Xây dựng bộ công cụ khảo sát

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông tỉnh điện biên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 48)

2.3.1.1. Sử dụng bộ phiếu hỏi bằng câu hỏi đóng mở và kiểm tra, dùng hệ

thống câu hỏi trắc nghiệm, để khảo sát về mức độ nhận thức và thực trạng HĐGDNGLL của cán bộ quản lý, cán bộ Đoàn TNCSHCM, cán bộ Hội Cha mẹ học sinh, giáo viên và học sinh ở các trường THPT tỉnh Điện Biên, bằng cách chúng tôi xây dựng 3 mẫu phiếu hỏi với những nội dung phù hợp, để tiến hành thực hiện cho 3 đối tượng:

* Cán bộ quản lý bao gồm: HT, Phó HT, Tổ trưởng chuyên môn, Bí thư Đoàn trường

* Giáo viên bao gồm: giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, chủ tịch Hội Cha Mẹ học sinh.

* Học sinh lớp 10 và 11 THPT

2.3.1.2. Chọn mẫu để nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng

chung bước 1 gồm của HT 5 trường THPT đại diện cho mặt bằng địa bàn tỉnh gồm 2 trường THPT của tỉnh (THPT thành phố, THPT Phan Đình Giót).1 trường THPT Thanh Chăn thuộc xã biên giới và 2 trường THPT huyện Điện Biên, THPT Thanh Nưa trong 2 năm học 2012-2013 và 2013- 2014.

Tổng số: Cán bộ quản lý: 34 người

Giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm: 308 người

Học sinh: gồm 3860 HS của 5 trường THPT trong tỉnh, chúng tôi chọn 1 lớp đại diện cho một khối, một trường chọn 2 đến 3 lớp đại diện cho 2 khối 10 và 11. Lớp lấy phiếu hỏi là những lớp hoạt động bình thường để có thể đại diện cho ý kiến của số đông học sinh trong nhà trường về HĐGDNGLL (xem phụ lục I,II,III).

2.3.1.3. Cách xử lý số liệu: Để xử lý số liệu điều tra, tôi dùng phương pháp

thống kê toán học trong khoa học giáo dục như: tính tỷ lệ %, giá trị trung bình, ước lượng, kiểm định..., trên tổng số các đối tượng được khảo sát.

Trong các phiếu hỏi ý kiến, mỗi nội dung hỏi, qui định mức thang điểm đánh giá như sau: Tốt: 4 điểm; Khá: 3 điểm

Trung bình: 2 điểm ; Yếu: 1 điểm

Sau đó, chúng tôi tính điểm bình quân cho mỗi nội dung được đánh giá

theo công thức sau: 

  4 1 1 i i in x N X

Với: X : là điểm bình quân của từng nội dung.

xi: là điểm được cho ứng với từng nội dung, xi {1,2,3,4}. k = 4 ni: là số người cho điểm xi nội dung tương ứng

Từ kết quả tính toán, chúng tôi phân tích, đánh giá và đưa ra những kết luận phù hợp.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông tỉnh điện biên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)