Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 49 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
49
Dung lượng
774,4 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ DỰ ÁN HỢP TÁC VIỆT NAM – HÀ LAN BÀIGIẢNGCÁCPHƯƠNGPHÁPKHUYẾNNÔNG Người biên soạn: Hoàng Gia Hùng Huế, 08/2009 1 Chương 1 PHƯƠNGPHÁPKHUYẾNNÔNG CÁ THỂ 1.1. Khái niệ m phươngphápkhuyếnnông và phươngphápkhuyếnnông cá nhân Phươngphápkhuyếnnông chính là cách thức hay con đường mà cán bộ khuyếnnông sử dụng để tác động đến người nông dân nhằm kích thích tiến trình học hỏi của họ. 1.2. Một số phươngphápkhuyếnnông cá nhân 1.2.1. Thăm nông hộ 1.2.1.1. M ục đích Đứng trên quan điểm của người nông thôn thì sự đến thăm của cán bộ khuyếnnông sẽ tạo ra cơ hội cho việc vạch ra những giải pháp thực tế cho những vấn đề chuyên biệt. Ngược lại trên quan điểm của cán bộ khuyếnnông thì sự thăm hỏi ở nhà và ở trại có thể cải biến những khuyến cáo có tính chất tổng quát cho đúng với những tình huống chuyên biệt. Nếu như mục đích của chuyến tham quan là để thu thập thông tin, thì thông tin có thể được hiểu và sử dụng có hiệu quả hơn vì cán bộ khuyếnnông hiểu được hoàn cảnh thực tế của địa phương. Sự hiểu biết sâu sắc về các điều kiện ở trại và ở nhà và quan điểm của người nông thôn cũng đem lại cơ hội lớn cho việc lựa chọn chỉ đạo viên địa phương ở địa phương đó. * Mục đích của việc đến thăm + Làm quen và tạo sự gần gủi với người nông dân và gia đình họ. + Tạo điều kiện cung cấp cho nông dân thông tin và lời khuyên về một vấn đề cụ thể nào đó. + Giải đáp những thắc mắc mà người nông dân không có cơ hội hỏi cặn kẻ. + Tạo điều kiện theo dõi kết quả công việc khuyếnnông đang tiến hành. + Giúp hiểu thêm những vấn đề nông thôn và vấn đề người nông dân đang gặp phải. 1.2.1.2. Chuẩn bị kế hoạch thăm nông hộ * Kế hoạch thăm nông hộ - Chuẩn bị Trước hết phải nắm rõ mục đích của cuộc thăm hỏi. Trước khi thăm nông hộ, người làm công tác khuyếnnông phải xem lại hồ sơ liên quan đồng ruộng, trại của nông dân và nghiên cứu tất cả những thông tin cần thiết liên quan đến người nông dân và gia đình của họ. Phải biết tất cả những gì liên quan và chép tóm tắt tình trạng nơi mình sắp đến không nên có vẽ mơ hồ không biết gì về người nông dân và công việc của họ và tránh xem lại giấy tờ trong lúc làm việc với họ. 2 Ngoài ra các cuộc thăm hỏi phải được hoạch định trước và tuỳ theo các công việc địa phương. Nếu dự kiến trước rồi thì dù tổ chức một buổi trình diễn hoặc một cuộc họp buổi sáng thì có thể lên chương trình cho vài cuộc thăm hỏi cá nhân trong buổi chiều. Nếu cuộc hẹn đã định trước, nông dân sẽ có thì giờ để chuẩn bị và suy nghĩ về các vấn đề mà họ muốn bàn với người kỹ thuật viên khuyến nông. Việc chuẩn bị có thể tóm tắt như sau: + Hẹn trước nếu được + Xác định rõ mục tiêu của cuộc thăm hỏi + Xem lại giấy tờ hồ sơ liên quan + Chuẩn bị đề tài để trao đổi + Lên kế hoạch thăm viếng - Thực hiện thăm viếng Trong khi thăm đồng ruộng nông trại, trước hết người làm công tác khuyếnnông phải biết làm thế nào để mở đầu câu chuyện. Các giây phút đầu tiên cực kỳ quan trọng để tạo một cuộc tiếp xúc quan trọng, nhất đó là cuộc tiếp xúc đầu tiên. Nên chuyển câu chuyện và hướng dẫn câu chuyện đi từ việc canh tác này đến việc canh tác khác. Một cuộc đối thoại rôm rã sẻ là bắt đầu tốt. Cần phải dành thời gian chào thăm hỏi gia đình của nông dân. Phải tuỳ theo tập tục của địa phương mà hành động. Người làm công tác khuyếnnông sau đó phải chọn thời gian thích hợp để đề cập tới các vấn đề cụ thể. Việc chọn lý lẽ cũng hết sức quan trọng. Điều quan trọng là khuyếnnông viên nên tìm cơ hội để khen ngợi họ về kinh nghiệm cach tác của họ. Điều này khuyến khích họ và cho thấy rằng họ cũng có một số kiến thức nhất định. Cần phải ghi chép lại nội dung thăm viếng, điều nay giúp cán bộ khuyếnnông giử lại được nội dung chi tiết cuộc thăm viếng. Việc thăm viếng có thể tóm tắt như sau: + Phải đến đúng giờ + Chào hỏi nông dân và gia đình họ + Khen ngợi việc làm và thành quả của họ + Khuyến khích người dân trình bày khó khăn và thảo luận + Ghi chép lại nội dung + Thoả thuận với nông dân về ngày giờ và đề tài của lần gặp sắp tới. - Viết báo cáo Cuộc thăm nông trại, đồng ruộng chỉ đạt được mục đích nếu chúng ta lồng vào đó nội dung và kết quả. Trong khi thăm đồng, cán bộ khuyếnnông phải ghi chép các 3 vấn đề quan trọng kèm theo các khảo sát và nhận xét. Sau mỗi cuộc thảo luận cán bộ khuyếnnông phải ghi lại ngày tháng, đề tài và các kết luận. Cuối cùng người cán bộ khuyếnnông phải kết luận về vấn đề thảo luận với nông dân. Tóm tắt: + Ghi nội dung của buổi thăm đồng và kết quả; + Cung cấp những thông tin hoặc vài lời khuyên; + Hoạch định chương trình thăm đồng cho lần sau. * Những điều cần chú ý khi viếng thăm - Phải thân mật, tình cảm và ca ngợi - Không nặng về hình thức - Chiếm được lòng tin của người dân - Bàn luận về các vấn đề và giúp gia đình nông dân giả quyết các khó khăn - Phải để lại được ấn tượng tốt - Để lại những tài liệu có liên quan 1.2.1.3. Ưu và nhược điểm * Ưu điểm - Cung cấp cho khuyếnnông viên những thông tin mới nhất về các điều kiện ở trại và ở nhà và quan điểm của người nông dân - Mức độ thu nhận kết quả của người nông dân là cao * Nhược điể m - Chi phí cho một kỹ thuật cao - Thời gian thăm viếng không phải lúc nào củng hợp lý - Có xu hướng chỉ tập trung vào một số nông dân tiến bộ 1.2.2. Tiếp dân/nông dân Song song với việc tiếp xúc tại nhà nông dân, hoặc thăm đồng thì thỉnh thoảng nông dân cũng có thể đến văn phòng làm việc của cán bộ khuyến nông. Điều này cũng cho thấy lợi ích của công việc và tình bạn nảy sinh qua cuộc tiếp xúc. Các cuộc viếng thăm này ở văn phòng chiếm ít thời gian những lại có nhiều lợi ít hơn tiếp xúc ngoài đồng. Ở văn phòng hay ở ngoài đồng cuộc gặp gỡ đều phải chuẩn bị để người nông dân thấy thoải mái để họ đặt vấn đề và trình bày nội dung muốn thảo luận. Tóm tắt: + Ghi chép kỹ càng + Có bảng để ghi chép và trình bày 4 + Có ghế cho khách ngồi + Cung cấp tài liệu cho nông dân 1.2.3. Trao đổi thông tin qua thư và điện thoại Gửi và trả lời thư là một hoạt động khá quan trọng trong công tác khuyến nông. Những khó khăn có thể đặt ra khi viết thư là ngôn ngữ được dùng đôi khi là những thuật ngữ chuyên môn và cũng có thể viết sai . Chính vì vậy khi viết thư cho nông dân cán bộ khuyếnnông phải đặt mình vào vị trí của người nông dân. Thư phải viết bằng ngôn ngữ địa phương với lời lẽ phải thân mật, đơn giản để người dân dễ hiểu. Tóm tắt: + Thư phải sáng sủa rõ ràng, dài tương đối. + Thông tin phải cung cấp thích đáng. + Trả lời càng nhanh càng tốt. 5 Chương 2 PHƯƠNGPHÁPKHUYẾNNÔNG NHÓM 2.1. Khái niệm Phươngphápkhuyếnnông theo nhóm là phươngpháp mà ở đó thông tin được truyền đạt cho một nhóm người có cùng chung một mối quan tâm và nhằm đạt được mục đích giống nhau. Chúng ta sử sụng phươngpháp này khi chúng ta cần tương tác giữa những người nông dân để đạt được mục đích của chúng ta, hoặc khi chúng ta cần những thông tin phản hồi trực tiếp của người dân. Phươngphápkhuyếnnông này gồm một số hình thức sau 2.2. Phươngpháp diễn thuyết 2.2.1. Khái niệm Nói chuyện là một kỹ thuật truyền thông bằng lời (được áp dụng trong công tác khuyến nông) qua đó một cá thể truyền đạt thông tin cho một nhóm thính giả. 2.2.2. Ưu và nhược điểm Ưu điểm - Nhiều thông tin có thể truyền đạt trong một thời gian tương đối ngắn, - Cùng một thời điểm có thể có nhiều người nghe, - Những nhận thức trừu tượng và chủ đề lạ lẫm có thể được trình bày thuận lợi. Nhược điểm - Chủ đề của bài nói chuyện thường không được nhớ kỹ. - Thính giả nói chung ở trong trạng thái thụ động. - Nói chuyện không phù hợp với việc dạy các kỹ năng và chỉ đạt được bằng thay đổi cử chỉ thái độ. Vì thế nói chuyện là một kỹ thuật truyền thông hữu ích trong khuyếnnông khi chúng ta cần nói chuyện với nhiều người, thời gian hạn chế, hoặc khi chủ đề hoặc là trừu tượng hoặc là hoàn toàn mới đối với thính giả. Trong bất kể tình huống nào, tính hiệu quả của việc nói chuyện không thể đánh giá bằng nội dung những gì đã nói mà là thính giả nhớ được gì. 2.2.3. Chuẩn bị kế hoạch diễn thuyết * Lập kế hoạch nói chuyện Cũng giống như việc lập kế hoạch cho bất cứ một hoạt động khuyếnnông nào thì 4 yếu tố cần phải xem xét đó là: - M ục tiêu: Mục tiêu của bài nói chuyện phải diễn tả được kết quả của bài nói chuyện mà người nói muốn người nghe thấy/nghe được sau khi nghe nói 6 chuyện. Để kiểm tra liệu bài nói chuyện của chúng ta có đạt hiệu quả không chúng ta so sánh kết quả với mục tiêu đã định ra. - Thính giả: Thính giả mà bài nói chuyện nhằm vào phải được xem xét ở hai phương diện. + Một là quy mô: Thính giả càng đông thì tiếp xúc cá nhân với từng người là càng ít. Người nói chuyện phải khuyến khích thính giả tham gia càng nhiều càng tốt, vì vậy quy mô dự nghe thường hạn chế số tư liệu có thể trình bày. Quy mô cũng có thể ảnh hưởng đến phong cách muốn trình bày. Với số thính giả ít chúng ta có thể dành nhiều thời gian cho hỏi, thảo luận và trình bày không cần theo một hình thức nào, trong khi đó nếu thính giả đông thì chúng ta phải trình bày có cấu trúc hẳn hoi. + Hai là trình độ và kiến thức của người nghe: Người nói chuyện cần phải biết trình độ và kiến thức của người nghe để xác định chủ đề và phong cách trình bày cho phù hợp. Nếu nói thấp hơn trình độ của họ, họ có thể tỏ ra khó chịu thậm chí bị xúc phạm và nếu cao hơn trình độ của họ thì đơn giản là họ chẳng hiểu gì cả. Như vậy khi nói chuyện điểm xuất phát được xác định từ những gì thính giả được biết. - Chủ đề: Khi soạn thảo chủ đề cho bài nói chuyện, điểm xuất phát được xác định từ những gì thính giả đã biết. Sự khác biệt giữa kiến thức đó với nội dung đã được xác định là mục tiêu chỉ ra tư liệu phải đưa ra để trình bày. Nếu khoảng trống giữa kiến thức và mục tiêu mong muốn lớn thì không thể trình bày toàn bộ tư liệu trong một lần nói chuyện. Trong trường hợp đó mục tiêu và chủ đề nên được chia làm thành những bài ngắn hơn và được trình bày theo một trật tự logic. - Tình hình: Tình hình trong đó thực hiện bài nói chuyện có quy mô về mặt vật lý và xã hội. + Quy mô vật lý trước tiên đó là thời gian và địa điểm. Phải xác định được thời gian nói chuyện vào lúc nào là thích hợp nhất? Hoạt động gì sẽ có trước khi nói chuyện? Và tiếp theo bài nói chuyện là hoạt động gì? Thực hiện trong nhà hay ngoài trời? Trong một phòng họp lớn hay trong nhà riêng? . + Quy mô về mặt xã hôi đó là người nói chuyện có được thính giả biết đến nhiều không và như thế nào? Họ nghĩ gì về người nói chuyện-về chuyên môn, về các việc khác? Người nghe có xem người nói chuyện là cấp trên của mình không? . Tóm lại, có nhiều thông tin tham gia vào việc lập kế hoạch cho bài nói chuyện hơn những gì cần cho chính việc trình bày chủ đề. Người nói chuyện phải biết rõ mục tiêu của mình, thính giả, chủ đề và tình hình trong đó sẽ đọc bài nói chuyện. Càng thu thập càng nhiều thông tin về nói trên thì càng lập kế hoạch bài nói chuyện càng tốt. 2.2.4. Chuẩn bị thông tin diễn thuyết * Chuẩn bị tư liệu (chuẩn bị bài đọc). 7 Về nguyên tắc thì có hai nguồn tư liệu cho một bài nói chuyện. Thứ nhất là kinh nghiệm của bản thân và thứ hai là kinh nghiệm của người khác tức là tư liệu đã được công bố. Để thu thập và chọn dữ liệu tốt, trước tiên (sau khi đã xác định mục tiêu, thính giả và chủ đề) chúng ta cần đọc thông tin mở rộng để đạt được trình độ bao quát chủ đề. Thứ hai đọc có chọn lọc các tư liệu đó và đánh dấu các điểm có liên quan trực tiếp đến bài đọc đang chuẩn bị. Trong lần đọc cuối cùng xem lại những điểm bút ký, hoàn tất chúng bằng những kinh nghiệm của bản thân. Tiếp theo chia tư liệu thành các tiêu đề và sắp xếp chúng theo một trật tự logic. Để đạt được tư liệu trong thời gian trình bày cần chia tư liệu đó ra thành 3 loại. Phần chủ yếu, phần mong muốn và phần lựa chọn phương án. 2.2.5. Xây dựng cấu trúc bài diễn thuyết * Cấu trúc bài nói chuyện Bài nói chuyện được chia làm 3 phần chính: Giới thiệu, thân bài và kết luận. + Phần giới thiệu: Mục đích của phần giới thiệu là khơi dậy sự quan tâm của thính gỉa, thiết lập mối quan hệ giữa người nói chuyện và công chúng của mình và tạo ra bầu không khí thoải mái, thư giãn và dẫn đến động não. Có thể bắt đầu bằng một ví dụ thực tiễn hoặc đặt thính giả trước một vấn đề thực tế. + Phần thân bài: Thân bài của bài nói chuyện phải gồm những những tư liệu cần phải phát triển và trình bày để bài nói chuyện đạt được mục tiêu. Các tiêu đề phải được sắp xếp trật tự logic, dẫn dắt từ ngữ, từ điểm này qua điểm khác. + Kết luận: Nhằm cố định chủ đề trong bộ nhớ của người nghe. Tóm tắt các điểm chính và nói rõ các vấn đề mà câu hỏi nêu ra phần đầu. * Xác định thời gian và địa điểm trình bày Có nhiều việc phải quan tâm song thời gian và địa diểm nói chuyện phải luôn luôn đặc biệt thu xếp cẩn thận. Đầu đề Nội dung Phương tiện Thời gian 1. Ghi những đầu đề chính đã chuẩn bị 2. Mỗi đầu đề phải tương xứng với từng nội dung phù hợp. Ghi những nội dung tương ứng với đầu đề. Ghi các câu hỏi và các ví dụ trong cột này. Viết lên phương tiện cần có tương ứng với từng nội dung mà phương tiện phục vụ. Ghi thời gian cần thiết cho mỗi đoạn trình bày. Ở khu vực nông thôn do cự ly xa, đi lại khó khăn và yêu cầu thời biểu nông nghiệp, thường khó mà triệu tập nhiều người vào một địa điểm. Vì vậy nên tận dụng 8 những cuộc họp định kỳ để nói chuyện là tốt nhất. Phải báo cho mọi người biết trước ngày họp để họ thu xếp thời gian tham dự. Địa điểm nói chuyện nên chọn nơi mọi người quan tâm, dễ đến. Cần trang bị phương tiện nghe nhìn, có đủ ghế ngồi thoải mái, có đủ ánh sáng và phòng họp phải thông thoáng . 2.2.6. Yêu cầu của người diễn thuyết Một người nói chuyện tốt phải : - Sử dụng ngôn ngữ giản dị - Nói rõ và lưu loát - Bình tĩnh thoải mái - Theo đúng đề cương đã chuẩn bị - Nhiệt tình nói về chủ đề. 2.3. Phươngpháp thảo luận nhóm 2.3.1. Khái niệm và mục đích * Khái niệ m Thảo luận nhóm là trao đổi các tư tưởng, ý nghĩ và quan điểm qua những con người khác nhau. Tuy nhiên không phải mỗi một cuộc trao đổi là một cuộc thảo luận. Tuỳ theo mục đích của người tham gia mà một cuộc trao đổi có thể trở thành cuộc tranh cải nếu như một người cho rằng anh ta đúng còn người kia sai, một cuộc tranh luận nếu như một người chỉ trích các người khác, một cuộc nói chuyện nếu như một người trình bày ý kiến còn người khác chỉ nghe mà không nhận xét gì . Người tham gia thảo luận đúng đắn phải xác định rằng có thể học hỏi một cái gì đó. Tuy nhiên ranh giới để phân biệt các hình thức trên chỉ mang tính tương đối. * Mục tiêu của thảo luận nhóm - Biến đổi thái độ của người tham gia - Phát triển tinh thần hợp tác - Phát triển ý thức trách nhiệm - Phát triển ý thức phê phán và óc sáng tạo - Phát hiện và khuyến khích những người có khả năng lãnh đạo - Đạt được các quyết định của nhóm 2.3.2. Ưu và nhược điểm Trong tất cả các kỹ thuật khuyến nông, thảo luận nhóm có lẽ là linh hoạt nhất và bản thân thảo luận đưa lại nhiều tác dụng nhất Ưu điểm: 9 - Thảo luận giải quyết được vấn đề của nhóm - Thấy được những ý kiến khác nhau và những bất đồng - Ý thức trách nhiệm và hợp tác cao Nhược điể m: - Tốn thời gian - Chỉ thực hiện tốt và có hiệu quả đối với nhóm nhỏ - Người tham gia phải có một số kỹ năng truyền thông và một ít kiến thức. 2.2.3. Chuẩn bị kế hoạch tổ chức thảo luận - Xác định chủ đề thảo luận Chủ đề thảo luận phải đảm bảo một cơ sở chung nào đó giữa những người tham gia. - Xác định mục tiêu chung và xem có đạt được bằng thảo luận không - Xác định số người tham gia thảo luận Số lượng lý tưởng người tham gia là khoảng 6-12 người. Một nhóm cở đó thường đại biểu cho các ý kiến và quan tâm khác nhau cho phép thảo luận được và cũng đảm bảo cho mọi người có cơ hội phát biểu nếu họ muốn. - Xác định đối tượng tham gia thảo luận Những người tham gia thảo luận nên có một trình độ giáo dục và cơ sở xã hội xấp xỉ nhau. - Môi trường thảo luận Phải có đủ thời gian cho người tham gia không cảm thấy bị gò bó. Cần có đủ chổ ngồi thoải mái và mội thành viên phải nhìn thấy nhau. Tổ chức thảo luận nhóm Phần lớn những gì đã trình bày ở phần nói chuyện cũng sẽ áp dụng tố cho thảo luận nhóm. Tuy nhiên cần chú ý một số đặc điểm - Nên ngồi theo hình tròn hoặc hình móng ngựa - Phải có bàn nghế và giấy bút để viết nếu cần. - Nên cho nghĩ giải lao và giải khát 2.2.4. Yêu cầu/trách nhiệm của người điều khiển thảo luận Điều khiển thảo luận nhóm - Trách nhiệm của người điều khiển thảo luận là đảm bảo sự tham gia tích cực của mọi người, đề phòng cá nhân áp đảo và khuyến khích ai có thể ngần ngại. - Đảm bảo thảo luận sinh động nhưng có trật tự. - Người điều khiển phải trình bày vấn đề ở nhiều khía cạch khác nhau. . PHƯƠNG PHÁP KHUYẾN NÔNG CÁ THỂ 1.1. Khái niệ m phương pháp khuyến nông và phương pháp khuyến nông cá nhân Phương pháp khuyến nông chính là cách thức hay. HỌC NÔNG LÂM HUẾ DỰ ÁN HỢP TÁC VIỆT NAM – HÀ LAN BÀI GIẢNG CÁC PHƯƠNG PHÁP KHUYẾN NÔNG Người biên soạn: Hoàng Gia Hùng Huế, 08/2009 1 Chương 1 PHƯƠNG PHÁP