Thực trạng bệnh tật của đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của ô nhiễm thuốc trừ sâu lên tình trạng sức khỏe người dân thị trần kỳ anh, hà tĩnh (Trang 73)

1. Lịch sử về vấn đề nghiên cứu

3.2.7.Thực trạng bệnh tật của đối tượng nghiên cứu

Từ những năm đầu của thập niên 50, trên thế giới đã bắt đầu nghiên cứu về ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe con người. Các nhà y học thế giới cho rằng 80% các loại bệnh tật của con người đều liên quan đến ô nhiễm môi trường. Trong vòng 30 năm qua có khoảng 40 bệnh mới đã phát sinh và đều có nguồn gốc từ ô nhiễm môi trường. Nổi bật trong số các loại bệnh do ô nhiễm môi trường là nhóm bệnh về đường hô hấp và đường tiêu hóa, bao gồm nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, viêm phổi, phỗi bị tắc nghẽn mãn tính, viêm phổi, viên họng, viêm phế quản, cúm, hen suyễn, viêm tai giữa, điếc, các bệnh về mắt, tiêu chảy, hội chứng lị, bại não, sốt xuất huyết. Tiếp đó là các bệnh quai bị, viêm gan do virus, viêm da và các bệnh ngoài da, uốn ván, lưu thai,… Nguy hiểm nhất là bệnh ung thư do ô nhiễm môi trường gây ra. Các yếu tố ô nhiễm có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe, gây bệnh tật cho con người là những chất ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, ô nhiễm đất và những yếu tố đặc biệt như độ ồn, trường điện từ, phóng xạ,… [6].

Tại Việt Nam hàng năm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng, hạn chế dử dụng, cấm sử dụng. Tuy được phép sử dụng nhưng thuốc BVTV cũng có nhiều tác động đến cây trồng và hệ sinh thái. Một số loại thuốc trừ sâu có tính năng hóa học ổn định, khó phân hủy nên sẽ tích lũy trong môi trường. Sau nhiều lần sử dụng dung lượng tích lũy có thể cao đến mức gây độc cho môi trường đất, nước, không khí và con người. Do thuốc trừ sâu tồn đọng lâu không phân hủy nên có thể theo nước và gió phát tán tới các cùng khác, theo các loài sinh vật đi khắp mọi nơi.

Tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường đến sức khoẻ của người dân, chúng tôi đã tiến hành điều tra về tình hình bệnh tật ở người dân tại địa điểm nghiên cứu và đối chứng. Kết quả thể hiện ở bảng 3.20 và biểu đồ 3.3.

Bảng 3.21. Tỷ lệ bệnh tật của người dân ở hai nhóm NC và ĐC Bệnh Nhóm NC (n=35) Nhóm ĐC (n=35) P SL % SL % Ung thư 3 8,6 2 5,7 P<0,05 Tiêu hoá 8 22,9 5 14,3 Da 2 5,7 Gan 3 8,6 Xương khớp 2 5,7 3 8,6 Hô hấp 3 8,6 2 5,7 Bệnh khác 5 14,3 2 5,7 Bình thường 9 25,7 21 60,0

Biểu đồ 3.3. So sánh tỷ lệ người mắc bệnh của đối tượng nghiên cứu

Qua bảng số liệu 3.21 và biểu đồ 3.3 cho thấy:

Tỷ lệ người mắc các loại bệnh tật ở nhóm NC cao nhiều hơn ở nhóm ĐC. Đặc biệt là tỷ lệ mắc bệnh về đường tiêu hóa, ung thư, bệnh về gan, hô hấp cao hơn rõ rệt (P<0,05).

Ở nhóm NC bệnh về đường tiêu hóa (22,9%), ung thư (8,6%), bệnh về gan (8,6%), bệnh về hô hấp (8,6%), bệnh về da (5,7%), bệnh về xương khớp (5,7%), bệnh khác (14,3%).

Tỷ lệ người bình thường ở nhóm NC chiếm 25,7% trong khi ở nhóm ĐC tỷ lệ người không mắc bệnh chiếm đến 60,0%.

Bảng 3.22. Tỷ lệ bệnh tật của nhóm NC theo nhóm tuổi

Tuổi 16 - 24 (1) 25 - 49 (2) 50 - 75 (3) n % n % n % Ung thư 3 21,4 Tiêu hoá 4 33,3 4 28,6 Da 2 22,2 Gan 1 8,3 2 14,3 Xương khớp 2 22,2 Hô hấp 1 8,3 2 14,3 Bệnh khác 1 11,1 2 16,7 2 14,3 Bình thường 4 44,4 4 33,3 1 7,1 P P1,2> 0,05, P2,3 > 0,05, P1,3 > 0,05

Nhận xét:

Tỷ lệ bệnh tật theo nhóm tuổi của nhóm NC có sự chênh lệch giữa các nhóm tuổi. Đặc biệt là bệnh ung thư, da, xương khớp nhưng không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Tỷ lệ bệnh gan, hô hấp tăng dần theo nhóm tuổi.

Lí giải sự sai khác về tỷ lệ bệnh tật này có thể dựa vào các nguyên nhân sau: Xu thế các loại bệnh tật gia tăng một phần là do những năm gần đây chịu ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu, kết quả này phù hợp với báo cáo môi trường quốc gia năm 2010.

Qua kết quả nghiên cứu về thực trạng môi trường tại nhóm NC cho thấy môi trường đất và nước ngầm đã bị ô nhiễm, các thông số đã vượt quy chuẩn cho phép nhiều lần, môi trường không khí ở khu vực nghiên chưa có dấu hiệu ô nhiễm tuy nhiên mùi hôi bốc lên rất khó chịu làm cho người dân cảm thấy đau đầu, mệt mỏi. Tiếp xúc lâu dài với mùi hôi còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa và hệ thần kinh của con người. Điều này làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân sống xung quanh.

Tỷ lệ bệnh về tiêu hóa chiếm cao (22,9%) theo chúng tôi nghĩ là do nguồn nước ngầm bị ô nhiễm mà người dân lại chủ yếu dùng nước giếng để ăn uống, đồng thời các loại rau quả được trồng trên nguồn đất và nước bị ô nhiễm nên cũng được sử dụng ăn uống hàng ngày điều đó có thể làm cho các loại bệnh về đường tiêu hóa tăng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tư nghiên cứu của Phạm Xuân Mai (2002) và Nguyễn Trường Sơn và CS (1994) [31].

Kết quả nghiên cứu còn cho thấy, nhóm tuổi 50-75 thì mắc các bệnh tật nhiều hơn nhóm tuổi 16-24 và 25-49. Đây là nhóm tuổi các chỉ số nhân trắc suy giảm mạnh, hệ miễn dịch kém nên dễ mắc các bệnh tật. Điều này phù hợp với sự giảm cân nặng và thể lực do chất lượng môi trường sống bị ô nhiễm ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân sống xung quanh.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Qua việc nghiên cứu về thực trạng trạng ô nhiễm môi trường của kho thuốc trừ sâu tồn lưu và ảnh hưởng của chúng lên sức khỏe người dân ở tiểu khu 6 - Thị trấn Kỳ Anh, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh tôi có thể rút ra một số kết luận và kiến nghị sau.

Kết luận

1. Thực trạng môi trường khu vực nghiên cứu

- Phân tích 14 mẫu đất ở khu vực nghiên cứu cho thấy: Hàm lượng các kim loại nặng trong đất nằm trong giới hạn cho phép của QCVN03:2008/BTNMT. Tuy nhiên kết quả ô nhiễm DDT trong đất vượt 16-491 lần giới hạn cho phép và ô nhiễm 666 vượt 9- 445 lần giới hạn cho phép.

- Phân tích các mẫu nước ngầm cho thấy có 5 mẫu nước nhiễm DDT và 4 mẫu nhiễm 666, với hàm lượng tương đối cao. Điều này chứng tỏ, DDT và 666 trong đất đã thẩm thấu vào nguồn nước ngầm.

- Tuy chưa phân tích được hàm lượng thuốc trừ sâu trong không khí, nhưng theo phản ảnh của người dân, vào những ngày thời tiết thay đổi mùi thuốc trừ sâu rất đậm đặc, điều này chứng tỏ, thuốc trừ sâu đã phát tán vào không khí.

2. Ảnh hưởng của môi trường

- Các chỉ tiêu sinh lý: Tần số tim, HATT, HATTr, tần số hô hấp của nhóm

nghiên cứu đều cao hơn nhóm đối chứng và cao hơn cả HSSL người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 - thế kỷ XX

- Các chỉ tiêu sinh hóa: Chỉ tiêu ure, creatinin, SGOT, SGPT, GGT của

nhóm nghiên cứu tuy vẫn nằm trong khoảng trị số bình thường nhưng đã tăng cao hơn so với nhóm đối chứng.

- Các chỉ tiêu huyết học: Các chỉ tiêu về hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu của

nhóm nghiên cứu tuy vẫn nằm trong khoảng trị số bình thường nhưng đã có sự thay đổi về số lượng, thành phần.

- Thực trạng bệnh tật của người dân: Tỷ lệ người dân mắc các bệnh của

người này đang ở mức suy giảm, các dấu hiện chủ yếu như đau đầu, mệt mỏi, viêm phổi. Đặc biệt có 3 người, chiếm 8,6% mắc bệnh ung thư.

Kiến nghị

1. UBND tỉnh Hà Tĩnh, các cơ quan trung ương, các ngành có liên quan cần xem xét và nhanh chóng đầu tư xử lý các kho thuốc trừ sâu tồn lưu, nhằm tránh các ảnh hưởng của chúng đến sức khoẻ người dân.

2. Các cơ quan: Sở Y tế và các cơ quan có liên quan hỗ trợ nhân dân thực hiện khám sức khoẻ định kỳ. Hàng năm giúp nhân dân trong vùng sớm phát hiện và ngăn chặn các bệnh, bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bách khoa toàn thư Wikipedia, 2014, truy cập ngày 19/02/2014, tại trang web http://vi.wikipedia.org/wiki//Kỳ_Anh_(thị_trấn).

2. Báo cáo kinh tế kỹ thuật, 2013. Xử lý ô nhiễm môi trường do tồn lưu hóa chất

bảo vệ thực vật, Hà Tĩnh.

3. Bộ môn Sinh lí đại học Y khoa Hà Nội, 1998. Bài giảng sinh lí học, Nxb Y học, Hà Nội.

4. Bộ môn Sinh lý học Trường Học viện Quân Y, 2002. Sinh lý học, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội

5. Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ, 1998. Vệ sinh môi trường dịch tễ, Trường ĐH Y Hà Nội.

6. Bộ Tài nguyên môi trường, 2010. Báo cáo môi trường quốc gia 2010: Tổng quan

môi trường Việt Nam, Bộ Tài nguyên Môi trường.

7. Bộ Y tế, 2003. Các giá trị sinh học người Việt Nam thập kỷ 90, thế kỷ XX, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 74-75.

8. Chi cục bảo vệ thực vật Thành phố Hồ Chí Minh, 2010. “Cẩm nang sử dụng

thuốc BVTV”, Tp. Hồ Chí Minh.

9. Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, năm 2013.

10. Từ điển Bách khoa Việt Nam, 2007. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam Hà Nội. 11. Nguyễn Trường An, 2004. Đánh giá về mặt nhân trắc học tình trạng thể lực,

dinh dưỡng và phát triển người miền Trung từ 15 tuổi trở lên. Luận án Tiến

sỹ y học, Trường Đại học Hà Nội, Hà Nội.

12. Nguyễn Đạt Anh, 2013. Các xét nghiệm thường quy áp dụng trong thực hành

lâm sàng, Nxb Y học, Hà Nội.

13. Trần Văn Bé, 1990. Lâm sàng huyết học, Nxb Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 14. Đỗ Hòa Bình, 2003. Nghiên cứu Lympho bào máu; sự thâm nhiễm TCD8, NK

và sự Nghiên cứu sự biểu lộ protein LMP1, P53, MDM2 ở bệnh nhân ung thư vòm mũi họng. Luận án Tiến sỹ y học, Trường Đại học Hà Nội, Hà Nội.

15. Nguyễn Thanh Bình, Hoàng Công Minh, Trần Văn Tùng, Nguyễn Hùng Long, 2014. “Nghiên cứu độc tính của bánh ngô mốc lấy tại Hà Giang lên một số chỉ tiêu huyết học trên thỏ”, Tạp chí Y - dược học quân sự số 1-2014, tr 22-28 16. Phạm Tử Dương, Nguyễn Thế Khanh, 2001. Hóa nghiệm sử dụng trong lâm

sàng, Nxb Y học, Hà Nội.

17. Phan Văn Đạo, 2009. Nghiên cứu ảnh hưởng của hóa chất bảo vệ thực vật, Chi Cục BVTV Phú Thọ.

18. Phạm Thị Minh Đức, 2007. Sinh lí học. NXB Y học, Hà Nội.

19. Trần Văn Hai, 2008. Những hiểu biết cơ bản về thuốc bảo vệ thực vật, Bộ môn Bảo

vệ thực vật, khoa Nông nghiệp sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ.

20. Trần Quang Hùng, 1995. Thuốc bảo vệ thực vật. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 21. Phùng Văn Hoàn, 1997. “Tình hình sử dụng an toàn HCBVTV và ảnh hưởng

của nó đến sức khoẻ nhân dân”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Y khoa Hà Nội, Hà Nội, tr. 27-32.

22. Nguyễn Thanh Hoàng, Nguyễn Văn Bằng, Trịnh Thanh Tùng, 2013. “Biến đổi một số chỉ số hoá sinh máu ở người tiếp xúc nghề nghiệp với chì vô cơ”, Tạp chí Y - Dược học quân sự số 9-2013.

23. Đỗ Đình Hoè, 2001. Báo cáo tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam. 24. Đỗ Văn Hoè, 2005. “Thực hiện, Giám sát và chấp nhận Quy tắc ứng xử quốc tế

về phân phối và sử dụng Thuốc trừ sâu” Báo cáo trình bày tại hội nghị Hội thảo khu vực Châu Á ngày 26 28/7/2005, Bangkok, Thái Lan.

25. Nguyễn Tuấn Khanh, Đỗ Hàm, 2005. “Sức khoẻ của nông dân trồng lúa tiếp xúc với hoá chất bảo vệ thực vật tại Thái Nguyên sau một năm can thiệp bằng giáo dục về AT VSLĐ”, Tạp chí Bảo hộ Lao động; 2005/số 12 tr. 1416.

26. Nguyễn Tuấn Khanh, 2007. Nghiên cứu các biện pháp can thiệp nhằm giảm tác hại của hoá chất bảo vệ thực vật tại khu vực trồng rau tỉnh Bắc Ninh, Đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp tỉnh mã số: 04-07, Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Bắc Ninh.

27. Nguyễn Tuấn Khanh, 2008. “Thực trạng sử dụng và sự tồn lưu hoá chất bảo vệ

thực vật trong đất và rau tại tỉnh Bắc Ninh”, Hội nghị khoa học Quốc tế Y học

lao động và Vệ sinh Môi trường lần thứ III, Hội nghị khoa học Y học lao động toàn quốc lần thứ VII, Hà Nội, tr. 241.

28. Nguyễn Tuấn Khanh, 2010. Đánh giá ảnh hưởng của sử dụng hoá chất bảo vệ

thực vật đến sức khỏe người chuyên canh chè tại Thái Nguyên và hiệu quả của các biện pháp can thiện, Luận án Tiến sỹ y học, Trường Đại học Thái

Nguyên, Thái Nguyên.

29. Lê Văn Khoa, Nguyễn Đức Lương, Nguyễn Thế Truyền, 1999. Nông nghiệp và

môi trường. Nxb giáo dục, Hà Nội.

30. Hà Huy Kỳ và CS, 2001. “Điều tra cơ bản thực trạng sức khoẻ của người lao động tiếp xúc với HCBVTV”, Báo cáo tóm tắt hội nghị Y học lao động lần thứ IV, Hà Nội, tr. 149.

31. Phạm Xuân Mai, 2002. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiên liệu lỏng tên lửa, tác dụng của một số thuốc điều trị trên động vật thực nghiệm và tình hình sức khỏe những người tiếp xúc. Luận án Tiến sỹ y học, Học viện Quân y, Hà Nội.

32. Hoàng Công Minh, Bài giảng Độc chất nhóm lân hữu cơ, Học viện Quân y, Hà Nội

33. Lê Hồng Minh, 2011. Nghiên cứu điều kiện lao động và sức khỏe nghề nghiệp

của ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ ở một số tỉnh phía Nam Việt Nam. Luận

án Tiến sỹ y học, Học viện Quân y, Hà Nội.

34. Nguyễn Trần Oánh, 1997. “Hóa học bảo vệ thực vật” (Giáo trình cao học Nông Nghiệp - Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp). NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 35. Nguyễn Trần Oánh, Nguyễn Văn Viên, Bùi Trọng Thuỷ (2007), Giáo trình sử

dụng thuốc bảo vệ thực vật, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

36. Trần Đức Phấn, 1998. Nghiên cứu hậu quả di truyền do nhiễm độc hoá chất

bảo vệ thực vật nhóm photpho hữu cơ, thăm dò biện pháp khắc phục. Luận

án PTS khoa học y dược. Trường ĐH Y Hà Nội.

37. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, 2005. Điều 3 -

Luật bảo vệ môi trường. Kỳ họp Quốc hội thứ 11, 2005.

38. Nguyễn Thị Thu Thủy, 2002 - 2003. “Bài giảng hóa bảo vệ thực vật”, NXB Huế 39. Đỗ Oanh Phương Thanh, tài liệu dịch 2003. “Hoá chất bảo vệ thực vật và

bệnh ung thư”, Trích báo cáo “What’s Your Poison? Health threats posed by pesticides in developing countries”, 2003 của Quỹ Công lý Môi trường (Environmental Justice Fund).

40. Nguyễn Duy Thiết, 1997. “Nhiễm độc hoá chất trừ sâu, trừ cỏ, diệt chuột các

hơi khí độc và các biện pháp đề phòng” Giáo trình vệ sinh môi

trường dịch tễ, Trường Đại học y khoa Hà Nội, tr. 348387.

41. Vũ Đức Toàn, 2008. “Đánh giá sơ bộ sự ô nhiễm và xu hướng biến đổi DDT

trong đất tại Hà Nội”, Tạp chí KHKT Thủy lợi và Môi trường, số 22/2008

42. Chu Trọng Trang, Nguyễn Đình Liễn, Phạm Đình Du (1995), Sơ bộ điều tra tác hại của hoá chất bảo vệ thực vật đến sức khoẻ người lao động, Hội nghị khoa học Y học lao động và vệ sinh môi trường toàn Quốc lần thứ II Hà Nội 1315/12/1995, tr. 8990.

43. Lê Trung, 1997. Bệnh nhiễm độc thuốc trừ sâu, Nxb Y học, Hà Nội.

44. Lê Trung, 2002. Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp. Nxb Y học, Hà Nội, tr 92-123. 45. Nguyễn Thị Hồng Tú, 1999. “Tình hình sử dụng và nhiễm độc thuốc BVTV ở Việt

Nam”, Hội thảo phòng chống nhiễm độc thuốc BVTV, 9-11/8/1999, Hà Nội.

46. Võ Thị Hải Yến, 2004 Nghiên cứu các trạng thái stress biểu hiện trên công nhân nhà máy sợi Vinh, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Vinh, Vinh

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của ô nhiễm thuốc trừ sâu lên tình trạng sức khỏe người dân thị trần kỳ anh, hà tĩnh (Trang 73)