Thực trạng tổ chức, quản lý chỉ đạo HĐGDNGLL của HT các trường

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông tỉnh điện biên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 60)

trường THPT tỉnh Điện Biên

Kết quả khảo sát, hỏi ý kiến về thực trạng tổ chức, quản lý các HĐGDNGLL của 15 CBQL và 100 GV của đại diện 5 trường THPT trong toàn tỉnh, cho thấy:

2.4.1. Thực trạng tổ chức, quản lý chỉ đạo HĐGDNGLL của HT các trường THPT THPT

+ Về việc thành lập ban chi đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

ở trường: Kết quả điều tra cho thấy;

- Có 24% ra quyết định bằng văn bản do Phó HT làm trưởng ban.

- Không ra quyết định bằng văn bản do Bí thư Đoàn trường làm trưởng ban.

- Có 8% ra quyết định không thành văn bản chỉ nói chung chung. - Có 9% không ra quyết định thành lập ban chỉ đạo.

Như vậy, rất nhiều Hiệu trưởng chưa thực hiện đúng thông tư 32/TT, vẫn còn chỉ đạo tùy tiện và xem nhẹ hoạt động giáo này. Điều đó có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả việc chỉ đạo các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Do đó chúng ta cần phải có giải pháp củng cố, kiện toàn để phát huy ban chỉ đạo này.

Có tới 14% là do Ban giám hiệu phụ trách; 22% do Ban chấp hành Đoàn trường; 2% do một nhóm giáo viên chuyên trách; 62% do giáo viên chủ nhiệm lớp phụ trách.

Như vậy, Ngoài lực lượng chính là giáo viên chủ nhiệm lớp ra thì lực lượng giáo viên bộ môn còn chưa có vai trò trách nhiệm chính, đang còn đứng ở ngoài cuộc. Đây cũng chính là một phần trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của các Hiệu trưởng còn trì trệ.

+ Về thời điểm tổ chức diễn ra các hoạt động: Qua các ý kiến thực tế

cho biết:

- Có 20% được tổ chức vào thời điểm đầu hàng tháng. - Không có hoạt động nào được tổ chức vào thời gian hè.

- Có 22% được tổ chức theo kế hoạch chỉ đạo cụ thể của Ban chỉ đạo.

- Có 2% tổ chức tuỳ theo những vấn đề “nóng” của xã hội và địa

phương nơi trường đóng.

- Có 7% được tổ chức phối kết hợp giữa các ban ngành, đoàn thể tuỳ theo nội dung chương trình hoạt động.

Như vậy, các hoạt động diễn ra chủ yếu tập trung vào trong năm học, còn một số chủ điểm tổ chức vào thời gian trong hè thì không thực hiện được. Đây cũng chính là thực trạng công tác tổ chức, quản lý, chỉ đạo còn hạn chế của Hiệu trưởng đang diễn ra, do vậy chúng ta cần phải có biện pháp để khắc phục.

+ Về các biện pháp đã chỉ đạo và mức độ thực hiện: Kết quả thống kê

cho biết:

- Các nhóm biện pháp đã thực hiện đánh giá mức độ đạt yêu cầu là: xây dựng kế hoạch tuần, tháng, học kỳ và cả năm học đạt 20%; phối hợp với hoạt động của Đoàn TNCS đạt 28%; phối hợp với Cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội đạt 22%; có qui định nhiệm vụ, tiêu chuẩn thi đua cụ thể đối với giáo viên, học sinh đạt 30%.

- Các nhóm biện pháp thực hiện còn bộc lộ yếu kém, tập trung ở các

nhóm biện pháp sau: Việc thành lập Ban chỉ đạo; Công tác tuyên truyền giáo dục nhận thức; Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, tài chính; Thi đua khen thưởng, kiểm tra, đánh giá hoạt động; Chỉ đạo tổ giáo viên chủ nhiệm; Rèn luyện, bồi dưỡng kỹ năng hoạt động cho giáo viên và học sinh…

Nhận xét: Qua nghiên cứu lý luận kết hợp thực tiễn cho thấy, trong

thời gian gần đây, nhiều trường THPT tỉnh Điện Biên có chú trọng cải tiến các biện pháp quản lý HĐGDNGLL, nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện trong nhà trường. Song, những cố gắng đó chưa đồng bộ và thống nhất, tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đang triển khai đạt hiệu quả thấp. Thực trạng này đòi hỏi các nhà trường phải đề xuất các biện pháp mới phù hợp và khả thi hơn trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông tỉnh điện biên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 60)