Phân tích thực trạng nhận thức về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông tỉnh điện biên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 50)

lớp của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh

Nhận thức về vai trò, vị trí, nhiệm vụ của HĐGDNGLL là rất quan trọng, đặc biệt với những người làm công tác quản lý giáo dục. Nếu các nhà quản lý giáo dục nói riêng, giáo viên và học sinh nói chung, có nhận thức một cách đầy đủ, đúng đắn về HĐGDNGLL thì chắc chắn hiệu quả giáo dục sẽ thu được rất cao.

2.3.2.1. Thực trạng nhận thức về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp qua thăm dò, khảo sát 30 cán bộ quản lý và 100 giáo viên, tại 5 trường THPT đại diện của cán bộ quản lý và giáo viên: Kết quả cho mặt bằng chung của cả tỉnh về thực hiện chương trình HĐGDNGLL, cho thấy:

+ Nhận thức về vị trí và mục tiêu của hoạt động: Kết quả nhận thức được nêu trong bảng 2.7 và 2.8.

Bảng 2.7. Nhận thức về vị trí HĐGDNGLL của cán bộ quản lý

Các vị trí của HĐGDNGLL Mức độ thể hiện ý kiến

SL TL

Đứng ngang hàng HĐ dạy - học trên lớp 12 40 %

Đứng sau HĐ dạy - học trên lớp 16 53,3 %

Không có vị trí nào 2 6,6 %

Nhận xét: Có đến 53% cán bộ quản lý nhận thức hoạt động giáo dục

ngoài giờ lên lớp đứng ở vị trí ở sau hoạt động dạy - học. Như vậy họ chỉ biết ưu tiên quan tâm đầu tư cho công tác chuyên môn dạy - học thuần túy trên lớp đã duy trì ổn định từ nhiều năm qua, đáp ứng yêu cầu thi cử trước mắt. Điều này chứng tỏ hầu hết cán bộ quản lý đều có nhận thức bước đầu chưa

đầy đủ về vị trí hoạt động này. Đặc biệt với con số 6,6% cán bộ quản lý chưa

xác định đúng vị trí của hoạt động. Tất cả đó, thể hiện phần nào đó về mặt nhận thức của Hiệu trưởng còn mơ hồ về mục tiêu giáo dục toàn diện, chủ

trương dạy học phân ban THPT, thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông nói chung và vai trò vị trí của các hoạt động giáo dục nói riêng, trong đó có HĐGDNGLL đến việc hình thành nhân cách toàn vẹn học sinh. Thực trạng này đặt ra cho ngành giáo dục, cho các nhà trường phổ thông, cho cán bộ quản lý phải tăng cường nâng cao hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức về hoạt động này, để trả lại đúng vị trí của nó.

Bảng 2.8. Nhận thức về mục tiêu hoạt động giáo dục của giáo viên

Nhận xét: Kết quả khảo sát cho thấy: có = 50% GV nhận thức về mục

tiêu cần đạt của hoạt động là trang bị bổ sung kiến thức, rèn luyện kỹ năng và hình thành thái độ tình cảm cho học sinh. Có gần 27% giáo viên nhận thức còn phiếm diện về mục tiêu, đây là một quá trình nhận thức lệch lạc đã ăn sâu

vào nếp nghĩ và hành động của giáo viên, đặc biệt có 23% giáo viên chưa xác

định được mục tiêu của hoạt động, hậu quả đó là do lâu nay chúng ta chỉ chú ý mặt giáo dưỡng, cung cấp tri thức khoa học bộ môn, xem nhẹ hoạt động giáo dục trong quá trình sư phạm. Thực tế này buộc các cán bộ quản lý nhà trường cần phải tăng cường hơn nữa công tác giáo dục nhận thức về mục tiêu của hoạt động cho đội ngũ giáo viên, vấn đề trở thành bứt thiết hơn trong thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay.

+ Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về các loại hình và hình

thức HĐGDNGLL cụ thể: Đa số cán bộ quản lý và giáo viên ở các nhà

trường THPT tỉnh Điện Biên, nhận thức về các loại hình và hình thức hoạt động cụ thể của HĐGDNGLL thu hút học sinh khá tốt là những hoạt động:

Các mục tiêu của HĐGDNGLL Mức độ thể hiện ý kiến

SL TL Trang bị kiến thức 5 5 % Rèn luyện kỹ năng 10 10 % Hình thành thái độ, tình cảm, xúc cảm 12 12 % Cả 3 mục tiêu trên 50 50 % Không có ý kiến 23 23 %

văn nghệ, giao lưu, vui chơi giải trí, thể dục - thể thao (TD - TT), cắm trại dã ngoại và hoạt động đố vui để học, hái hoa kiến thức bộ môn….(xem bảng 2.9 và bảng 2.10)

Bảng 2.9. Nhận thức của CBQL về các loại hình thực hiện HĐGDNGLL

TT Các loại hình hoạt động Đánh giá các mức độ thực hiện X Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL %

1 Hoạt động văn hóa,

văn nghệ, TD-TT… 6 40 8 53,3 1 6,6 0 0 3.3

2 Lao động vệ sinh - (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bảo vệ môi trường 6 40 7 46,2 2 13,2 0 0 3.3

3 Thi cắm hoa, nấu ăn 4 26,4 6 40 3 19,8 2 13,2 2.8

Bảng 2.10. Nhận thức của giáo viên đánh giá về các hình thức HĐGDNGLL

TT Các hình thức hoạt động Đánh giá các mức độ thu hút X Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 1 Hoạt động TD - TT 44 44 41 41 15 15 0 0 3.3 2 Hình thức văn nghệ 55 55 38 38 5 5 2 2 3.4 3 Hình thức cắm trại, dã ngoại 57 57 37 37 6 6 0 0 3.5

Như vậy, nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá các mức độ thực hiện và thu hút của các loại hình HĐGDNGLL ở nhà trường đang diễn ra thiếu phong phú, rất tẻ nhạt và đơn điệu, chỉ tập trung vào những hoạt động mang tính chất phong trào, bề nổi của tuổi trẻ thuộc nhóm văn hoá nghệ thuật; TD - TT, dã ngoại, nữ công gia chánh…Còn các loại hình khác như hoạt động xã hội - chính trị; hoạt động theo hứng thú khoa học kỹ thuật; hoạt động lao động - hướng nghiệp, ít tổ chức thực hiện ở trường và không thu hút

được học sinh tham gia(xem phụ lục III). Vấn đề này là một thực trạng yếu kém diễn ra từ nhiều năm nay với nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân cơ bản là yếu tố nhận thức của cán bộ quản lý và GV, đang đặt ra cho các nhà trường hiện nay cần phải quan tâm hơn.

+ Về nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá các tác

dụng của HĐGDNGLL đối với vịêc hình thành nhân cách học sinh:

Cán bộ quản lý và giáo viên nhận thức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chủ yếu có tác dụng tốt đến việc hình thành một số các phẩm chất và năng lực của học sinh, tập trung vào các mặt về: rèn luyện kỹ năng giao tiếp ứng xử, hoà nhập cộng đồng; nâng cao nhận thức hiểu biết xã hội, mở rộng các mối quan hệ xã hội; hình thành các chuẩn mực giá trị đạo đức, thẩm mỹ, thái

độ hành vi….(xem bảng 2.11. và bảng 2.12).

Bảng 2.11. Nhận thức của cán bộ quản lý về tác dụng của HĐGDNGLL đến việc hình thành nhân cách học sinh

TT Các phẩm chất và năng lực chủ yếu Đánh giá các mức độ tác dụng HS X Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 1 Hình thành các chuẩn mực giá trị đạo đức, hành vi ứng xử 8 53 5 33 2 14 0 0 3.4 2

Nâng cao nhận thức hiểu biết xã hội, mở rộng mối quan hệ hợp tác với cộng đồng

7 53 6 33 2 14 0 0 3.4

3 Rèn luyện kỹ năng giao tiếp,

Bảng2.12. Nhận thức của giáo viên về tác dụng của HĐGDNGLL đến việc hình thành nhân cách HS

Nhận xét: Như vậy, bên cạnh nhận thức tích cực về tác dụng của

HĐGDNGLL lên các mặt nhân cách HS mà CBQL và GV đã khẳng định. Song, còn các mặt phẩm chất và năng lực khác cũng khá quan trọng, nhưng chưa nâng lên ngang tầm nhận thức, gồm các mặt sau như: hình thành kỹ năng tự tổ chức quản lý cuộc sống; phát huy tính năng động sáng tạo, năng lực tự hoàn thiên; năng lực hợp tác và cạnh tranh lành mạnh(xem phụ lục II)… Qua kết quả đánh giá này, một lần nữa khuyến cáo các nhà trường cần có nhận thức đầy đủ hơn về tác dụng của HĐGDNGLL đến phát triển nhân cách toàn diện thế hệ trẻ.

+ GV đánh giá mức độ yêu thích của HS về các loại hình

HĐGDNGLL

Tổng hợp kết quả phiếu hỏi ý kiến cho thấy, đa số giáo viên đánh giá mức độ yêu thích của học sinh về các loại hình HĐGDNGLL cụ thể, tập trung vào 2 loại hình hoạt động sau: hoạt động đố vui để học, hái hoa kiến thức bộ

TT Các mặt tác dụng đến HS Đánh giá các mức độ tác dụng X Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 1 Hình thành những chuẩn mực, giá trị đạo đức, thẩm mỹ và rèn luyện … 48 48 41 41 9 9 2 2 3.4 2

Nâng cao nhận thức hiểu biết xã hội, mở rộng mối quan hệ xã hội

44 44 43 43 11 11 2 2 3.3

3

Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử, hoà nhập cộng đồng, góp phần cải tạo ...

môn; hoạt động giao lưu- tìm hiểu tình bạn, tình yêu, gia đình. Thực tế này cũng dễ hiểu, vì lâu nay trong nhà trường thường duy trì tổ chức các hoạt động mang màu sắc ngoại khóa học tập và hoạt động tuổi trẻ của Đoàn Thanh niên, do đó có điều kiện thu hút học sinh yêu thích các hoạt động cụ thể trên. Bên cạnh đó, các loại hình hoạt động cụ thể khác cũng rất quan trọng, dưới sự điều hành tổ chức trực tiếp của giáo viên, nhưng hình thức có thể khô khan, cứng nhắc, kém hấp dẫn, thiếu thường xuyên, học sinh xem nhẹ, nên giáo viên đánh giá học sinh không yêu thích, đó là: hoạt động nhân đạo tình nguyện; tìm hiểu ứng dụng khoa học kỹ thuật; hoạt động giáo dục dân số, giáo dục an toàn giao thông, thực hiện Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em. Kết quả này góp phần đánh giá nhận thức chưa hoàn toàn của giáo viên chúng ta hiện nay trong hoạt động giáo dục này. (xem bảng 2.13)

Bảng 2.13. Nhận thức của GV đánh giá mức độ yêu thích của HS về các loại hình HĐGDNGLL cụ thể TT Các loại hình hoạt động cụ thể Đánh giá các mức độ yêu thích (%) X Rất thích Thích Không thích Phân vân

1 Hoạt động đố vui để học, hái hoa

kiến thức 50 45 0 5 3.4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2 Hoạt động nhân đạo, tình nguyện 15 65 9 11 2.8

3 Tìm hiểu ứng dụng khoa học kỹ

thụât 24 60 10 6 3.0

4 Giao lưu mùa hè xanh - tìm hiểu

… 55 37 2 6 3.4

5 Hoạt động xã hội - chính trị 7 60 26 7 2.7

6 HĐGD dân số, GD ATGT, thực

+ Đánh giá về những khó khăn gặp phải: Qua bảng thống kê số liệu

sự đồng tình, phần lớn cán bộ quản lý và giáo viên xác định, khi tổ chức thực hiện chương trình HĐGDNGLL thường gặp những bất lợi cơ bản như sau: điều kiện CSVC, tài chính, kinh phí, đặc biệt là phòng học; học sinh thụ động, nhút nhát, phụ huynh học sinh chưa đồng tình, xem nhẹ hoạt động này; quĩ thời gian, không gian cho hoạt động quá hạn hẹp….Điều này cũng hợp qui luật triết học và lôgíc sư phạm: Không có vận động nào mà không gắn liền với vật chất, ở đây điều kiện CSVC - TBDH, tài chính quá thiếu thốn cho hoạt động; sự thống nhất và đấu tranh các mâu thuẫn nội tại trong các nhà trường chưa cao, cụ thể học sinh còn thụ động, nhút nhát, Cha mẹ học sinh không đồng thuận, năng lực tổ chức hoạt động tập thể của đội ngũ bất cập so với yêu cầu, sự liên kết phối hợp kém hiệu quả. Bên cạnh đó, một số nhà trường đặt trong bối cảnh, môi trường giáo dục có phần phức tạp…. Với kết quả nhận thức này, là điều đáng để cho các cấp QLGD xem xét, điều chỉnh lại chính sách, môi trường giáo dục của mình. (xem bảng 2.14 và bảng 2.15)

Bảng 2.14. Nhận thức về những khó khăn gặp phải khi tổ chức HĐGDNGLL của cán bộ quản lý TT Những khó khăn gặp phải Thể hiện ý kiến(%) Đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến

1 Điều kiện CSVC, tài chính, kinh phí

thiếu nhiều cho hoạt động này 60 19 21

2

HS còn thụ động, nhút nhát. Phụ huynh chưa đồng tình, xem nhẹ hoạt động GD này

61 27 12

3

Quĩ thời gian cho hoạt động quá hạn hẹp, vì ưu tiên cho dạy văn hoá, học thêm và các hoạt động GD khác

58 22 20

4

Năng lực tổ chức hoạt động tập thể của đội ngũ bất cập so với yêu cầu, sự phối hợp kém hiệu quả

Bảng 2.15. Nhận thức về những tác động xấu của yếu tố môi trường ngoài khi tổ chức HĐGDNGLL trong giáo viên

TT Các yếu tố bên ngoài nhà trường

Mức độ tác động xấu (%) Đặc biệt nghiêm trọng Nghiêm trọng Bình thường

1 Ảnh hưởng của phim ảnh, mạng

Internet ngoài luồng 60 25 15

2 Các tụ điểm vui chơi, giải trí thiếu lành

mạnh 45 35 20

3 Điều kiện về ANCT, TTATXH phức

tạp, các tai tệ nạn xã hội 40 46 14

2.3.2.2. Phân tích thực trạng nhận thức của HS về HĐGDNGLL: Qua khảo sát, hỏi ý kiến của 1.000 học sinh đại diện cho 5 trường THPT cho mặt bằng chung toàn tỉnh. Kết quả nhận thức của học sinh như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Về xác định các HĐGDNGLL là những hoạt động nào?: Phần lớn

học sinh nhận thức ban đầu về các HĐGDNGLL chỉ tập trung vào hoạt động giáo dục đạo đức, rèn luyện kỹ năng hoạt động (55%); hoạt động vui chơi giải trí (45%). Điều này là hiển nhiên, vì thời gian qua ở các trường THPT, các hoạt động này thường hay tổ chức nhiều hơn. Còn ý kiến về các hoạt động khác như: hoạt động Đoàn thể (20%); Hoạt động ngoại khóa học tập (28%); hoạt động ngoại khóa giáo dục (28%); các hoạt động của học sinh tự tổ chức ngoài nhà trường (14%). Đây là vấn đề đáng làm cho chúng ta boăn khoăn, lo lắng.

+ Nhận thức về các loại hình và nội dung hoạt động: Đa số HS thích

các loại hình hoạt động như: Văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao; tìm hiểu ứng dụng sáng tạo khoa học kỹ thuật; hoạt động theo hứng thú khoa học kỹ thuật, nghệ thuật…Các nội dung hoạt động tập trung sự chú ý của học sinh là: Thanh niên với vấn đề lập thân, lập nghiệp; học sinh với truyền thống dân tộc

và truyền thống cách mạng, bảo vệ di sản văn hóa; những vấn đề có tính nhân loại toàn cầu (bệnh tật, đói nghèo…)…..(xem bảng 2.16).

Bảng 2.16. Nhận thức của HS về loại hình và nội dung HĐGDNGLL

TT Các loại hình hoạt động

Mức độ thể hiện ý kiến

(%)

Rất thích Không thích

1 Hoạt động tìm hiểu, ứng dụng, sáng tạo

khoa học kỹ thuật 72 28

2 Hoạt động văn hóa nghệ thụât, TD-TT 87 13

3 Hoạt động xã hội - nhân đạo - từ thiện 72 28

TT Các nội dung hoạt động

1 Thanh niên với vấn đề lập thân, lập nghiệp 63 37

2 Truyền thống dân tộc và truyền thống cách

mạng, bảo vệ di sản văn hoá 66 34

3

Những vấn đề có tính nhân loại như: bệnh tật, đói nghèo, dân số, môi trường, tệ nạn XH, Công ước LHQ về QTE

65 35

Các loại hình và nội dung hoạt động học sinh không thích thú khi tham gia là: hoạt động xã hội - chính trị; hoạt động xây dựng và bảo vệ môi trường; hoạt động lao động và hướng nghiệp; lẽ sống của thanh niên trong giai đoạn CNH - HĐH; nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc; tình bạn, tình yêu, hôn nhân gia đình…

+ Nhận thức về các tác dụng, ảnh hưởng của hoạt động giáo dục

ngoài giờ lên lớp đối với vịêc hình thành nhân cách: Phần lớn học sinh nhận

thức tác dụng tốt của HĐGDNGLL đối với bản thân, tập trung vào các mặt sau: tạo khả năng về ứng xử, giao lưu tiếp xúc bạn bè, năng lực tự hoàn thiện; tạo mối quan hệ tốt hơn với bạn bè trong và ngoài lớp, năng lực thích ứng;

giúp cho việc củng cố, mở rộng kiến thức đã học trên lớp được tốt hơn…..(xem bảng 2.17)

Bảng 2.17. Về các tác dụng, ảnh hưởng của HĐGDNGLL

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông tỉnh điện biên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 50)