1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích các học thuyết quản trị khoa học vào quản trị hoạt động hiệu quả tại doanh nghiệp

16 207 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 215 KB

Nội dung

PHÂN TÍCH CÁC HỌC THUYẾT QUẢN TRỊ KHOA HỌC VÀO QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG HIỆU QUẢ TẠI DOANH NGHIỆP I./ Những lý thuyết cơ bản về quản lý sản xuất trong thế kỷ 19, 20 nhằm nâng cao năng suất la

Trang 1

PHÂN TÍCH CÁC HỌC THUYẾT QUẢN TRỊ KHOA HỌC VÀO QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG HIỆU QUẢ TẠI DOANH NGHIỆP

I./ Những lý thuyết cơ bản về quản lý sản xuất trong thế kỷ 19, 20 nhằm nâng cao năng suất lao động:

Xuất phát từ khái niệm: “Sản xuất là một quá trình chuyển hóa các nguồn lực, yếu tố đầu vào (*) để tạo thành các sản phẩm, dịch vụ đầu ra cung cấp cho khách hàng”, trong đó quá trình chuyển hóa (quá trình sản xuất) đóng vai trò trung tâm của sản xuất

Quá trình sản xuất được mô tả như sau:

Nguyên liệu

Nhân lực

Công nghệ, máy móc TB

Khoa học và nghệ thuật

quản trị…

Biến đổi Tạo giá trị gia tăng

Sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.

Trong lịch sử cổ đại và hiện đại, bất kỳ một nhà sản xuất hoặc doanh nghiệp

“bình thường” (*) nào khi tham gia vào thị trường hàng hóa: từ tổ chức sản xuất,

cung cấp hàng hóa và dịch vụ… đều theo đuổi mục tiêu lợi nhuận và không ngừng gia tăng lợi nhuận, hiệu quả kinh doanh Bởi sản xuất là một quá trình nghiêm ngặt

và phức tạp để tạo ra sản phẩm, dịch vụ nên để đạt mục tiêu hiệu quả cao, nhu cầu quản trị sản xuất và tác nghiệp là tất yếu đương nhiên và vai trò của nó ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, thông qua đó doanh nghiệp quản lý “quá trình sản xuất” đảm bảo sao cho suôn sẻ và đạt hiệu quả, năng suất lao động cao… nhất

Trong hoạt động sản xuất và cung ứng dịch vụ, một trong những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quan trọng nhất đó là nâng cao năng suất lao động, nghĩa là gia tăng sản phẩm (hoặc giá trị) của quá trình sản xuất hoặc dịch vụ trong mối tương quan với nguồn lực bỏ ra sao cho là thấp nhất

Nhiệm vụ của nhà quản trị sản xuất xét về một khía cạnh nhất định là phải tìm mọi biện pháp tích cực để tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả sản xuất và cung ứng dịch vụ

Có 3 yếu tố cơ bản nhất tác động đến năng suất lao động là: lao động; vốn (tư bản); khoa học và nghệ thuật quản trị Tại Mỹ, qua đúc kết các số liệu phản

ánh mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trên cho thấy trong vòng 100 năm qua

Trang 2

(1889-1989), năng suất lao động tại Mỹ đã tăng bình quân 2.5% hàng năm trong

đó riêng khoa học và nghệ thuật quản trị đóng góp 1,6%, kết quả này đã chỉ ra rõ

ràng khoa học và nghệ thuật quản trị có một vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động

Khoa học về quản trị sản xuất và dịch vụ phát triển liên tục nhanh chóng cùng với sự phát triển khoa học và công nghệ Đến thế kỷ 18, thời kỳ bùng nổ phát triển khoa học kỹ thuật, có những phát minh tạo nên cuộc cách mạng công nghiệp, trong đó có sự ứng dụng động lực máy hơi nước, làm thay đổi qui mô sản xuất từ gia đình thành các nhà máy Năm 1776, ADAM SMITH cho ra đời tác phẩm “Sự giàu có của quốc gia” đưa ra khái niệm đầu tiên về phân công lao động hay còn gọi

là chuyên môn hóa lao động; phân chia sản xuất sản phẩm ra thành những bộ phận nhỏ, phân công nhiệm vụ chuyên biệt cho công nhân theo qui trình sản xuất Các nhà máy thời kỳ này bên cạnh việc trang bị máy móc thiết bị cho sản xuất đã chú ý tới cách thức hoạch định công việc sản xuất của công nhân

a./ Thuyết quản trị lao động khoa học:

Các tác giả tiêu biểu:

* Frederick Taylor (1856-1915) được coi là người khai sinh ra Lý thuyết

Quản trị lao động khoa học vì đã biết chú ý đến khía cạnh khác của hoạt động quản lý

Lý thuyết Quản lý theo khoa học (còn gọi là Chủ nghĩa Taylor; Phương pháp Taylor…) được dựa trên quá trình phân tích, nghiên cứu, tổng hợp các quy

trình công việc hợp lý (thao tác không trùng lặp, tốn ít thời gian, sức lực) để đạt

năng suất lao động cao Đó là sự hợp lý hóa lao động, theo nghĩa rộng hơn là tổ

chức lao động một cách khoa học

Với các công trình nghiên cứu “Quản lý ở nhà máy” (1903), “Những nguyên

lý quản lý theo khoa học” (1911), ông đã hình thành lý thuyết Quản lý theo khoa học, khởi đầu kỷ nguyên vàng trong quản lý sản xuất ở Mỹ Bằng kinh nghiệm công việc dày dặn, Taylor nghiên cứu cẩn thận các công nhân trong quá trình làm việc và cho rằng các quyết định dựa trên kinh nghiệm truyền thống và quy tắc theo kinh nghiệm nên được thay thế bằng cách khai thác chuỗi thao tác chính xác để đạt năng suất lao động cao Lý thuyết quản trị khoa học là lý thuyết quan tâm tới bản

Trang 3

thân công việc, nó đã chỉ ra được cách thức thực hiện công việc sao cho năng suất lao động cao nhất và đạt hiệu quả cao

Bốn nguyên tắc cơ bản trong lý thuyết của Taylor:

- Xây dựng cơ sở khoa học cho các công việc (định mức, phương pháp): Xác định khối lượng công việc hàng ngày một cách khoa học; nghiên cứu hợp lý hóa các thao tác và định mức lao động; hoạch định và lập tiến độ lao động phù hợp

- Lựa chọn công nhân khoa học, chú trọng kỹ năng, có huấn luyện…: Xây

dựng tiêu chuẩn lựa chọn lao động, thay công nhân ‘vạn năng’ (biết nhiều việc

nhưng không giỏi) nhưng bằng người thành thạo theo từng công việc, thực hiện

nguyên tắc chuyên môn hóa cao độ Các thao tác công việc, kể cả nguyên vật liệu, thiết bị, công cụ… được tiêu chuẩn hóa phù hợp với môi trường làm việc thuận lợi

- Khen thưởng, trang bị nơi làm việc đầy đủ: thực hiện chế độ trả lương theo sản phẩm; chế độ thưởng vượt định mức, tạo nguồn động lực thúc đẩy người lao động tăng năng suất lao động

- Phân nhiệm quản lý và sản xuất, tạo tính chuyên nghiệp của quản lý: phân biệt để chuyên môn hóa người lao động và người quản lý, chuyên môn hóa công nhân chính và công nhân phụ

Các tư tưởng chính của học thuyết Taylor về quản trị khoa học được tóm tắt lại theo các nội dung chính yếu sau:

- Tối ưu hóa sản xuất thông qua bố trí lao động hợp lý; thực hiện chuyên môn

hóa sâu, đưa ra định mức lao động

- Tiêu chuẩn hóa các thao tác công việc, giảm thời gian, sức lực

- Chuyên môn hóa sâu, tách bạch chức năng quản lý với thực hiện công việc

cụ thể (công nhân và nhà quản lý)

- Tạo động lực về kinh tế (trả lương theo sản phẩm, thưởng… để gia tăng

hiệu quả và năng suất lao động)

Kết quả áp dụng lý thuyết của Taylor đã giúp đưa năng suất lao động tăng lên rất nhanh; khối lượng sản phẩm sản xuất tăng lớn…giá thành sản phẩm giảm, mang lại thu nhập cao cho cả công nhân và chủ doanh nghiệp

Hạn chế:

Trang 4

- Lý thuyết của Taylor coi công việc là trung tâm, chỉ tập trung vào công việc mà thiếu quan tâm đến nhân tố con người; công nhân bị “máy móc hóa”, sức lao động bị khai thác tối đa với định mức rất cao…

- Người lao động có xu hướng từ bỏ việc làm do bị biến thành máy móc, triệt tiêu sức sáng tạo trong công việc, không có định hướng phát triển nghề nghiệp

Lý thuyết quản trị khoa học của Taylor đã được Henry L.Gantt và Frank cùng Lilian Gilbretha phát triển thêm

* Henry L.Gantt cùng làm việc với Taylor và nói chung là đồng tình với

quan điểm của Taylor, ông cho rằng cách làm việc của các nhà quản trị cũng có thể cải tiến và làm cho năng suất cao hơn Nhà quản trị phải đưa ra được những quyết định bằng phương pháp khoa học chứ không phải theo cảm nghĩ của mình

Điểm khác ở chỗ là ông quan điểm chú trọng đến người thực hiện công việc hơn là bản thân công việc Ông cũng tỏ ra hiểu biết về tâm lý công nhân hơn Taylor

và đưa ra lý thuyết tập trung vào mở rộng khuyến khích vật chất cho người lao động với các biện pháp động viên, khuyến khích cho công nhân; cho đốc công, quản đốc dựa vào kết quả làm việc của công nhân nhằm động viên họ trong việc lãnh đạo, quản trị Ông cũng là người đưa ra biểu đồ sản xuất như một phương pháp lên lịch tiến độ công việc

* Hai tác giả Frank (1868-1924) và Lilian Gilbretha (1872-1972) làm việc

trong lĩnh vực thầu xây dựng đã có nhiều cải tiến trong việc nghiên cứu quá trình thực hiện và quan hệ giữa các thao tác, động tác với mức độ căng thẳng mệt mỏi nhất định của công nhân, từ đó đưa ra phương pháp thực hành tối ưu nhằm tăng năng suất lao động, giảm sự mệt mỏi của công nhân Ông Frank mở đường cho đơn giản hóa công việc bằng phân chia công việc thành 17 loại thao tác khác nhau Hai ông bà đã có quan niệm việc lập kế hoạch và huấn luyện những phương pháp làm việc cho công nhân không chỉ giúp nâng cao năng suất lao động mà còn đảm bảo sức khỏe và an toàn cho họ (trích dẫn từ Giáo trình Quản trị hoạt động- ĐH

Griggs-Chương I- Giới thiệu về quản trị sản xuất và tác nghiệp).

Mặc dù còn những điểm hạn chế nhất định, lý thuyết của Taylor được đánh giá cao như một phương pháp tổ chức lao động khoa học, thực hiện chuyên môn hóa sâu, chi phí lao động, đào tạo giảm nhưng tạo được năng suất lao động và hiệu quả cao… Tuy chủ yếu đề cập tới việc quản lý sản xuất ở cấp vi mô nhưng lý

Trang 5

thuyết này đã tạo nền tảng cơ bản cho lý thuyết quản lý chung đặc biệt về phương pháp làm việc tối ưu và chuyên môn hóa, đến nay vẫn còn nguyên giá trị và được các nhà quản trị sản xuất cải tiến, nâng cao và ứng dụng cho tới hiện nay.

* Tóm tắt về lý thuyết quản trị khoa học:

Lý thuyết quản trị khoa học là nỗ lực đầu tiên được trình bày một cách có hệ thống những quan điểm, nguyên tắc và phương pháp quản trị công việc, đánh dấu bước ngoặt mới trong lịch sử sản xuất mà con người chỉ biết quản trị theo kinh nghiệm Các phương pháp thuộc trường phái này đã có những đóng góp có giá trị cho sự phát triển của tư tưởng lãnh đạo, quản trị, phát triển kỹ năng lãnh đạo và quản trị qua phân công, chuyên môn hoá lao động, tầm quan trọng của tuyển chọn

và đãi ngộ người lao động; dùng đãi ngộ để tăng năng suất lao động

Tuy nhiên phương pháp lãnh đạo quản trị này được đánh giá là mang tính khoa học thuần tuý, xem con người như máy móc; gắn chặt con người vào dây chuyền công nghệ để lãnh đạo, quản trị và tăng năng suất lao động Lý thuyết này còn được gọi là “Lý thuyết cây gậy và củ cà rốt” hoặc được Douglas McGregor gọi

là trường phái quản lý theo thuyết X

b./ Lý thuyết về trường phái Quản lý hành chính:

Một lý thuyết quản lý khác vào đầu thế kỷ 20 cũng thu hút được nhiều sự chú ý bằng việc tiếp cận vấn đề quản lý ở tầm rộng hơn cho cả “tổ chức” và dưới góc độ tổ chức - hành chính

- Đồng quan điểm với lý thuyết quản trị khoa học về tăng hiệu quả sản xuất bằng con đường tăng năng suất lao động, nhưng lý thuyết về quản lý hành chính cho rằng cần phải sắp xếp tổ chức hợp lý thay vì tác động vào người công nhân (như quan điểm của W.Taylo trong lý thuyết quản trị khoa học), tức là cần xuất

phát từ nhà quản trị… là quan điểm của Henri Fayol (1841-1925).

Quan điểm chủ yếu của lý thuyết Fayol là tập trung xây dựng một tổ chức quản lý tổng thể trong phạm vi toàn xí nghiệp, quản trị toàn bộ quá trình công việc Ông có quan điểm rằng, năng suất lao động của các cá nhân trong tập thể tùy thuộc vào sự phân công, sắp xếp và tổ chức của nhà lãnh đạo và quản trị Năng suất lao động sẽ cao trong một tổ chức được sắp xếp, bố trí hợp lý

- Theo Fayol, nhà quản lý cấp cao quan trọng nhất phải có khả năng bao quát tốt; thành công của nhà quản lý phụ thuộc rất lớn vào các nguyên tắc chỉ đạo và

Trang 6

phương pháp mà họ áp dụng Đối với cấp dưới thì khả năng chuyên môn là quan trọng nhất

- Fayol phân biệt rõ lãnh đạo với quản lý bằng việc phân chia hoạt động của doanh nghiệp thành 6 nhóm lĩnh vực chính, trong đó xác định lĩnh vực quản lý –

điều hành gồm lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, phối hợp, kiểm tra Qua đó, ông

đã khái quát các chức năng quản lý, bảo đảm cho hoạt động tiến hành thuận lợi và

có hiệu quả

Quản lý chỉ tác động đến con người mà không phải tác động đến nguyên liệu, máy móc thiết bị Thông qua công cụ quản lý, nhà lãnh đạo thúc đẩy hoạt động của tổ chức, bảo đảm đạt được mục tiêu của tổ chức, doanh nghiệp mình

- Ðể thực hiện tốt việc sắp xếp, tổ chức doanh nghiệp, Fayol đã xây dựng và yêu cầu các nhà quản trị nên áp dụng 14 nguyên tắc trong lãnh đạo, quản trị doanh nghiệp như sau:

1- Phân công lao động trong quá trình làm việc một cách chặt chẽ, khoa học 2- Cần xác định rõ ràng mối quan hệ giữa quyền lực và trách nhiệm

3- Phải xây dựng và duy trì chế độ kỷ luật tốt trong quá trình làm việc, đảm bảo lỷ luật của hệ thống

4- Đảm bảo sự thống nhất trong việc ra các mệnh lệnh và chấp hành mệnh lệnh

5- Lãnh đạo tập trung, nhất quán (theo một đầu mối)

6- Xử lý hài hòa giữa các lợi ích trong đó đề cao lợi ích của tổ chức, lợi ích chung

7- Xây dựng chế độ trả công công bằng, thỏa đáng, sòng phẳng theo kết quả lao động

8- Lãnh đạo quản trị thống nhất, tập trung quyền lực trong hệ thống quản lý 9- Thực hiện xác định rõ cơ cấu lãnh đạo, quản trị trong tổ chức; phân định cấp bậc với chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn

10- Đảm bảo các vị trí, trật tự trong hệ thống

11- Thực hiện công bằng và bình đẳng trong đối xử

12- Ổn định nhân sự và bổ sung phù hợp trong tổ chức

13- Đề cao và khuyến khích tinh thần chủ động, sáng tạo, cải tiến trong quá trình làm việc

14- Khuyến khích xây dựng và phát triển các giá trị chung của tổ chức; tạo đồng thuận, đoàn kết nôi bộ

Trang 7

Trong các nguyên tắc nêu trên, nguyên tắc thống nhất trong ra mệnh lệnh và nguyên tắc phân định rõ cấp bậc là hai điểm quan trọng nhất, thể hiện tinh thần chủ đạo của Thuyết Fayol

Điểm hạn chế của lý thuyết Fayol là các tư tưởng được thiết lập trong một

tổ chức ổn định, ít thay đổi với quan điểm quản lý cứng rắn, ít chú ý đến tâm lý và môi trường lao động của con người; đồng thời chưa xem xét doanh nghiệp trong mối quan hệ với các đối tượng liên quan (khách hàng, bạn hàng, thị trường, Cơ quan quản lý, đối thủ cạnh tranh ) nên dễ dẫn tới việc xa rời thực tế.

+ Ngoài Henri còn có thể kể đến một số tác giả khác như:

Max Weber (1864 - 1920):

Lý thuyết của nhà xã hội học người Ðức với quan điểm phát triển một tổ chức

quan liêu bàn giấy được định nghĩa “là hệ thống chức vụ và nhiệm vụ được xác

định rõ ràng, phân công, phân nhiệm chính xác, hệ thống quyền hành có tôn ti trật tự” Theo ông hệ thống tổ chức kinh doanh phải được xây dựng theo một cơ cấu tổ

chức chặt chẽ; được quy định rõ các luật lệ, chính sách trong lãnh đạo và quản trị; phân đinh rõ quyền lực và thừa hành trong lãnh đạo, quản trị

+ Chester Barnard (1886 - 1961): với quan điểm cho rằng tổ chức là một hệ

thống hợp pháp với ba yếu tố cơ bản:

- Phải có sự sẵn sàng hợp tác

- Cần xác định rõ mục tiêu chung

- Có sự thấu hiểu, thông đạt trong hệ thống

Thiếu một trong 3 yếu tố này tổ chức không thể duy trì và tồn tại; cũng nhấn mạnh yếu tố quyền hành trong tổ chức nhưng khác với Fayol, ông cho rằng nguồn gốc quyền hành không xuất phát từ người ra lệnh mà xuất phát từ sự chấp nhận của

cấp dưới (với yêu cầu phải đảm bảo 4 điều kiện cần thiết: cấp dưới phải hiểu rõ mệnh lệnh; có khả năng thực hiện; nội dung lệnh phải phù hợp với mục tiêu của tổ chức; lợi ích của cá nhân cấp dưới).

Nhìn chung, lý thuyết quản trị hành chính hướng tới thiết lập một cơ cấu

tổ chức hợp lý, hiệu quả trên cơ sở đề cao các nguyên tắc, chính sách, và tính hợp

lý của tổ chức Công việc của nhân viên trở nên đơn giản hơn vì được tiêu chuẩn hoá về mặt chất lượng

Trang 8

Trường phái lãnh đạo, quản trị hành chính chủ trương rằng năng suất lao động sẽ đạt cao trong một tổ chức được sắp đặt hợp lý; lý thuyết này cũng đóng góp trong lý luận và thực hành lãnh đạo, quản trị về những nguyên tắc lãnh đạo, quản trị, các hình thức tổ chức, quyền lực và sự ủy quyền

Điểm hạn chế của lý thuyết này là quan điểm lãnh đạo theo nguyên tắc cứng nhắc và quan liêu; nhà quản trị tìm cách mở rộng và bảo vệ quyền lực; tốc độ ra quyết định chậm; không phù hợp với sự thay đổi công nghệ

c./ Lý thuyết theo trường phái tâm lý xã hội – tác phong

Từ khoảng những năm thuộc thập niên 30-thế kỷ 20, sau nhiều nghiên cứu thực nghiệm, trường phái quản trị mới xuất hiện được gọi là lý thuyết thuộc trường phái Tâm lý xã hội hoặc tác phong

Cách đặt vấn đề của trường phái này cũng đồng tình với quan điểm hiệu quả

do năng suất lao động quyết định, nhưng lý thuyết thuộc trường phái tâm lý xã hội

đã khắc phục được quan điểm nặng về yếu tố vật chất của con người hoặc nặng về

tổ chức kiểm tra, kiểm soát và khuyến khích bằng lợi ích vật chất theo lý thuyết quản trị khoa học và Quản trị hành chính, mà cho rằng yếu tố tâm lý đối với hành

vi con người, tình cảm, bầu không khí, quan hệ xã hội của con người trong công việc đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng năng suất lao động

Các tác giả tiêu biểu và có đóng góp cho trường phái này gồm:

* Hugo Munsterberg:

Nhiều nhà khoa học xem Hugo Munsterberg là người lập ra một ngành tâm

lý học công nghiệp (hay tư tưởng tâm lý trong quản lý) Ông đặt vấn đề phải nghiên cứu khoa học về tác phong của con người để tìm ra những mẫu mực chung

và giải thích sự khác biệt

Ông cho rằng năng suất lao động do các yếu tố phi vật chất quyết định và sẽ đạt năng suất lao động cao hơn nếu giao phó công việc được nghiên cứu, phân tích chu đáo và phù hợp với kỹ năng, đặc điểm tâm lý của công nhân

* Mary Parker Follet: (1868-1933)

Là một tác giả điển hình của trường phái tâm lý xã hội, bà là người có tư tưởng xã hội (xã hội trong quản lý) sớm nhất Quan điểm của bà cho rằng doanh nghiệp là một hệ thống của những quan hệ xã hội và hoạt động quản trị là một tiến trình mang tính chất quan hệ xã hội

Lý thuyết của Bà nhấn mạnh về sự chấp nhận quyền hành; tầm quan trọng của sự hợp tác, phối hợp; sự hội nhập của các thành viên trong tổ chức, đây là

Trang 9

những giả thiết khoa học hướng dẫn cho các tác giả sau này nghiên cứu và phát triển thêm

* Elton Mayo và những cuộc nghiên cứu nhà máy Hawthornes:

Phải đến cuộc nghiên cứu của Elton Mayo ở nhà máy Điện Hawthornes thuộc Công ty điện lực miền Tây ở Chicago Mỹ năm 1924 thì thành công của các

lý thuyết quản trị thuộc trường phái Tâm lý xã hội mới được thực sự thừa nhận, đánh dấu một sự kiện lớn trong lịch sử phát triển của lý thuyết quản trị

Qua các cuộc nghiên cứu kỹ lưỡng, kết luận của Mayo là dường như các yếu

tố về vật chất, ánh sáng, điều kiện làm việc kể cả lương, thưởng không hoặc rất ít tạo ra động lực đến năng suất lao động của tập thể Trái lại những yếu tố phi vật chất lại tác động mạnh đến năng suất lao động Mayo giới thiệu một phương pháp mới là Quản trị theo tâm lý xã hội, nhấn mạnh đến sự thoả mãn nhu cầu con người chính là tâm lý của họ trong tổ chức với các điểm chính sau:

- Phải tổ chức, tạo bầu không khí để nhân viên cảm thấy thoải mái, thân thiện khi làm việc

- Tạo cơ hội để họ nhận ra giá trị của mình trong tổ chức

- Tạo tinh thần đội ngũ trong các nhóm

- Nhân viên cần được quan tâm, tôn trọng

Sự nhấn mạnh đến mối quan hệ con người trong quản trị, các nhà quản trị nên thay đổi quan niệm về nhân viên, phải tìm cách gia tăng thoả mãn tâm lý và tinh thần của nhân viên, đối xử để đạt hiệu năng và duy trì lâu dài hiệu năng

Ngoài ra, trường phái này còn các tác giả khác như Douglas Mc Gregor với

thuyết X, thuyết Y mà sau này thuyết Y trở thành lý thuyết của chính ông McGregor cho rằng đường lối quản trị kiểm soát không động viên được nhânviên; các nhà quản trị nên quan tâm đến sự phối hợp hoạt động hơn là chú trọng đến các khâu kiểm tra, kiểm soát trong tổ chức

Cùng quan điểm với Douglas Mc Gregor còn có Chris Argyris, ông nhấn

mạnh sự kiểm soát thái quá đối với nhân viên sẽ không mang lại hiệu quả quản lý

mà phải tạo điều kiện cho nhân viên tự thể hiện mình, xứng đáng như người trưởng thành và sẽ có lợi cho tổ chức

* Tóm tắt về lý thuyết quản trị thuộc trường phái tâm lý xã hội:

Lý thuyết này chỉ ra điểm yếu của lý thuyết quản trị khoa học, quản lý hành chính … còn gọi là lý thuyết cổ điển là sự thiếu quan tâm, tác động đến yếu tố tâm

lý con người trong quá trình quản trị; năng suất lao động không phải do các yếu tố

Trang 10

vật chất quyết định mà do sự thoả mãn các nhu cầu về tâm lý – xã hội của con người Họ xem con người với tư cách là những cá nhân có quan hệ mật thiết trong

tổ chức Sự tương tác giữa các cá nhân và tập thể trong mối quan hệ thân thiện, hợp tác sẽ làm tăng năng suất lao động, hay nói cách khác năng suất lao động phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tâm lý xã hội

Quan điểm của lý thuyết này thể hiện ở các nội dung:

- Doanh nghiệp được coi là một hệ thống xã hội, bên cạnh tính kinh tế, kỹ thuật đã được công nhận thì sự thoả mãn về tinh thần có mối quan hệ chặt chẽ với năng suất, kết quả lao động Con người không chỉ được động viên bằng vật chất mà còn phải bằng các yếu tố tâm lý- xã hội như khích lệ họ bằng việc nhìn nhận các thành quả, nhận biết các nhu cầu để thoả mãn; xây dựng môi trường sống lành mạnh, con người yêu thương, gắn bó với nhau, hợp tác để hoàn thành công việc

- Các nhóm và tổ chức không chính thức trong một tổ chức có tác động lớn đến tinh thần thái độ và kết quả lao động của công nhân

- Sự lãnh đạo của các nhà quản trị không thể đơn thuần dựa trên chức danh chính thức trong bộ máy mà phải biết dựa vào các yếu tố tâm lý- xã hội Điều đó đòi hỏi tài năng của nhà quản trị đặc biệt trong kỹ năng ứng xử, quan hệ giữa cấp nhà quản lý với nhân viên

Điểm hạn chế của lý thuyết này được nhiếu ý kiến đưa ra là:

- Quá chú ý đến khía cạnh tâm lý xã hội của con người dẫn đến quan điểm thiên lệch; khái niệm “con người xã hội” chỉ bổ sung chứ không thể thay thế được khái niệm “con người kinh tế” Tâm lý xã hội cũng chỉ là một trong nhiều yếu tố tác động đến năng suất lao động; các yếu tố khác như lương bổng, quyền lợi về vật chất; cơ cấu tổ chức, kiểm tra giám sát, sự phân công rõ ràng trong công việc… cũng có tác động to lớn đến năng suất lao động

- Lý thuyết này cũng giẫm lên lối mòn của các lý thuyết Quản trị khoa học

và Quản trị hành chính là xem con người trong tổ chức là một phần tử nhưng khép kín trong phạm vi tổ chức Bỏ qua các tác động của yếu tố bên ngoài như kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội… mà tổ chức không phải là một thực tế khép kín mà nó

có quan hệ mở, chịu sự tác động, chi phối rất lớn của các nhân tố bên ngoài mà phạm vi ảnh hưởng của nó không chịu sự kiểm soát của nhà quản trị

Lý thuyết tâm lý xã hội đã có đóng góp rất lớn vào nghiên cứu và thực hành quản trị; xác định rõ được tầm quan trọng của tác phong lãnh đạo của nhà quản trị;

sự ảnh hưởng của tập thể đối với cá nhân; mối quan hệ giữa đồng nghiệp, quan hệ

Ngày đăng: 22/02/2019, 15:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w