HS trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
+ Mục tiêu của biện pháp:
- Học sinh và tập thể HS vừa là đối tượng vừa là chủ thể của hoạt
động giáo dục. Trong xu thế đổi mới phương pháp giảng dạy, GD hiện nay, việc phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động sáng tạo của học sinh và tập thể HS cần khuyến khích, phát huy tối đa và đặt lên vị trí hàng đầu.
- Sự nỗ lực hoạt động của cá nhân học sinh trong tập thể có yếu tố quyết định đến sự phát triển nhân cách toàn vẹn của chủ thể hoạt động, vì vậy, cần phải phát huy tối đa yếu tố cá nhân người học như: năng lực bẩm sinh, năng lực hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, sức sáng tạo, năng khiếu, khả năng truyền thông, tự học tự rèn, tự tổ chức, tự quản lý, tự đánh giá và tự GD của HS…. Hãy trả các em về chính với sân chơi và hoạt động lành mạnh của các em!.
- Tập thể lớp học sinh chính là môi trường, là phương tiện trực tiếp tác động tới sự phát trỉển nhân cách nói chung và tài năng nói riêng của học sinh. Nhà sư phạm lỗi lạc A. X. Macarenkô cho rằng: “Tập thể là một cơ thể xã hội sinh động thể hiện sức mạnh tổng hợp của các thành viên của nó. Sức mạnh của các thành viên một khi đã được liên kết lại một cách có mục đích, có tổ chức thì sẽ tạo ra sức mạnh chung của tập thể mạnh gấp nhiều lần tổng số sức
mạnh của các thành viên riêng lẻ, đồng thời lại có tác dụng làm tăng thêm sức mạnh của từng thành viên”.[37,tr 32]
+ Nội dung và cách thực hiện:
Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thực chất là hoạt động của chính từng học sinh và tập thể HS, do các em tự tổ chức, tự điều khiển và tự quản lý dưới sự cố vấn định hướng chỉ đạo của giáo viên chủ nhiệm. Qua thực tế gần đây ở các trường THPT tỉnh Điện Biên, vai trò của số đông HS và tập thể HS rất mờ nhạt, thụ động trong HĐGDNGLL. Do đó Hiệu trưởng cần phải khuyến khích, phát huy tối đa vai trò chủ thể học sinh và tập thể HS trong hoạt động này như:
- Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp, chi đoàn có trí tuệ bản lĩnh đoàn kết, có năng lực tự quản tốt.
- Tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với tâm lý lứa tuổi, tạo điều
kiện để học sinh tự tin phát huy năng lực, xây dựng qui mô, qui trình hoạt
động cụ thể phù hợp với từng chủ đề, từng dạng hoạt động và đem lại hiệu
quả.
- Nhà trường, giáo viên chủ nhiệm phải phối hợp các lực lượng GD, xây dựng học sinh và tập thể lớp HS thành một tập thể tiên tiến, năng động, thông minh; một tổ chức tự giác biết học hỏi; biết tự điều khiển, quản lý, đánh giá kết quả HĐGDNGLL của tập thể và của mỗi thành viên.
- Tổ chức cho học sinh và tập thể HS biết lựa chọn phân tích, tổng hợp, dự đoán kết quả, khái quát hoá kinh nghiệm tổ chức hoạt động phù hợp với
nhu cầu và điều kiện hiện có, từ đó hình thành bản lĩnh trí tuệ cá nhân và tập
thể; hạn chế tính tự ty, rụt rè, nhút nhát, ỷ lại, ẩn mình trong tập thể. Phải biến quá trình GD - ĐT thành quá trình tự GD và đào tạo của chủ thể học sinh và tập thể học sinh.