1. Lịch sử về vấn đề nghiên cứu
1.7. Ảnh hưởng của ô nhiễm HCBVTV tồn lưu đến môi trường và con người
Cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội thì việc sử dụng hoạt chất HCBVTV để tăng năng suất cây trồng càng gia tăng. Do việc quản lý, bảo quản và sử dụng HCBVTV dùng trong nông nghiệp còn chưa được chặt chẽ, nên một số loại HCBVTV ngoài danh mục được phép sử dụng vẫn lưu hành rộng rãi. Tồn lưu HCBVTV cấm và hạn chế sử dụng trong môi trường đất, nước, không khí, động vật, thực vật ở các vùng nghiên cứu đáng lo ngại.
Hình 1.3. Sơ đồ tổng quát về sự dịch chuyển tích lũy và phản ứng
của chất thải trong tự nhiên
(Nguồn http://www.gree-vn.com) [49] HCBVTV khi sử dụng cho cây trồng được cây trồng hấp thụ một phần còn một phần bị rửa trôi theo nước mưa xuống các sông ngòi hoặc thấm vào đất. Dư lượng HCBVTV trong thực phẩm, đất, nước cao sẽ ảnh hưởng đến môi trường thiên nhiên như thay đổi thành phần của đất, tác động đến động vật thủy sinh trong các ruộng, ruộng rau. Ngoài ra, sau một thời gian tiếp xúc với HCBVTV sẽ làm thay đổi cấu trúc di truyền của các loại côn trùng và có thể là nguyên nhân gây bùng nổ các loại dịch bệnh khác trong nông nghiệp... Đặc biệt, việc sử dụng HCBVTV không thực hiện đúng các quy trình bảo hộ lao động đã ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe con người như: gây rối loạn nội tiết, ung thư, thay đổi hệ miễn dịch, bệnh ngoài da, bệnh phổi [17].
Việc sử dụng ngày càng nhiều các chất hữu cơ POP và các loại HCBVTV có độc tính cao đã làm cho mức độ tồn lưu các loại hóa chất này trong nông sản, thực phẩm, đất, nước, không khí và môi trường ngày càng lớn. Các vụ ngộ độc thức ăn bởi
HCBVTV cùng với các loại bệnh tật do ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng và trở thành một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở nước ta hiện nay.
Các yếu tố quyết định mức độ độc hại của HCBVTV bao gồm độc tính, đặc tính vật lý của hóa chất, trạng thái tiếp xúc, đường xâm nhập vào cơ thể và tính mẫn cảm của cá nhân, tác hại tổng hợp của các yếu tố này và thời gian tiếp xúc [34].