Thực trạng tổ chức, chỉ đạo quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông tỉnh điện biên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 62)

lớp của giáo viên chủ nhiệm

Qua kết quả hỏi ý kiến đại diện của 100 giáo viên THPT, ta có bức tranh về thực trạng tổ chức, quản lý các HĐGDNGLL của đội ngũ giáo viên nói chung, trong đó nổi bật vai trò của giáo viên chủ nhiệm nói riêng hiện tại diễn ra như sau:

+ Về thể hiện vai trò, năng lực cá nhân của giáo viên chủ nhiệm

trong tổ chức quản lý các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp diễn ra ở lớp chủ nhiệm:

- Số liệu khảo sát tập trung rõ nét ở các nội dung sau: giáo viên chủ nhiệm lớp là người thiết kế, cố vấn, tập huấn, hướng dẫn chương trình, nội dung, hình thức sinh hoạt ngoài giờ chi tiết, sau đó giao cho cán bộ lớp, chi đoàn tổ chức thực hiện, chiếm phần đông ý kiến cho là rất quan trọng.

- Bên cạnh mặt này còn bộc lộ những hạn chế yếu kém mà qua số liệu thống kê cho thấy; Có tới 34% trở lên dùng mệnh lệnh, bắt buộc 100% HS phải tham gia để đạt hiệu quả; Có chiếm 75% là người tư vấn, lập kế hoạch,

nội dung, chương trình tổng thể thay cho học sinh; Có chiếm 42% là người

trực tiếp tổ chức điều khiển thực hiện thay cho học sinh.

Qua đây ta thấy, vai trò cố vấn, năng lực sử dụng đội ngũ tự quản, cán bộ lớp, chi đoàn của giáo viên chủ nhiệm, tính tự nguyện, tự giác của học sinh chưa phát huy đúng mức, hiệu quả GD chỉ đến với số ít HS trong lớp, không mang đến hiệu quả cho cả lớp. Điều đó trái với mục đích, tôn chỉ của HĐGDNGLL là cần quan tâm vực dậy những cá nhân thụ động; thực trạng này đặt ra cho Hiệu trưởng phải nâng cao năng lực hoạt động cho đội ngũ GVCN lớp.

+ Về các biện pháp tổ chức quản lý của giáo viên chủ nhiệm lớp đã

thực hiện để nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.:

- Kết quả thống kê trên phiếu hỏi ý kiến tập trung vào các nhóm biện pháp thực hiện tương đối khá: Xây dựng kế hoạch tuần, tháng, học kỳ, cả năm; Phối hợp tạo điều kiện tốt nhất cho Đoàn hoạt động; Coi trọng vai trò của

BCĐ…

- Bên cạnh, có các nhóm biện pháp quản lý đã thực hiện kém hiệu quả

là: Công tác giáo dục, tuyên truyền nhận thức; Việc phối hợp với các lực lượng GD; Vấn đề kinh phí, CSVC- TBDH; Tập huấn bồi dưỡng lý luận, nghiệp vụ, rèn luyện kỹ năng; Công tác kiểm tra, đánh giá, động viên, thi đua khen thưởng…..Thực trạng các biện pháp thực hiện khó khăn này của GVCN cũng khá đồng nhất với ý kiến đánh giá của CBQL. Đó là vấn đề nổi trội bứt thiết đang đặt ra, buộc các nhà trường cần đề xuất những biện pháp tổ chức quản lý hoạt động hữu hiệu, có tính đột phá hơn.

2.4.3. Thực trạng sự phối kết hợp giữa Hiệu trưởng với tổ chức Đoàn TNCSHCM nhà trường và các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường

Tổng hợp ý kiến khảo sát cho thấy:

+ Mặt phối hợp làm được: Nổi lên với các lực lượng sau: Với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội Liên hiệp thanh niên học sinh đạt từ 19% đến

54%; Với các tổ, nhóm chuyên môn đạt 46%; Với Ban Chấp hành Công đoàn đạt 27%.

+ Tuy vậy, vẫn còn yếu kém, bất cập trong việc phối hợp với các tổ chức, lực lượng sau: Với Hội Cha mẹ học sinh là (12%); Với Hội Chữ thập đỏ trường(1%); Với ủy ban chăm sóc - bảo vệ bà mẹ trẻ em(4%); Với ủy ban dân số - Kế hoạch hoá gia đình(3%)…

Qua phân tích số liệu cho thấy, trong nhiều năm qua chúng ta vẫn thường mong muốn có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng tham gia GD. Song trên thực tế, tính thống nhất là hết sức mong manh, không thường xuyên, không có một sự thống nhất từ mục tiêu, chương trình, kế hoạch hoạt động…, đôi khi còn đối lập nhau. Mặt khác ở những địa bàn nông thôn, xã , bản còn gặp nhiều bất lợi hơn trong việc liên kết, phối hợp các lực lượng xã hội để tổ chức các HĐGDNGLL. Nhưng dù khó khăn hay ở khu vực nào, HT cần phải chủ động tìm thấy thế mạnh tiềm ẩn trong mỗi lực lượng xã hội, để khai thác phục vụ hoạt động giáo dục nhà trường trong thời gian tới. Đây là thực tế mà các nhà trường cần phải tăng cường phối hợp, nhằm xã hội hoá giáo dục nói chung và tổ chức tốt các HĐGDNGLL nói riêng.

2.4.4. Thực trạng về sử dụng CSVC - TBDH , huy động các nguồn kinh phí phục vụ cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

+ Cơ sở vật chất - Thiết bị dạy học (gồm: phòng học, phòng bộ môn,

hội trường, phông màn, âm thanh, ánh sáng, vi tính xách tay, đèn chiếu, đàn Orcgan, phòng nghe nhìn, phòng đa chức năng, sân chơi bãi tập,, sân vận động, sân khấu, dụng cụ và các thiết chế Thể dục-Thể thao, các băng đĩa hình, nối mạng Internet, thư viện chuẩn 01, báo tạp chí giáo dục…), để phục vụ cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có đáp ứng được yêu cầu thực tế không?. Qua số liệu thống kê được hỏi 15 cán bộ quản lý, cho thấy:

- Có khá đầy đủ, đáp ứng rất tốt yêu cầu: 5%. - Đầy đủ, đáp ứng được yêu cầu: 25%. - Còn thiếu nhiều, chưa đáp ứng được yêu cầu: 65%.

- Thiếu trầm trọng, bất cập: 5%

Như vậy, nói chung CSVC - TBDH còn quá thiếu thốn, nghèo nàn, không đồng bộ, bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế mong muốn.

+ Về huy động, sử dụng các nguồn kinh phí cho hoạt động giáo dục

ngoài giờ lên lớp, có 15 ý kiến của của cán bộ quản lý được hỏi, tỷ lệ tập

trung như sau:

- Từ ngân sách chi thường xuyên của nhà nước: 28%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Từ quỹ hổ trợ của Ngành GD và các dự án cấp trên: 9%.

- Từ hổ trợ của quỹ Hội Cha mẹ HS: 23%.

- Từ quỹ phúc lợi của Công đoàn trường: 7%. - Từ quỹ hoạt động của Đoàn trường: 11%.

Như vậy, tỷ lệ các nguồn kinh phí huy động cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chủ yếu vẫn chỉ tập trung vào nguồn ngân sách nhà nước và quỹ Hội Cha mẹ HS, nhưng vẫn ở mức thấp. Còn lại các nguồn huy động khác quá thấp, còn thiếu thốn, chưa ngang hàng so với yêu cầu đòi hỏi của thực tế đặt ra.

2.4.5. Đánh giá hiệu quả của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THPT tỉnh Điện Biên

+ Tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý ở các trường về chất lượng, hiệu quả của hoạt động đã thực hiện, cho biết: Đạt tương đối khá 35%;

Còn lại đạt nhóm trung bình, yếu kém, chưa tốt chiếm 65%.

+ Ý kiến của giáo viên tự đánh giá về mức độ đáp ứng yêu cầu của HĐGDNGLL ở các trường, thống kê như sau: Đáp ứng yêu cầu đặt ra với tỷ lệ 24%; Đáp ứng chưa tốt yêu cầu có tỷ lệ 21%; Đáp ứng ở mức độ bình

thường chiếm tới 55%.

Qua kết quả trên, cho thấy dù rất cố gắng, nỗ lực phấn đấu, song kết quả đem lại chưa cao. Điều này đặt ra cho HT các trường cần tăng cường quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá một cách thường xuyên để đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động của trường mình, đồng thời có những biện

pháp tăng cường hơn nữa chất lượng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

2.5. Nhận xét đánh giá chung thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng ở các trường Trung học phổ thông tỉnh Điện Biên

2.5.1. Những kết qủa đã đạt được của HĐGNGLL

- Xét ở mức độ nào đó, có thể khẳng định tính vựợt trội của

HĐGDNGLL so với các hoạt động giáo dục khác trong việc gắn kết nhà trường với cuộc sống xã hội, tạo lập năng lực thích ứng, hình thành kỹ năng sống cho phần nhiều HS, đáp ứng yêu cầu của xã hội hội nhập. Tiết HĐGDNGLL đã được đưa vào chính khóa từ nhiều năm nay.

- Có sự giúp đỡ của Hội Cha mẹ học sinh, các cấp chính quyền địa phương, tạo điều kiện hỗ trợ về vật chất lẫn tinh thần, giúp cho nhà trường tổ chức ngày càng tốt hơn HĐGDNGLL.

- Nội dung, hình thức, chủ đề hoạt động tương đối đa dạng, đề cập nhiều vấn đề đời sống xã hội của đất nước và quốc tế. Qua đó nâng cao hiểu biết, kinh nghiệm và các kỹ năng sống của HS, chính vì vậy mà thu hút một bộ phận học sinh tự nguyện tham gia các HĐGDNGLL và hưởng ứng tích cực.

- Khi tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp sẽ làm cho mối quan hệ thầy trò thêm gắn bó, giáo viên và học sinh có điều kiện mở rộng mối quan hệ hiểu biết nhau hơn, số đông HS có cơ hội gần gũi, tìm hiểu giúp đỡ nhau trong học tập, trao đổi khoa học, mở rộng quan hệ giao lưu, hình thành các chuẩn mực giá trị đạo đức, kỹ năng giao tiếp, năng lực ứng xử. Tạo sân chơi lành mạnh cho HS được giải tỏa tâm lý, thư giãn, thoải mái sau những giờ học căng thẳng khép kín trên lớp, kích thích sự ham hiểu biết tìm tòi sáng tạo của các em. HĐGDNGLL làm cho không khí trường lớp sôi động, vui vẻ, mọi người cảm thấy hòa đồng gần gũi, gắn bó với nhau, phát huy ở HS tinh thần

tập thể hợp tác với cộng đồng, ý thức trách nhiệm công dân, xây dựng bầu không khí đoàn kết thân ái trong tập thể nhà trường.

- Tổ chức Đoàn Thanh niên luôn giữ vai trò tiên phong trong việc tổ chức các HĐGDNGLL, nên đã huy động hầu hết lực lượng giáo viên trẻ nhiệt tình tham gia hoạt động giáo dục tập thể, sinh hoạt ngoài trời.

Tuy nhiên, trong khi quản lý HĐGDNGLL nhà trường gặp không ít khó khăn, vướng mắc, đòi hỏi phải có thời gian và có sự quyết tâm phát huy nội lực từng nhà trường trên từng địa bàn, phải thống nhất hành động cao trong toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và cộng đồng xã hội.

2.5.2. Những tồn tại và khó khăn gặp phải trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

+ Hầu hết các cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh thể hiện ý kiến đồng ý cao với các khó khăn gặp phải sau: Chưa có nhận thức đúng đắn, đồng bộ về mục tiêu, vai trò, vị trí của hoạt động giáo dục này; Nội dung, hình thức nghèo nàn, thiếu phong phú, tẻ nhạt, đơn điệu, kém đa dạng hấp dẫn; Năng lực tổ chức hoạt động tập thể của đội ngũ bất cập so với yêu cầu, sự phối hợp kém hiệu quả; Học sinh còn thụ động, nhút nhát, phụ huynh chưa đồng tình, còn xem nhẹ hoạt động GD này; Hoạt động chiếu lệ, mang tính phong trào, bề nổi, gò bó, khoán trắng cho Đoàn, Hội chưa đi vào chiều sâu; Điều kiện KT - XH và môi trường địa phương xung quanh một số nhà trường chậm phát triển, an ninh trật tự có lúc diễn biến phức tạp đặc biệt là xã biên giới.

Như vậy giáo viên, học sinh, kể cả cán bộ quản lý, chưa nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của HĐGDNGLL; chưa thấm nhuần quan điểm không chỉ giáo dục học sinh bằng những giờ lên lớp thuyết giảng mà phải bằng hoạt động, giao lưu và thông qua tập thể; tâm lý của đội ngũ giáo viên bộ môn còn ngại khắc phục khó khăn, đùn đẩy trách nhiệm, họ quan niệm đây là việc làm của Đoàn Thanh niên và của giáo viên chủ nhiệm lớp, nhiều giáo viên bộ môn cho rằng thực hiện chương trình HĐGDNGLL sẽ ảnh

hưởng đến chất lượng dạy học văn hóa trên lớp, nên việc quản lý và tổ chức chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông trong giai đoạn hiện nay.

+ Dù vẫn thực hiện theo qui định của cấp trên, song một bộ phận cán bộ quản lý và giáo viên thiếu hứng thú, chưa tự giác, vì có thể hoạt động này là cả một quá trình, không phục vụ cho yêu cầu thi cử, tuyển sinh trước mắt, mà lại tốn tiền của; hoặc có thể vì chế độ cho giáo viên chủ nhiệm trong việc tổ chức HĐGDNGLL như hiện nay là chưa thỏa đáng, hợp lý. Giáo viên phải chịu nhiều thiệt thòi, bỡi lẽ công việc mất quá nhiều thời gian công sức, trong khi chế độ thanh toán vẫn chưa được cải tiến, sửa đổi phù hợp.

+ Kinh phí tổ chức HĐGDNGLL cũng là một khó khăn đáng kể của các trường THPT, nhà trường phải chật vật xoay xở vấn đề kinh phí, trong khi việc tổ chức hoạt động lại rất tốn kém, cần nhiều kinh phí để trang trải. Bên cạnh đó CSVC - TBDH để thực hiện chương trình của các nhà trường chưa tốt hoặc không có, nhất là ở địa bàn nông thôn, xã, bản còn quá thiếu thốn, bất cập. Phương tiện và các điều kiện sinh hoạt đi lại, nhất là vào mùa mưa lũ rất khó khăn, đã ảnh hưởng không ít đến hiệu quả của việc tổ chức hoạt động giáo dục này trong các nhà trường hiện nay.

+ Các chế độ, chính sách, cơ chế chỉ đạo, phối hợp các lực lượng giáo dục chưa được Bộ GD - ĐT sớm sửa đổi và qui định rõ ràng.

+ Các công văn chỉ đạo hướng dẫn của Ngành, báo, tạp chí, tài liệu tham khảo liên quan đến HĐGDNGLL đa số các nhà trường còn thiếu thốn.

2.5.3. Những nguyên nhân của tồn tại, yếu kém (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng như đã phân tích ở trên, tuy nhiên, theo chúng tôi thì có một số nguyên nhân chính sau đây:

2.5.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Kết quả qua khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng cho thấy:

+ Phần nhiều cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và các lực lượng tham gia giáo dục khác, nhận thức chưa đúng mức về HĐGDNGLL, vì vậy chưa quan tâm đầu tư thích đáng cho quản lý và tổ chức hoạt động này trong các

nhà trường. Mặt khác, bộ phận đảm trách trong việc tổ chức hoạt động giáo dục này chính là Ban chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, nhưng ban này chưa phát huy hết năng lực chỉ đạo, điều hành của mình. Họ chưa kiện toàn, phát huy vai trò chỉ đạo cho các giáo viên chủ nhiệm, các lực lượng giáo dục, trong việc lựa chọn nội dung, chương trình, cách thức tổ chức, quản lý HĐGDNGLL cho học sinh phù hợp với điều kiện hiện có.

+ Đa số giáo viên không được đào tạo về lý luận, chuyên môn, nghiệp vụ, bồi dưỡng kỹ năng tổ chức HĐGDNGLL trong trường sư phạm, nên việc tổ chức hoạt động này chỉ trông chờ vào sự hứng thú, ham thích và nhu cầu của bản thân một số GVCN trong trường; chủ đề nào cũng tổ chức theo một mô-típ có sẵn nên làm cho các em dễ nhàm chán. Do đó hiệu quả của việc quản lý, tổ chức hoạt động này bị hạn chế.

+ Kỹ năng tổ chức họat động tập thể của đa số học sinh còn yếu kém. + Điều kiện khó khăn về phòng học, về CSVC - TBDH, tài chính của nhà trường là nguyên nhân chính, làm hạn chế chất lượng HĐGDNGLL trong các nhà trường.

2.5.3.2. Nguyên nhân khách quan

+ Do tác động mặt trái của cơ chế kinh tế thị trường, xu thế hội nhập cạnh tranh khu vực và toàn cầu hoá; Do cách đánh giá nhà trường, đánh giá cán bộ quản lý, giáo viên, đánh giá học sinh của Ngành, của xã hội chủ yếu căn cứ vào kết quả hoạt động dạy - học văn hóa trên lớp, đã khiến các nhà trường chỉ tập trung vào hoạt động này, ít quan tâm đến mặt HĐGDNGLL. Mặt khác, do chế độ thi tốt nghiệp THPT, thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng, Trung cấp như hiện nay còn mang nặng về lý thuyết, càng làm cho nhà trường THPT, xã hội, đặc biệt là học sinh và Cha mẹ HS quan tâm đầu tư nhiều vào

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông tỉnh điện biên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 62)