Khuyến nghị

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông tỉnh điện biên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 96)

Để thực hiện có hiệu quả các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Điện Biên, chúng tôi xin có một số kiến nghị với các cấp quản lý Ngành GD - ĐT và địa phương

như sau:

2.1. Đối với Bộ Giáo dục - Đào tạo

- Chế độ đánh giá nhà trường, đánh giá học sinh và đặc biệt là chế độ thi tốt nghiệp, thi tuyển hiện nay chỉ tập trung vào các môn văn hoá, khiến cho các nhà trường chỉ đầu tư chuyên sâu về hoạt động dạy và học trên lớp, ít quan tâm đến các hoạt động GD khác ngoài lớp, trong đó có HĐGDNGLL. Vì vậy, Bộ GD - ĐT cần nhanh chóng cải tiến đánh giá hoạt động nhà trường, đánh giá HS và chế độ thi cử các cấp, để các nhà trường và xã hội quan tâm tổ chức các HĐGDNGLL, góp phần phát triển toàn diện nhân cách thế hệ trẻ hiện nay.

- Cần sớm xem xét, sửa đổi và ban hành các văn bản pháp qui về chế độ chính sách, về chuẩn đánh giá, về cơ chế chỉ đạo, phối hợp các lực lượng thực hiện chương trình và sách giáo khoa các hoạt động giáo dục ở các trường phổ thông, trong đó có HĐGDNGLL; cần nêu rõ trách nhiệm, quyền lợi cho các trường, cho Ban chỉ đạo, chế độ cho GVCN(tăng thêm số tiết trách nhiệm

và phụ cấp lương)… làm cơ sở pháp lý cho các trường phổ thông triển khai thực hiện tốt hơn nữa hoạt động này.

- Cần mạnh dạn giảm tải chương trình dạy học văn hoá trên lớp, để cân đối hài hoà giữa hoạt động dạy học và GD, tạo môi trường thống nhất giữa quá trình dạy học và quá trình GD. Hiện nay các bộ môn văn hoá đã chiếm không ít thời gian hoạt động ngoài giờ của giáo viên và học sinh.

- Trong nguồn ngân sách chi thường xuyên cho hoạt động của nhà trường, Bộ GD - ĐT cần phối hợp với Bộ Tài chính qui định về kinh phí và sử dụng kinh phí độc lập, rõ ràng cho các hoạt động dạy học – giáo dục, bên cạnh hoạt động chi cho con người, để các Sở GD - ĐT và nhà trường có thể mạnh dạn thực hiện chi và quyết toán được cho các HĐGDNGLL như những hoạt động chuyên môn văn hóa. Mặt khác, cần phải có chế độ tăng cường kinh phí, cung cấp trang thiết bị cho hoạt động GD, cần ưu tiên hơn cho các trường ở vùng nông thôn, xã, bản, vùng sâu, vùng xa, biên giới và vùng đặc biệt khó khăn.

- Nên sớm xem xét, khảo sát và có kế hoạch đào tạo giáo viên dạy bán chuyên trách hoặc chuyên trách bộ môn HĐGDNGLL và GD hướng nghiệp; GV tư vấn tâm lý học đường ở trường phổ thông.

- Có chế độ đãi ngộ thỏa đáng hơn cho giáo viên ở những vùng khó khăn, để họ yên tâm công tác, giúp các nhà trường ổn định xây dựng đội ngũ, đáp ứng nhiệm vụ GD ở từng địa phương.

2.2. Đối với các trường Cao đẳng, Đại học Sư phạm

- Giáo viên tham gia tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một trong những nhiệm vụ của họ bên cạnh nhiệm vụ dạy học văn hóa trên lớp. Giáo viên cần được đào tạo bài bản để có kiến thức, kỹ năng nghịệp vụ tổ chức các hoạt động GD trong nhà trường. Vì vậy, trong chương trình kế hoạch đào tạo của các trường Đại học Sư phạm nhất thiết phải có học phần tương xứng dành cho công tác tổ chức các HĐGDNGLL. Trong chương trình bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ của Bộ GD - ĐT giao cho các trường,

khoa Sư phạm đảm trách, cần đi sâu cập nhật những tri thức, kỹ năng hoạt động và giới thiệu những mô hình hoạt động tốt.

- Cần phối hợp với các Sở GD - ĐT, tổ chức các hội thảo, hội nghị khoa học, thảo luận chuyên đề định kỳ cho cán bộ quản lý và giáo viên phụ trách hoạt động tham gia ít nhất 2 lần trong năm học.

2.3. Đối với UBND Tỉnh và Sở GD - ĐT Điện Biên

- Sở GD - ĐT Điện Biên cần có bộ phận chuyên trách HĐGDNGLL, để thống nhất chỉ đạo các HĐGDNGLL trên địa bàn toàn tỉnh, đây chính là bộ phận soạn thảo kế hoạch, chương trình hoạt động, hướng dẫn chỉ đạo thực hiện và kiểm tra giám sát, đánh giá việc thực hiện của các nhà trường.

- Trong công tác thanh tra toàn diện một nhà trường, bên cạnh việc đi sâu thanh tra, kiểm tra các hoạt động dạy học trên lớp, cần đặt ngang hàng và đi sâu hơn nữa thanh tra quản lý và tổ chức các hoạt động GD tập thể, trong đó có HĐGDNGLL trong và ngoài nhà trường. Điều này sẽ buộc các nhà trường quan tâm nhiều hơn đến quản lý tổ chức HĐGDNGLL có hiệu quả.

- Hàng năm Sở GD - ĐT Điện Biên nên chủ trì tổ chức các cụm hội nghị bàn về công tác tổ chức quản lý HĐGDNGLL, tập trung báo cáo kinh nghiệm của các trường làm tốt và những vướng mắc khó khăn, để rút kinh nghiệm quản lý điều hành và có sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của Sở. Có chế độ khen thưởng động viên thỏa đáng đối với những trường, những HT tổ chức tốt HĐGDNGLL.

- Cần phối hợp tốt hơn nữa với Tỉnh Đoàn và các hội đoàn thể khác, tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng về năng lực, kỹ năng tổ chức các HĐGDNGLL cho BCĐ, đội ngũ GV và cán bộ Đoàn, Hội ở các trường THPT trong tỉnh.

- UBND tỉnh cần có chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục, có

chính sách đặc thù hỗ trợ kinh phí, ưu tiên đầu tư xây dựng CSVC - TBDH

cho các trường thuộc vùng đặc biệt khó khăn có tỉ lệ hộ nghè nhất tỉnh,vùng sâu, vùng xa và biên giới.

2.4. Đối với các trường THPT trong tỉnh

- Hiệu trưởng nhà trường cần phải nhận thức đúng về vai trò, vị trí của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong điều kiện đổi mới chương trình GD phổ thông hiện nay, từ đó đầu tư thời gian công sức thỏa đáng cho công tác quản lý các HĐGDNGLL, thực hiện một cách linh hoạt, sáng tạo các biện pháp tổ chức quản lý phù hợp với điều kiện cụ thể của đặc điểm, tình hình nhà trường.

- Trong công tác quản lý nhà trường nói chung, quản lý HĐGDNGLL nói riêng, HT cần tăng cường giao lưu với các trường bạn trong huyện, tỉnh hoặc theo cụm để học tập kinh nghiệm tốt của nhau.

- Cần sắp xếp kế hoạch tổ chức HĐGDNGLL trong dịp hè thật bổ ích và lý thú cho các em vui chơi thoải mái và rèn luyện thêm trong hè.

- Hiệu trưởng cần mạnh dạn dành kinh phí thích đáng cho việc đầu tư CSVC - TBDH, phục vụ cho HĐGDNGLL và tổ chức tốt hoạt động GD này.

- Người Hiệu trưởng phải thực sự là con chim đầu đàn, là cầu nối liên kết các mối quan hệ phối hợp các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường. Kế hoạch hóa được toàn bộ HĐGDNGLL của trường mình, đồng thời chủ động đưa ra các biện pháp quản lý toàn diện, cân đối, hài hòa, có trọng tâm, trọng điểm, thống nhất và đồng bộ trong tổ chức, quản lý HĐGDNGLL, đây

là khâu đột phá quan trọng có một ý nghĩa quyết định bền vững, xuyên suốt

trong công tác tổ chức các biện pháp quản lý thực hiện chương trình HĐGDNGLL của Hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Điện Biên./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. A.S. Macarenkô (1984), Giáo dục người công dân, Nxb Giáo dục, Hà

Nội.

2. A.S.Macarenkô (1984), Tuyển tập các tác phẩm Sư phạm: tập1, Nxb

Giáo dục, Hà Nội.

3. Đặng Quốc Bảo (2004), Vấn đề quản lý từ một số góc nhìn, Nxb Đại

học Sư phạm Hà Nội.

4. Báo cáo UBND tỉnh, (2012), Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

năm 2012 và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2013, Điện Biên.

5. Bộ GD - ĐT (2005), Tài liệu nhiệm vụ năm học 2005 – 2006, Nxb

Giáo dục, Hà Nội.

6. Bộ GD – ĐT (2012), Chỉ thị nhiệm vụ năm học 2012 – 2013, Nxb Giáo

dục, Hà Nội.

7. Bộ GD- ĐT (2005), Tập tài liệu gửi kèm sach giáo khoa THPT thí

điểm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

8. Bộ GD – ĐT (2007), Điều lệ trường Trung học năm 2007 và chế độ, chính sách, qui định mới nhất về trường Trung học, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.

9. Bộ GD - ĐT (2007), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương

trình, sách giáo khoa lớp 11 về hoạt động GDNGLL, Nxb Giáo dục, Hà

Nội.

10. Bộ GD - ĐT (2007), Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường

phổ thông có nhiều cấp học, Hà Nội.

11. Bộ GD - ĐT (1981), Sổ tay người Hiệu trưởng, Tủ sách trường CBQL

và NV, Hà Nội.

12. Nguyễn Thị Doan (1996), Đỗ Minh Cương, Phương Kỳ Sơn, Các học

thuyết quản lý, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

13. Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Điện Biên lần thứ XII, nhiệm

14. Vũ Gia (2009), Làm thế nào để viết luận văn, luận án: biên khảo, Nxb

Thanh niên.

15. Phạm Minh Hạc (1990), Phương pháp tiếp cận hoạt động nhân cách

và giáo dục hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

16. Đặng Vũ Hoạt (1998), Hoạt động GDNGLL ở trường THCS, Nxb

Giáo dục, Hà Nội.

17. Trần Kiểm (2006), Khoa học quản lý giáo dục - Một số vấn đề lý luận

và thực tiễn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

18. Hồ Chí Minh (1990), Về vấn đề giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

19. Phan Trọng Ngọ (chủ biên), Nguyễn Đức Hường,(2003), Các lý

thuyết phát triển tâm lý người, Nxb ĐHSP Hà Nội.

20. Giang Thị Khuyên: Thực trạng quản lý Hoạt động giáo dục ngoài giờ

lên lớp ở trường Tiểu học miền núi, huyện Mai Sơn- Sơn La, Luận văn

Thạc sỹ Khoa học Giáo dục, Trường ĐHSP Hà Nội.

21. Đặng vũ Hoạt (1994), Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp,

Nxb Hà nội.

22. Nguyễn Dục Quang: Đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động giáo

dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT, Tạp chí NCGD số 6/1999.

23. Đinh Xuân Huy: Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ

lên lớp của người Hiệu trưởng trong trường DTNT ở tỉnh Lai Châu -

Luận văn thạc sĩ KHGD, Trường ĐHSP Hà nội.

24. Phạm Hoàng Gia: Hoạt động ngoài giờ lên lớp học sinh lớp 6, Tạp

chí nghiên cứu giáo dục 4 - 1984 và Tạp chí NCGD số 2- 1987.

25. Nguyễn Văn Thiềm: Mấy biện pháp giáo dục học sinh ngoài giờ lên

lớp theo địa bàn dân cư.

26. Hà Thế Ngữ (2001), Giáo dục học một số vấn đề lý luận và thực tiễn,

Nxb ĐH Quốc gia, Hà Nội.

27. Võ Quang Phúc (1992), “Nói chuyện giáo dục thế giới đời xưa”, Sở

28. P.V.Zimin (1985), Những vấn đề quản lý trường học, Trường cán bộ

quản lý giáo dục - Bộ Giáo dục.

29. Nguyễn Ngọc Quang (1990), Những khái niệm cơ bản lý luận về quản

lý giáo dục, Trường CBQL GD - ĐT, Hà Nội.

30. Nguyễn Hải Sản (1998), Quản trị học, Nxb Thống kê, Hà Nội.

31. Sở Giáo dục - Đào tạo Điện Biên, Báo cáo Sơ, Tổng kết năm học từ

năm học 2011 - 2012 đến HKI năm học 2013 - 2014, tỉnh Điện Biên.

32. Sở Giáo dục - Đào tạo Điện Biên, Báo cáo thống kê đầu năm học từ

năm học 2011- 2012 đến năm học 2013- 2014, tỉnh Điện Biên.

33. Vũ Văn Tảo (2003), Dạy cách học, Dự án đào tạo giáo viên THCS,

Hà Nội.

34. T.A.Ilina (1978), Giáo dục học tập 3, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

35. Nguyễn Thị Kỷ (1999), Hoạt động giáo dục ở trường THCS, Nxb

Giáo dục, HN.

36. Nguyễn Thị Thành (2005), “ Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ

lên lớp cho học sinh THPT”, Tạp chí Giáo dục, (114).

37. Hà Nhật Thăng (2000), Công tác GVCN lớp, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

38. Nguyễn Thị Hoàng Trâm (2005), Quản lý các hoạt động giáo dục

ngoài giờ lên lớp- Dân số - Phòng chống ma túy, Trường CBQL GD -

ĐT II, TP Hồ Chí Minh.

39. Dương Thiệu Tống (2000), Thống kê ứng dụng trong nghiên cứu

KHGD, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

40. Thái Duy Tuyên (1998), Những vấn đề cơ bản Giáo dục học hiện đại,

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

41. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên), Trần Hữu Luyến, Trần Quốc

Thành(1995), Tâm lý học đại cương, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

42. Phạm Viết Vượng (2000), Giáo dục học, Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội.

43. Phạm Viết Vượng (2001), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học,

PHỤ LỤC

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG

(Dành cho cán bộ quản lý)

Xin đồng chí giới thiệu đôi điều về bản thân:

Họ tên:……….. Chức vụ……… Chuyên môn giảng dạy:……… Tên trường:……… Số năm công tác:………… ……Nam…….Nữ……….Dân tộc………

Để nghiên cứu biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng ở trường THPT kính đề nghị đ/c vui lòng cung cấp thông tin và trả lời câu hỏi mà đ/c cho là thích hợp theo nội dung của câu hỏi vào cột - ô với những vấn đề sau:

Phần I: Thông tin

1. Qui mô trường lớp, số học sinh theo từng năm học:

Chỉ tiêu Theo từng năm học

2010-2011 2011-2012 2012-2013 2013-2014 Số trường Số lớp Số học sinh Số HS/lớp Tỷ lệ HS nữ Tỷ lệ HS dân tộc

Theo Báo cáo thống kê từ năm học 2010-2011 đến 2013-2014 của Sở GD – ĐT tỉnh Điện Biên.

2. Tình hình đội ngũ GV và CBQL bậc THPT

TT Chỉ tiêu Theo từng năm học

2010-2011 2011-2012 2012-2013 1 Tổng số GV Tỷ lệ GV đạt chuẩn Tỷ lệ GV trên chuẩn Tỷ lệ GV/lớp 2 Tổng số CBQL Nam Nữ Đại học: Thạc sĩ: Tiến sĩ:

3. Về cơ sở vật chất theo thống kê của sở GD-ĐT

TT Chỉ tiêu Theo từng năm học

2011-2012 2012-2013 2013-2014 I Phòng học và diện tích đất Tổng số phòng học Phòng học kiên cố Phòng học cấp 4 Phòng học tạm Tỷ số lớp/ số phòng học Diện tích khuôn viên trường m2/bình quân cho 100 hs

II Thiết bị dạy học và SGK

TN Tỷ lệ trường có Thư viện Tỷ lệ trường có phòng bộ môn Tỷ lệ học sinh / máy tính TL HS có từ 90-100% SGK theo yêu cầu

4. Chất lượng 2 mặt GD được đánh giá thực chất theo từng năm học

Xếp loại Theo từng năm học

2010-2011 2011-2012 2012-2013 2013-2014 Học Lực Giỏi Khá Trung bình Yếu, kém Hạnh Kiểm Tốt Khá Trung bình Yếu

5. Ngân sách địa phương (Đơn vị tính: triệu đồng)

TT Chỉ tiêu Theo từng năm hành chính

2010 2011 2012 2013

1 Chi NSNN tỉnh cho sự nghiệp GD

2

Chi NSNN phân theo: - Chi thường xuyên - Chi đầu tư XD cơ bản

3 Tỷ lệ chi cho GD trong tổng chi NS địa phương

Nguồn: Sở GD - ĐT Điện Biên cung cấp

Phần II: Thực trạng nhận thức về vị trí HĐGNGLL trong công tác QL: 1. Theo quan niệm đ/c nhận thức về vị trí HĐGDNGLL cón những mức độ nào sau đây (Nhận thức về vị trí HĐGDNGLL của CBQL.)

Các vị trí của HĐGDNGLL Mức độ thể hiện ý kiến Đứng ngang hàng HĐ dạy - học trên lớp

Đứng sau HĐ dạy - học trên lớp Không có vị trí nào

Ghi chú: đánh dấu (x) vào mức độ tương ứng mà đ/c cho là đúng.

2. Theo nhận thức của đ/c hãy đánh giá mức độ thự hiện về các loại hình HĐGDNGLL sau đây.(Dành cho cán bộ quản lý )

TT Các loại hình hoạt động

Đánh giá các mức độ thực hiện

Tốt Khá TB Yếu

1 Hoạt động văn hóa, văn nghệ, TD- TT…

2 Lao động vệ sinh - bảo vệ môi trường 3 Thi cắm hoa, nấu ăn

3. Đ/c hãy đánh giá về tác dụng của HĐGDNGLL đến việc hình thành nhân cách HS sau đây.(Dành cho cán bộ quản lý)

TT Các phẩm chất và năng lực chủ yếu

Đánh giá các mức độ tác động HS

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông tỉnh điện biên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)