1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO SÁT NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH ĐÀ NẴNG 2014

50 288 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 1,22 MB
File đính kèm bc ket qua khao sat NNL.rar (331 KB)

Nội dung

5 Hướng dẫn viên tự do 1.280 6,176 Lái xe vận chuyển đạt Viện đã tiến hành khảo sát nguồn nhân lực của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố những thông tin cơ bản n

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO SÁT

NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH ĐÀ NẴNG 2014

Đà Nẵng, 11/2014

Trang 2

I Giới thiệu về cuộc khảo sát

1.1 Mục đích khảo sát

Trong những năm qua, ngành du lịch thành phố Đà Nẵng đã có sự phát triểnkhởi sắc và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố Lượng khách du lịchđến thành phố tăng nhanh, năm sau cao hơn năm trước Năm 2013, tổng lượngkhách du lịch đến Đà Nẵng đạt trên 3,1 triệu lượt khách, tăng 17,2% so với năm

2012 Trong đó khách quốc tế đạt trên 743.000 lượt, tăng 17,8%, khách nội địa đạtgần 2.347.000 lượt người, tăng 17% Tổng thu du lịch đạt 7.784,1 tỷ đồng, tăng29,8%

Bên cạnh những thành công, ngành du lịch thành phố cũng còn có khá nhiềubất cập như sản phẩm du lịch nghèo nàn, dịch vụ vui chơi giải trí còn nhỏ lẻ, cácdoanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch hầu hết có quy mô nhỏ Bên cạnh

đó, nguồn nhân lực du lịch bị thiếu hụt, chất lượng đội ngũ làm du lịch còn thấp,lao động sử dụng thành thạo ngoại ngữ còn ít, kỹ năng làm việc và tính chuyênnghiệp của đội ngũ lao động chưa cao

Vì vậy, để có cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực dulịch của thành phố những năm sau, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch phối hợpcùng Viện Nghiên cứu phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng tiến hành khảo sát thựctrạng đội ngũ lao động du lịch năm 2014 và nhu cầu về lao động trong thời gianđến của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

1.2 Đối tượng khảo sát

Tiến hành khảo sát 4 đối tượng: khách sạn, nhà hàng, các doanh nghiệp lữhành và các khu, điểm du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Thời gian khảo sát: Cuộc khảo sát được tiến hành từ giữa tháng 7 đến hếttháng 8/2014 với sự tham gia của các khảo sát viên của Viện Nghiên cứu Phát triểnKinh tế - Xã hội Đà Nẵng

1.3 Quy mô khảo sát

Cuộc khảo sát được tiến hành với tổng số phiếu yêu cầu là 600 phiếu, sốphiếu thu hồi được điền đầy đủ thông tin cần thiết là 485 phiếu đạt 80,8% yêu cầuđặt ra Trong đó:

+ 351 phiếu điều tra với đối tượng khảo sát là khách sạn

Trang 3

+ 15 phiếu điều tra với đối tượng là các nhà hàng đạt chuẩn

+ 109 phiếu điều tra với đối tượng là các doanh nghiệp lữ hành đang hoạtđộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

+ 10 phiếu điều tra các khu, điểm du lịch

1.4 Phương pháp khảo sát

Do thời gian khảo sát khá ngắn so với số phiếu cần lấy về nên chúng tôi sửdụng 2 phương pháp gửi phiếu điều tra đến các doanh nghiệp: Thứ nhất, các khảosát viên gửi phiếu trực tiếp đến cho doanh nghiệp Thứ hai, khảo sát viên gửi emailđính kèm phiếu điều tra và công văn của Sở Văn hóa – Thể thao & Du lịch đến cácđại diện của doanh nghiệp, sau đó liên lạc qua điện thoại để nhận email phản hồi

Đối tượng khảo sát được chọn từ danh sách do Sở Văn hóa – Thể thao & Dulịch cung cấp, do đó có độ tin cậy cao

II Kết quả khảo sát thực trạng nguồn nhân lực du lịch Đà Nẵng

2.1 Số lượng nguồn nhân lực

Lao động trong ngành du lịch được chia thành hai nhóm: nhóm gián tiếp vànhóm trực tiếp Nhóm gián tiếp bao gồm lãnh đạo, quản lý, các nhà nghiên cứu,giảng viên Nhóm trực tiếp bao gồm: lễ tân, phục vụ buồng, bàn, đại lý lữ hành,hướng dẫn viên du lịch,… những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng Trongbáo cáo này sẽ chỉ đề cập đến nhóm lao động trực tiếp và gọi chung là nguồn nhânlực du lịch

Theo kết quả khảo sát và ước tính, tính đến hết tháng 8/2014 ở Đà Nẵng có20.762 lao động trực tiếp đang làm việc trong lĩnh vực du lịch Trong đó bao gồm

số lượng nhân lực làm việc tại các khách sạn là 10.595 người; tại các doanh nghiệp

lữ hành là 1.553 người, nhà hàng là 5.231 người, khu điểm du lịch là 1.129 người,

số hướng dẫn viên du lịch tự do là 1.280 người và 974 lái xe vận chuyển đạt chuẩn

du lịch

Bảng 1 Số lượng nguồn nhân lực du lịch Đà Nẵng 2014

Trang 4

5 Hướng dẫn viên tự do 1.280 6,17

6 Lái xe vận chuyển đạt

Viện đã tiến hành khảo sát nguồn nhân lực của các doanh nghiệp kinh doanh

du lịch trên địa bàn thành phố những thông tin cơ bản như: độ tuổi, giới tính, địaphương, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng ngoại ngữ…Kết quả được tổng hợp như sau:

- Phân theo tính chất công việc

Bảng 2 Lao động làm việc tại khách sạn phân theo tính chất công việc

STT Tính chất công việc Số lượng

(người)

Cơ cấu (%)

Bảng 3 Lao động tại nhà hàng phân theo tính chất công việc

Trang 5

STT Tính chất công việc Số lượng (người) Cơ cấu (%)

Bảng 4 Lao động tại các công ty lữ hành phân theo tính chất công việc

STT Tính chất công việc Số lượng

Bảng 5 Lao động tại khu, điểm du lịch phân theo tính chất công việc

STT Tính chất công việc Số lượng

(người)

Cơ cấu (%)

Trang 6

1 Cán bộ quản lý, điều hành 108 9,57

2

Nhân viên trực tiếp phục vụkhách (Thuyết minh Bảo vệ,Phục vụ)

- Phân theo giới tính

Bảng 6 Lao động phân theo giới tính

Các nghề thuộc nhóm ngành nghề kinh doanh dịch vụ lưu trú và nhà hàngnhư lễ tân, phục vụ bàn – bar, buồng, nhân viên ở các dịch vụ chăm sóc sức khỏe,spa, đầu bếp… đòi hỏi sự nhã nhặn, cẩn thận và sự khéo léo nên số lượng lao động

nữ ở các đơn vị này cũng cao hơn lao động nam Số lượng lao động nữ ở khách sạn

là 5.747 người chiếm 54,24%, ở các nhà hàng là 2.735 người chiếm tỷ trọng52,28%

Hình 1 Cơ cấu lao động phân theo giới tính

Trang 7

Tuy nhiên, ở các doanh nghiệp lữ hành và khu điểm du lịch, đối với các nghềnhư hướng dẫn du lịch, lái xe, bảo vệ,… đòi hỏi người lao động phải có sức khỏe,sức chịu đựng cao phù hợp với công việc nặng nhọc nên tỷ lệ lao động nam giớinhiều hơn Tỷ lệ này lần lượt là 54,01% - 45,99% và 66,78% - 33,22% ở các doanhnghiệp lữ hành và khu điểm du lịch

- Phân theo độ tuổi

Hình 2 Cơ cấu lao động phân theo độ tuổi

Cơ cấu nguồn lao động phân theo độ tuổi cho thấy nhân lực du lịch của thànhphố là lực lượng nhân lực trẻ, dưới 45 tuổi chiếm 88,5%, trong đó dưới 25 tuổichiếm 30,9% Nhóm tuổi từ 45-60 chỉ chiếm 11,5% Đây là độ tuổi bình quân của

Trang 8

nhóm lao động đòi hỏi yêu cầu nghiệp vụ cao (nhóm cán bộ quản lý), điều này là

do yêu cầu công việc, phải có kinh nghiệm thì mới đảm bảo trọng trách công việc

Bảng 7 Lao động phân theo độ tuổi

STT Độ tuổi Khách sạn Nhà hàng Lữ hành Khu điểm DL

1 Dưới 25 tuổi 2.892 27,3 2.402 45,93 161 10.34 280 24,80

2 Từ 25-45 tuổi 6.485 61,21 2.222 42,48 1.240 79.84 705 62,44

3 Từ 45– 60tuổi 1.218 11,5 606 11,59 153 9.82 144 12,75Kết quả khảo sát cho thấy cơ cấu lao động theo độ tuổi giữa các nhóm doanhnghiệp cũng không có sự khác biệt lớn Lao động nhóm tuổi từ 25-45 chiếm tỷ lệlớn nhất ở các doanh nghiệp (57,55%) Đây là độ tuổi trẻ, có trình độ và cũng có cảkinh nghiệm làm việc, thích hợp để nâng cao năng lực, bồi dưỡng nghiệp vụ đểphục vụ công việc tốt hơn, đồng thời đảm bảo cho nhiệm vụ phát triển ngành dulịch thành phố

- Phân theo địa phương

Bảng 8 Lao động phân theo địa bàn

STT Nhóm nhân lực Tổng số LĐ địa phương LĐ nhập cư

2.3 Chất lượng nguồn nhân lực

Chất lượng nguồn nhân lực của ngành du lịch phụ thuộc vào trình độ chuyênmôn, sức khỏe và sự phân công lao động trong ngành Báo cáo này sẽ phân tíchthực trạng chất lượng nguồn nhân lực du lịch của thành phố dựa trên các tiêu chí về

Trang 9

trình độ văn hóa, trình độ đào tạo theo chuyên ngành du lịch, các kỹ năng nghiệp

vụ và khả năng ngoại ngữ

- Phân theo trình độ văn hóa

Bảng 9 Lao động phân theo trình độ văn hóa

Trang 10

Hình 3 Trình độ văn hóa của đội ngũ lao động du lịch

- Phân theo trình độ đào tạo chuyên ngành du lịch

Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ nên đòi hỏi người lao động phải cótrình độ chuyên môn nghề nghiệp Tỷ trọng nhân lực được đào tạo sau đại học vàđại học theo kết quả điều tra các nhóm đối tượng là khá thấp (nhà hàng 3,93%, khuđiểm du lịch – 7,97%) so với nhu cầu phát triển và hội nhập quốc tế của ngành dulịch thành phố Do đó, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo ở cấp đại học và trênđại học cho lao động trong ngành, nhất là ở vị trí cán bộ quản lý

Tỷ trọng lao động chưa qua đào tạo khá cao (tại các nhà hàng là 92,1%, công

ty lữ hành – 26,1%, khu điểm du lịch – 76,3%) Một phần nguyên nhân là do đặcthù của ngành du lịch là theo thời vụ, có mùa cao điểm và mùa thấp điểm Vào thờigian cao điểm, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch phải sử dụng một số lượng khálớn lao động thời vụ, lượng lao động này thường ít được đào tạo chuyên sâu về dulịch hoặc được đào tạo nhưng trình độ chuyên môn khá thấp và hạn chế là nguyênnhân dẫn đến kết quả khảo sát tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo còn cao

Kết quả khảo sát 4 khối ngành nghề kinh doanh du lịch được phản ánh nhưsau:

Đối với nhóm Khách sạn, Nhà hàng

Bảng 10 Lao động tại Khách sạn, Nhà hàng phân theo trình độ đào tạo chuyên

ngành du lịch (trình độ Sơ cấp nghề trở lên)

Trang 11

STT chuyên ngành DL Trình độ đào tạo Khách sạn Nhà hàng

Bảng 11 Lao động mới qua bồi dưỡng ngắn hạn tại Khách sạn, Nhà hàng

STT chuyên ngành DL Trình độ đào tạo Khách sạn Nhà hàng

1 Bồi dưỡng ngắn hạn/ Khách sạn tự đào tạo 2.114 42,96 347 7,86

2 Tập đoàn quản lý quốc tếđào tạo 214 41,13 -

Tổng số 2.514 100,00 4.416 100,00

Tại các khách sạn: tỷ lệ lao động đạt trình độ đại học và trên đại học vàokhoảng 20,1%, số lao động này chủ yếu tập trung tại các cơ sở lưu trú lớn, cáckhách sạn có thứ hạng cao 41,65% có trình độ cao đẳng và trung cấp; 31,08% quađào tạo sơ cấp Tuy nhiên, đội ngũ lao động được bồi dưỡng ngắn hạn hoặc có trình

độ khác chiếm đến 2.514 người

Tại các nhà hàng: lao động có trình độ trên đại học và đại học chỉ có 32người, chiếm tỷ lệ nhỏ; trình độ cao đẳng, trung cấp có 285 người; đạt chứng chỉVTCB/chứng nhận VTOS có 82 người và 416 người được đào tạo sơ cấp nghề

Riêng đối với nhóm khách sạn từ 1-2 sao, kết quả khảo sát lao động phântheo trình độ đào tạo chuyên ngành du lịch được tổng hợp như sau:

Bảng 12 Lao động tại Khách sạn 1-2 sao phân theo trình độ đào tạo chuyên ngành du lịch

STT Trình độ đào tạo chuyên ngành DL Người Khách sạn %

Trang 12

II Bồi dưỡng ngắn hạn

1 Bồi dưỡng ngắn hạn (dưới 3 tháng) 269 29,92

Đối với nhóm doanh nghiệp Lữ hành và Khu, điểm du lịch

Bảng 13 Lao động tại các Doanh nghiệp lữ hành và Khu, điểm du lịch phân theo

trình độ đào tạo chuyên ngành du lịch

STT Trình độ đào tạo chuyên ngành DL Lữ hành Khu điểm du lịch

Kết quả phân tích số liệu khảo sát cho thấy Tỷ lệ lao động có trình độ đại học

và trên đại học trong khối doanh nghiệp lữ hành là cao nhất – 33,21%, chủ yếu tậptrung vào nhóm nhân lực hướng dẫn viên Số lượng lao động được đào tạo về dulịch có trình độ cao đẳng và trung cấp chiếm 15,6% lữ hành và 10% số lao động

Trang 13

khu điểm du lịch Ngoài ra, còn có lần lượt 10,2% và 3,37% lao động lữ hành vàkhu điểm du lịch được đào tạo sơ cấp nghề

- Phân theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch

Bảng 14 Lao động được đào tạo phân theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch

STT Tính chất công việc Số lượng Cơ cấu (%)

Trang 14

3.3 Điều hành Tour 375 24,16

So sánh số liệu từ Bảng 1 Lao động làm việc tại khách sạn phân theo tínhchất công việc với số liệu Bảng 14 nhận thấy phần lớn lao động tại các vị trí khácnhau tại khách sạn đều được đào tạo kỹ năng nghề tương ứng với công việc đangđảm nhận Có 70,69% số lượng lễ tân, 69,0% nhân viên buồng phòng, 75,19%nhân viên bàn – bar, 79,04% nhân viên bếp được đào tạo kỹ năng nghề đúng vớicông việc

Hình 4 Lao động hiện đang làm việc và lao động được đào tạo kỹ năng nghề tương

ứng tại khách sạn (người)

- Phân theo trình độ ngoại ngữ tiếng Anh

Bảng 15 Lao động phân theo trình độ Anh ngữ

Trang 15

Đặc thù của ngành du lịch là cần phải giao tiếp với khách nước ngoài nên tỷ

lệ lao động đã qua đào tạo về ngoại ngữ là khá lớn, chiếm 54,2% trong tổng số laođộng ngành du lịch của thành phố (không tính số hướng dẫn viên tự do và lái xe).Tuy vậy, số lao động có trình độ đại học về ngoại ngữ còn khá thấp: tại các kháchsạn chỉ có 11,04% lao động có trình độ đại học ngoại ngữ, nhà hàng – 0,48%, lữhành – 21,19% (chủ yếu tập trung ở nhóm hướng dẫn viên), khu điểm du lịch – chỉ

có 3,19%

Phần lớn nhân viên tại các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đều có trình độtiếng Anh ở mức căn bản (chứng chỉ A, B, C): 53,27% nhân viên các khách sạn,40,4% nhân viên lữ hành và 22,41% nhân viên khu điểm du lịch

5,8% lao động có trình độ trung cấp hoặc có các chứng chỉ TOEFL, IELTS,TOEIC có khả năng đọc, nói, giao tiếp thông thạo (chủ yếu tập trung ở nhómhướng dẫn viên hoặc lễ tân khách sạn)

Tuy vậy, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo ngoại ngữ chung là 45,8% - mứcnày là khá cao Đây là một trở ngại lớn cho việc phát triển du lịch thành phố, cần cóbiện pháp mạnh mẽ để khắc phục, vì ngoại ngữ - đặc biệt là ngoại ngữ chuyênngành là yêu cầu tối quan trọng và không thể thiếu trong phục vụ du lịch

Đối với ngoại ngữ khác, số lượng lao động có thể sử dụng ngoại ngữ khácngoài tiếng Anh còn rất thấp, chỉ có 2,3% tổng số lao động toàn ngành (không tính

số hướng dẫn viên tự do và lái xe), chưa đáp ứng được sự phát triển của thị trườngkhách quốc tế đến với Đà Nẵng Ngoài những thị trường truyền thống như TrungQuốc, Hàn Quốc và Nga, ngành du lịch thành phố còn tìm kiếm những thị trườngmới như Nhật Bản, Thái Lan và thị trường Bắc Âu Trong khi đó tỷ trọng lao động

có khả năng sử dụng tiếng Trung, tiếng Pháp, tiếng Hàn, tiếng Nga và các thứ tiếngkhác (Thái, Lào, Nhật, Đức, Ý) theo kết quả khảo sát lại rất thấp lần lượt là 1,2%,0,4%, 0,2%, 0,2% và 0,3%

Trang 16

Tại các khách sạn từ 1-2 sao số lượng lao động phân theo trình độ ngoại ngữ được tổng hợp theo bảng sau:

2.4 Thực trạng tuyển dụng và đào tạo nhân lực của các doanh nghiệp

Kết quả điều tra cho thấy nguồn lao động mà các đơn vị tuyển dụng chủ yếu

là sinh viên từ các trường đào tạo nghiệp vụ du lịch trên địa bàn thành phố hoặc thuhút từ các khách sạn, nhà hàng khác của Đà Nẵng

Lao động phổ thông (đối với các công việc tại khách sạn, nhà hàng, khuđiểm du lịch) và cộng tác viên (hướng dẫn viên du lịch) cũng là nguồn cung cấp laođộng cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch của thành phố

Tỷ lệ sinh viên, lao động từ nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực du lịch rấtthấp, chỉ có 3,2% tại các khách sạn và 5,7% ở các công ty lữ hành.

Khách sạn Nhà hàng Lữ hành

Trang 17

tỉnh, thành khác

Nguồn khác (LĐ phổ thông,

Cộng tác viên, LĐ nhập cư) 22,7% 46,2% 18,4% 71,4%Lao động đang làm việc tại các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn thànhphố hiện được tuyển dụng từ nhiều nguồn khác nhau Hầu hết các doanh nghiệptuyển dụng sinh viên thuộc chuyên ngành du lịch từ các trường đại học (60,7%doanh nghiệp trả lời) và cao đẳng (56,8% doanh nghiệp) trên địa bàn thành phố(danh sách được tổng hợp trong Bảng 16) Bên cạnh đó, các cơ sở đào tạo ở khuvực lân cận như trường CĐ Nghề DL Huế, TC Văn hóa Nghệ thuật - Du lịchQuảng Nam, TC Du lịch Miền Trung (Nghệ An) cũng là nguồn cung cấp lao độngcho các doanh nghiệp du lịch Đà Nẵng Ngoài ra, doanh nghiệp cũng tuyển dụngsinh viên trái ngành từ các trường Đại học Sư phạm ĐN, ĐH Bách Khoa ĐN, CĐBách Khoa Đà Nẵng, CĐ Việt Hàn, CĐ Đức Trí, CĐ Đông Du

Hình 5 %DN tuyển dụng sinh viên từ các cơ sở đào tạo trên địa bàn thành phố

Bảng 16 Danh sách các cơ sở đào tạo doanh nghiệp có tuyển dụng lao động

Trang 18

ĐH Ngoại Ngữ ĐN 19,81% TC Văn hóa nghệ thuật ĐN 4,26%

Hệ cao đẳng 100,00% TC VHNT - Du lịch Quảng Nam 2,13%

CĐ Nghề Việt Úc 13,33% Trung tâm dạy nghề và giới thiệu

việc làm thanh niên TP Đà Nẵng 26,09%

Hệ CĐ – ĐH Đông Á 4,67% Trung tâm xúc tiến du lịch Đà

+ Đối với hệ cao đẳng: Trường Cao đẳng Nghề, Cao đẳng Nghề Du lịch vàCao đẳng nghề Việt Úc là những địa chỉ đào tạo được lần lượt 38%, 26,7% và13,3% doanh nghiệp tin tưởng tuyển dụng sinh viên

+ Đối với hệ trung cấp: Hầu hết các doanh nghiệp (57,45%) cho biết tuyểndụng học viên từ Trường trung cấp kỹ thuật & nghiệp vụ Thăng Long và 25,53%doanh nghiệp có tuyển dụng học viên hệ trung cấp của trường cao đẳng nghề ViệtÚc

Ngoài ra, có 26,09% doanh nghiệp trả lời tuyển dụng học viên từ Trung tâmdạy nghề và giới thiệu việc làm thanh niên TP Đà Nẵng, 26,09% từ Trung tâmReach và 21,74% từ Trung tâm xúc tiến du lịch Đà Nẵng, 8,7% từ Trung tâm đàotạo quốc tế Pegasus,…

Bảng 17 Các vị trí công việc khó tuyển dụng

sạn

Nhà hàng

Lữ hành

Khu điểm du

Trang 19

-16 Khác (Trưởng bộ phận kinh

doanh, NV kinh doanh, NV IT,

NV vật lý trị liệu, Spa, Lái xe,

NV Inbound, Outbound …)

-Tại các khách sạn, DN trả lời gặp khó khăn khi tuyển dụng ở hầu hết các vịtrí công việc, 35,5% DN khó tuyển dụng các vị trí lao động trực tiếp như nhân viênbuồng , nhân viên lễ tân (22,1%), nhân viên bếp (9,1%) 10,4% cho biết cần tuyểndụng vị trí trưởng bộ phận buồng, trưởng bộ phận bán hàng (10,4%), bếp trưởng(10,8%),… Ngoài ra, có 7,4% doanh nghiệp gặp khó khăn khi tuyển dụng vị trínhân viên kinh doanh, nhân viên chăm sóc sắc đẹp, nhân viên vật lý trị liệu, Spa,những vị trí chủ chốt trong mảng IT

Tại các nhà hàng, 40,0% DN khi tuyển dụng vị trí nhân viên phục vụ bàn,20% khi tuyển dụng bếp trưởng và 30% khi tuyển nhân viên phụ bếp gặp nhiều khókhăn

25,7% doanh nghiệp lữ hành gặp khó khăn khi tuyển dụng hướng dẫn viênquốc tế trong khi lần lượt 16,2% và 25,7% phàn nàn việc gặp khó khăn tuyển dụnghướng dẫn viên nội địa và nhân viên kinh doanh inbound, outbound

Kết quả khảo sát cho thấy Cán bộ quản lý điều hành là vị trí mà các doanhnghiệp gặp nhiều khó khăn nhất khi tuyển dụng (23,4% ở các khách sạn, 40,0% ởcác nhà hàng và 35,1% ở các công ty lữ hành) vì đây là công việc mà lao động lành

Trang 20

nghề hay nhảy việc khiến cho các doanh nghiệp không kịp chuẩn bị nhân sự thaythế và phải thường xuyên tuyển dụng lao động

Bảng 18 Nguyên nhân khó tuyển dụng

sạn

Nhà hàng Lữ hành

Khu điểm du lịch

1 Nguồn cung lao động hạn

2

Chất lượng lao động chưa

đáp ứng yêu cầu của

5 Khác (LĐ hay thay đổi

Nguyên nhân chủ yếu là do Chất lượng lao động ngoài thị trường chưa đápứng nhu cầu của doanh nghiệp (có đến 59,3% khách sạn, 66,7% nhà hàng, 68,9%công ty lữ hành và 50% khu điểm du lịch trả lời) Doanh nghiệp khó tiếp cận thôngtin về nguồn nhân lực có nghiệp vụ du lịch (26,7% - khách sạn, 25,0% - nhà hàng

và 23,0% DN lữ hành lựa chọn câu trả lời này) do đó thiếu sự lựa chọn về nhân lực

có chuyên môn, tay nghề phù hợp với yêu cầu công việc Vì vậy, nhiều doanhnghiệp sau khi tuyển dụng nhân sự phải chấp nhận bỏ kinh phí, thời gian đào tạolại

Bảng 19 Nội dung đào tạo lại lao động của DN

STT Nội dung đào tạo Khách sạn Nhà hàng

1 Đào tạo nghiệp vụ (Lễ tân, buồng

phòng, bàn, quản lý khách sạn,hướng dẫn viên)

2 Bồi dưỡng ngoại ngữ (Anh, Hàn,

Trung, Nga, Nhật, Lào)

3 Tập huấn kỹ năng xử lý tình huống 56,2% 53,3%

4 Tập huấn kỹ năng chăm sóc khách

hàng

Trang 21

6 Tập huấn khác (PCCC, VSATTP) 10,0% 26,7%

Bên cạnh các khóa bồi dưỡng về kỹ năng nghiệp vụ, bồi dưỡng ngoại ngữ,các doanh nghiệp cũng rất quan tâm, tạo điều kiện để nhân viên tham gia các khóahọc kỹ năng mềm Đây là yếu tố cần thiết của lao động hoạt động trong lĩnh vực dulịch, vì bên cạnh kỹ năng nghề nghiệp tinh thông nếu người lao động có khả nănggiao tiếp tốt, nắm bắt tâm lý khách hàng, giỏi ngoại ngữ,… thì chắc chắn sẽ làm dukhách hài lòng

Bảng 20 Loại hình đào tạo lại DN đang áp dụng

STT Loại hình đào tạo Khách

sạn

Nhà hàng

Lữ hành

Khu, điểm du lịch

Tự đào tạo tại chỗ do

chuyên gia nước ngoài đảm

nhận

-3

Thuê giáo viên từ các trường

nghiệp vụ du lịch về đào tạo

tại chỗ

4 Gửi đi đào tạo tại các cơ sở

đào tạo nghiệp vụ du lịch 32,0% 0,0% 6,0% 33,3%5

Tham gia các khóa bồi

dưỡng, đào tạo do Sở

VHTTDL tổ chức

6

Khác (Tập huấn của chuyên

gia của tập đoàn Accor, tổ

chức cho nhân viên đi học

tập kinh nghiệm tại các DN

khác)

Không có sự khác biệt lớn trong cách thức đào tạo lại lao động giữa cácnhóm doanh nghiệp Hầu hết các doanh nghiệp đều áp dụng hình thức tự đào tạo tạichỗ (82,9% khách sạn chọn phương án đào tạo này, tương tự với 86,7% - nhà hàng

và 88,1% - các công ty lữ hành) Bên cạnh đó, tham gia các khóa bồi dưỡng do SởVH-TT&DL thành phố tổ chức cũng là loại hình đào tạo lại mà các DN lựa chọnkhá nhiều (77,8% - khu điểm du lịch và 50,0% – DN lữ hành lựa chọn hình thứcđào tạo lại này cho người lao động)

Trang 22

Bảng 21 Kinh phí đào tạo lại

sạn

Nhà hàng Lữ hành

Khu điểm du lịch

1 Doanh nghiệp chịu chi phí

-2 Người lao động tự bỏ tiền đi

-3

Doanh nghiệp và người lao

động cùng chịu chi phí đào

tạo

-Kinh phí đào tạo lại cho đội ngũ lao động phần lớn vẫn là do doanh nghiệpchịu, tuy nhiên cũng có một số lượng khá lớn người lao động phải tự bỏ tiền đi đàotạo (13,3% - nhà hàng), 35,7% nhân viên tại các công ty lữ hành được công ty chia

sẻ chi phí đào tạo) nên chăng có phải đây một trong những nguyên nhân khiếnngười lao động ngại nâng cao trình độ chuyên môn

2.5 Đánh giá của DN về khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng của nguồn nhân lực tại đơn vị

Bảng 22 Đánh giá của DN về khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng của LĐ

Đáp ứng hoàn toàn nhu cầu sử dụng

Đáp ứng được một phần nhu cầu sử dụng

Hoàn toàn không đáp ứng được

II Các kỹ năng

1 Đối với cấp quản lý

Kỹ năng quản lý, điều hành công

2 Đối với nhân viên trực tiếp phục

vụ khách

Trang 23

Kỹ năng chăm sóc khách hàng 219 55,6 164 41,6 11 2,8

Đánh giá về số lượng lao động: Theo kết quả khảo sát thì 57,9% doanhnghiệp trả lời số lượng lao động hiện tại tại doanh nghiệp đáp ứng hoàn toàn nhucầu sử dụng; 37,5% cho biết chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu sử dụng và 4,6%doanh nghiệp cho là số lượng lao động hiện có hoàn toàn không đáp ứng khốilượng công việc tại đơn vị

Đánh giá về các kỹ năng: Đối với cấp quản lý, cần thiết phải có các kỹ năngnhư quản lý, điều hành công việc, kỹ năng thương lượng, đàm phán, giải quyết vấn

đề, thuyết trình,… Và gần như trên 90% các doanh nghiệp khảo sát trả lời ngườilao động đáp ứng hoàn toàn hoặc một phần yêu cầu của đơn vị về các kỹ năng trên.Đánh giá đối với nhân viên trực tiếp phục vụ khách thì chỉ có lần lượt 2,3%, 2,8%

và 2,8% các khách sạn, nhà hàng, công ty lữ hành, khu điểm du lịch trả lời hoàntoàn không hài lòng về kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống và chăm sóc khách hàngcủa nhân viên

III Kết quả khảo sát nhu cầu của đơn vị về lao động trong thời gian đến

3.1 Nhu cầu của đơn vị về lao động trong thời gian đến

Trong số 485 doanh nghiệp trả lời khảo sát, có 327 doanh nghiệp không cónhu cầu thay đổi nhân sự, chỉ có 28,45% doanh nghiệp có mong muốn tuyển dụngthêm nhân sự và 3,09% doanh nghiệp muốn cắt giảm nhân sự

Bảng 23 Nhu cầu của DN về lao động trong thời gian đến

Không thay đổi Tăng lên Giảm đi

Hình 6 Nhu cầu về lao động của các doanh nghiệp trong thời gian đến (người)

Trang 24

Cụ thể nhu cầu về lao động phân theo trình độ đào tạo chuyên ngành du lịch,theo vị trí công việc và trình độ ngoại ngữ được tổng hợp như sau:

- Phân theo trình độ đào tạo chuyên ngành du lịch:

Bảng 24 Nhu cầu lao động tăng thêm/cắt giảm phân theo trình độ đào tạo chuyên

- Phân theo vị trí công việc

Bảng 25 Nhu cầu lao động tăng thêm/cắt giảm phân theo vị trí công việc (người)

động cần

Số lượng lao động cần cắt

Trang 25

tuyển thêm giảm

3.5 Khác (NV Sales tour, NV in-out

bound, Kế toán)

- Phân theo trình độ ngoại ngữ

Bảng 26 Nhu cầu lao động tăng thêm/cắt giảm phân theo trình độ ngoại ngữ1

TT Trình độ ngoại ngữ

Số lượng lao động cần tuyển thêm

Số lượng lao động cần cắt giảm

1 Khách sạn

1 Ký hiệu bằng số lượng tuyển thêm/cắt giảm + ngoại ngữ Trong đó ngoại ngữ được kê khai như sau: A (tiếng Anh),

Ngày đăng: 22/02/2019, 11:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w