Chỉ tiêu sinh lý

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của ô nhiễm thuốc trừ sâu lên tình trạng sức khỏe người dân thị trần kỳ anh, hà tĩnh (Trang 60 - 64)

1. Lịch sử về vấn đề nghiên cứu

3.2.3.Chỉ tiêu sinh lý

Các chỉ tiêu sinh lý như: huyết áp, tần số tim, tần số thở... là những tiêu thiết yếu để đánh hiện trạng sức khỏe của con người và khi nghiên cứu các chỉ tiêu nói trên cần phải đặt nó trong mối liên hệ với trạng thái cơ thể, tuổi tác, giới tính cũng như điều kiện môi trường cụ thể.

3.2.3.1. Tần số tim

Bảng 3.11. Tần số tim của đối tượng nghiên cứu Chỉ tiêu Nhóm tuổi N Giới tính Nhóm NC Nhóm ĐC ± SD ± SD Tần số tim (nhịp/phút 16 – 24 4 Nam 77,00 ± 0,71 75,25 ± 0,83 76,1 ± 7,1 5 Nữ 77,20 ± 0,98 75,80 ± 0,75 76,7 ± 6,6 25 – 49 7 Nam 77,29 ± 0,88 75,43 ± 0,90 76,2 ± 7,0 5 Nữ 77,60 ± 0,80 76,00 ± 0,63 76,8 ± 7,1 50 – 75 9 Nam 77,44 ± 0,83 75,44 ± 0,83 76,3 ± 6,1 5 Nữ 77,80 ± 0,75 75,60 ± 0,80 76,4 ± 6,9 P P<0,01

Nhận xét:

Tần số tim là số lần tim đập trong một phút. Trong điều kiện hoạt động bình thường tim của người thường có nhịp đập là 70 - 75 lần/phút. Tần số mạch đập thể hiện lưu lượng máu qua tim trong một lần co bóp tống vào động mạch. Nếu nhịp đập chậm thể tích co tim lớn, lượng máu nhiều. Ngược lại khi lượng máu qua tim trong một lần co bóp ít hơn thì nhịp tim phải tăng để đáp ứng sự cung cấp máu cho các tổ chức trong cơ thể.

Qua kết quả kiểm tra tần số tim mạch trên bảng 3.11 cho thấy:

- Tần số tim của nhóm tuổi 16 - 24 ở nhóm NC là 77,00 ± 0,71 (nam), 77,20±0,98 (nữ) cao hơn ở nhóm ĐC là 75,25±0,83 (nam), 75,80±0,75 (nữ).

- Tần số tim của nhóm tuổi 25 - 49 ở nhóm NC là 77,29±0,88 (nam), 77,60±0,80 (nữ) cao hơn ở nhóm ĐC là 75,43±0,90 (nam), 76,00±0,63 (nữ).

- Tần số tim của nhóm tuổi 16 - 24 ở nhóm NC là 77,44±0,83 (nam), 77,80±0,75 (nữ) cao hơn ở nhóm ĐC là 75,44±0,83 (nam), 75,60±0,80 (nữ).

Như vậy, tần số tim các nhóm tuổi ở nhóm NC cao hơn Nhóm ĐC, sự sai khác này có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0,01), ở nữ thì cao hơn nam và vẫn nằm trong giới hạn hằng số sinh lý người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 - thế kỷ XX. Tuy không lớn lắm nhưng tác động của môi trường ô nhiễm phần nào cũng đã ảnh hưởng đến tới tần số tim mạch ở các nhóm tuổi. Điều này có giải thích khi con người phải tiếp xúc với các hoá chất BVTV với thời gian đều đặn và liên tục sẽ gây nên hiện tượng nhiễm độc thần kinh, gián tiếp thông hệ thần kinh giao cảm gây tăng nhịp tim và huyết áp lên.

3.2.3.2. Huyết áp

Bảng 3.12. Huyết áp của đối tượng nghiên cứu Chỉ tiêu Nhóm tuổi N Giới tính Nhóm NC Nhóm ĐC ± SD ± SD HATT (mmHg 16–24 4 Nam 118,75 ± 2,17 115,00 ± 2,50 115,3 ± 9,6 5 Nữ 114,00 ± 2,00 110,00 ± 3,16 110,0 ± 10,4 25–49 7 Nam 121,43 ± 3,50 116,43 ± 4,40 116,1 ± 10,0 5 Nữ 118,00 ± 4,00 112,00 ± 2,45 113,0 ± 10,6 50–75 9 Nam 127,22 ± 3,42 118,89 ± 3,14 118,6 ± 10,1 5 Nữ 127,00 ± 2,45 118,00 ± 2,45 117,1 ± 12,0 P P<0,05 HATTr (mmHg 16–24 4 Nam 76,25 ± 2,17 72,50 ± 2,50 72,0 ± 7,3 5 Nữ 74,00 ± 2,00 70,00 ± 3,16 69,8 ± 7,5 25–49 7 Nam 78,57 ± 2,26 74,29 ± 4,16 74,6 ± 6,8 5 Nữ 76,00 ± 3,74 72,00 ± 2,45 72,5 ± 7,5 50–75 9 Nam 83,33 ± 3,33 75,56 ± 3,69 75,4 ± 6,8 5 Nữ 82,00 ± 2,45 74,00 ± 3,74 74,2 ± 7,3 P P<0,05

(*) Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 - thế kỷ XX [7]

Biểu đồ 3.2. So sánh tần số tim, HATT, HATTr của nam nhóm tuổi 50-75

Nhận xét:

Qua bảng số liệu 3.12 và biểu đồ 3.2 cho thấy:

- Về HATT, HATTr ở nhóm tuổi ở nhóm TN cao hơn nhóm ĐC (P<0,05), cao hơn giới hạn cho phép.

Huyết áp là áp lực tác động của dòng máu lên thành động mạch, huyết áp phụ thuộc vào lực bơm máu của tim, thể tích máu được bơm, kích thước cũng như độ đàn hồi của thành động mạch. Huyết áp liên tục thay đổi tùy theo hoạt động, nhiệt độ, chế độ ăn, cảm xúc, tư thế và tình trạng sử dụng thuốc. Huyết áp còn là tiêu chí để đánh giá chức năng toàn diện của tim mạch.

Thông thường huyết áp động mạch tăng lên theo tuổi, càng tăng ở tuổi 50 - 60 tuổi thì huyết áp tối đa khoảng 125 - 135mmHg và huyết áp tối thiểu khoảng 80 - 85 mmHg. Huyết áp ở nam giới cao hơn nữ giới. Huyết áp tối đa ở người có giá trị cao nhất lúc 16 - 18h và thấp nhất trong một ngày lúc 2 - 4h sáng. Khi lao động cơ bắp nặng nhọc hay khi có cảm xúc mạnh thì huyết áp sẽ tăng lên.

Như vậy, các chỉ số huyết áp HATT, HATTr ở nam cao hơn nữ và thay đổi theo lứa tuổi, điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật phát triển tự nhiên. Tuy nhiên cùng một giai đoạn này nhưng huyết áp của nhóm NC cao hơn nhóm ĐC, bởi vì như trên đã trình bày, sự tác động của môi trường ô nhiễm đã ảnh hưởng đến sự hoạt động của hệ thần kinh giao cảm. Theo đó, làm tăng các chỉ số của các cơ quan do hệ thần kinh này chi phối. Kết quả này cũng nhận thấy khi Võ Thị Hải Yến (2004) nghiên cứu ảnh hưởng của trạng thái stress trên công nhân nhà máy sợi vinh [46].

3.2.3.3. Tần số hô hấp

Bảng 3.13. Tần số hô hấp của đối tượng nghiên cứu

Chỉ tiêu N Nhóm tuổi Giới tính Nhóm NC Nhóm ĐC ± SD ± SD Tần số thở 4 16 – 24 Nam 17,25 ± 0,43 16,50 ± 0,50 5 Nữ 17,80 ± 0,40 17,00 ± 0,63 7 25 – 49 Nam 17,57 ± 0,49 17,00 ± 0,53 5 Nữ 18,20 ± 0,40 17,40 ± 0,49 9 50 – 75 Nam 16,22 ± 0,42 17,44 ± 0,68 5 Nữ 17,00 ± 0,63 18,00 ± 0,89 P P<0,05

Nhận xét:

Tần số thở là chỉ số đánh giá tình trạng sức khỏe và mức độ ô nhiễm không khí. Tần số thở là số lần thở trong một phút (một lần hít vào và một lần thở ra gọi là một nhịp). Nhịp thở có thể thay đổi độ tuổi, trạng thái lao động, tâm trạng... Bình thường đạt giá trị từ 16 - 20 lần/phút, nếu thở quá nhanh hoặc quá chậm đều là không bình thường. Quá trình thở trao đổi khí liên tục giữa cơ thể với môi trường bên ngoài, cung cấp O2 thường xuyên cho cơ thể thực hiện phản ứng oxi hóa giải phóng năng lượng cho cơ thể hoạt động, đồng thời thải khí CO2 ra ngoài. Không khí trong lành chứa 20% O2.

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.13 cho thấy: Tần số thở ở nhóm tuổi 16-49 của nhóm NC cao hơn so với nhóm ĐC, nhưng ở độ tuổi từ 50-75 tần số thở của nhóm NC thấp hơn nhóm ĐC(P<0,05). Điều này cũng có thể lý giải bởi sự ảnh hưởng của thuốc BVTV trong môi trường sống lâu dài đã tác động đến enzym ChE, làm tăng hoạt động của thần kinh, gây hưng phấn kéo dài. Vì thế làm tăng hoạt động hô hấp ở độ tuổi 16 - 49. Tuy nhiên, đến độ tuổi 50 - 75 do sự kéo dài tình trạng hưng phấn đã làm suy giảm chức năng của cơ quan hô hấp.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của ô nhiễm thuốc trừ sâu lên tình trạng sức khỏe người dân thị trần kỳ anh, hà tĩnh (Trang 60 - 64)