Bài giảng môn thức ăn tự nhiên

38 1.1K 10
Bài giảng môn thức ăn tự nhiên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thức ăn tự nhiên hay thức ăn sống (natural food, live food ) là các phiêu sinh (plankton). Phiêu sinh chính là chuỗi thức ăn sơ cấp và thứ cấp cho hầu hết động vật nước. Phiêu sinh có hai nhóm, đó là phiêu sinh thực vật (phytoplankton) và phiêu sinh động vật (zooplankton). Phytoplankton được coi là sinh vật tự dưỡng, bởi vì chúng có thể sử dụng nguồn cacbon, nitơ đơn giản và ánh sáng mặt trời để sinh trưởng và phát triển; chúng là điểm xuất phát của chuỗi thức ăn. Zooplankton được coi là sinh vật dị dưỡng, chúng ăn những sinh vật tự dưỡng và các sinh vật dị dưỡng khác. Zooplankton là nguồn thức ăn quan trọng của ấu trùng tôm và cá trong tự nhiên hay nuôi trồng. Thức ăn tự nhiên đóng vai trò rất quan trọng, quyết định sự thành công trong ương nuôi nhiều loài động vật thủy sản, đặc biệt là ở giai đoạn ấu trùng. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, kỹ thuật nuôi một số loại thức ăn tươi sống cho động vật thủy sản từ lâu đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Các đối tượng chủ yếu đang được quan tâm nghiên cứu như: Vi tảo, luân trùng, giáp xác râu ngành, Artemia, trùng chỉ. Nghề nuôi giáp xác, cá biển và nhuyễn thể đang ngày càng phát triển mạnh, vì thế, nhu cầu con giống đang ngày gia tăng và cần được giải quyết. Trong sản xuất giống, thức ăn và kỹ thuật cho ăn khi ương ấu trùng là vấn đề rất quan trọng. Ngày nay, mặc dù có nhiều kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất thức ăn nhân tạo cho ấu trùng, nhưng những thức ăn tươi sống như tảo, luân trùng, giáp xác râu ngành, Artemia.. . vẫn được xem là thức ăn vô cùng quan trọng và có tiềm năng rất lớn trong sản xuất giống. Việc nuôi và sử dụng các sinh vật làm thức ăn này đã có một lịch sử lâu đời ở nhiều nước và ngày nay đang được áp dụng rộng rãi tên toàn thế giới. Trong những năm 70, sản xuất của các trại cá và tôm hầu như dựa chủ yếu vào việc đánh bắt những cá giống (giai đoạn cá bột) sống trong tự nhiên. Tuy nhiên, từ sau khi kỹ thuật sản xuất ấu trùng từ đàn bố mẹ trở nên phổ biến thì hàng tỷ ấu trùng cá, ấu trùng thân mềm và giáp xác đã được sản xuất trong các trại giống trên toàn thế giới. Ấu trùng là những sinh vật còn rất nhỏ, yếu đuối và chưa phát triển đầy đủ về mặt sinh lý như kích thước miệng còn nhỏ, giác quan và hệ thống tiêu hoá chưa hoàn thiện. Những yếu tố này hạn chế việc lựa chọn và sử dụng thức ăn thích hợp trong những pha nuôi dưỡng đầu tiên của ấu trùng. Đối với tảo, hai loài Isochrisys galbana và Pyramimonas grossii đầu tiên được Bruce và ctv báo cáo đã phân lập và nuôi đơn chúng dùng làm thức ăn trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là dùng cho nuôi ấu trùng trai, hầu. Tiếp theo đó, là kết quả nuôi thành công tảo khuê cho nhiều loài động vật không xương sống khác nhau của Allen và Nelson, 1910 (Ryther và Golman, 1975). Đến năm 1941, khi Matsue tìm ra phương pháp phân lập và nuôi cấy tảo thuần loài Skeletonema costatum thì loài tảo này đã được Hudinaga dùng làm thức ăn cho ấu trùng tôm Penaeus japonicus và đã tăng tỉ lệ sống của ấu trùng ở giai đoạn lên 30%, thay vì 1% so với các kết quả trước đây (Liao, 1983). Phương pháp nuôi tảo khuê cho ấu trùng tôm của Hudinaga được gọi là “phương pháp nuôi cùng bể” và sau đó phương pháp này được Loosanoff áp dụng trong ương nuôi ấu trùng hai mảnh vỏ. Từ những năm 1940, người ta rất quan tâm đến nuôi sinh khối tảo, không chỉ dùng cho nghề nuôi thủy sản mà còn vì nhiều mục đích khác, như: cải tạo đát, lọc nước thải, nguồn thực phẩm cho con người hay thức ăn tươi sống. Beijerinck đã nghiên cứu nuôi tảo Chlorella vulgaris lần đầu tiên trong ống nghiệm và đĩa petri. Nhiều nghiên cứu tiếp theo được tiến hành và cho đến năm 1948-1950, một công trình đầu tiên chuyển phương pháp nuôi cấy trong phòng thí nghiệm ra qui mô sản xuất lớn đã được thực hiện bởi nhà khoa học Litter, của Cambridge (Soeder, 1986). Tuy nhiên, về sau nuôi đại trà tảo Chlorella phát triển chủ yếu là ở Đông Nam Châu Á, đặc biệt là ở Nhật, Trung Quốc, Đài Loan (Richmon, 1986). Ví dụ: Ở Đài Loan, nuôi sản xuất tảo được hình thành vào năm 1964, đến năm 1977, đã có 30 trại sản xuất với công suất 200 tấn/tháng, sản xuất khoảng 1.000 tấn/năm. Các loài tảo khác như Dunadiella, Scenedesmus, Spirulina.. . cũng được nghiên cứu và phổ biến ra qui mô sản xuất. Số liệu thống kê cho thấy, tổng sản lượng hàng năm của tảo Spirulina trên thế giới là 850 tấn, trong đó, Mexicô đóng góp 300 tấn, Đài Loan: 300 tấn, Hoa Kỳ: 90 tấn, Thái Lan 60 tấn, Nhật Bản :40 tấn và Israel: 30 tấn (Richmon, 1986).

Bài giảng môn thức ăn tự nhiên Mục Lục 3.2 Kỹ thuật nuôi luân trùng .19 Nhiệt độ 19 pH: Trong tự nhiên luân trùng có thể sống ở pH từ 5-10, thích hợp nhất ở 7,5-8,5 (Hoff và Snell, 2004). Hoạt động bơi lội và hô hấp của luân trùng hầu như không thay đổi khi pH trong khoảng 6,5-8,5 và suy giảm khi pH dưới 5,6 hoặc trên 8,7 (Nogrady 1993). Hoạt động bơi lội của luân trùng trong môi trường kiềm giảm nhanh hơn trong môi trường axit. 19 Ánh sáng : Khi so sánh hệ thống nuôi ngoài trời với ánh sáng mặt trời đầy đủ và nuôi trong điều kiện tối, Fukusho (1989) nhận thấy luân trùng B. plicatilis phát triển tốt trong điều kiện ánh sáng đầy đủ. Theo Fulks và Main (1991), ánh sáng kích thích sự phát triển của luân trùng nhờ vào sự gia tăng phát triển của vi khuẩn quang hợp và tảo trong bể nuôi .20 N-NO2- : Theo Groeneweg and Schluter (1981), hàm lượng N-NO2- đạt từ 10-20ppm không gây độc đối với luân trùng Brachionus rubens. Lubzens (1987) cho rằng ở nồng độ 90-140 ppm N-NO2- gây độc đối với luân trùng. 20 Sử dụng tảo làm thức ăn cho luân trùng .20 Sử dụng men bánh mì làm thức ăn cho luân trùng 20 Thức ăn nhân tạo cho luân trùng 21 Cách cho luân trùng ăn .21 Nuôi theo mẻ 21 Nuôi theo phương pháp bán liên tục 21 Nuôi theo phương pháp liên tục .22 Nuôi luân trùng mật độ cao 22 Nuôi luân trùng trong hệ thống tuần hoàn kết hợp với tảo và cá rô phi .23 ĐH Bạc Liêu Nuôi thức ăn tự nhiên2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỨC ĂN TỰ NHIÊN 1.1 VAI TRÒ CỦA THỨC ĂN TỰ NHIÊN ĐỐI VỚI NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Thức ăn tự nhiên hay thức ăn sống (natural food, live food ) là các phiêu sinh (plankton). Phiêu sinh chính là chuỗi thức ăn sơ cấp và thứ cấp cho hầu hết động vật nước. Phiêu sinh có hai nhóm, đó là phiêu sinh thực vật (phytoplankton) và phiêu sinh động vật (zooplankton). Phytoplankton được coi là sinh vật tự dưỡng, bởi vì chúng có thể sử dụng nguồn cacbon, nitơ đơn giản và ánh sáng mặt trời để sinh trưởng và phát triển; chúng là điểm xuất phát của chuỗi thức ăn. Zooplankton được coi là sinh vật dị dưỡng, chúng ăn những sinh vật tự dưỡng và các sinh vật dị dưỡng khác. Zooplankton là nguồn thức ăn quan trọng của ấu trùng tôm và cá trong tự nhiên hay nuôi trồng. Thức ăn tự nhiên đóng vai trò rất quan trọng, quyết định sự thành công trong ương nuôi nhiều loài động vật thủy sản, đặc biệt là ở giai đoạn ấu trùng. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, kỹ thuật nuôi một số loại thức ăn tươi sống cho động vật thủy sản từ lâu đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Các đối tượng chủ yếu đang được quan tâm nghiên cứu như: Vi tảo, luân trùng, giáp xác râu ngành, Artemia, trùng chỉ. Nghề nuôi giáp xác, cá biển và nhuyễn thể đang ngày càng phát triển mạnh, vì thế, nhu cầu con giống đang ngày gia tăng và cần được giải quyết. Trong sản xuất giống, thức ăn và kỹ thuật cho ăn khi ương ấu trùng là vấn đề rất quan trọng. Ngày nay, mặc dù có nhiều kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất thức ăn nhân tạo cho ấu trùng, nhưng những thức ăn tươi sống như tảo, luân trùng, giáp xác râu ngành, Artemia . vẫn được xem là thức ăn vô cùng quan trọng và có tiềm năng rất lớn trong sản xuất giống. Việc nuôi và sử dụng các sinh vật làm thức ăn này đã có một lịch sử lâu đời ở nhiều nước và ngày nay đang được áp dụng rộng rãi tên toàn thế giới. Trong những năm 70, sản xuất của các trại cá và tôm hầu như dựa chủ yếu vào việc đánh bắt những cá giống (giai đoạn cá bột) sống trong tự nhiên. Tuy nhiên, từ sau khi kỹ thuật sản xuất ấu trùng từ đàn bố mẹ trở nên phổ biến thì hàng tỷ ấu trùng cá, ấu trùng thân mềm và giáp xác đã được sản xuất trong các trại giống trên toàn thế giới. Ấu trùng là những sinh vật còn rất nhỏ, yếu đuối và chưa phát triển đầy đủ về mặt sinh lý như kích thước miệng còn nhỏ, giác quan và hệ thống tiêu hoá chưa hoàn thiện. Những yếu tố này hạn chế việc lựa chọn và sử dụng thức ăn thích hợp trong những pha nuôi dưỡng đầu tiên của ấu trùng. Đối với tảo, hai loài Isochrisys galbana và Pyramimonas grossii đầu tiên được Bruce và ctv báo cáo đã phân lập và nuôi đơn chúng dùng làm thức ăn trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là dùng cho nuôi ấu trùng trai, hầu. Tiếp theo đó, là kết quả nuôi thành công tảo khuê cho nhiều loài động vật không xương sống khác nhau của Allen và Nelson, 1910 (Ryther và Golman, 1975). Đến năm 1941, khi Matsue tìm ra phương pháp phân lập và nuôi cấy tảo thuần loài Skeletonema costatum thì loài tảo này đã được Hudinaga dùng làm thức ăn cho ấu trùng tôm Penaeus japonicus và đã tăng tỉ lệ sống của ấu trùng ở giai đoạn lên 30%, thay vì 1% so với các kết quả trước đây (Liao, 1983). Phương pháp nuôi tảo khuê cho ấu trùng tôm của Hudinaga được gọi là “phương pháp nuôi cùng bể” và sau đó phương pháp này được Loosanoff áp dụng trong ương nuôi ấu trùng hai mảnh vỏ. Từ những năm 1940, người ta rất quan tâm đến nuôi sinh khối tảo, không chỉ dùng cho nghề nuôi thủy sản mà còn vì nhiều mục đích khác, như: cải tạo đát, lọc nước thải, nguồn thực phẩm cho con người hay thức ăn tươi sống. Beijerinck đã nghiên cứu nuôi tảo Chlorella vulgaris lần đầu tiên trong ống nghiệm và đĩa petri. Nhiều nghiên cứu tiếp theo được tiến hành và cho đến năm 1948-1950, một công trình đầu tiên chuyển phương pháp nuôi cấy trong phòng thí nghiệm ra qui mô sản xuất lớn đã được thực hiện bởi nhà khoa học Litter, của Cambridge (Soeder, 1986). Tuy nhiên, về sau nuôi đại trà tảo Chlorella phát triển chủ yếu là ở ĐH Bạc Liêu Nuôi thức ăn tự nhiên3 Đông Nam Châu Á, đặc biệt là ở Nhật, Trung Quốc, Đài Loan (Richmon, 1986). Ví dụ: Ở Đài Loan, nuôi sản xuất tảo được hình thành vào năm 1964, đến năm 1977, đã có 30 trại sản xuất với công suất 200 tấn/tháng, sản xuất khoảng 1.000 tấn/năm. Các loài tảo khác như Dunadiella, Scenedesmus, Spirulina . cũng được nghiên cứu và phổ biến ra qui mô sản xuất. Số liệu thống kê cho thấy, tổng sản lượng hàng năm của tảo Spirulina trên thế giới là 850 tấn, trong đó, Mexicô đóng góp 300 tấn, Đài Loan: 300 tấn, Hoa Kỳ: 90 tấn, Thái Lan 60 tấn, Nhật Bản :40 tấn và Israel: 30 tấn (Richmon, 1986). Để phục vụ cho mục đích nuôi thủy sản, nhiều loài tảo khác cũng được nghiên cứu nuôi trong điều kiện phòng thí nghiệm hoặc ở qui mô sản xuất. Wendy và Kevan, 1991, đã tổng kết: ở Hoa kỳ, các loài Thalasiossira pseudomonas, Skeletonema, Chaetoceros calcitrans, Chaetoceros mulleri, Nannochloropsis ocula, Cchlorella minutissima . được nuôi để làm thức ăn cho luân trùng, ấu trùng hai mảnh vỏ, ấu trùng tôm và cá theo hương pháp từng đợt hoặc bán liên tục trong những bể composite 2.000-25.000 lít. Ở Washington, năng suất tảo loài Thalasiossira pseudomonas có thể đạt 720 kg khô/24.000 tấn/8 tháng ; còn ở Hawaii, năng suất loài Nanochlopsis đạt khoảng 2,2 triệu lít/năm. Trung Quốc bắt đầu nghiên cứu nuôi tảo từ những năm 1940. Nhưng mãi đến 1980, chỉ có hai loài Phaeodactylum triconutum và Tetraselmis subcordiformis là đối tượng nuôi dùng trong ương ấu trùng tôm. Về sau, có nhiều loài đã được phân lập để nuôi cấy. Song, những loài nuôi chính bao gồm Isochrisys galbana, Pavlova viridi, Chaetoceros muelleri, Phaeodactylum triconutum, Tetraselmis dùng cho ấu trùng tôm Penaeus chinensis và Argopecten. Chúng được nuôi bằng phương pháp thu từng đợt. Năng suất nuôi của Isochrisys galbana có thể đạt 4,8 x 1015 tế bào/năm. Ở Đài Loan, các đối tượng nuôi chính là Nannochloropsis oculata, Tetraselmis, Chlorella sp., dùng cho ương nuôi ấu trùng họ tôm he (Penaeus), loài Isochrysis galbana trong ương nghêu .Riêng loài Skeletonema costatum, sản lượng nuôi có thể đạt tới 9.000 tấn/năm. Nuôi tảo ở Nhật cũng rất quan trọng với nhiều đối tượng nuôi và bằng phương pháp thu từng đợt hoặc bán liên tục: Chaetoceros sp., Penaeus japonicus và Metapenaues ensis, Isochrysis sp. và Pavlova lutheri dùng cho hai mảnh vỏ, Tetraselmis sp., Nanochloropsis oculata, Chlammydomonas sp. cho luân trùng Brachionus plicatilis. Nuôi tảo khuê cũng rất phổ biến ở Thái Lan, nhất là loài Skeletonema costatum và Chaetoceros calcitrans dùng cho ấu trùng tôm. Bể nuôi thường là bể composite có thể tích 1.000 lít hay bể ximăng 4.000 lít. Ước đoán năng suất đạt được khoảng 3 x 1012 tế bào/tháng. Ở nước ta, hiện nay đã có nhiều cơ quan nghiên cứu đã nhập giống, phân lập, lưu giữa và nuôi sinh khối các loài tảo thuần cho mục đích nghiên cứu và sản xuất thực nghiệm. Song, thực tế, các trại sản xuất vẫn còn sử dụng chủ yếu là các loại tảo tự nhiên do chưa có điều kiện phòng thí nghiệm lưu giống thuần tại trại và công việc này cũng khá phức tạo đối với trại sản xuất kinh doanh. Bên cạnh tảo phiêu sinh, luân trùng (hay còn gọi là trùng bánh xe), loài Brachinus plicatilis cũng đóng vai trò quan trọng trong nghề nuôi trồng thủy sản, đặc biệt chúng là thức ăn cho ấu trùng của cá biển có vây. Ở nhiều nước như Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan, nuôi luân trùng đã trở thành nghề nuôi thương phẩm. Quá trình nuôi luân trùng của những nước này mang nết đặc trưng riêng của mỗi quốc gia. Ở Nhật, Brachionus plicatilis lần đầu tiên được Katashi (1995) nghiên cứu và phát hiện như một loại thức ăn lý tưởng cho ấu trùng cá biển Ayu (Plecoglossus altivelia). Năm 1964, trại Yashima bắt đầu nuôi sinh khối Brachionus plicatilis, sau đó, năm 1965, chúng được dùng rộng rãi cho loài cá Pagrus major và là thức ăn có giá trị cao. Hiện nay, nuôi sản xuất Brachionus plicatilis dòng S và L là mục tiêu của nghề nuôi cá Pagrus major, Japanese ĐH Bạc Liêu Nuôi thức ăn tự nhiên4 flounder, Japanese sweet fish .Với qui mô sản xuất lớn, nuôi luân trùng ở Trung Tâm Nuôi Cá có thể 4-8 tỷ con/ngày. Ở Hoa Kỳ, Theilaccker và McMaster năm 1971, đã công bố lần đầu tiên kết quả nghiên cứu về Brachionus plicatilis là một thức ăn tuyệt vời cho ấu trùng cá biển (Wendy và Kenvan, 1991). Tuy nhiên, nuôi luân trùng đến nay vẫn ở qui mô thí nghiệm, chủ yếu phục vụ cho ương nuôi các loài cá đối, cá măng. . . Sản lượng nuôi mỗi ngày thường đạt 100-500 triệu con. Tại Trung Quốc, hầu hết các nghiên cứu về luân trùng Brachionus plicatilis làm thức ăn cho ấu trùng cá biển được tiến hành từ năm 1980. Đến nay, nuôi luân trùng với qui mô lớn cho nghề nuôi cá chẽm. Nuôi luân trùng ở Đài Loan đã trở thành nghề nuôi thương phẩm phục vụ cho việc sản xuất của 11 loài cá biển. Sản lượng trung bình ước đoán khoảng 1 tỉ cá thể/ngày (Liao, 1991). Sản xuất luân trùng ở Thái Lan cũng được Kong Keo báo cáo năm 1991, với sản lượng 166 triệu con/ngày. Luân trùng đực dùng làm thức ăn cho đối tượng nuôi thủy sản chính như: cá chẽm, cá mú, tôm càng xanh. Tóm lại, nuôi tảo và luân trùng là một hoạt động rất quan trọng tại các trại sản xuất giống, nhằm cung cấp thức ăn cho ấu trùng của nhiều đối tượng thủy sản khác nhau. Vì vậy, để phục vụ cho sự phát triển của nghề nuôi thủy sản thì việc nghiên cứu và sử dụng hai loại thức ăn này là rất cần thiết. Artemia từ lâu đã được con người biết đến, song đến những năm 1930 người ta mới xác định đây là thức ăn tuyệt vời cho ấu trùng tôm cá. Từ đó, Artemia trở thành mặt hàng thương mại rất có giá trị, và đặc biệt phát triển từ những năm 1960-1970 do sự phát triển của nghề nuôi thủy sản. Nghiên cứu cơ bản và ứng dụng Artemia đầu tiên được bắt đầu vào những năm 1968 ở Bỉ. Hiện nay, nghề nuôi Artemia đang phát triển với nhiều nguồn ở nhiều quốc gia như San Francisco Bay (Hoa Kỳ), Macau (Brazil), Shark Bay (Úc), Chaplin Lake (Canada), Buenos Aires (Argentina), Lavaldue (Pháp), Tientsin (Trung Quốc), Margherita di Savoi (Ý), Vĩnh Châu (Việt Nam). Sản lượng trứng cyst Artemia năm 1997 đạt trên 2000 tấn. Tuy mỗi nguồn Artemia có chất lượng khác nhau, song, Artemia là loại thức ăn không thể thiếu trong sản xuất giống thủy sản, nhất là thủy sản nước lợ. 1.2 Kích thước miệng ấu trùng ở pha nuôi dưỡng đầu Kích thước miệng của ấu trùng pha đầu giới hạn kích thước của các tiểu phần thức ăn mà ấu trùng có thể ăn. Nói chung, kích thước miệng có liên quan với kích thước cơ thể và kích thước cơ thể lại bị chi phối bởi đường kính của trứng và thời kỳ nuôi dưỡng nội sinh (tức là thời kỳ tiêu thụ túi lòng đỏ). Ví dụ: trứng cá hồi Atlantic thường lớn hơn trứng Gilhead seabream ít nhất 4 lần (bảng 1). Kết quả là ở lúc nở, ấu trùng cá hồi khá lớn và túi lòng đỏ cũng lớn đủ cung cấp thức ăn nội sinh trong 3 tuần phát triển đầu tiên, còn như ấu trùng cá Gilhead seabream thì rất nhỏ, túi lòng đỏ cũng nhỏ và cung cấp thức ăn nội sinh chỉ đủ trong khoảng 3 ngày. Ở pha đầu, ấu trùng cá hồi có thể ăn được những tiểu phần thức ăn có kích thước 1mm, còn như ấu trùng Gilthead seabream chỉ ăn được những tiểu phần có kích thước 0,1mm. ĐH Bạc Liêu Nuôi thức ăn tự nhiên5 Bảng 1. Kích thước trứng và chiều dài ấu trùng lúc nở của một số loài cá* Loài Đường kính trứng (mm) Chiều dài ấu trùng (mm) Cá hồi Atlantic (Salmo salar) Cá hồi vân (Onchorhyncus mykiss) Cá chép (Cyprinus caprio) Seabass châu Âu (Dicentrarchus labrax) Gilthead seabream (Sparus aurata) Turbo (Scophthalmus maximus) Sole (Solea solea) Milkfish (Chanos chanos) Grey mullet (Mugil cephalus) Greasy grouper (Epinephelus tauvina) Bream (Acanthopagrus cuvieri) 5,0 - 6,0 4,0 0,9 - 1,6 1,2 - 1,4 0,9 - 1,2 0,9 - 1,2 1,0 - 1,4 1,1 - 1,25 0,9 - 1,0 0,77 - 0,90 0,78 - 0,84 15,0 - 25,0 12,0 - 20,0 4,8 - 6,2 7,0 - 8,0 3,5 - 4,0 2,7 - 3,0 3,2 - 3,7 3,2 - 3,4 1,4 - 2,4 1,4 - 2,4 1,8 - 2,0 1.3 Ống tiêu hoá Tình trạng phát triển của hệ thống tiêu hoá của ấu trùng pha đầu cũng cho biết cung tiêu hoá được thức ăn ăn vào hay không. Ví dụ: ấu trùng cá hồi pha đầu đã có ống tiêu hoá phát triển tốt với hệ thống enzyme cho phép tiêu hoá được thức ăn đập vụn (feed crumble). Ngược lại, ấu trùng cá Gilhead seabream (giống như ấu trùng nhiều loài cá khác) không có dạ dày hoàn chỉnh, ống tiêu hoá thì ngắn, chỉ có một số enzyme hoạt động ở đầu pha nuôi dưỡng. Từ đó, thấy rằng ấu trùng của những cá này chỉ có thể sử dụng được những nguồn thức ăn (i) dễ tiêu hoá (như thức ăn chứa một số lớn axit amin tự do và oligopeptide thay cho những phân tử protein phức hợp), (ii) chứa enzyme cho phép thức ăn tự phân giải, và (iii) cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng quan trọng mà ấu trùng yêu cầu. Nói chung, thức ăn phối chế không đáp ứng được tất cả các yêu cầu cho ấu trùng các loài cá nhỏ như Gilhead seabream và kết quả là ấu trùng nghèo sinh trưởng và có tỷ lệ chết cao. Trái lại, thức ăn sống thì có thể đáp ứng được tất cả các tiêu chuẩn cần thiết của ấu trùng các loài cá nhỏ. Ngoài ra, thức ăn sống còn có tác dụng kích thích sự phát triển các giác quan của ấu trùng. Các giác quan của ấu trùng như thị giác, khứu giác, vị giác và đường bên rất quan trọng đối với việc phát hiện thức ăn. Tuy vậy, các cơ quan này lại phát triển chưa hoàn thiện khi ấu trùng còn non.VD: võng mạc mắt của ấu trùng cá chỉ chứa tế bào hình nón, khiến cho năng lực thị giác kém, nhưng võng mạc mắt của cá giai đoạn lớn hơn (giai đoạn cá hương), ngoaì tế bào hình nón còn có tế bào hình gậy với nhiều sắc chất thị giác trên võng mạc, nhờ vậy năng lực thị giác tốt hơn.Thức ăn sống thường có độ tương phản tốt hơn thức ăn nhân tạo và nhờ vận động liên tục mà có hiệu quả kích thích, giúp cho giác quan ấu trùng phát triển. Ngoài ra, nhờ khả năng bơi của thức ăn sống mà thức ăn được phân bố đều trong cột nước, giúp cho ấu trùng có nhiều cơ hội gặp được thức ăn. Khẩu phần tự nhiên của hầu hết các loài cá nuôi gồm những loài phytoplankton (diatoms, flagellates vv ) và zooplankton khác nhau (copepods, cladocerans, ấu trùng decapod, rotifers, cilliates vv ). Sự phong phú và đa dạng của thức ăn sống với những kích thước và thành phần dinh dưỡng khác nhau đã cho ấu trùng cá những cơ may tuyệt vời để tăng trưởng và phát triển. Ngày nay, ba nhóm thức ăn sống dùng phổ biến để nuôi ấu trùng ở quy mô công nghiệp (industrial larviculture) là: + Những loài vi tảo có kích thước 2 đến 20μm sử dụng cho hai mảnh vỏ (bivalves), tôm he (penaeid shrimp), rotifer, copepods , cá. + Brachionus plicatilis sử dụng cho giáp xác (crustaceans), cá biển + Artemia spp. (meta-) nauplii cho giáp xác, cá ĐH Bạc Liêu Nuôi thức ăn tự nhiên6 Ngoài các nhóm trên, một số loại thức ăn sống khác cũng được dùng với mức độ hạn chế hơn, bao gồm Brachionus rubens, Moina spp., daphnids, trứng Artemia khử vỏ cho cá nước ngọt và ấu trùng tôm và sinh khối Artemia cho ấu trùng tôm hùm, postlarrvae tôm và tôm bố mẹ, cá biển giai đoạn cá hương. Trong vài năm gần đây người ta đạt được kết quả rất tốt trong việc nuôi tôm bằng một số sản phẩm bổ sung và thay thế thức ăn sống. Tuy nhiên, đối với việc nuôi cá biển giai đoạn đầu bằng loại thức ăn này thì kết quả còn rất hạn chế. CHƯƠNG 2: VI TẢO 2.1 GIỚI THIỆU Vi tảo là nguồn thức ăn cho tất cả các giai đoạn sinh trưởng của động vật hai mảnh vỏ, thức ăn cho ấu trùng của một số loài giáp xác và thức ăn cho một số loài cá ở giai đoạn sinh trưởng đầu. Mặt khác tảo lại là nguồn thức ăn của zooplankton và chính zooplankton lại là nguồn thức ăn cho ấu trùng của cá và giáp xác giai đoạn ấu trùng và giai đoạn cá hương. Bên cạnh đó, việc nuôi ấu trùng cá biển theo kỹ thuật nước xanh (green water technique), tảo được dùng trực tiếp trong các tank ấu trùng và chúng đóng vai trò làm ổn định chất lượng nước, cung cấp dinh dưỡng cho ấu trùng và khống chế vi khuẩn (hình 10.1). 2.1.1 Các loài tảo nuôi trồng chủ yếu Ngày nay 40 loài vi tảo khác nhau được phân lập từ khắp nơi trên thế giới được nuôi trồng theo phương thức thâm canh. Bảng 2. Các lớp và giống vi tảo chủ yếu được nuôi trồng (De Pauw và Persoone, 1988) Lớp Giống Ứng dụng Bacillariophyceae Skeletonema Thalassiosira Phaeodactylum Chaetoceros Cylindrotheca Bellerochea Actinocyclus Nitzchia Cyclotella PL, BL, BP PL, BL, BP PL, BL, BP, ML, BS PL, BL, BP, BS PL BP BP BS BS Haptophyceae Isochrysis Pseudoisochrysis Dicrateria PL, BL, BP, ML, BS BL, BP, ML BP ĐH Bạc Liêu Nuôi thức ăn tự nhiên7 Chrysophyceae Monochrysis (Pavlova) BL, BP, BS, MR Prasinophyceae Tetraselmis (Platymonas) Pyramimonas PL, BL, BP, AL, BS, MR BL, BP Cryptophyceae Micromonas Chroomonas Cryptomonas Rhodomonas BP BP BP BL, BP Cryptophyceae Chlamydomonas Chlorococcum BL, BP, FZ, MR, BS BP Chlorophyceae Carteria Dunaliella BP BP, BS, MR Cyanophyceae Spirulina PL, BP, BS, MR Ghi chú: PL: ấu trùng tôm he BL: ấu trùng nhuyễn thể hai mảnh vỏ ML: ấu trùng tôm nước ngọt BP: hậu ấu trùng nhuyễn thể hai mảnh vỏ AL: ấu trùng bào ngư MR: rotifers nước mặn (Brachionus) BS: Tôm nước mặn (Artemia) SC: copepods nước mặn FZ: zooplankton nước ngọt 2.1.2 Giá trị dinh dưỡng của vi tảo Giá trị dinh dưỡng của vi tảo phụ thuộc vào kích thước tế bào, tỷ lệ tiêu hoá, chất độc và thành phần sinh hoá (bảng 3). Điều kiện nuôi trồng cũng ảnh hưởng nhiều đến giá trị dinh dưỡng của vi tảo. Tuy biến động khá rộng tuỳ theo các lớp và các loài, nhưng hàm lượng protein, lipid và carbohydrate biểu thị bằng % chất khô nằm trong phạm vi 12- 35, 7,2-23 và 4,6-23, lần lượt. Các acid béo chưa no HUFA, đặc biệt Eicosapentaenoic acid (EPA, 20:5n-3), arachidonic acid (ARA, 20:4n-6) và Docosahexaenoic acid (DHA, 22:6n-3) giữ vai trò quan trọng trong việc đánh giá giá trị dinh dưỡng đối với với một loài tảo dùng để nuôi động vật biển. EPA có nhiều trong các loài diatom (Chaetoceros calcitrans, C. gracilis, S. costatum, T. pseudomonas) và prymnesiophyte Platymonas lutheri, còn DHA thì có nhiều trong prymnesiophytes (P. lutheri, Isochrysis sp.) và Chroomonas salina. Thành phần acid béo của 10 loài vi tảo phát triển dưới những điều kiện xác định và thu hoạch ở pha log được trình bày ở đồ thị 10.3. Vi tảo cũng là một nguồn giầu vitamin C (0,11 - 1,62 %/chất khô). Bảng 3. Hàm lượng chlorophyl a (Chl a), protein, carbohydrtae (CHO) và lipid của 16 giống vi tảo dùng phổ biến trong nuôi thuỷ sản (% theo chất khô) . Lớp và giống vi tảo Chất khô (pg.cell -1 ) Chl a Protein (pg.cell -1 ) CHO Lipid Bacillariophyceae ĐH Bạc Liêu Nuôi thức ăn tự nhiên8 Chaetoceros calcitrans Chaetoceros gracilis Nitzchia closterium Phaeodactylum tricornutum Skeletonema costatum Thalassiosira pseudonana 11.3 74.8 - 76.7 52.2 28 0.34 0.78 - 0.41 0.63 0.27 3.8 9.0 - 23.0 13.1 9.7 0.68 2.0 - 6.4 2.4 2.5 1.8 5.2 - 10.7 5.0 5.5 Chlorophyceae Dunaliella tertiolecta Nannochloris atomus 99.9 1.73 20.0 12.2 15.0 21.4 0.080 6.4 5.0 4.5 Cryptophyceae Chroomonas salina 122.5 0.98 35.5 11.0 14.5 Eustigmatophyceae Nannochloropsis oculata 6.1 0.054 2.1 0.48 1.1 Prasinophyceae Tetraselmis chui Tetraselmis suecica 269.0 3.83 83.4 32.5 45.7 168.2 1.63 52.1 20.2 16.8 Prymnesiophyceae Isochrysis galbana Isochrysis aff. Galbana (T-iso) Pavlova lutheri Pavlova salina 30.5 0.30 8.8 3.9 7.0 29.7 0.29 6.8 1.8 5.9 102.3 0.86 29.7 9.1 12.3 93.1 0.34 24.2 6.9 11.2 % theo vật chất khô Bacillariophyceae Chaetoceros calcitrans Chaetoceros gracilis Nitzchia closterium Phaeodactylumtricornut um Skeletonema costatum Thalassiosira pseudonana 11.3 74.8 - 76.7 52.2 28.4 3.01 1.04 - 0.53 1.21 0.95 34 12 26 30 25 34 6.0 4.7 9.8 8.4 4.6 8.8 16 7.2 13 14 10 19 Chlorophyceae Dunaliella tertiolecta Nannochloris atomus 99.9 1.73 20 12.2 15 21.4 0.37 30 23.0 21 Cryptophyceae Chroomonas salina 122.5 0.80 29 9.1 12 Eustigmatophyceae Nannochloropsis oculata 6.1 0.89 35 7.8 18 Prasinophyceae Tetraselmis chui Tetraselmis suecica 269.0 1.42 31 12.1 17 168.2 0.97 31 12.0 10 Prymnesiophyceae Isochrysis galbana Isochrysis aff. Galbana 30.5 0.98 29 12.9 23 29.7 0.98 23 6.0 20 ĐH Bạc Liêu Nuôi thức ăn tự nhiên9 (T-iso) Pavlova lutheri Pavlova salina 102.3 0.84 29 9.0 12 93.1 0.98 26 7.4 12 2.2 Vi tảo trong nuôi trồng thủy sản 2.2.1 Tảo Chlorella Chlorella là một loại rong đặc biệt, còn được gọi tên khoa học là Pyrenoidosa (tên cấu trúc pyrenoid trong Chloroplast) thường sống ở vùng nước ngọt và có hàm lượng chlorophyll cao nhất (đạt 28,9 g/kg) so với bất kỳ thực vật quang hợp nào được biết đến trên trái đất. Mỗi tế bào Chlorella pyrenoidosa có cấu trúc gồm nhân thật, hạt tinh bột, lục lạp và ti thể với vách tế bào chủ yếu là Xellulose. Kích thước của rong chỉ bằng tế bào hồng cầu người. Dưới những tế bào bình thường, một tế bào Chlorella sẽ phân chia thành 4 tế bào con trong thời gian chưa đến 24 giờ. Tuổi thọ của một vòng đời tế bào Chlorella phụ thuộc vào cường độ ánh sáng mặt trời, nhiệt độ và nguồn dinh dưỡng. Quá trình sinh sản nói chung được chia thành nhiều bước: Sinh trưởng - trưởng thành - thành thục - phân chia. Chlorella rất giàu protein, vitamin và các khoáng chất. Các protein của loài rong này có chứa tất cả các amino acid cần thiết cho nhu cầu dinh dưỡng của người và động vật. Rất nhiều vitamin có trong thành của Chlorella pyrenoidosa như: Vitamin C, tiền vitamin A (β caroten), riboflavin (B2), pyridoxine (B6), niacin (vitamin PP), axit panthothenic (vitamin B3), axit folic (vitamin B9), vitamin B12, biotin (vitamin H), choline, vitamin K, axit lipoic và inositol. Các nguyên tố khoáng ở Chlorella pyrenoidosa gồm có: Photpho, canxi, Kẽm, iod, Magie, sắt và đồng. Hình 2: Tế bào tảo chlorella Vai trò của tảo chlorella Chlorella được biết đến nhiều bởi vai trò quan trọng của nó về dinh dưỡng cũng như là nhân tố môi trường trong nuôi trồng thủy sản. Việc dùng Chlorella vào trong sản xuất đó là phương pháp nước xanh được áp dụng rộng rãi trong sản xuất giống tôm càng, một số loài cá và hai mảnh vỏ. Trong vùng nhiệt đới, Chlorella nước ngọt đã được sử dụng thành công trong việc nuôi luân trùng bằng cách thuần hoá trước khi cho ăn. Một trong những thuận lợi trong việc sử dụng Chlorella làm thức ăn cho luân trùng là do tảo này phát triển và phân cắt nhanh (chỉ sinh sản vô tính). Chlorella chứa hàm lượng protein 50%, lipid 20%, Carbohydrate 20%, Vitamin B 1 , B 12 , chất khoáng… Hơn nữa Chlorella còn sản sinh ra chất kháng sinh Chlorellin kháng lại một số vi khuẩn do đó hạn chế một số mầm bệnh. Khi ương ấu trùng tôm càng xanh, Cohen (1976) thấy rằng: sự hiện diện của thực vật phiêu sinh có thể thúc đẩy sự tăng trưởng của ấu trùng tôm thông qua việc loại bỏ NH 3 và một số chất độc khác. Hơn nữa, Joshep (1977) cũng ghi nhận: sự bổ sung tảo sẽ làm cho môi trường nước trở nên giàu dinh dưỡng, cung cấp những hợp chất vi lượng mà thức ăn ban đầu và thức ăn bổ sung không có. Chlorella cũng được chú ý nhiều trong sản xuất giống cua (Scylla serrata). Mặc dù một số công trình nghiên cứu thu được tỉ lệ sống của cua chỉ ở mức giới hạn (như thí nghiệm của Ong Kah Sin (1976) và Heasmen (1983), ương ấu trùng cua chỉ dùng Artemia; hoặc thí nghiệm của Chen và Jeng (1980) có bổ sung Chlorella nhưng không có tác dụng), song, Chlorella vẫn được dùng rộng rãi trong ương ấu trùng cua. Brick (1974) đạt được tỉ lệ sống ĐH Bạc Liêu Nuôi thức ăn tự nhiên10 . Nuôi thức ăn tự nhiên2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỨC ĂN TỰ NHIÊN 1.1 VAI TRÒ CỦA THỨC ĂN TỰ NHIÊN ĐỐI VỚI NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Thức ăn tự nhiên hay thức ăn. phần sinh hoá và khả năng tiêu thụ thức ăn của luân trùng. Ở nhiệt độ cao sẽ tăng khả năng tiêu thụ thức ăn đồng thời tăng chi phí thức ăn. Ở nhiệt độ cao,

Ngày đăng: 19/08/2013, 07:32

Hình ảnh liên quan

Bảng 1. Kích thước trứng và chiều dài ấu trùng lúc nở của một số loài cá* - Bài giảng môn thức ăn tự nhiên

Bảng 1..

Kích thước trứng và chiều dài ấu trùng lúc nở của một số loài cá* Xem tại trang 6 của tài liệu.
Bảng 2. Các lớp và giống vi tảo chủ yếu được nuôi trồng (De Pauw và Persoone, 1988) - Bài giảng môn thức ăn tự nhiên

Bảng 2..

Các lớp và giống vi tảo chủ yếu được nuôi trồng (De Pauw và Persoone, 1988) Xem tại trang 7 của tài liệu.
CHƯƠNG 2: VI TẢO 2.1 GIỚI THIỆU - Bài giảng môn thức ăn tự nhiên

2.

VI TẢO 2.1 GIỚI THIỆU Xem tại trang 7 của tài liệu.
Bảng 3. Hàm lượng chlorophy la (Chl a), protein, carbohydrtae (CHO) và lipid của 16 giống - Bài giảng môn thức ăn tự nhiên

Bảng 3..

Hàm lượng chlorophy la (Chl a), protein, carbohydrtae (CHO) và lipid của 16 giống Xem tại trang 8 của tài liệu.
Hình 2: Tế bào tảo chlorella - Bài giảng môn thức ăn tự nhiên

Hình 2.

Tế bào tảo chlorella Xem tại trang 10 của tài liệu.
- Bề mặt tế bào hình chữ nhật hoặc vuông. - Bài giảng môn thức ăn tự nhiên

m.

ặt tế bào hình chữ nhật hoặc vuông Xem tại trang 14 của tài liệu.
3.1.2 Đặc điểm hình thái - Bài giảng môn thức ăn tự nhiên

3.1.2.

Đặc điểm hình thái Xem tại trang 17 của tài liệu.
Hình 2.1:Vòng đời phát triển của Artemia (Jumalon et al., 1982) Artemia  trưởng  thành  có  kích  thước  trên  dưới  1cm,  có  hai  mắt  kép,  ống  tiêu  hóa - Bài giảng môn thức ăn tự nhiên

Hình 2.1.

Vòng đời phát triển của Artemia (Jumalon et al., 1982) Artemia trưởng thành có kích thước trên dưới 1cm, có hai mắt kép, ống tiêu hóa Xem tại trang 24 của tài liệu.
4.3 Tính ăn của Artemia - Bài giảng môn thức ăn tự nhiên

4.3.

Tính ăn của Artemia Xem tại trang 25 của tài liệu.
Khi ngâm vào nước biển, từ hình tròn lõm hai mặt, cyst biến thành hình cầu bên trong chứa  phôi - Bài giảng môn thức ăn tự nhiên

hi.

ngâm vào nước biển, từ hình tròn lõm hai mặt, cyst biến thành hình cầu bên trong chứa phôi Xem tại trang 25 của tài liệu.
Bảng 10.7. So sánh hàm lượng protein và amino acid của P. redivivus and Artemia (% tổng - Bài giảng môn thức ăn tự nhiên

Bảng 10.7..

So sánh hàm lượng protein và amino acid của P. redivivus and Artemia (% tổng Xem tại trang 35 của tài liệu.
Hình 10.11. Sơ đồ lát cắt các vùng ao nuôi 6.2 Yếu tố sinh học - Bài giảng môn thức ăn tự nhiên

Hình 10.11..

Sơ đồ lát cắt các vùng ao nuôi 6.2 Yếu tố sinh học Xem tại trang 36 của tài liệu.
Khác nhau theo các vùng trong ao nuôi (hình 10.11). Ở tầng mặt (littoral zone), cây thuỷ   sinh  ảnh  hưởng  đến - Bài giảng môn thức ăn tự nhiên

h.

ác nhau theo các vùng trong ao nuôi (hình 10.11). Ở tầng mặt (littoral zone), cây thuỷ sinh ảnh hưởng đến Xem tại trang 36 của tài liệu.
6.3 Yếu tố hoá học - Bài giảng môn thức ăn tự nhiên

6.3.

Yếu tố hoá học Xem tại trang 37 của tài liệu.
Bảng 10.8. Hàm lượng các chất vô cơ hoà tan thích hợp trong ao nuôi - Bài giảng môn thức ăn tự nhiên

Bảng 10.8..

Hàm lượng các chất vô cơ hoà tan thích hợp trong ao nuôi Xem tại trang 37 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan