sĩ, đó là lý tưởng “ái ưu”,
“trung hiếu”, như cốt cách người quân tử, trách nhiệm với minh quân, lươngthần… Những chủ đề này thường hướng tới mục đích giáo dục như tu dưỡngphẩm chất, triết lý nhân sinh, răn dạy đạo lý, nhân nghĩa… Thời kỳ từ cuối thể
kỷ XVIII - cuối thế kỷ XIX nổi bật là những chủ đề phản ánh cuộc sống xã hội,đất nước, con người như số phận người phụ nữ, tình yêu lứa đôi, khát vọng giảiphóng của con người thời đại… Những chủ đề này đã hướng nhiều tới mục đíchphản ánh cuộc sống, quyền lợi của con người.Chủ đề với mục đích chính nhằmgiáo dục qua những lời “tự thuật”, “ngôn chí”, qua những vần thơ triết lý và giáohuấn, thơ Nôm Đường luật đã có bước chuyển mình hướng tới mục đích phảnánh cuộc sống xã hội, thời đại và số phận con người Sự biến đổi này đã giúp thơNôm Đường luật mở rộng phạm vi, đối tượng phản ánh của thể loại
Chủ đề thơ Nôm Đường luật phản ánh khuynh hướng cảm hứng sáng tạonghệ thuật Trong thơ Nôm Đường luật, cảm hứng dân tộc và dân chủ là cảm hứngchủ đạo.Tuy vậy, ở mỗi thời kỳ lịch sử cảm hứng dân tộc, dân chủ có vai trò khácnhau
Trong các tác giả thơ Nôm, Nguyễn Trãi được mệnh danh là người giữ vị trí
“khai sơn phá thạch” của việc Việt hóa hệ thống chủ đề của nền văn học dân tộc.Với
sự xuất hiện của văn bản viết tay Quốc âm thi tập thì tập đại thành thơ Nôm này đã trở thành “tác phẩm mở đầu cho nền văn học cổ điển Việt Nam”(Xuân Diệu) Trên
thực tế lịch sử văn học Việt Nam có một thể loại mới - thơ Nôm Đường luật.Nguyễn Trãi luôn có ý thức trên con đường tìm tòi thể loại dân tộc ít nhiều thoát li
Đường luật Trong cuốn Thơ Nôm Đường luật, tác giả Lã Nhâm Thìn đã phân tích
khá chi tiết về chủ đề thiên nhiên trong thơ Nôm Nguyễn Trãi và chỉ ra phong cáchbình dị, đậm tính dân tộc trong thơ thiên nhiên Nguyễn Trãi, với sự xuất hiện của
Trang 11những hình ảnh thiên nhiên đời thường mùng tơi, muống, mùng… Nhà nghiên cứu
Lã Nhâm Thìn
Trang 12đánh giá rất cao thơ thiên nhiên trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi“Những bức
tranh thiên nhiên của Nguyễn Trãi phong phú và nhiều tới mức phòng tranh thiên nhiên không đủ chỗ trưng bày, nhà thơ đã phải treo sang cả những phòng tranh dành cho mảng đề tài khác”[52, tr 57] Qua đó, có thể thấy thiên nhiên là tình yêu
rộng lớn của Nguyễn Trãi
Theo tác giả Hoài Thanh, Nguyễn Trãi đa phần sống trong cảnh đời không
thuận, và “phần lớn thơ Nôm Nguyễn Trãi đã được viết ra trong những cảnh đời
như thế.Hình như lúc này, nhà thơ thấy cần hơn lúc khác một cách nói, một giọng nói tâm tình Ta được gặp lại ở đây vẫn con người ấy, một con người rất đẹp, mà gần gũi hơn, thân mật hơn”[44, tr 689] Tuy vậy, dù viết về cảnh đời như thế nào
thì Nguyễn Trãi vẫn hiện lên với cách sống “giản dị, sống thảnh thơi giữa non xanh
cảnh vắng ở Côn Sơn” và ẩn chứa trong tác giả giữa cảnh sống thanh vắng đó là
“tấm lòng ưu ái không nguôi” với cuộc sống của người dân, với vận mệnh của đất
nước Nguyễn Trãi là một người nghị lực, bản lĩnh và quan trọng hơn cả là tấm lònghết mực yêu nước, thương dân, ông đã vững tâm vượt qua tất cả biến cố cá nhân và
xã hội để giữ tiết tháo, sống cương trực Qua tìm hiểu và nghiên cứu Hoài Thanh đã
khái quát con người Nguyễn Trãi qua Quốc âm thi tập là con người có “ý thức trách
nhiệm đối với dân, với nước Ý thức ấy đã ra đời từ rất sớm, đã lớn mạnh không ngừng, đã bền bỉ gần với mọi suy nghĩ và hoạt động của ông cho đến ngày tắt thở”[44, tr.708].
Còn với Xuân Diệu, ông đã dành nhiều sự quan tâm, đề cao tới mảng thơ về
thiên nhiên tươi đẹp của Nguyễn Trãi:“trong thơ Việt Nam ta, chưa có ai viết những
vần thơ về thiên nhiên hay như Nguyễn Trãi” [44, tr 666] Để tăng sự thuyết phục
cho người đọc Xuân Diệu đã đưa ra lí lẽ “Ức Trai có cái đẹp thường trực ở trong
tâm hồn, có cái đẹp là bản chất của tâm hồn, cho nên gặp cái đẹp trong vũ trụ thì tương ứng ngay, thốt ra thơ đẹp…” [44, tr 609].
Hay như tác giả Đặng Thanh Lê qua Nguyễn Trãi và đề tài thiên nhiên trong
dòng văn học yêu nước Việt Nam [44] đã khẳng định có một đề tài thiên nhiên trong
thơ Nguyễn Trãi Theo Đặng Thanh Lê “những cảnh vật nhỏ bé, bình dị vẫn thường
giấu mình trong cuộc sống hàng ngày như: nắng chiều, mây sớm, đậu cây, bờ cỏ… Nhân vật trữ tình ở đây trở thành chủ đề cảm thụ, chiếm lĩnh vẻ đẹp của thiên nhiên
Trang 13từ góc độ một con người hòa mình vào với xứ sở quê hương, với nơi sinh trưởng”
[44, tr 693] Chính điều này đã làm cho “đề tài thiên nhiên của Nguyễn Trãi có
phần nào thoát li nguồn thi hứng như sách vở với những tiều ngư canh mục, phong hoa tuyết nguyệt, xuân lan thu cúc…đã bị công thức hóa, ước lệ hóa để hướng dần những đề tài, hình tượng thiên nhiên chân thực, sinh động, gần gũi với tâm hồn dân tộc, tạo nên những bức tranh thiên nhiên đầy chất thơ và chất thực nói trên” [44, tr.
695]
Trong bài viết “Tư tưởng của Nguyễn Trãi”, Nguyễn Thiên Thụ đã khẳng
định “Nguyễn Trãi luôn hướng đến bổn phận thiêng liêng đối với gia đình và tổ
quốc.Khi ra làm quan, khi về ở ẩn lúc nào Nguyễn Trãi cũng tâm niệm đến hai chữ trung hiếu” [40, tr 155].
Nhà phê bình Hoài Thanh trong bài viết “Một vài nét về con người NguyễnTrãi qua thơ Nôm”đã chỉ ra quan niệm của Nguyễn Trãi vì “một tấm lòng son” mà
“Ông không chịu bỏ cuộc, ông kiên trì bám trụ Ông giữ vững khí tiết, giữ vững
lòng ưu ái, giữ vững niềm tin và mặc dù chịu đủ điều tủi cực vẫn nhân hậu với người, chan hòa với cảnh, vẫn luôn luôn bình tĩnh ung dung” [44, tr 717].
Trên phương diện lịch sử, giáo sư Lê Trí Viễn đã đánh giá khách quan tưtưởng, con người Nguyễn Trãi Trong bài viết “Nguyễn Trãi, nhìn từ phía Lý -
Trần”, giáo sư nhận định về cách ứng xử của Nguyễn Trãi tạo nên “phong cách
sống: vừa làm việc hết mình cho dân cho nước, nhưng lòng bao giờ cũng sạch, nhẹ như kẻ xuất gia, không hề nặng danh lợi của kiếp trần, mà cũng vừa biết sống lành mạnh vui tươi giữa cuộc sống nông thôn lao động, với mọi cảnh vật thiên nhiên”
[66, tr 65]
Nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu dưới góc nhìn văn hóa trong bài viết
“Nguyễn Trãi và Nho giáo” cũng đề cập tới những vấn đề về cách ứng xử của con
người ở phận vị của Nguyễn Trãi Với bổn phận của một bề tôi “Suốt đời Nguyễn
Trãi làm việc với tinh thần nhập thế có trách nhiệm, luôn để ý đến nhân dân, lo trước điều lo của thiên hạ” [44, tr 99] Còn với vai trò một người cha, ông hết mực
yêu thương, răn dạy con cái “Ông khuyên không nên sợ nghèo, không nên tham lợi,
tham giàu,… quý hơn của cải là đạo đức,… cũng cần phải có học, có nghề và có tài” [44, tr 103] Ông “khuyên anh em nên yêu thương nhau”, “hiếu với cha, trung
Trang 14với vua nhưng không phải tinh thần quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử như của Nho giáo
Trang 15cứng nhắc” [44, tr 105] Qua đó, nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu khẳng định
Nguyễn Trãi “lấy con người tự nhiên, tự do tự tại làm cơ sở cho một thái độ sống vì
đời, làm việc thiện cho nhau, có quan hệ đầm ấm với nhau đồng thời đảm bảo thú vui riêng” [44,tr 114].
Trong cuốn Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX, nhà nghiên cứu
Trần Nho Thìn đã quan tâm đến sự ảnh hưởng của tư tưởng - chính trị trong sángtác của Nguyễn Trãi, nhân cách vĩ đại và tinh thần nhà Nho của Nguyễn Trãi từ đókhẳng định cống hiến của Nguyễn Trãi đối với nền văn học nước nhà Trong phầnbàn về nhân cách Nguyễn Trãi, ông đã chỉ ra mối quan tâm trong phương thức ứng
xử của Nguyễn Trãi “Chú ý nhiều đến đạo làm cha và đạo làm con chứ hầu như
không đề cập đến các quan hệ xã hội khác” [53, tr 328].Ông cũng khẳng định
“Trước sau như một, Nguyễn Trãi vẫn kiên trì đạo trung hiếu, vì trung hiếu là điều
kiện để lo cho dân cho nước” [53, tr.
1927,1932 Phải đợi đến vài thập kỷ sau, với công trình Việt Nam văn học sử yếu
của Dương Quảng Hàm (Nha học chính Đông Pháp xuất bản, Hà Nội, 1943), ngànhnghiên cứu văn học mà trước hết là lịch sử văn học mới bắt đầu chú ý đến NguyễnKhuyến Dõi theo lịch trình nghiên cứu tác gia có phong cách tài hoa này, có thểthấy lịch trình ấy diễn ra qua bốn chặng đường
Chặng đường thứ nhất là trước năm 1945.Ở chặng đường này NguyễnKhuyến còn ít được biết đến và nếu được biết đến cũng chủ yếu qua thơ Nôm củaông.Người có ý kiến về Nguyễn Khuyến sớm nhất (1918) có lẽ là Phan Kế Bính,
trong công trình Việt - Hán văn khảo (1930), khi “luận riêng về phép làm thơ”.
Chặng đường thứ hai, từ 1945 đến 1975.Ở chặng đường này, việc giới thiệu,tìm hiểu nghiên cứu về Nguyễn Khuyến đã có bước phát triển mới.Ông tiếp tụcđược khẳng định với tư cách một nhà thơ trào phúng, nhà thơ trữ tình - yêu nước,
Trang 16nhà thơ thiên nhiên.Các tác phẩm của ông được tìm hiểu trên nhiều khía cạnh.Côngtrình bề
Trang 17thế nhất trong nghiên cứu về Nguyễn Khuyến ở chặng đường này là của Văn Tân
với tên gọi Nguyễn Khuyến, nhà thơ Việt Nam kiệt xuất, gồm 204 trang, 5 chương.
Chặng đường thứ ba, từ 1971 đến 1984 Bắt đầu từ năm 1971, NXB Văn học
Hà Nội cho in cuốn Thơ văn Nguyễn Khuyến, dày gần 500 trang do Xuân Diệu giới
thiệu Kể từ đây việc nhìn nhận, đánh giá Nguyễn Khuyến đã mở ra một giai đoạn
mới Năm 1984, Nguyễn Khuyến tác phẩm, công trình sưu tầm biên dịch, giới thiệu
về Nguyễn Khuyến đầy đủ nhất ra đời do Nguyễn Văn Huyền thực hiện (NXB Khoahọc Xã hội, Hà Nội, 1984) Có thể coi đây như một dấu mốc khép lại một chặngđường dài và chuẩn bị mở ra một chặng đường mới trong tìm hiểu nghiên cứuNguyễn Khuyến
Chặng đường thứ tư, từ năm 1985 đến nay Đây là chặng đường có thành tựulớn nhất trong tìm hiểu nghiên cứu về Nguyễn Khuyến, trước hết được đánh dấubằng Hội nghị khoa học lớn kỷ niệm 150 năm sinh nhà thơ (do Viện Văn học phốihợp với Sở văn hóa thông tin và Hội Văn học nghệ thuật Hà Nam Ninh tổchức ngày
15.2.1985) Nhiều phát hiện và ý kiến mới, có giá trị trong khảo cứu, nhận định vềNguyễn Khuyến, từ con người lịch sử đến con người thơ tác giả được công bố, phần
lớn sau này được lựa chọn, tập hợp trong Thi hào Nguyễn Khuyến đời và thơ
(Nguyễn Huệ Chi chủ biên, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1994) Có thể coi đây là côngtrình chuyên khảo quy mô nhất về Nguyễn Khuyến Cuối năm 1998, cuốn sách
Nguyễn Khuyến về tác gia và tác phẩm, do Vũ Thanh tuyển chọn và giới thiệu,
NXB Giáo dục, Hà Nội,
1998 Tập hợp một cách rộng rãi những bài viết về các công trình khoa học tiêu biểu
về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Khuyến từ xưa đến nay
Trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Khuyến, mảng thơ Nôm nói chung vàthơ Nôm Đường luật nói riêng chiếm một vị trí quan trọng Thơ Nôm NguyễnKhuyến đã trở thành một trong những đỉnh cao của lịch sử thơ dân tộc Nhà nghiên
cứu Nguyễn Văn Hoàn đã nhận xét: “Bộ phận thơ ca của Nguyễn Khuyến có khả
năng đi thẳng vào công chúng, chính là bộ phận thơ ca chữ Nôm, thơ văn tiếng Việt Chính bộ phận văn học này sẽ tạo nên sự bất tử cho thơ văn Nguyễn Khuyến Khuynh hướng dân tộc hóa trong thơ văn của Nguyễn Khuyến cũng sẽ biểu hiện rõ
Trang 18nhất trong chữ Nôm” [19, tr 16] Trong thơ Nôm Đường luật Nguyễn Khuyến đã
dần gạt bỏ yếu tố
Trang 19ước lệ, điển tích, điển cố trong thơ Đường luật bằng những yếu tố mang đậm chất dân tộc, âm điệu Việt Nam đó là khuynh hướng “dân tộc hóa” trong sáng tác của ông
Bài viết “Chất dân gian trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến” [54] của Trần MinhThương đã chỉ ra một số biểu hiện Việt hóa thơ Nôm về mặt đề tài, tiêu đề trong thơNôm Đường luật Nguyễn Khuyến gắn liền với người bình dân, theo hướng dân gian,trong đó tác giả chỉ ra Nguyễn Khuyến có sử dụng thành ngữ ngữ liệu dân gian,những cách tân về thơ Tuy nhiên ở bài viết, những vấn đề này mới được trình bày ởmức sơ
lược
Hay như trong bài viết “Sự vận động và phát triển của thơ Nôm Đường luậttheo hướng kế thừa, tiếp biến và sáng tạo với Đường luật Hán trên tinh thần dân tộchóa, dân chủ hóa thể loại”[11], tiến sĩ Trần Quang Dũng đã chỉ ra khá rõ một số biểuhiện tiếp biến và sáng tạo của hệ thống đề tài, chủ đề thơ Nôm Đường luật trongtương quan với thơ Đường luật Hán Tuy nhiên bài viết chưa đi vào nghiên cứunhững điểm mới của hệ thống đề tài, chủ đề trong tác phẩm thơ Nôm Đường luậtNguyễn Khuyến.Như vậy, ở bài viết này thơ Nôm Đường luật Nguyễn Khuyến vẫnchưa trở thành đối tượng để nghiên cứu chính trong dòng mạch nghiên cứu về quátrình Việt hóa thơ Đường luật
Năm 2005, tác giả Nguyễn Hoàng (Báo Nhân Dân) có bài viết “NguyễnKhuyến: Cái nhìn không chỉ thời buổi ấy” Bài viết này đã nói lên, việc NguyễnKhuyến đã từ quan, bất hợp tác với thực dân Pháp, dùng ngòi bút để phơi bày nhữngtội ác của thực dân và quan lại xấu xa, những giả trá, đen bạc của xã hội thời bấygiờ, giữ tấm lòng trong sạch và ngay thẳng cho đến cuối đời - đó đã là một nhâncách lớn
Năm 2013, tác giả Nguyễn Thanh Liêm có bài viết trên trang
http://chuyen-qb.com bài viết với tựa đề “Đến với Nguyễn Khuyến - nhà thơ trữ tình, trào phúng
xuất sắc” Bài viết đã nói lên Nguyễn Khuyến suốt cuộc đời luôn sống chan hòa,gần gũi, chân tình với những người nông dân nghèo khổ
Năm 2013, tác giả Ngô Thị Kiều Oanh có bài viết trong Tạp chí khoa họcĐHSP TPHCM với tựa đề “Chất trào phúng trong thơ Nguyễn Khuyến và Tú
Trang 20Xương”.Bài viết giúp người đọc cảm nhận sâu sắc về tâm hồn, nhân cách của nhữngnhà nho yêu nước nhưng bất lực trước thời cuộc.
Trang 21đề trong thơ Nôm Đường luật của hai tác giả.Tuy nhiên, từ trước đến nay chưa cócông trình nghiên cứu của tác giả nào lấy “Hệ thống chủ đề trong thơ Nôm Đường
luật của Nguyễn Khuyến (So sánh với Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi)” làm đối
tượng nghiên cứu chính
Trên cơ sở tiếp thu kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Hệ thống chủ đề trong thơ Nôm Đường
luật của Nguyễn Khuyến (So sánh với Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi)” với hy
vọng sẽ góp thêm một góc nhìn cụ thể, hữu ích về thơ văn Nguyễn Khuyến vàNguyễn Trãi
3 Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ được hệ thống chủ đề trong thơ Nôm Đường luật của Nguyễn
Khuyến trong tương quan so sánh với hệ thống chủ đề trong Quốc âm thi tập của
Nguyễn Trãi Qua đó thấy được quá trình kế thừa, phát triển hệ thống chủ đề từ tácgiả Nguyễn
Trãi đến Nguyễn Khuyến
- Góp thêm một góc nhìn cụ thể về hai tác giả và một thể loại văn học đã quenthuộc lâu nay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống chủ đề của thơ Nôm Đường
luật của Nguyễn Khuyến trong mối liên hệ, so sánh với hệ thống chủ đề Quốc âm
thi tập của Nguyễn Trãi.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là 86 bài thơ Nôm Đường luật của Nguyễn
Khuyến trong cuốn Nguyễn Khuyến - tác phẩm của Nguyễn Văn Huyền (Tuấn
Thành
Trang 22- Anh Vũ tuyển chọn (2007), Nxb Văn học) và 254 bài thơ Nôm trong Quốc âm thi
tập của Nguyễn Trãi trong cuốn Quốc âm thi tập - Nguyễn Trãi, phiên âm và chú giải của nhà nghiên cứu Phạm Luận, Nxb Giáo dục - Hà Nội (2012).
Trang 23- Một số tài liệu nghiên cứu có liên quan đến luận văn
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu đã đề ra, chúng tôi tiến hành luận giải cácvấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan như: quan niệm về chủ đề và hệ thống chủ
đề, thơ Nôm Đường luật, tìm hiểu, khảo sát, phân tích các chủ đề thơ Đường luật màNguyễn Khuyến thể hiện trong các tác phẩm thơ Nôm Đường luật của ông, trên cơ
sở đối chiếu so sánh với hệ thống chủ đề trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi.
6 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứuchính là: phương pháp thống kê, phân loại; phương pháp so sánh, đối chiếu; phươngpháp phân tích tổng hợp; phương pháp cấu trúc - hệ thống; phương pháp khoa họcliên ngành
6.1.Phương pháp thống kê, phân loại
Chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê khảo sát tìm hiểu về hệ thống chủ
đề trong thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Khuyến và hệ thống chủ đề trong Quốc
âm thi tập của Nguyễn Trãi Trong quá trình triển khai và giải quyết vấn đề, phương
pháp này có tác dụng chỉ ra và cụ thể hóa các khía cạnh của vấn đề
6.2 Phương pháp so sánh, đối chiếu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành so sánh các tác phẩm
trong thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Khuyến và Quốc âm thi tập của Nguyễn
Trãi Việc so sánh đối chiếu sẽ thấy rõ những chủ đề mang tính kế thừa và cách tântrong sáng tác thơ Nôm Nguyễn Khuyến
6.3 Phương pháp phân tích tổng hợp
Phương pháp này phục vụ đắc lực cho quá trình tìm hiểu, khám phá và đánhgiá ý nghĩa của vấn đề được nghiên cứu.Đây là phương pháp nghiên cứu không thểthiếu để hoàn thiện nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
6.4 Phương pháp cấu trúc - hệ thống
Chúng tôi sử dụng phương pháp cấu trúc - hệ thống nhằm mục đích giúp choviệc tìm hiểu về vấn đề hệ thống chủ đề trong thơ Nôm Đường luật của Nguyễn
Khuyến so sánh với hệ thống chủ đề trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi có
được cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn
Trang 246.5 Phương pháp khoa học liên ngành
Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài, chúng tôi có liên hệ và kết hợp
sử dụng một cách đúng mực kiến thức của các ngành lịch sử, xã hội học, văn hóahọc… nhằm giúp cho việc đánh giá và nhìn nhận vấn đề nghiên cứu được toàn diện
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chương 2: Những chủ đề mang tính truyền thống trong thơ Nôm Đường luật của
Nguyễn Khuyến trong tương quan với Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi.
Chương 3: Những chủ đề mang tính thời đại trong thơ Nôm Đường luật của
Nguyễn Khuyến trong tương quan với Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi.
8 Đóng góp của đề tài
- Đề tài đóng góp về mặt lí luận và thực tiễn Qua việc tìm hiểu về hệ thốngchủ đề trong thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Khuyến trong tương quan với
Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi,luận văn góp phần làm rõ nét hơn sự kế thừa,
nét mới, những bước đi đầu tiên của quá trình hiện đại hóa văn học dân tộc
- Thông qua đề tài, giá trị thơ văn và tài năng của Nguyễn Khuyến và NguyễnTrãi - hai nhà thơ lớn của nền văn học trung đại Việt Nam, được khẳng định sâu sắchơn
- Các tác phẩm thơ văn của hai tác giả đã và đang được giảng dạy trong nhàtrường các cấp Kết quả nghiên cứu đề tài này là một tài liệu tham khảo hữu íchphục vụ cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu về Nguyễn Khuyến và NguyễnTrãi nói
riêng, văn học trung đại Việt Nam nói chung
Trang 25Theo Từ điển thuật ngữ văn học, chủ đề là “vấn đề cơ bản, vấn đề trung tâm
được tác giả nêu lên, đặt ra và qua nội dung cụ thể của tác phẩm văn học”[14, tr.
61].Có thể hiểu, chủ đề là những vấn đề được nhà văn tập trung soi rọi, tô đậm, thểhiện trong tác phẩm mà nhà văn cho rằng quan trọng nhất, đó là điều nhà văn quantâm cũng như chiều sâu nhận thức của nhà văn đối với cuộc sống.Ví dụ, trong tác
phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du nêu bật lên số phận bi kịch của người phụ nữ,
những ước mơ vươn tới hạnh phúc, vấn đề đấu tranh để thực hiện tự do và công lí
Chủ đề luôn được xây dựng từ một đề tài nhất định và xuất phát từ chính ý
đồ, những gợi dẫn từ các hiện tượng cuộc sống cụ thể thông qua cách nhìn, quanniệm của nhà văn Chủ đề là sự thể hiện thống nhất hữu cơ giữa hiện thực kháchquan và tư tưởng chủ quan của nhà văn Vì vậy, có khi cùng viết về một đề tài gầngũi, mà mỗi nhà văn sẽ nêu lên được những vấn đề sâu sắc khác nhau tùy thuộc vàotài năng, khả năng thâm nhập vào đời sống và lí tưởng thẩm mĩ Hay nói một cách
cụ thể hơn là chủ đề được hình thành trong thực tế cuộc sống, được khái quát hóavào tác phẩm thông qua cái nhìn chủ quan của tác giả Đúng như tác giả M.Gorki đã
từng nói: “Chủ đề là cái tư tưởng manh nha trong kinh nghiệm của tác giả, do cuộc
sống gợi lên, làm tổ trong kho ấn tượng của anh ta, nhưng chưa định hình và thể hiện thành hình tượng, thức tỉnh nhà văn, kêu gọi anh ta lao động để tạo dựng hình thức cho nó” [32, tr 262].
Trong văn học, chủ đề không bao giờ là một vấn đề đơn nhất.Nếu trong cuộcsống, bản chất con người đã là tổng hòa các mối quan hệ xã hội thì bất cứ một vấn
đề nào của nhân sinh cũng liên quan tới hàng loạt vấn đề phức tạp khác của quan hệxã
hội
Chủ đề có mối quan hệ mật thiết với đề tài và nội dung tác phẩm Nếu khái niệm đề tài giúp chúng ta xác định “Tác phẩm viết cái gì?”thì khái niệm chủ đề trả
Trang 26lời cho câu hỏi “Vấn đề cơ bản của tác phẩm là gì?”.Đề tài chính là nền tảng, cơ sởhình thành của chủ đề.Trong một số trường hợp đặc biệt như một số tác phẩm truyệnđồng thoại, tác phẩm ngụ ngôn, một số thơ trữ tình… thì chủ đề và đề tài hòa quyệnvào nhau không tách rời.
Tầm quan trọng của chủ đề không phụ thuộc vào khuôn khổ văn bản, cũngkhông phụ thuộc vào việc chọn đề tài Có những văn bản rất ngắn, đề tài rất hẹp
nhưng chủ đề đặt ra hết sức lớn lao.Trong bài thơ Bánh trôi nước, nữ thi sĩ Hồ Xuân
Hương qua việc miêu tả chiếc bánh trôi nước đã gửi gắm bao tình cảm tốt đẹp vềphẩm chất và thân phận của người phụ nữ Việt Nam trong cuộc đời
Như vậy, chủ đề chính là vấn đề, là khía cạnh hay ý nghĩa cơ bản của đề tàiđược tập trung thể hiện trong tác phẩm, cũng có thể hiểu chủ đề là góc độ, bình diện,con đường mà tác giả đưa dắt người đọc thâm nhập vào và tiếp nhận nội dung tácphẩm
chỉnh thể Ví dụ, chủ đề chính trong tác phẩm Tắt đèn là mâu thuẫn giữa quyền
sống của con người dân quê và tính chất phát xít tàn bạo trong chính sách sưuthuế của bọn thực dân nửa phong kiến, còn chủ đề phụ là lòng tham vô độ, đạođức thối nát, sự ngu dốt và độc ác của bọn quan lại, chức dịch, phẩm chất tốt đẹpcủa người dân quê, số phận của phụ nữ và trẻ em
Hệ thống chủ đề bao gồm tập hợp các chủ đề, giữa chúng thường có mối quan
hệ, liên hệ lẫn nhau.Trong hệ thống chủ đề có chủ đề chính và chủ đề phụ Chủ đềchính là chủ đề có ý nghĩa trung tâm, chi phối toàn bộ tác phẩm, còn chủ đề phụ lànhững chủ đề có ý nghĩa bộ phận, góp phần bổ sung làm nổi bật chủ đề chính Khinghiên cứu, tìm hiểu tác phẩm văn học việc xác định đúng đắn chủ đề chính, chủ đềphụ góp phần quan trọng trong việc lí giải ý nghĩa tác phẩm.Một tác phẩm thường cómột chủ đề chính, song cũng có trường hợp có những tác phẩm có nhiều chủ đề.Vídụ,
Trang 27tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du có chủ đề trung tâm là tiếng kêu xé lòng về
quyền sống của con người bị chà đạp Ngoài ra, còn có chủ đề lên án sự tác oai, tácquái của đồng tiền, lên án bộ mặt tàn bạo của giai cấp thống trị và ca ngợi nhữngngười anh hùng đấu tranh cho tự do
1.2 Điều kiện hình thành và quá trình phát triển thơ Nôm Đường luật trong lịch sử văn học Việt Nam
1.2.1 Điều kiện hình thành thơ Nôm Đường luật
Thơ Nôm Đường luật là một thành tựu rực rỡ của thơ ca Việt Nam.Đây đượccoi là một hiện tượng vừa tiêu biểu vừa độc đáo trong lịch sử văn học dân tộc Đó lànhững bài thơ được viết bằng chữ Nôm theo thể Đường luật, bao gồm những bài thơviết theo thể Đường luật hoàn chỉnh và cả những bài theo thể Đường luật phácách.Thơ Nôm Đường luật phản ánh những điều kiện, bản chất, quy luật của quátrình giao lưu tiếp biến văn học.Thơ Nôm Đường luật là khái niệm dùng để chỉ mộtthể loại văn học Nó bao gồm những bài thơ viết bằng chữ Nôm theo thể Đường
luật Thơ Nôm Đường luật là “một thể loại có nguồn gốc ngoại lai nhưng trong quá
trình phát triển lại trở thành thể loại văn học dân tộc, có địa vị ngang hàng với những thể loại văn học thuần túy dân tộc như truyện thơ viết theo thể lục bát và ngâm khúc viết theo thể song thất lục bát” [52, tr 5].
Qua quá trình tiếp thu, kế thừa, sáng tạo từ Đường luật Trung Quốc thì thơNôm đường luật đã trở thành một thể loại văn học mang yếu tố mới, từ một biến thểthơ ngoại lai thành một thể loại văn học dân tộc; giữ vị trí quan trọng ngang hàngvới những thể loại văn học thuần túy của dân tộc như: truyện thơ (viết theo thể lụcbát), ngâm khúc (viết theo thể song thất lục bát), hát nói… Có thể nói, thơ NômĐường luật là một trong những thể loại độc đáo vào hàng bậc nhất của văn học ViệtNam
Để thưởng thức trọn vẹn cái hay, cái đẹp của thơ Nôm Đường luật cần nắm
rõ bản chất của thể thơ này Điểm đặc sắc tạo nên cái hay của mỗi bài thơ Đường
luật đó là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố Nôm và yếu tố Đường luật Chính sự đan
xen, hòa quyện của hai yếu tố này góp phần tạo nên giá trị của mỗi tác phẩm thơNôm
Trang 28Đường luật.Dù vậy, bản thân mỗi yếu tố đó lại mang những giá trị biểu cảm, biểuđạt, thẩm mỹ riêng và khi cần có thể tách ra để nhận diện.
Trang 29Đường luật là khái niệm dùng để chỉ thể thơ có cách luật chặt chẽ xuất hiện
từ thời nhà Đường - Trung Quốc.Sử dụng thể thơ này, các nhà thơ phải tuân thủ cácquy định chặt chẽ, nghiêm ngặt đã đặt ra thì mới được công nhận.Khi phong kiếnphương Bắc - Trung Quốc xâm lược nước ta, trong quá trình giao lưu và tiếp nhậnvăn hóa, các nhà thơ Việt Nam cũng tuân thủ những quy tắc đó nên sáng tác văn họcthời trung đại chịu sự chi phối chồng chéo của những quy phạm Tính quy phạm lànhững quy định chặt chẽ trong những phạm vi giới hạn đã được định sẵn mà tác giảvăn học phải tuân thủ trong quá trình sáng tác
Yếu tố Nôm trong thơ Nôm Đường luật được xây dựng bằng hai nội dung Đó
là những gì thuộc về dân tộc và những gì thuộc về sự dân dã bình dị (Nôm là đọc
biến âm của Nam và Nôm còn được hiểu là nôm na, dân dã).Yếu tố Nôm biểu hiện
về mặt đề tài, chủ đề chủ yếu hướng tới những vấn đề của đất nước, dân tộc.Biểuhiện về mặt ngôn ngữ là chữ Nôm, ngôn ngữ văn học dân gian, ngôn ngữ đờisống…Về hình ảnh là những hình ảnh chân thực bình dị, dân dã Những hình ảnhnhư: ao, bèo, cá, gà…được đưa vào thơ Nôm mang tới một nét đẹp mới mẻ, gầngũi, dung dị với cuộc sống sinh hoạt đời thường của người dân nơi thôn quê Sự
xuất hiện của yếu tố Nôm như một vệt sáng trên bầu trời thơ ca trung đại Nó vừa
khẳng định được ý thức dân tộc mạnh mẽ của người nghệ sĩ, vừa thể hiện nét đẹptrong văn hóa tinh thần của người Việt Nam.Đó là những vẻ đẹp mới mẻ do chínhcác nhà thơ Nôm Đường luật phát hiện ra, đem tới cho người đọc những cảm nhận
mới mẻ trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày Sự xuất hiện Yếu tố Nôm đã trở thành chiếc cầu nối đưa gần hơn thơ ca đến với cuộc sống và bạn đọc.Nếu như yếu
tố Đường luật mang tính quy phạm thì yếu tố Nôm mang tính bất quy phạm,hai yếu
tố này vừa tác động hòa quyện, vừa tồn tại độc lập tương đối.Trên cơ sở tiếp thunhững tinh hoa, thành tựu Đường luật Trung Quốc các nhà thơ trung đại Việt Namvẫn luôn không ngừng đổi mới, phá cách khỏi những gò bó của khuôn khổ bài thơ,những quy định ràng buộc trong quá trình sáng tác, tạo nên một luồng gió mới chothơ ca trung đại Thơ Nôm Đường luật ra đời đã đáp ứng được nhu cầu xã hội lúc
bấy giờ: thơ văn không chỉ để nói chí hay để tải đạo mà còn hướng tới những vấn
đề thực tế của con người trong cuộc sống đời
Trang 30thường Vì vậy, thơ Nôm Đường luật là kết quả tất yếu do yêu cầu cấp thiết của xãhội thể hiện sự tự ý thức của chính lực lượng sáng tác văn học nước nhà.
Mối quan hệ thường xuyên giữa các hiện tượng văn học và hiện tượng khôngphải văn học làm cho sáng tác văn học được tăng cường, xúc tiếp sự phát triển, gópphần làm cho sự sáng tạo những hình thức mới được dễ dàng Quá trình hình thành
và phát triển của thơ Nôm Đường luật cũng nằm trong quy luật hiện tượng văn học,
nó là kết quả của những điều kiện văn học và của những điều kiện ngoài văn học
Thơ Nôm Đường luật được hình thành và phát triển do hai điều kiện đó là: điều kiện
văn học và điều kiện lịch sử xã hội.
Thứ nhất, điều kiện về văn học trực tiếp quyết định đến sự hình thành và phát
triển thơ Nôm Đường luật Trong cuốn Thơ Nôm Đường luật, tác giả Lã Nhâm Thìn
cho rằng có hai điều kiện về văn học là ngôn ngữ và thể loại có vai trò quyết địnhđối với sự ra đời của thơ Nôm Đường luật, trong đó điều kiện về ngôn ngữ được coi
là tiền đề quan trọng nhất, bởi theo ông tiếng Việt và tiếng Hán có sự tương đồng ở
ba phương diện: không biến hình, đơn âm, tuyến tính và sự gần gũi về thanh điệu.
Bên cạnh đó, tiếng Việt và tiếng Hán có chung đặc điểm là cố định, khôngbiến hình về vỏ âm thanh (hình thức âm thanh) Điều đó đáp ứng được tính cố địnhrất cao về vần của thơ Đường luật mà những ngôn ngữ biến hình như ngôn ngữ Ấn -
Âu không thể làm được Ngoài ra, sự tương đồng giữa tiếng Việt và tiếng Hán cùng
là những tiếng đơn âm đã đáp ứng được yêu cầu của thơ Nôm Đường luật - một thểthơ có số chữ cố định, mỗi chữ là một âm tiết trong câu, số âm tiết phân bố đềutrong số câu theo quy định
Tiếng Việt và tiếng Hán đều có đặc điểm là tuyến tính - trật tự trước sau giữacác từ.Đặc điểm này là điều kiện thuận lợi để giúp thơ Đường luật viết bằng tiếngViệt được dễ dàng, bởi thơ Đường luật quy định rất chặt chẽ về niêm,luật
Thơ Nôm Đường luật có nguồn gốc từ thơ Đường luật Trung Quốc Về cơbản nó phải tuân thủ theo những quy định chặt chẽ về niêm, luật, đối… của thơĐường luật Vì vậy, có thể nói các đặc điểm tương đồng: không biến hình, đơn âm,tuyến tính và sự tương đồng về thanh điệu giữa tiếng Việt và tiếng Hán là nhữngđiều kiện thuận lợi cho sự hình thành của thơ Nôm Đường luật ở Việt Nam
Trang 31Mối quan hệ giữa thơ Đường luật Trung Quốc và thơ Nôm Đường luật là nóiđến mối quan hệ song phương cân đối Thơ Đường luật là một trong những thànhtựu độc đáo, rực rỡ của nền văn học Trung Quốc và nhân loại Các nhà thơ trung đạiViệt Nam đã kế thừa, sáng tạo từ thơ Đường luật tạo nên thơ Nôm Đường luật - mộtthành tựu văn học dân tộc
Thứ hai, điều kiện lịch sử xã hội và những tiền đề văn hóa tư tưởng có mộtvai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của thơ Nôm Đường luật.Sauthế kỉ X, khi đất nước ta giành được độc lập chủ quyền, bên cạnh nhiệm vụ giữ gìntinh hoa văn hóa dân tộc là ý thức không ngừng học hỏi, tiếp thu giao lưu văn hóanhằm làm giàu nền văn hóa dân tộc Đó chính là nền tảng cho sự ra đời của thơ NômĐường luật Ngoài ra, thơ Nôm Đường luật ra đời còn là kết quả sáng tạo của tầnglớp trí thức Việt Nam giàu tâm huyết và tài năng như Nguyễn Thuyên, Nguyễn SĩCố,…
Trên thực tế tác phẩm, tính quy phạm và bất quy phạm là hai đặc trưng nổibật trên nhiều phương diện của sáng tác văn học Ở Việt Nam, chữ Hán đã được sửdụng làm văn tự chính thức, ngay từ khi nước ta xây dựng quốc gia độc lập, tự chủ.Văn học chữ Hán được coi là dòng văn học chính thống, mang tính cao nhã, cao quý
Đó là quy phạm về chữ viết của sáng tác văn học trung đại Sự ra đời của chữ Nôm
và văn học Nôm là một minh chứng cho yêu cầu phát triển tinh thần dân tộc của nềnvăn học dân tộc Đến khoảng thế kỉ XIII chữ Nôm đã có đầy đủ khả năng ghi âmngôn ngữ dân tộc, phòng trào sáng tác thơ Nôm lan tỏa rộng rãi trong nhân dân
1.2.2 Quá trình phát triển thơ Nôm Đường luật
Trong cuốn Thơ Nôm Đường luật, Lã Nhân Thìn đề cập đến quá trình phát
triển của thơ Nôm Đường luật trải qua ba giai đoạn: Giai đoạn hình thành, giai
đoạn phát triển và giai đoạn cuối.
Giai đoạn hình thành
Cho đến nay chưa có bằng chứng cụ thể nào về thời gian ra đời chính xáccủa thơ Nôm Đường luật.Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ cho rằng người đầu tiên ghidấu ấn cho thơ Nôm là Hàn Thuyên - đánh dấu giai đoạn hình thành của thơ Nôm
Đường luật.Trong cuốn Đại Việt sử ký toàn thư - một bộ sử chính thức của nhà
Trang 32nước phong kiến cũng như nhiều nhà nghiên cứu đánh giá về khả năng của chữNôm, có ghi lại:
Trang 33“Nhâm Ngọ (Thiên Bảo) năm thứ tư (1282) mùa thu, tháng tám… Bấy giờ có cá
sấu đến sông Lô Vua sai thượng thư Hình bộ là Nguyễn Thuyên làm văn ném xuống sông Con cá sấu tự đi mất Vua cho là việc này giống như việc của Hàn Dũ, cho đổi họ là Hàn Thuyên.Thuyên lại giỏi làm thơ phú quốc âm.Nước ta thơ phú dùng nhiều quốc âm, thực bắt đầu từ đây” [31, tr 48].Từ sự kiện lịch sử đó, người
ta cho rằng thơ Nôm Đường luật được ra đời từ cuối thế kỉ XIII Tuy nhiên văn
bản chữ viết đầu tiên của thể thơ này còn giữ được là Quốc âm thi tập của Nguyễn
Trãi Bởi vậy, việc nghiên cứu về thơ Nôm Đường luật bắt đầu từ tập thơ này
Các giai đoạn phát triển
Quá trình phát triển của thơ Nôm Đường luật có thể lấy dấu mốc từ Quốc âm
thi tập của Nguyễn Trãi đến thơ Nôm Nguyễn Khuyến, Tú Xương Thơ Nôm
Đường luật trải qua năm thế kỷ đã dần ổn định và đạt được những thành tựu rực rỡ.Trong giai đoạn phát triển, thơ Nôm Đường luật Nguyễn Trãi đóng vai trò mở đầucon đường Việt hóa, còn Hồ Xuân Hương là người tạo nên bước ngoặt đưa thơ NômĐường luật vào con đường Việt hóa hoàn toàn ở giai đoạn cuối thế kỉ XVIII - đầuthế kỉ XIX
Trong giai đoạn phát triển đầu tiên, từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVII.Thơ NômĐường luật đã trải qua những bước thăng trầm và khi Nho giáo chiếm vị trí độc tôntrong thượng tầng kiến trúc phong kiến thì thơ Nôm Đường luật cũng khẳng địnhđược vị trí của mình trong dòng chảy văn học dân tộc Trong giai đoạn này, chủ đềthơ Nôm Đường luật nổi bật là những chủ đề gắn liền với cuộc sống, tâm sự tácgiả, với quan niệm lý tưởng, phẩm chất của kẻ sĩ, như lý tưởng“ái ưu”, “trunghiếu”, cốt cách người quân tử, trách nhiệm minh quân, lương thần…Những chủ đềnày thường
hướng tới mục đích giáo dục như tu dưỡng phẩm chất, triết lý nhân sinh, răn dạycách sống, đề cao đạo lý nhân nghĩa…
Nguyễn Trãi được biết đến là người có công lớn đầu tiên trong việc xây dựngmột lối thơ rất Việt Nam Nguyễn Trãi được xem là nhà thơ có ý thức trên conđường tìm tòi, sáng tạo một thể thơ dân tộc, ít nhiều thoát ly Đường luật trong khivẫn giữ phong cách chung của thơ Đường luật
Trang 34Với Quốc âm thi tập gồm 254 bài thơ, Nguyễn Trãi đã khẳng định mình là
một
người nghệ sĩ đa tài, đồng thời khẳng định sự hiện diện của thơ Nôm Đường luật
Trang 35với tư cách của một thể loại văn học dân tộc Qua tập thơ Nguyễn Trãi đã ca ngợi
vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, với một tấm lòng yêu thương cuộc sống, suốt đờihướng trái tim về dân tộc.Với tập thơ này, ông chính thức khơi nguồn dòng thơ
Quốc âm, góp phần mở ra một hướng đi mới trong nền thi ca dân tộc.Quốc âm thi
tập có ý nghĩa như một sự phá cách, cách tân, khắc phục tính quy phạm, mở rộng
đề tài sáng tác trong thơ ca Bằng ngôn ngữ dân tộc, Nguyễn Trãi đã tạo ra một bứctranh sắc màu về thế giới tự nhiên và nội tâm con người
Hồng Đức quốc âm thi tập ra đời khoảng nửa cuối thế kỷ XV được coi là
bước phát triển tiếp theo của thơ Nôm Đường luật Tập thơ do những nhân sĩ củahội Tao đàn sáng tác dưới sự chủ xướng của vua Lê Thánh Tông Có thể thấy ở tậpthơ này có sự kế thừa, tiếp thu những tinh hoa nghệ thuật của thơ Nguyễn Trãi, thểhiện sự phản ánh xu hướng xã hội khá rõ nét Lê Thánh Tông và các tác giả đươngthời đã tìm tòi, giúp thơ Nôm Đường luật thể hiện những chức năng mới để trào
phúng và thế sự.Hồng đức quốc âm thi tập vẫn có sự kế thừa thể thơ sáu chữ xen bảy chữ từ Quốc âm thi tập, thậm chí xuất hiện cả những bài hoàn toàn lục ngôn.
Đặc biệt xu hướng dân tộc hóa được thể hiện rất rõ nét, phát huy mạnh mẽ hơnNguyễn Trãi khi các tác giả sử dụng thành công và sáng tạo các lớp từ láy phong
phú trong Hồng Đức quốc âm thi tập.
Tiếp nối và phát triển thơ Nôm Đường luật từ Quốc âm thi tập và Hồng Đức
quốc âm thi tập là Bạch Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm.Nếu so sánh
với quy mô số lượng thì Bạch Vân quốc âm thi tập không bằng hai tác phẩm Nôm Đường luật thế kỷ XV.Tuy nhiên, đến Bạch Vân quốc âm thi tập, tầm khái quát
nghệ thuật của nhà thơ Nôm Đường luật đã có bước tiến mới Với trên 170 bài thơ,tập thơ của Trình Quốc Công đã trở thành dấu mốc quan trọng trong quá trình vận
động và phát triển của thơ Nôm Đường luật Việt Nam.Trong Bạch Vân quốc ngữ
thi tập, đề tài và chủ đề dân tộc không đậm nét như trong thế kỷ XV Điểm nổi bật
trong thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm là những đề tài, chủ đề mang tính chất xã hội
Tác giả Lê Trí Viễn khi tìm hiểu Bạch Vân quốc ngữ thi tập đã nhận xét: “Trong
Bạch Vân quốc ngữ thì tất cả đều không có đầu đề, nhưng xét chung thì xoay quanh một số đề tài nhất định: Sự suy tàn của đạo đức phong kiến, cuộc đời nhàn dật, phong cảnh thiên nhiên, ý
Trang 36nghĩ về bổn phận với vua với nước” [61, tr 473] Cũng theo tác giả Lê Trí Viễn, Bạch Vân quốc ngữ thi tập được viết trong thời gian Nguyễn Bỉnh Khiêm đã về trí
sĩ nên nội dung phản ánh nhiều khía cạnh của chế độ phong kiến Khi đó các nhómphong kiến đang tranh nhau quyền vị, nhóm nào cũng cho mình đúng, không ainhường ai, mà chỉ tập trung dồn sức mạnh để nhằm lật đổ nhau, điều đó đã khiếnđạo đức phong kiến bị đảo lộn, xuất hiện nhiều nơi cảnh dâm loạn, anh em nhà vuagiết nhau, bề tối giết vua nhằm đoạt vị Những hình ảnh đó giống như thước phimquay chậm về cảnh thối nát trong xã hội phong kiến.“Tư duy thế sự” đã tạo cho ôngmột phong cách triết gia, không lẫn với bất kì tác giả nào khác Nguyễn Bỉnh Khiêmvẫn tiếp tục kế thừa xu hướng phá cách trong sáng tác thơ Nôm Đường luật Tuy
nhiên số lượng câu thơ sáu chữ giảm khá nhiều so với Quốc âm thi tập và Hồng
Đức quốc âm thi tập Dù vậy, đóng góp của Trạng Trình là điều không thể phủ nhận
trong xu hướng Việt hóa và quá trình dân chủ hóa ở thể loại thơ Nôm Đường luật
Đúng như nhận xét của nhà nghiên cứu Mai Quốc Liên: “Nguyễn Bỉnh Khiêm đã
góp phần quan trọng vào việc xây dựng thơ Tiếng Việt,… ông tiếp tục cái quá trình
sử dụng và khống chế chất liệu ngôn ngữ thuần Việt Đặc biệt là đưa vào những chất liệu ngày thường, những câu chữ xuất từ ca dao, tục ngữ, từ tiếng nói bình dân.Đó là quá trình dân chủ hóa nền văn học dân tộc, một quá trình vĩ đại” [60, tr.
107]
Sau Nguyễn Bỉnh Khiêm đến trước Hồ Xuân Hương, thơ Nôm Đường luật phát triển với nhịp độ bình thường Sau gần hai thế kỷ phát triển với nhịp độ bìnhthường, không có những thành tựu lớn,không có gì đặc sắc, bước vào nửa cuối thế
kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX thơ Nôm Đường luật bắt đầu khởi sắc trở lại Tronggiai đoạn này Hồ Xuân Hương giống như mạch nối giữa văn học dân gian và vănhọc viết Với Hồ Xuân Hương, thơ Nôm Đường luật tiếp tục xu hướng dân tộc hóacủa các tác giả thời kỳ trước, đồng thời chuyển nhanh thể loại thơ Nôm Đường luậttrên con đường dân chủ hóa nội dung và hình thức thể loại Hồ Xuân Hương đãthực hiện một cuộc cách tân đầy ý nghĩa, đưa cuộc sống đời thường, nguyên sơ,dân dã trở thành đối tượng thẩm mỹ vào thơ.Nếu Nguyễn Trãi là người đầu tiênthể hiện mạnh mẽ tinh thần phá cách thì Hồ Xuân Hương là người tạo nên sự ổn
Trang 3730định trong chính chỉnh thể của nó Để góp phần tạo nên diện mạo của thơ NômĐường luật giai
Trang 38đoạn này còn có sự đóng góp của những tác giả: Nguyễn Công Trứ, Bà HuyệnThanh Quan,… Tác giả Nguyễn Công Trứ cũng góp phần không nhỏ vào quá trìnhdân chủ hóa nội dung và hình thức trong thơ Nôm Đường luật với những tình cảmchân thành, phóng khoáng, cuộc sống đời thường được diễn đạt bằng lời thơ giản
dị Đặc biệt Hồ Xuân Hương đã đem đến cho dòng thơ Nôm một bước phát triểnvượt bậc ở phong cách tác giả mà trước đây chưa xuất hiện Điều đó chứng tỏ thơNôm Đường luật có xu hướng bình dân hóa Sự xuất hiện của phong cách thơ củahai nữ thi sĩ như những minh chứng khẳng định thơ Nôm Đường luật đã sẵn sàngbước vào quỹ đạo của văn học hiện đại sánh ngang với nhiều thể loại văn học khác
Giai đoạn cuối của thơ Nôm Đường luật
Giai đoạn cuối của thơ Nôm Đường luật, khoảng nửa cuối thế kỷ XIX đạtđược một số thành tựu.Hai tác giả lớn cuối cùng của dòng thơ Nôm Đường luật là
Tú Xương và Nguyễn Khuyến.Hai tác giả này đã chuyển thơ Nôm Đường luật từvăn học trung đại sang văn học cận - hiện đại, tiếp tục xu hướng trào phúng của thơNôm
Đường luật với sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa trào phúng và trữ tình tạo ra nhữngvần thơ cười ra nước mắt Cả hai tác giả đã khái quát nghệ thuật của thơ Nôm
Đường luật lên một bước tiến mới.“Chức năng phản ánh xã hội của thể loại này
không chỉ dừng lại ở mức “trữ tình thế sự”, “tư duy thế sự”, “trào phúng thế sự” mà còn vươn tới chỗ phản ánh xã hội với những chi tiết hiện thực sinh động, phong phú”[52, tr 50].
Tú Xương và Nguyễn Khuyến cũng là những nhà thơ để lại phong cách tácgiả trong thơ Nôm Đường luật.Thơ Tú Xương là sự xuất hiện của xã hội thực dânphong kiến ở thành thị, còn trong thơ Nguyễn Khuyến là hình ảnh của cuộc sống ởnông thôn với nhiều hạng người, màu sắc sinh động, chân thực.Nguyễn Khuyến cònđược biết đến là một nhà thơ Nôm kiệt xuất ở nước ta, thơ Nôm của ông là bộ phậnquan trọng nhất, có ý nghĩa nhiều mặt nhất mà ông để lại cho nền văn học dân tộc.Trong giai đoạn cuối của thơ Nôm Đường luật nổi bật là những chủ đề gắn liền vớicuộc sống xã hội của con người, thể hiện số phận người phụ nữ, những quan hệ giađình, khát vọng giải phóng, khát vọng tình cảm, đồng thời phê phán những biểu hiện
Trang 3932trái tự nhiên, phi nhân bản… Những chủ đề này thường hướng vào mục đích phảnánh cuộc sống, đấu tranh vì những quyền lợi cơ bản và chính đáng của con người.
Trang 40Trải qua bảy thế kỷ, thơ Nôm Đường luật đã tồn tại với tư cách một thể loạivăn học dân tộc Với năm thế kỷ phát triển rực rỡ từ giai đoạn Nguyễn Trãi đến HồXuân Hương và Nguyễn Khuyến, Tú Xương Thơ Nôm Đường luật đã có một diệnmạo riêng, sống mãi trong dòng chảy của văn học dân tộc.Việc tìm hiểu hệ thống
chủ đề trong thơ Nôm Đường luật Nguyễn Khuyến trong tương quan với Quốc âm
thi tập của Nguyễn Trãi là việc làm cần thiết và hữu ích, giúp chúng ta thấy được
mạch vận động và phát triển hệ thống chủ đề thơ Nôm Đường luật - “một thể loại
không có tuổi già”.
1.3 Khái quát thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến
1.3.1 Những yếu tố chi phối đến chủ đề thơ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi
1.3.1.1 Con người
Nguyễn Trãi (1380 - 1442), hiệu là Ức Trai.Ông được biết đến là một anhhùng văn hóa, một danh nhân của dân tộc Con người Nguyễn Trãi được biết đếntrước hết là một người yêu nước thiết tha, sâu sắc và mạnh mẽ Trong suốt cuộc đờinhà thơ, tấm lòng yêu nước luôn tỏa sáng, góp phần làm nên nhân cách cao đẹp và
vĩ đại Điều đó được thể hiện ở lối ống giản dị, gần gũi với nhân dân
1.3.1.2 Gia đình
Cha Nguyễn Trãi là Nguyễn Ứng Long (tức Nguyễn Phi Khanh), tên hiệu làNhị Khê; vốn gốc làng Chi Ngại, huyện Phượng Nhỡn (nay thuộc Chí Linh, HảiDương), sau rời về làng Ổi (nay thuộc Nhị Khê, Thường Tín, Hà Nội).Mẹ là TrầnThị Thái, con gái quan tư đồ Trần Nguyên Đán.Tuy ông sinh ra trong một gia đình
có nhiều điều kiện thuận lợi, thế nhưng từ nhỏ ông đã phải chịu nhiều mất mát đauthương về mặt tình cảm Mẹ mất khi ông mới 5 tuổi, khi lên 10 tuổi ông ngoại -người gắn bó với Nguyễn Trãi từ khi lọt lòng qua đời, Nguyễn Trãi về ở Nhị Khênơi cha dạy học
1.3.1.3 Thời đại
Nguyễn Trãi chứng kiến sự thay đổi của triều đình phong kiến, khi mà nhà Hồcướp ngôi nhà Trần, xác lập địa vị thống trị mới (1400).Năm 1400, Nguyễn Trãi haimươi tuổi, Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh, sau đó hai cha con ra làm quan chonhà Hồ Tuy nhiên, đến năm 1407 nhà Hồ đã bị thất sủng bởi những cải cách táobạo Giặc Minh chiếm lĩnh và thống trị nước ta Trước cảnh nước mất nhà tan ông