Chỉ tiêu sinh hóa

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của ô nhiễm thuốc trừ sâu lên tình trạng sức khỏe người dân thị trần kỳ anh, hà tĩnh (Trang 64 - 66)

1. Lịch sử về vấn đề nghiên cứu

3.2.4. Chỉ tiêu sinh hóa

Bảng 3.14. Một chỉ tiêu đánh giá chức năng thận của đối tượng nghiên cứu Chỉ tiêu N Giới tính Nhóm NC Nhóm ĐC Trị số P ± SD ± SD Urê 20 Nam 4,61 ± 0,67 4,16 ± 0,68 2,50 - 7,50 P<0,01 15 Nữ 4,49 ± 0,87 4,02 ± 0,72 Creatinin 20 Nam 84,50 ± 9,91 72,10 ± 7,91 62,00 - 120,00 P<0,01 15 Nữ 77,20± 15,99 68,93 ± 5,40 53,00 - 100,00

(*) Các xét nghiệm thường quy áp dụng trong thực hành lâm sàng (2013) [12] Nhận xét:

Ure Là chất thải chính của sự chuyển hoá protein, số lượng trung bình của ure trong máu là từ 8-25mg/100cc, trên mức này là có hại cho cơ thể.

Nồng độ ure, creatinin trung bình trong huyết tương của người dân trong nhóm NC cao hơn nhóm ĐC (P<0,01). Tuy nhiên ure trong máu chưa phản ánh chính xác chức năng thận vì ure chỉ tăng khi chức năng thận giảm trên 60%, sự bài tiết ure còn tùy thuộc vào sự bài tiết nước tiểu và lượng đạm hấp thu.

Creatinin: Là một acid methyl guanidin được tổng hợp ở gan sau đó vận chuyển đến cơ. Tới các tế bào cơ creatinin gắn phốt phát từ ATP để tạo thành creatin phốt phát được chuyển hóa của cơ. Trong quá trình trao đổi năng lượng một phần creatinin phốtphát bị mất nước, đóng vòng tạo thành creatinin, đây là sản phẩm cặn bã không được sử dụng; creatinin ra khỏi cơ vào máu rồi được đào thải qua thận. Sự bài xuất creatinin xảy ra duy nhất qua nước tiểu.

Qua kết quả nghiên cứu bảng 3.14, chỉ số creatinin máu của nhóm NC cao hơn nhóm ĐC (P<0,01). Tuy chưa có những nghiên cứu cụ thể để minh chứng về sự ảnh hưởng của nhiễm độc thuốc trừ sâu lên chức năng của gan thận. Song qua nghiên cứu này chúng tôi đã nhận thấy sự suy giảm của một số yếu tố như ure và creatinin của nhóm NC.

Trong nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hoàng và CS (2013) cũng như nghiên cứu của Chiba M và CS (1996) trên những bệnh nhân bị nhiễm độc chì đều cho thấy có mối tương quan giữa nồng độ chì trong máu và ure. Khi nồng độ chì tăng dẫn tăng ure máu [22]. Một số tài liệu cũng cho thấy, khi bị nhiễm độc, sẽ ảnh hưởng đến chức năng của thận, làm tăng ure trong máu [44].

Bảng 3.15. Một chỉ tiêu đánh giá chức năng gan của đối tượng nghiên cứu Chỉ tiêu N Giới tính Nhóm NC Nhóm ĐC Trị số P ± SD ± SD SGOT (U/L) 20 Nam 26,80 ± 5,04 24,20 ± 2,91 ≤ 37,00 P<0,05 15 Nữ 23,33 ± 2,98 20,60 ± 4,47 SGPT (U/L) 20 Nam 35,60 ± 5,30 30,00 ± 4,14 ≤ 40,00 P<0,05 15 Nữ 23,33 ± 2,98 20,60 ± 4,47 GGT 20 Nam 39,04 ± 10,04 33,01 ± 8,78 11,00 - 50,00 P<0,05 15 Nữ 33,20 ± 8,53 22,41 ± 87,34 24,00 - 167,00

(*) Các xét nghiệm thường quy áp dụng trong thực hành lâm sàng (2013) [12] Nhận xét: Qua bảng số liệu 3.15 cho thấy:

- Về chỉ số SGOT, SGPT, GGT của nhóm NC cao hơn nhóm ĐC, có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0,05).

SGOT và SGPT là hai enzym trao đổi amin (transaminase), có nhiều ở các tổ chức của cơ thể. Trong các enzym trao đổi amin, SGOT và SGPT có hoạt độ cao hơn cả và có ứng dụng nhiều nhất trong lâm sàng. SGOT có nhiều ở tế bào cơ tim, SGPT có nhiều ở tế bào nhu mô gan. Các loại men gan SGOT và SGPT do gan tạo ra thường có một hàm lượng cố định trong máu.

GGT là một enzym của màng tế bào tham gia vào quá trình trao đổi các axit amin qua màng tế bào. GGT có thể được coi là enzym đầu tiên chịu tác động một khi xảy ra các bệnh lý gan và đường mật.

Khi gan bị tổn thương, hàm lượng men gan này sẽ tăng cao, mức tăng thông thường gấp 5 - 8 lần bình thường, thậm chí còn cao hơn nữa. Xác định hoạt độ SGOT, SGPT cho phép đánh giá mức độ tổn thương, (hủy hoại) tế bào nhu mô gan.

Qua kết quả nghiên cứu, các chỉ số SGOT, SGPT, GGT của nhóm NC cao hơn so với nhóm ĐC (P<0,05). Khi các chỉ số SGOT, SGPT, GGT tăng hay nồng độ men gan trong máu tăng. Gan ở vị trí ngõ của cơ thể nên sễ bị các chất độc ở ngoài tác hại. Các chất độc theo ống tiêu hóa, đường tĩnh mạch gánh hoặc đường tuần hoàn máu lên gan gây rối loạn chức năng gan. Theo nghiên cứu của Sobia Khwaja và CS (2013), khi nghiên cứu ảnh hưởng của TBVTV lên sức khoẻ của con người, cho thấy hoạt độ của SGOT, SGPT, GGT trung bình trong huyết tương của sẽ tăng lên khi bị ngộ độc thuốc BVTV [61]. Trong nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hoàng và CS năm 2013 cũng cho thấy khi bệnh nhân có hiện tượng nhiễm độc chì các chỉ số SGOT, SGPT, GGT tăng cao hơn nhóm đối chứng [22]. Điều này được lý giải, khi bị nhiễm độc, các chất độc sẽ được cố định và chuyển hoá tại gan, dẫn đến ngộ độc với các tế bào gan. Theo đó, làm tăng hoạt độ của các enzym gan.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của ô nhiễm thuốc trừ sâu lên tình trạng sức khỏe người dân thị trần kỳ anh, hà tĩnh (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w