Chỉ tiêu hình thái

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của ô nhiễm thuốc trừ sâu lên tình trạng sức khỏe người dân thị trần kỳ anh, hà tĩnh (Trang 55 - 60)

1. Lịch sử về vấn đề nghiên cứu

3.2.2. Chỉ tiêu hình thái

3.2.2.1. Chiều cao

Để phân tích sự ảnh hưởng của môi trường đến các chỉ tiêu hình thái, thể lực của người dân sống trong vùng ô nhiễm, chúng tôi phân tích chỉ tiêu chiều cao của đối tượng nghiên cứu. Kết quả thể hiện như sau:

Bảng 3.7. Chiều cao của đối tượng nghiên cứu Tuổi N Giới tính Nhóm NC Nhóm ĐC HSSL người Việt Nam* P ± SD ± SD 16-24 4 Nam (1) 166,25 ± 1,30 167,50 ± 1,66 160,52 ± 5,52 P1,3>0,05 5 Nữ (2) 155,60 ± 1,62 156,80 ± 1,72 151,45 ± 4,30 25-49 7 Nam (3) 166,57 ± 1,59 167,86 ± 1,88 162,92 ± 4,74 5 Nữ (4) 155,20 ± 1,33 156,60 ± 1,50 152,03 ± 4,06 50-75 9 Nam (5) 166,22 ± 1,55 167,11 ± 1,45 159,60 ± 4,70 5 Nữ (6) 155,60 ± 1,02 156,20 ± 1,47 150,02 ± 4,31 P P>0,05

(*)Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 - thế kỷ XX [7] Nhận xét: Qua bảng số liệu 3.7. cho thấy:

- Về chiều cao của nhóm tuổi 16-24 ở nhóm NC thấp hơn nhóm ĐC là 1,25cm (nam), 1cm (nữ) và cao hơn hằng số sinh lý người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 - thế kỷ XX là 5,73cm (nam), 4,15cm (nữ).

- Về chiều cao của nhóm tuổi 25 - 49 ở nhóm NC thấp hơn nhóm ĐC là 1,29cm (nam), 1,4cm (nữ) và cao hơn hằng số sinh lý người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 - thế kỷ XX là 3,51cm (nam), 3,17cm (nữ).

- Về chiều cao của nhóm tuổi 50 - 75 ở nhóm NC thấp hơn nhóm ĐC là 0,89cm (nam), 0,6cm (nữ) và cao hơn hằng số sinh lý người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 - thế kỷ XX là 6,62cm (nam), 5,58cm (nữ).

Theo Nguyễn Trường An (2004) khi nghiên cứu về tình trạng thể lực của người dân khu vực miền Trung độ tuổi 16-24 cho thấy, chiều cao ở nam là 162,60±4,72, ở nữ là 151,55 ± 4,16; độ tuổi 25-29 ở nam là 162,07± 5,36, ở nữ là 151,90 ± 4,48; độ tuổi 50-75 ở nam là 160,84 ± 4,88, ở nữ là 149,38 ± 4,58 [11]. Sở dĩ kết quả nghiên cứu về chiều cao trong đối tượng nghiên cứu của chúng tôi cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Trường An là do thời gian nghiên cứu chúng tôi sau 10 năm khi nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, chế độ dinh dưỡng ngày càng được bổ sung tốt hơn so với trước đây.

Như vậy, qua số liệu 3.7 cho thấy các chiều cao của nhóm NC thấp hơn nhóm ĐC. Tuy nhiên kết quả này chưa có ý nghĩa về mặt thống kê. Tuy nhiên so với hằng số sinh lý người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 - thế kỷ XX và nghiên cứu của Nguyễn Trường An (2004) thì các chỉ số chiều cao đã tăng lên.

3.2.2.2. Cân nặng

Cân nặng cũng là chỉ tiêu phản ánh tình trạng sức khoẻ của đối tượng nghiên cứu. Sự biến thiên chỉ số cân nặng phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố môi tường sống.

Vì vậy để nghiên cứu sự ảnh hưởng của môi trường lên chỉ tiêu hình thái, thể lực chúng tôi phân tích chỉ số cân nặng ở đối tượng nghiên cứu. Kết quả thể hiện như sau:

Bảng 3.8. Cân nặng của đối tượng nghiên cứu Tuổi N Giới tính Nhóm NC Nhóm ĐC HSSL người Việt Nam* P ± SD ± SD 16-24 4 Nam (1) 57,50 ± 1,50 58,50 ± 1,66 47,70 ± 5,79 P1,3>0,05 P3,5<0,01 P1,5<0,01 P2,4>0,05 P4,6>0,05 P2,6<0,05 5 Nữ (2) 48,00 ± 1,67 49,20 ± 1,60 43,39 ± 4,60 P P>0,05 25-49 75 Nam (3)Nữ (4) 57,57 ± 1,7647,00 ± 1,67 59,14 ± 1,8848,40 ± 1,02 44,95 ± 4,8151,29 ± 4,62 P P>0,05 9 Nam (5) 53,89 ± 1,10 55,56 ± 1,26 50,54 ± 5,89 5 Nữ (6) 46,00 ± 1,26 49,20 ± 1,60 42,59 ± 5,82 P P<0,01

(*): Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 - thế kỷ XX [7] Nhận xét: Qua bảng số liệu 3.8 cho thấy:

- Về cân nặng nhóm tuổi 16-24 ở nhóm NC thấp hơn nhóm ĐC là 1kg (nam), 1,2kg (nữ) và cao hơn hằng số sinh lý người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 - thế kỷ XX là 9,8kg cm (nam), 4,61kg (nữ).

- Về cân nặng nhóm tuổi 25-49 ở nhóm NC thấp hơn nhóm ĐC là 1,57kg (nam), 1,4kg (nữ) và cao hơn hằng số sinh lý người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 - thế kỷ XX là 6,28kg cm (nam), 2,05kg (nữ).

- Về cân nặng nhóm tuổi 50-75 ở nhóm NC thấp hơn nhóm ĐC là 1,67kg (nam), 3,2kg (nữ) và cao hơn hằng số sinh lý người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 - thế kỷ XX là 3,35 cm (nam), 3,41kg (nữ). Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,01)

Trong nghiên cứu của Nguyễn Trường An (2004) chỉ số cân nặng độ tuổi 16-24 ở nam là 51,48 ± 6,14, ở nữ là 44,65 ± 3,86; độ tuổi 25 - 29 ở nam là 52,41±5,95, ở nữ là 44,93 ± 5,85; độ tuổi 50- 75 ở nam là 50,82 ± 6,50, ở nữ là 43,79 ± 6,61 [11]. Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao kết quả nghiên cứu của Nguyễn Trường An (2004). Điều này liên quan với sự phát triển kinh tế - xã hội đã cải thiện chế độ dinh dưỡng và điều kiện dinh dưỡng vì thế gia tốc tăng trưởng của người Việt Nam nói chúng trong những năm qua đã tăng lên.

3.2.2.3. Vòng ngực trung bình

Để phân tích các chỉ tiêu hình thái, thể lực của đối tượng nghiên cứu chúng tôi tiếp tục phân tích chỉ số vòng ngực. Kết quả thể hiện như sau:

Bảng 3.9 Vòng ngực trung bình của đối tượng nghiên cứu

Tuổi N Giới

tính

Nhóm NC Nhóm ĐC HSSL người Việt Nam*

± SD ± SD 16-24 4 Nam (1) 77,75 ± 1,30 78,50 ± 1,12 73,29 ± 4,63 P1,3<0,01 P3,5<0,01 5 Nữ (2) 77,60 ± 1,02 78,80 ± 1,47 73,76 ± 4,40 25-49 7 Nam (3) 83,00 ± 1,69 84,00 ± 1,07 79,44 ± 3,91 5 Nữ (4) 81,40 ± 1,36 82,40 ± 1,20 76,88 ± 6,61 50-75 9 Nam (5) 80,89 ± 1,37 81,67 ± 1,56 79,08 ± 3,98 5 Nữ (6) 77,00 ± 1,55 78,40 ± 1,36 73,36 ± 4,29 P P>0,05

(*) Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 - thế kỷ XX [7] Nhận xét: Qua bảng số liệu 3.9 cho thấy:

- Về vòng ngực của nhóm tuổi 16-24 ở nhóm NC nhỏ hơn nhóm ĐC là 0,75cm (nam), 1,2cm (nữ) và cao hơn hằng số sinh lý người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 - thế kỷ XX là 4,46cm (nam), 3,84cm (nữ).

- Về vòng ngực của nhóm tuổi 25 - 49 ở nhóm NC nhỏ hơn nhóm ĐC là 1cm (nam), 1cm (nữ) và cao hơn hằng số sinh lý người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 - thế kỷ XX là 3,56cm (nam), 4,52cm (nữ).

- Về vòng ngực của nhóm tuổi 50 - 75 ở nhóm NC nhỏ hơn nhóm ĐC là 0,78cm (nam), 1,4cm (nữ) và cao hơn hằng số sinh lý người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 - thế kỷ XX là 1,81cm (nam), 3,64cm (nữ).

Trong nghiên cứu của chúng tôi, kết quả số liệu trên bảng 3.9 cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Trường An (2004) và hằng số sinh lý người Việt Nam trong thập kỷ 90 của thế kỷ XX. Điều này cũng do điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, chế độ dinh dưỡng được bổ sung ngày càng tốt hơn so với trước đây.

3.2.2.3. Pignet

Pignet là một trong các chỉ số được nghiên cứu để đánh giá tình trạng nhân trắc nói chung của cơ thể. Chỉ số này được xác định từ ba kích thước là chiều cao, cân nặng và vòng ngực trung bình. Để đánh giá ảnh hưởng của môi trường đến tính trạng sức khoẻ của đối tượng nghiên cứu, chúng tôi tiến hành chỉ số pignet. Kết quả thể hiện như sau:

Bảng 3.10. Chỉ số pignet của đối tượng nghiên cứu

Tuổi N Giới tính Nhóm NC Nhóm ĐC HSSL người Việt Nam* P ± SD ± SD 16-24 4 Nam (1) 31,00 ± 1,22 30,50 ± 1,12 39,44 ± 7,42 P1,3<0,01 P3,5<0,01 P1,5>0,05 P2,4<0,01 P4,6<0,01 5 Nữ (2) 30,00 ± 1,26 28,80 ± 1,72 34,45 ± 7,84 P P>0,05 25-49 7 Nam (3) 25,86 ± 1,81 24,71 ± 1,75 30,79 ± 7,11 5 Nữ (4) 26,80 ± 1,17 25,80 ± 1,47 30,09 ± 9,40

P P>0,05

50-75 9 Nam (5) 31,44 ± 1,07 29,89 ± 1,45 30,20 ± 8,97 5 Nữ (6) 32,60 ± 1,50 28,60 ± 1,85 30,89 ± 9,62

P P<0,01

(*) Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 - thế kỷ XX[7] Nhận xét: Qua bảng số liệu 3.10 cho thấy:

- Về chỉ số Pignet của nhóm tuổi 16-24 ở nhóm NC cao hơn nhóm ĐC là 0,5 (nam), 1,2 (nữ) và thấp hơn hằng số sinh lý người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 - thế kỷ XX là 8,44 (nam), 4,45 (nữ).

- Về chỉ số Pignet của nhóm tuổi 25 - 49 ở nhóm NC cao hơn nhóm ĐC là 1,15 (nam), 1,0 (nữ) và thấp hơn hằng số sinh lý người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 - thế kỷ XX là 4,93 (nam), 3,29 (nữ).

- Về chỉ số Pignet của nhóm tuổi 50 - 75 ở nhóm NC cao hơn nhóm ĐC là 1,55 (nam), 4,0 (nữ) và cao hơn hằng số sinh lý người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 - thế kỷ XX là 1,24 (nam), 1,71 (nữ).

Kết quả nghiên cứu trên cho thấy, chỉ số pignet ở độ tuổi 16 - 24 và 24 - 49 thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Trường An (2004) và hằng số sinh lý người Việt Nam trong những năm 90 của thế kỷ XX, nhưng ở độ tuổi 50 - 75 cao hơn. Điều này có thể lý giải, điều kiện dinh dưỡng và chăm sóc được chú trọng làm cho sức khoẻ con người được cao, vì thế khi đánh giá chỉ số pinet thấp phản ảnh sức khoẻ tốt hơn (P<0,01).

Tuy nhiên, khi xét độ tuổi 50 - 75 chỉ số pignet cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Trường An (2004) và hằng số sinh lý người Việt Nam trong những năm 90 của thế kỷ XX. Do đây là nhóm đối tượng tuổi già nên dễ bị tác động các yếu môi trường và bệnh tật. Khi phải sống lâu trong điều kiện môi trường ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, theo đó ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người.

=> Nhận xét chung:

* Ở nhóm tuổi 16 - 24, 25 - 49 giữa người dân nhóm ĐC và nhóm NC, các chỉ tiêu hình thái có sự sai khác nhưng không có ý nghĩa về mặt thống kê (P>0,05). Điều này cho thấy hiện tại sự ô nhiễm môi trường do thuốc trừ sâu tồn dư chưa tác động rõ sự phát triển các chỉ tiêu hình thái của nhóm nghiên cứu. Tuy nhiên, đối chiếu với hằng số sinh lý người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 - thế kỷ XX thì các chỉ tiêu hình thái của nhóm NC và nhóm ĐC ở các nhóm tuổi 16 -24, 25- 49 đã tăng lên. Điều này có thể giải thích là do điều kiện sống ngày càng phát triển nên chất lượng cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao tạo điều kiện thuận lợi cho thể chất phát triển nhanh.

* Ở nhóm tuổi 50 - 75 chỉ tiêu chiều cao, vòng ngực trung bình có sự sai khác giữa người dân sống trong nhóm ĐC và nhóm NC, nhưng sự sai khác này chưa có ý nghĩa về mặt thống kê (P>0,05). Tuy nhiên, khi xét chỉ tiêu cân nặng và pignet giữa 2 nhóm đối tượng này sự sai khác lại có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0,01). Điều đó cho thấy ở nhóm tuổi 50 - 75, do sống thời gian dài trong điều kiện bị ô nhiễm, đặc biệt sử dụng các nguồn nước có ô nhiễm thuốc trừ sâu cao, đã làm cho sức khoẻ, hệ miễn dịch suy giảm. Theo đó, dễ mắc các bệnh tật nên sức khỏe suy yếu.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của ô nhiễm thuốc trừ sâu lên tình trạng sức khỏe người dân thị trần kỳ anh, hà tĩnh (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w