Phương pháp xác định các chỉ tiêu hình thái, thể lực, sinh lý và sinh hóa

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của ô nhiễm thuốc trừ sâu lên tình trạng sức khỏe người dân thị trần kỳ anh, hà tĩnh (Trang 41 - 46)

1. Lịch sử về vấn đề nghiên cứu

2.3.5.Phương pháp xác định các chỉ tiêu hình thái, thể lực, sinh lý và sinh hóa

2.3.5.1. Phương pháp xác định các chỉ tiêu hình thái, thể lực:

- Chiều cao: được đo ở tư thế đứng thẳng trên nền phẳng, hai gót chân sát vào nhau, mắt nhìn thẳng, đồng thời đảm bảo 4 điểm chẩm, lưng, mông, gót chân chạm vào thước đo; Thước đo bằng vải có độ chính xác tới 0.1cm do trung tâm thiết bị trường học - Bộ Giáo Dục và Đào Tạo sản xuất.

- Cân nặng: được xác định bằng cân điện tử SECA của Nhật Bản. Cân đặt trên nền đất phẳng, khi cần đối tượng mặc quần áo mỏng, không đi dày dép và đứng yên giữa bàn cân; cân vào buổi sáng khi chưa ăn. Độ chính xác 0.1kg.

- Vòng ngực trung bình: Được xác định bằng số trung bình cộng của số đo vòng ngực lúc hít vào tận lực và lúc thở ra gắng sức. Vòng ngực được đo ở tư thế thẳng đứng, đo bằng thước dây quấn quanh ngực qua mũi ức, dưới núm vú sao cho mặt phẳng của dây thước tạo ra song song với mặt đất, khi đo đối tượng chỉ mặc áo mỏng. Thước đo bằng vải có độ chính xác tới 0.1cm do trung tâm thiết bị trường học - Bộ Giáo Dục và Đào Tạo sản xuất.

- Chỉ số pignet được tính theo công thức sau: Pignet = T(cm) – [P(kg) + B(kg)] P : Cân nặng(kg)

T : Chiều cao(cm) B : Vòng ngực(cm)

- Chỉ số pignet được đánh giá theo thang phân loại của Nguyễn Quang Quyền và Đỗ Như Cương (1969). Chỉ số càng nhỏ thì thể lực càng tốt.

Phân loại thể lực theo chỉ số pignet : + Chỉ số pignet < 23.0 : Cực khỏe + Chỉ số pignet 23.0 - 28.9 : Rất khỏe + Chỉ số pignet : 29.0 - 34.9 : Khỏe + Chỉ số pignet :35 - 41 : Trung Bình + Chỉ số pignet : 41.1 - 47 : Yếu + Chỉ số pignet : 47.1 - 53 : Rất yếu + Chỉ số pignet : > 53 : Cực yếu

2.3.5.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh lý

+ Huyết áp: Được xác định bằng phương pháp Korotkov (1905). Dùng huyết áp kế đồng hồ, đo huyết áp động mạch cánh tay trái, đối tượng nằm ở tư thế thoải mái. Đo 2 lần lấy giá trị trung bình của 2 lần đo, nếu sai khác kết quả thì cho nghỉ ngơi và đo lại sau 10 phút. Đơn vị: mmHg.

Huyết áp trong mỗi lần đo có hai chỉ số: - Huyết áp tối đa: HATT

- Huyết áp tối thiểu: HATTr

+ Tần số thở: Xác định bằng cách cho đối tượng nằm trên giường, hai tay đặt lên ngực, vén áo của đối tượng lên cao hơn bụng. Quan sát bụng của đối tượng, mỗi lần thành bụng của đối tượng nâng lên, hạ xuống thì tính là 1 nhịp thở. Tính số nhịp thở/1 phút.

+ Tần số tim : được xác định sau khi đối tượng nghỉ ngơi ít nhất 15 phút và dùng ống nghe tim phổi để đo. Người đo đặt ống nghe vào ngực trái của đối tượng, ở vị trí giữa xương sườn thứ 5 và thứ 6, đếm nhịp tim trong vòng 1 phút, đo 3 lần lấy giá trị trung bình. Nếu thấy kết quả đo 3 lần khác nhau nhiều thì cho đối tượng nghỉ ngơi 15 - 20 phút rồi tiến hành đo lại.

2.3.5.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh hóa, huyết học

Các xét nghiệm huyết học và sinh hóa được làm tại khoa xét nghiệm bệnh viện HNĐK Nghệ An, xét nghiệm Cholinesterase được làm tại Học viện Quân y Hà Nội. Đánh giá dựa vào mức độ bình thường theo hằng số sinh lý bình thường của người Việt Nam.

- Các chỉ số sinh hóa: Ure, Creatinin, GOT, GPT, GGT, Cholinesterase. - Chỉ số huyết học: Số lượng hồng cầu (RBC), bạch cầu (WBC), tiểu cầu (PLT), nồng độ Huyết sắc tố (HGB), lượng huyết sắc tố trung bình (MCH), Hematogrit (HCT), thể tích trung bình hồng cầu (MCV), nồng độ Hemoglobin trung bình hồng cầu (MCHC), Dải phân bố kích thước hồng cầu - Hệ số biến thiên (RDW-CV), bạch cầu Neut (NEUT), bạch cầu Lympho (LYM), bạch cầu Mono (MONO), thể tích trung bình tiểu cầu (MPV), độ phân bố tiểu cầu (PDW), khối tiểu cầu (PCT).

- Yêu cầu:

+ Xét nghiệm huyết học được thực hiện trên máu toàn phần, xét nghiệm sinh hóa được thực hiện trên huyết thanh.

+ Mẫu máu được lấy với điều kiện tiêu chuẩn vào sáng sớm, khi chưa ăn. - Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất:

 Vô khuẩn: Bơm và kim tiêm.

+ Bông tẩm cồn 70% hoặc Povidon Iodin 10%, bông gạc, băng sơ cứu. + Dây ga rô, găng tay vô khuẩn dùng 1 lần.

+ Lọ chống đông EDTA cho xét nghiệm huyết học, Heparin cho xét nghiệm hóa sinh, dán nhãn tên, tuổi của người lấy máu.

+ Panh, giá đựng ống nghiệm và bút không xóa. - Phương pháp lấy:

+ Cho người lấy máu nằm thoải mái trên giường. Chọn tĩnh mạch thích hợp thường lấy máu ở nếp gấp khuỷu tay đặt gối ở dưới chỗ định lấy máu.

+ Lắp kim vào bơm tiêm và kiểm tra xem kim có thông không. + Đặt dây ga rô cách vị trí chọc ven 5cm về phía trên.

+ Bắt mạch để xác định vị trí ven. Sát trùng tại vị trí lấy ven và rộng ra vùng xung quanh, để bay hơi hết rồi thực hiện chọc ven.

+ Đưa kim vào tĩnh mạch, mở dây ga rô (nếu thử máu về sinh hóa). + Kéo lui nòng nhẹ nhàng và rút đủ số máu cần thiết tránh tạo bọt khí.

+ Tháo dây ga rô, rút kim ra, ấn nhẹ bông chỗ lấy ép mạch đến khi máu ngừng chảy, dán băng lên trên và gấp tay lại.

+ Tháo kim ra, đặt bơm tiêm chếch với thành ống nghiệm một góc 450. Bơm từ từ máu theo thành ống để tránh làm vỡ hồng cầu. Đậy nút lại và lắc nhẹ ống nghiệm để trộn bệnh phẩm với chất chống đông.

+ Dán nhãn tuýp, dùng bút không xoá ghi tên, tuổi người lấy máu. + Dọn vệ sinh sạch sẽ sau khi lấy máu.

- Phương thức bảo quản và vận chuyển: Mẫu máu được bảo quản trong thùng xốp chứa túi giữ lạnh và chuyển từ địa điểm lấy đến khoa Xét nghiệm, bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An trong ngày. Tại đây mẫu được ly tâm tách huyết tương với tốc độ 5000 vòng/ phút/5 phút. Sau đó được chuyển qua máy phân tích sinh hóa tự động AU 400 Olympus và máy xét nghiệm huyết học XT1800i.

* Kỹ thuật lấy mẫu xét nghiệm máu định lượng enzym cholinesterase: Để đánh giá chỉ số enzym cholinesterase chính xác cần ngừng dùng tất cả các thuốc có thể có ảnh hưởng đến hoạt độ cholinesterase trong vòng 24h trước khi lấy máu XN. Lấy 2ml máu tĩnh mạch lúc đói, cho vào lọ chống đông EDTA để trong thùng xốp chứa túi giữ lạnh và đưa về Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An. Sau đó ly tâm tách huyết tương, bảo quản lạnh và chuyển về Trung tâm phòng chống độc Học viện Quân y trong ngày. Xét nghiệm được được tiến hành theo phương pháp Kinetic Standard Method 94 trên hệ thống máy tự động AU Olympus 400 của Nhật Bản.

- Nguyên tắc kỹ thuật: ChE thủy phân butyrylthiocholine tạo thành thiocholine và butyrate.

Phản ứng giữa thiocholine và Dithuocholinenitrobenzoate (DNTB) tạp phúc hợp màu vàng (tăng dần).

Butyrylthiocholine + H20 Thiocholine + Butyrate.

Thiocholine + DNTB 2 Nitro-5mecaptobenzoate (màu vàng) Đậm độ màu vàng tăng dần được xác định ở bước sóng 405nm với 3 điểm đo (tại thời điểm 30 giây, 60 giây, 90 giây), theo phép đo động học enzym kinetic.

- Hóa chất:

+ Thuốc thử R1: Dung dịch đệm: Đệm phosphat: 50mmol/l, pH 7,7 DTNB: 0,35mmol/l

+ Thuốc thử R2: Có chất Butyrylthiocholine: 6mmol/l.

Các loại thuốc thử này thường đóng dạng đông khô, được bảo quản ở nhiệt độ lanh 2 - 80C. Khi làm xét nghiệm sẽ tiến hành hòa tan bằng nước cất.

Cách pha như sau:

+ R1: Cho thêm 30ml nước cất hòa tan (để bền được 6 tuần ở nhiệt độ 20C -80C) + R2: Cho thêm 1ml nước cất hòa tân, bền 6 tuần ở 20C -80C

- Tiến hành xét nghiệm:

Cho vào ống nghiệm sạch: R1: 1,5ml, Huyết thánh 100µl và R2: 50µl

Lắc đều đưa ngay vào đo trên máy phân tích tự động AU Olympus 400 ở 3 điểm đo sau: 30s, 60s, 90s với bước sóng 405nm.

Để đánh giá các chỉ số sinh hoá của đối tượng nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng giá trị chỉ số sinh hoá bình thường để tham chiếu theo tài liệu “Các xét nghiệm thường

quy áp dụng trong thực hành lâm sàng” năm 2013 của PGS. TS. Nguyễn Đạt Anh [12]

Tiêu chuẩn đánh giá các chỉ tiêu sinh hóa

Chỉ số sinh hóa Giá trị bình thường

Ure 2.5-7.5 mmol/l

Creatinine Nam: 62-120µmol/l

Nữ: 53-100µmol/l

SGOT (AST) ≤ 37 U/L (370C)

SGPT (ALT) ≤ 40 U/L (370C)

GGT Nam: 11 - 50 U/L (37

0C) Nữ: 7 - 32 U/L (370C) Cholinesterase 5300 - 12900 U/L (370C)

Tiêu chuẩn đánh giá các chỉ tiêu huyết học

Chỉ số huyết học Giới hạn bình thường RBC (x1012/l): Hồng cầu 4.00 - 5.50 (x1012/l) HGB (g/l): Nồng độ hemoglobin trong máu 120 - 160 g/l HCT(l/l): Hematogrit-thể tích khối hồng cầu 0.370 - 0.500 l/l

MCV(fL): Thể tích trung bình hồng cầu 85 - 95 MCH (pg): Lượng Hemoglobin trung bình 28 - 32 MCHC(g/L): Nồng độ Hemoglobin trung bình hồng cầu 320 - 360 RDW-CV: Dải phân bố kích thước hồng cầu - Hệ số biến thiên 11.0 - 16.0

WBC (x109/l): Bạch cầu 4 - 10 G/l

NEUT(109/l): Bạch cầu trung tính Neut 2,0 - 7,0 LYM(109/l): Bạch cầu Lympho 0,8 - 4,0

MONO(109/l): Bạch cầu Mono 0,1 - 1,5

PLT (x109/l): Số lượng tiểu cầu 150 - 350 G/l

PDW: Độ phân bố tiểu cầu 9,0 - 17,0

MPV(fl): Thể tích trung bình tiểu cầu 6,5 - 12,0 PCT (ml/l): Khối tiểu cầu 0,108 - 0,282

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của ô nhiễm thuốc trừ sâu lên tình trạng sức khỏe người dân thị trần kỳ anh, hà tĩnh (Trang 41 - 46)