1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài giảng lịch sử việt nam (1945 1954)

53 2,2K 9
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 514 KB

Nội dung

1. Về kiến thức Giúp Sinh viên nắm rõ những diễn biến cơ bản của Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1946: Ngay sau khi giành được độc lập, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa rơi vào tình thế "ngàn cân treo sợi tóc": đất nước đang đứng trước sự đe dọa của nạn đói, nạn dốt, tệ nạn xã hội tràn lan, ngân sách cạn kiệt và thêm vào đó là 20 vạn quân Tưởng cùng bọn tay sai kéo vào miền Bắc, uy hiếp chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, hơn 1 vạn quân Anh kéo vào miền Nam giúp cho Pháp trở lại xâm lược nước ta. Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm cách nào để đưa đất nước vượt qua được tình thế vô cùng khó khăn này? 2. Về tư tưởng Bồi dưỡng cho sinh viên chuyên ngành lịch sử lòng yêu nước gắn với chủ nghĩa xã hội, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào tiền đồ của cách mạng... giúp sinh viên có lập trường, tư tưởng vững vàng, phục vụ cho công tác giảng dạy lịch sử sau này. 3. Về kĩ năng Rèn luyện cho sinh viên kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá tình hình đất nước sau khi vừa mới giành được độc lập, kĩ năng sử dụng các tranh, ảnh, phim tư liệu, lược đồ chiến tranh, sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin phục vụ cho việc giảng dạy.

Trang 1

CHƯƠNG 1 NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA TỪ SAU NGÀY 02/9/1945 ĐẾN

TRƯỚC NGÀY 19/12/1946

A Mục tiêu

1 Về kiến thức

Giúp Sinh viên nắm rõ những diễn biến cơ bản của Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1946:

Ngay sau khi giành được độc lập, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa rơi vào tình thế "ngàn cân treo sợi tóc": đất nước đang đứng trước sự

đe dọa của nạn đói, nạn dốt, tệ nạn xã hội tràn lan, ngân sách cạn kiệt và thêm vào đó là 20 vạn quân Tưởng cùng bọn tay sai kéo vào miền Bắc, uy hiếp chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, hơn 1 vạn quân Anh kéo vào miền Nam giúp cho Pháp trở lại xâm lược nước ta.

Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm cách nào để đưa đất nước vượt qua được tình thế vô cùng khó khăn này?

Rèn luyện cho sinh viên khả năng tự học, tự nghiên cứu, chủ động, sáng tạo trong quá trình tiếp cận các vấn đề lịch sử.

B Nội dung cơ bản

1.1 Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám - 1945

1.1.1 Những thuận lợi

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, hệ thống chủ nghĩa xã hội đang hình thành[1], phong trào cáchmạng thế giới phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là ở các nước Đông Nam Á và Trung Quốc[2]đã cổ vũnhân dân ta trong quá trình xây dựng và bảo vệ thành quả của cách mạng tháng Tám

Dân tộc Việt Nam đã giành được độc lập, tự do và bước đầu được hưởng những quyền lợi dochính quyền cách mạng đem lại, nên họ vô cùng phấn khởi và sẵn sàng đứng lên để bảo vệ nhữngquyền lợi ấy Đây chính là nguồn sức mạnh vô tận giúp cho chính phủ nước Việt Nam Dân chủCộng Hòa non trẻ vượt qua những khó khăn thử thách của giai đoạn lịch sử này

Đảng và Nhà nước ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo giờ đây đã vững vàng và dày dặn kinhnghiệm sau 15 năm thử thách, tôi luyện Đặc biệt là Đảng và Nhà nước ta có uy tín đối với nhândân, được nhân dân ủng hộ tuyệt đối Đây là điều kiện hết sức thuận lợi và là chỗ dựa vững chắccủa Đảng và Chính phủ trong quá trình đấu tranh chống thù trong giặc ngoài

Trang 2

Hậu quả nạn đói năm 1945 vẫn chưa khắc phục nỗi Đê vỡ do lũ lụt hồi tháng 8/1945 làm 1/3diện tích cày cấy không canh tác được vẫn chưa khôi phục xong, tiếp đến là hạn hán làm cho 50%diện tích đất đai ở Bắc bộ không thể cày cấy.

Công thương nghiệp đình đốn làm cho hàng vạn công nhân thất nghiệp, hàng hóa khan hiếmdẫn đến giá cả sinh hoạt đắt đỏ, đời sống của nhân dân lâm vào hoàn cảnh vô cùng khó khăn

Tình hình kinh tế trên đã đặt đất nước trước nguy cơ tiếp tục xảy ra nạn đói mới trong năm1946

Tình hình tài chánh: Ngân sách quốc gia trống rỗng

Sau khi giành được độc lập, ngân sách quốc gia chỉ còn 1.230.000 đồng, trong đó có đến mộtnửa là tiền rách không dùng được Trong khi đó Ngân hàng Đông Dương vẫn còn do quân đội Nhậtkiểm soát

Quân Tưởng buộc ta phải để chúng đưa vào lưu hành đồng “Quốc tệ”, “Quan kim” đã bị mấtgiá, làm rối loạn nền tài chính nước ta

Tình hình xã hội: nạn dốt và tệ nạn xã hội phổ biến

Sau hơn 80 năm thống trị - “khai hóa” nước ta, thực dân Pháp đã để lại cho xã hội Việt Nammột di sản văn hóa lạc hậu với hơn 90% dân số không biết chữ, các tệ nạn xã hội như mê tín dịđoan, rượu chè, cờ bạc tràn lan

Tình hình chính trị, quân sự:

Tuy đã được tôi luyện trong 15 năm, kinh nghiệm có được chủ yếu là trong việc lãnh đạonhân dân đấu tranh cách mạng, nhưng kinh nghiệm quản lí nhà nước của Đảng ta chưa nhiều, nênchính quyền cách mạng từ trung ương đến địa phương vẫn còn rất non trẻ Ở một số nơi, chínhquyền còn do địch kiểm soát Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa vẫn chưa được các nước côngnhận về ngoại giao

Quân đội chính quy còn đang trong quá trình xây dựng, chưa được huấn luyện qua các trườnglớp chính quy, vũ khí và phương tiện chiến tranh thiếu thốn, thô sơ

1.1.2.2 Về đối ngoại

Miền Bắc (từ vĩ tuyến 16 trở ra)

Hơn 20 vạn quân Tưởng và các đảng phái tay sai của chúng như: Việt Nam Quốc dân Đảng(Việt Quốc) do Nguyễn Tường Tam, Vũ HồngKhanh cầm đầu và Việt Nam cách mạng đồng chíhội (Việt Cách) do Nguyễn Hải Thần cầm đầu tràn vào nước ta dưới danh nghĩa quân đồng minhvào giải giáp quân đội Nhật Quân Tưởng và tay sai của chúng vào nước ta với mưu đồ tiêu diệt

Trang 3

Đảng Cộng Sản Đông Dương, lật đổ chính phủ Hồ Chí Minh, lập nên chính quyền tay sai củachúng.

Dựa vào quân Tưởng, các đảng phái này đã ra sức chống phá cách mạng, lập nên chính quyềnphản động ở Yên Bái, Móng Cái, Vĩnh Yên

Miền Nam (từ vĩ tuyến 16 trở vào)

Hơn 1 vạn quân Anh theo sự thỏa thuận của lực lượng Đồng Minh cũng đã tiến vào nước tadưới danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật Ngay khi tiến vào nước ta, quân Anh đã tái vũ trang choquân đội Pháp, dọn đường cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam

Nhân cơ hội đó, các phần tử phản động thân Pháp như Nguyễn Văn Thinh, Nguyễn VănTâm… đã ra sức tìm cách chống phá cáchmạng, một số đảng phái chính trị phản động mới đượcthành lập như Đảng Nam Kì do Nguyễn Tấn Cường – một tên mật thám Pháp cũ đứng đầu, ĐảngĐông Dương tự trị do Nguyễn Văn Tỵ đứng đầu…., thêm vào đó là một số lực lượng phản độngtrong các giáo phái như Cao Đài, Hòa Hảo hoạt động trở lại và chống phá cách mạng

Ngoài quân Anh, Tưởng và Pháp ra, trên khắp nước ta còn có 6 vạn quân Nhật

Những khó khăn về đối nội và đối ngoại trên là một thách thức quá lớn đối với Chính phủViệt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đang còn non trẻ lúc bấy giờ Việt Nam lúc này đang đứng trước tìnhthế “ngàn cân treo sợi tóc”

[1] Trong giai đoạn 1944 – 1945, Hồng quân Liên Xô truy kích quân phát xít Đức qua vùng Đông Âu, lực lượng cách mạng ở các nước này đã nổi dậy phối hợp với Hồng quân đánh phát xít và thành lập nên các chính quyền mới – chính quyền dân chủ nhân dân: 1944: Cộng hòa Nhân dân Ba Lan, Cộng hòa Nhân dân Rumani ra đời; 1945: Cộng hòa Nhân dân Hung-ga-ry, Cộng hòa Nhân dân An-ba-ni, Cộng hòa Nhân dân Bun-ga-ry, Cộng Hòa Tiệp Khắc, Cộng hòa Liên bang Nam Tư; 7/10/1949, Cộng hòa Dân chủ Đức thành lập.

Chính quyền dân chủ nhân dân mới được thành lập ở Đông Âu đều là chính quyền liên hiệp của nhiều giai cấp và đảng phái khác nhau Trong đó, giai cấp tư sản vẫn còn rất mạnh và chúng luôn tìm cách để giành lấy chính quyền, đưa các nước Đông Âu trở lại con đường tư bản chủ nghĩa.

Trước tính hình đó, lực lượng Hồng quân Liên Xô đang đóng quân ở các nước Đông Âu đã hỗ trợ giai cấp vô sản loại bỏ giai cấp tư sản ra khỏi bộ máy chính quyền, thực hiện chuyên chính vô sản và tiến hành những cải cách dân chủ.

Đến năm 1949, các nước Đông Âu đã hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân và bắt đầu chuyển sang xây dựng cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Như vậy, chủ nghĩa xã hội từ phạm vi một nước (1917) đã lan rộng khắp Đông Âu, mở rộng đến Trung Quốc (01/10/1949), trở thành một hệ thống thế giới.

[2] Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân các nước Lào, Campuchia, Mianma, Inđônêxia, Philippin, Maylaixia, … đứng lên đấu tranh chống thực dân Anh, Pháp, Mĩ, Hà Lan… để giành độc lập Lực lượng cách mạng Trung Quốc do Đảng Cộng sản lãnh đạo đã giải phóng được một phần lục địa phía bắc với gần 100 triệu dân (trong tổng số 450 triệu dân), nhưng cuộc nội chiến giữa lực lượng cách mạng với lực lượng phản cách mạng do Tưởng Giới Thạch cầm đầu bắt đầu diễn ra quyết liệt.

[Trần Bá Đệ (Chủ biên), Giáo trình Lịch sử Việt Nam (1945 - 1975), Nxb ĐHSP, Hà Nội, 2007, Trang 10]

1.2 Bước đầu xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng

1.2.1 Về chính trị - quân sự

Trước tình huống hiểm nghèo của đất nước sau khi mới giành được động lập, ngày 3/9/1945,Hội đồng Chính phủ đã họp và đề ra 6 việc cấp bách cần làm ngay:

Trang 4

- Một là, phát động ngay một chiến dịch tăng gia sản xuất để chống đói; đồng thời tổ chức phong trào lạc quyên.

- Hai là, mở ngay một phong trào chống nạn mù chữ.

- Ba là, tổ chức sớm cuộc Tổng tuyển cử theo chế độ phổ thông đầu phiếu, thực hiện quyền tự

do dân chủ của nhân dân.

- Bốn là, mở một phong trào giáo dục cần, kiệm, liêm chính để bài trừ thói hư, tật xấu do chế

độ thực dân để lại.

- Năm là, xóa bỏ ngay ba thứ thuế: thuế thân, thuế chợ, thuế đò, tuyệt đối cấm hút thuốc phiện.

- Sáu là, tuyên bố tự do tín ngưỡng và lương giáo đoàn kết [1]

Ngày 08/9/1945, Chính phủ lâm thời đã công bố sắc lệnh số 14 về tổng tuyển cử bầu QuốcHội trong cả nước Sắc lệnh ghi rõ: “Tất cả công dân Việt Nam, cả trai và gái, từ 18 tuổi trở lên, đều

có quyền tuyển cử và ứng cử, trừ những người đã bị tước công quyền và những người trí óc khôngbình thường”[2]

Chính phủ Lâm thời: Tức Uỷ ban Giải phóng dân tộc Việt Nam được thành lập theo quyết định

của Quốc dân Đại hội Tân Trào họp trong 2 ngày 16, 17/8/1945

Nghị quyết của Quốc dân Đại hội ghi rõ: "Để lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc giải phóngcủa chúng ta cho thắng lợi, Quốc dân Đại hội quyết định thành lập Uỷ ban Giải phóng dân tộc ViệtNam Uỷ ban này cũng như Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam trước khi thành lập một Chínhphủ chính thức Uỷ ban này thay mặt quốc dân mà giao thiệp với các nước ngoài và chủ trì mọicông việc trong nước"

Về tổ chức, Uỷ ban Giải phóng dân tộc gồm 15 người, có một Uỷ ban thường trực, với 5thành viên: Hồ Chí Minh, Trần Huy Liệu, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Lương Bằng, Dương ĐứcHiền, do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch

Ngày 26/8/1945, tại phiên họp đầu tiên của Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản ĐôngDương, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị mở rộng hơn nữa thành phần Chính phủ và sớm công bốdanh sách Chính phủ cho toàn dân biết Nhằm đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân, đảng pháiyêu nước, nhân sĩ tiến bộ, một số thành viên của Việt Minh đã tự nguyện rút khỏi Chính phủ để

nhường cho các thành phần khác Hành động cao cả đó đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá “là

một cử chỉ vô tư, tốt đẹp, không ham chuộng địa vị, đặt lợi ích của dân tộc, của đoàn kết lên trên lợi ích cá nhân” (Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng,02/1951).

Trang 5

Ngày 27/8, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp các vị Bộ trưởng trong Chính phủ Lâm thời Việt NamDân chủ Cộng hòa và ra lời Tuyên cáo, trong đó nêu rõ: “…Tuân theo Chỉ thị của Hồ Chí Minh, Uỷban Giải phóng dân tộc đã quyết định tự cải tổ, mời thêm một số nhân sĩ tham gia Chính phủ, đặngcùng nhau gánh vác nặng nề mà quốc dân giao phó cho…Nó thật là một Chính phủ, thống nhấtquốc gia giữ trọng trách là chỉ đạo cho toàn quốc, đợi ngày triệu tập được Quốc hội để cử ra mộtChính phủ Dân chủ Cộng hoà chính thức”.[3]

Để nhanh chóng ổn định tình hình ở miền Bắc, đối phó với quân Pháp ở miền Nam, Trung

ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương thành lập Chính phủ liên hiệp lâm thời có sự tham

gia của một số phần tử trong Việt Quốc và Việt Cách, với điều kiện: Chính phủ này phải tổ chức tốtcuộc Tổng tuyển cử, thống nhất các lực lượng vũ trang và sẽ từ chức khi triệu tập Quốc dân đại hội.Ngày 01/01/1946, Chính phủ liên hiệp lâm thời do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch đã làm lễ ra mắt tạiNhà hát thành phố

Ngày 06/01/1946, hơn 90% cử tri cả nước tham gia bỏ phiếu bầu cử Quốc hội và đã bầu ra

333 đại biểu đại diện cho các tầng lớp nhân dân khắp ba miền Bắc – Trung – Nam tham gia vào cơquan quyền lực cao nhất của nhà nước

Tại miền Nam (do không kịp hoãn, nên vẫn bầu cử vào ngày 25/12/1945) trừ Tây Ninh không

tổ chức được bầu cử do chiến sự ác liệt, nhân dân ta phải vượt qua bom đạn địch để đi bỏ phiếu Tạimiền Bắc, ở những nơi có quân Tưởng chiếm đóng, các đảng phái phản động đe dọa, khủng bốnhững người đi bỏ phiếu, có nơi chúng xông vào cướp hòm phiếu Nhưng bất chấp sự đe dọa vàhành động phá hoại của địch, nhân dân ta vẫn hăng hái đi làm nghĩa vụ công dân[4]

Ngày 02/03/1946, Quốc hội khoá 1 họp phiên đầu tiên tại nhà hát lớn Hà Nội Quốc Hội đãtán thành đề nghị của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc mở rộng thêm 70 đại biểu không thông quabầu cử cho lực lượng Việt Quốc, Việt Cách theo thỏa thuận trước đó để thực hiện chủ trương nhânnhượng Tưởng và tay sai của chúng

Ngày 01/01/1946, Chính phủ liên hiệp lâm thời do Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Chủ tịch đãlàm lễ ra mắt tại Nhà hát thành phố, trước 30 nghìn nhân dân Hà Nội

Thay mặt Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã công bố danh sách Chính phủ mới, và đườnglối đối nội, đối ngoại của Chính phủ Người cùng các thành viên Chính phủ tuyên thệ:

1 Chúng tôi kiên quyết lãnh đạo quốc dân;

2 Giữ vững nền độc lập cho Tổ quốc;

3 Thực hiện quyền dân chủ cho nước Việt Nam đặng mang lại tự do chính thức cho dân tộc;

Trang 6

4 Trong lúc giữ nền độc lập, quyết vượt hết mọi nỗi khó khăn nguy hiểm, dù phải hy sinh tính mệnh cũng không từ.

Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn thể nhân dân ủng hộ để Chính phủ có thể đi đến thànhcông Chính phủ liên hiệp lâm thời tồn tại từ ngày 01/01 đến ngày 02/3/1946 Trong thời gian đó,dưới sự lãnh đạo khéo léo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chính phủ đã dàn xếp ổn thoả với quân độiTưởng Giới Thạch; lãnh đạo và chi viện tích cực cho cuộc kháng chiến ở miền Nam; tổ chức thắnglợi cuộc Tổng tuyển cử; phát hành giấy bạc Việt Nam, động viên toàn dân tham gia sản xuất, đẩylùi nạn đói.[5]

Quốc Hội quyết định thành lập Chính phủ liên hiệp kháng chiến do Hồ Chí Minh làm Chủtịch, Nguyễn Hải Thần làm phó chủ tịch

Chính phủ liên hiệp kháng chiến dưới sự lãnh đạo của Hồ Chủ tịch đã đưa đất nước vượt quanhiều khó khăn, thách thức Từ ngày 28/10 đến ngày 9/11/1946, kỳ họp thứ 2 của Quốc hội khoá I

đã thảo luận và thông qua những chủ trương cấp bách để chuẩn bị kháng chiến Chủ tịch Hồ ChíMinh trình Quốc hội danh sách Chính phủ mới gồm 14 thành viên do Hồ Chí Minh làm chủ tịchkiêm Bộ trưởng Bộ ngoại giao thay cho Chính phủ liên hiệp kháng chiến Quốc hội triệt để tínnhiệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ mới do Hồ Chủ tịch thành lập

Các đại biểu thuộc các tổ chức chính trị đi ngược lại quyền lợi của dân tộc hoàn toàn bị gạt rakhỏi Chính phủ.Quốc hội đã bầu Cụ Bùi Bằng Đoàn làm Trưởng ban Thường trực Quốc hội; thảoluận và thông qua Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Ngày 9/11/1946, Chủtịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh công bố bản Hiến pháp này

Hiến pháp 1946 - đạo luật cơ bản của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã quy định Chínhthể (chương I), Nghĩa vụ và quyền lợi công dân (chương II), Nghị viện (chương III), Chính phủ(chương IV), Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính (chương V), Cơ quan tư pháp (chương VI),Sửa đổi Hiến pháp (chương VII)

Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là bản Hiến pháp dân chủ, phảnánh rõ thắng lợi của cách mạng Việt Nam, khẳng định quyền dân tộc độc lập, thống nhất lãnh thổ vàquyết tâm bảo vệ đất nước của toàn dân, xây dựng một thể chế dân chủ cộng hoà, một chế độ bảođảm quyền dân chủ tự do của mọi công dân không phân biệt nam, nữ, đặc biệt ưu đãi đối với đồngbào các dân tộc thiểu số Công dân Việt Nam được quyền trực tiếp bầu ra Nghị viện - cơ quan cóquyền lực cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đại diện cho quyền làm chủ đất nướccủa toàn dân và chịu trách nhiệm trước quốc dân với vận mệnh lịch sử của dân tộc, của mọi ngườidân trên con đường đấu tranh vì độc lập, tự do, hạnh phúc

Trang 7

Đánh giá về bản Hiến pháp này, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Đó là bản Hiến pháp đầu tiêntrong lịch sử nước nhà” “Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới nước Việt Nam đã độc lập , dân tộcViệt Nam đã có đủ mọi quyền tự do , phụ nữ Việt Nam được đứng ngang hàng với đàn ông đểđược hưởng chung mọi quyền tự do của một công dân Hiến pháp đó đã nêu một tinh thần đoàn kếtchặt chẽ giữa các dân tộc Việt Nam và một tinh thần liêm khiết, công bình của các giai cấp”.[6]

Sau ngày bầu cử Quốc hội, cử tri ở Bắc bộ và Trung bộ cũng đã tiến hành bầu cử Hội đồngnhân dân các cấp và thành lập Ủy ban hành chính các cấp thay cho ủy ban nhân dân lâm thời.Việt Nam giải phóng quân được củng cố và phát triển sau đó đổi tên thành vệ quốc đoàn(9/1945) và đến tháng 5/1946 đổi thành Quân đội quốc gia Việt Nam

Ý nghĩa: Thắng lợi của cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc Hội và Hội đồng nhân dân các cấp đã

tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Khẳng định lòng ủng hộ son sắc của cả dân tộc đối với Đảng và Chính phủ cách mạng trướcnhững âm mưu chia rẽ của bọn đế quốc và tay sai Đồng thời là những điều kiện để Đảng và Nhànước vượt qua được tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” lúc bấy giờ

1.2.2 Về kinh tế - tài chính

1.2.2.1 Giải quyết nạn đói

Trước tình hình xã hội hết sức phức tạp, ngay trong phiên họp đầu tiên vào ngày 03/9/1945,Hội đồng chính phủ cách mạng lâm thời đã bàn về các biện pháp chống đói:

Biện pháp trước mắt:

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi đồng bào lập “hũ gạo tiết kiệm”, không dùng gạo, ngô nấurượu để đem cứu dân nghèo, tổ chức “ngày đồng tâm”, thực hiện “nhường cơm sẽ áo”, ra lệnhnghiêm trị tình trạng đầu cơ thóc gạo…

Người nói: “Lúc chúng ta nâng bát cơm ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi độnglòng Vậy tôi đề nghị với đồng bào cả nước và tôi xin thực hành trước, cứ mỗi ngày nhịn ăn mộtbữa, đem gạo đó (mỗi bữa mỗi bơ) để cứu dân nghèo”[7]

Những biện pháp trên đã nhận được sự hưởng ứng rộng rãi của quần chúng nhân dân khắpnơi, giúp cho người nghèo có ăn để tăng gia sản xuất

Biện pháp lâu dài:

Về lâu dài, để đưa đất nước thoát khỏi nạn đói, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phongtrào thi đua tăng gia sản xuất với khẩu hiệu: “không một tất đất bỏ hoang”, “tấc đất tấc vàng” Bác

Trang 8

đã kêu gọi nhân dân “Tăng gia sản xuất! Tăng gia sản xuất ngay! Tăng gia sản xuất nữa! Đó là khẩuhiệu của chúng ta ngày nay Đó là cách thiết thực để chúng ta giữ vững quyền tự do và độc lập”[8]

Củng cố đê điều, chia ruộng cho dân cày nghèo, giảm tô 25%, bãi bỏ thuế thân và các thứthuế vô lý khác

Chính phủ cách mạng ra sắc lệnh số 11 ngày 7/9/1945 bãi bỏ thuế thân và các thứ thuế vô líkhác của chế độ cũ, ra Thông tư giảm tô 25%, miễn thuế ruộng đất đối với các vùng bị lụt và vùng

có chiến sự ở Nam bộ, Trung Nam bộ cùng các loại ruộng đất hoang hóa vừa mới được khai phá,gieo trồng; giảm thuế ruộng 20% trong toàn quốc cho nông dân; tịch thu ruộng đất của đế quốc,Việt gian chia cho dân cày nghèo; chia lại ruộng đất cho cả nam lẫn nữ…[9]

Kết quả: Đến cuối năm 1946, nền nông nghiệp được phục hồi, sản lượng lương thực tăng lên

đáng kể và nạn đói được đẩy lùi

Trong các lĩnh vực công thương nghiệp, giao thông vận tải… chính phủ cũng có những biệnpháp kịp thời để khôi phục và phát triển, góp phần ổn định đời sống và nhu cầu đi lại của nhân dân

1.2.2.3 Giải quyết khó khăn về tài chính

Nguồn kinh phí hoạt động của chính phủ phần lớn phụ thuộc vào nguồn thu thuế của nhândân Tuy nhiên, trong bối cảnh nhân dân lao động đang đói khổ, Chính phủ đang thực hiện vậnđộng những người giàu có giúp đỡ người nghèo vượt qua khó khăn trước mắt, chính phủ không thểthu thuế của những người đang được trợ cấp lương thực và lại càng không thể thu thuế những ngườiđang ủng hộ Chính phủ giải quyết những khó khăn của đất nước

Để giải quyết khó khăn này, Chính phủ đã thành lập quỹ độc lập, phát động tuần lễ vàng đểkêu gọi nhân dân tự nguyện đóng góp giúp Chính phủ

Biện pháp này đã nhận được kết quả tích cực, nhân dân hăng hái đóng góp Sau một thời gianngắn Chính phủ đã thu được 20 triệu bạc cho “quỹ độc lập”, 40 triệu đồng cho “quỹ đảm phụ quốcphòng” và 370 kg vàng

Ngày 31/01/1946, Chính phủ ra sắc lệnh phát hành tiền Việt Nam

Ngày 23/11/1946, Quốc hội quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam trên toàn quốc

1.2.3 Về văn hoá - giáo dục

Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, Hồ Chủ Tịch đã nêu rõ: “muốn giữ vững nền độc lập, làmcho dân mạnh, nước giàu, mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, phải có kiến thứcmới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà và trước hết phải biết đọc, biết viết chữquốc ngữ”[10]

Trang 9

Ngày 08/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh thành lập cơ quan Bình dân học vụ vàkêu gọi nhân dân tham gia xóa nạn mù chữ.

Đến đầu tháng 3/1946, ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ có gần 3 vạn lớp học với 81 vạn học viên,các trường tiểu học, trung học phát triển mạnh, các trường đại học cũng đã khai giảng để đáp ứngnhu cầu đào tạo nhân lực phục vụ phát triển đất nước.[11]

Trên mặt trận văn hóa – xã hội, Đảng và nhà nước ta đã tiếp tục cho xuất bản và xuất bản mới cácbáo: Cứu quốc, Cờ giải phóng, Sự thật…; mở cuộc vận động Đời sống mới, hướng đến các giá trịđạo đức mới “cần kiệm, liêm chính”, bài trừ các tệ nạn trong xã hội

[1] Dẫn theo: Trần Bá Đệ (Chủ biên), Giáo trình lịch sử Việt Nam (1945 - 1975), Nxb ĐHSP, Hà Nội, 2007, trang 13.

[7] Dẫn theo: Trần Bá Đệ (Chủ biên), Giáo trình lịch sử Việt Nam (1945 - 1975), Nxb ĐHSP, Hà Nội, 2007, trang 17.

[8] Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, Trang 115.

[9] Trần Bá Đệ (Chủ biên), Giáo trình lịch sử Việt Nam (1945 - 1975), Nxb ĐHSP, Hà Nội, 2007, trang 18.

[10] Dẫn theo: Trần Bá Đệ (Chủ biên), Giáo trình lịch sử Việt Nam (1945 - 1975), Nxb ĐHSP, Hà Nội, 2007, trang 13.

[11] Theo PGS,TS Trần Bá Đệ, Sđd, trang 19: “Từ 08/9/1945 đến 08/9/1946, trên toàn quốc đã tổ chức được 75.805 lớp học với 97.664 giáo viên và đã xóa mù chữ cho 2.520.673 người”.

1.3 Đấu tranh chống ngoại xâm, nội phản bảo vệ chính quyền cách mạng

1.3.1 Kháng chiến chống thực dân Pháp ở miền Nam, hoà hoãn với Tưởng Giới Thạch ở miền Bắc (trước 6/3/1946)

1.3.1.1 Nhân dân Nam Bộ kháng chiến chống thực dân Pháp tái xâm lược

Ngay khi chiến tranh thế giới thứ hai chưa kết thúc, Pháp đã có kế hoạch tái chiếm ĐôngDương Ngày 24/3/1945, Tổng thống Pháp – Đờgôn đã ra tuyên bố:

Đông Dương sẽ được thành lập theo kiểu liên bang gồm xứ khác nhau (Bắc Kì, Trung Kì,Nam Kì, Cao Mên, Ai Lao) Liên bang Đông Dương sẽ cùng với nước Pháp xây dựng thành khốiliên hiệp Pháp mà quyền đối ngoại sẽ do Pháp đại diện

Đông Dương sẽ có một chính phủ liên bang đứng đầu là một viên toàn quyền và gồm những

bộ trưởng chịu trách nhiệm trước viên toàn quyền đó Chính phủ liên bang sẽ là người trọng tàigồm 5 xứ Bên cạnh viên toàn quyền có một Hội đồng nhà nước trong đó người Đông Dương chiếmnhiều nhất là 50% số ghế.[1]

Trang 10

Được sự đồng tình ủng hộ của Anh và Mĩ, Pháp đã bắt đầu ngóc đầu trở lại ở Nam bộ Mởđầu là sự kiện ngày 02/9/1945, thực dân Pháp đã xã súng vào nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn đangtham dự mittinh mừng ngày độc lập, làm 47 người chết và nhiều người bị thương.

Ngày 6/9/1945, quân Anh đến Sài Gòn và yêu cầu ta giải tán lực lượng vũ trang và thả hếtquân Pháp bị Nhật bắt giam trước đó; quân Pháp được tái trang bị vũ khí và tiến hành chiếm đóngnhiều nơi quan trọng ở Sài Gòn

Đêm 22 rạng ngày 23/9/1945, thực dân Pháp nổ súng tấn công trụ sở Ủy Ban nhân dân Nam

Bộ, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai

Trước tình thế đó, ngay sáng ngày 23/9/1945, Xứ ủy Nam bộ và Ủy ban nhân dân Nam bộ đãhọp và quyết định phát động nhân dân Nam bộ kháng chiến chống Pháp

Bài ca Nam bộ kháng chiến

Lời kêu gọi của Ủy ban kháng chiến Nam Bộ do giáo sư Trần Văn Giàu soạn thảo vào ngày23/9/1945:

Ðồng bào Nam bộNhân dân thành phố Sài GònAnh em công nhân, thanh niên, tự vệ, dân quân, binh sĩ!

Ðêm qua, thực dân Pháp đánh chiếm trụ sở chính quyền ta ở trung tâm Sài Gòn.Như vậy là Pháp bắt đầu xâm chiếm nước ta một lần nữa

Hôm nay, Ủy ban kháng chiến kêu gọi tất cả đồng bào, già, trẻ, trai, gái, hãycầm võ khí xông lên đánh đuổi quân xâm lược Ai không có nhiệm vụ do Ủy bankháng chiến giao phó thì hãy lập tức rời khỏi thành phố, những người ở lại thì:

Không đưa đường, không báo tin cho PhápKhông bán lương thực cho Pháp

Hãy tìm thực dân Pháp mà diệtHãy đốt sạch tất cả các sở, xe cộ, tàu bè, kho tàng, nhà máy PhápSài Gòn bị Pháp chiếm phải trở thành một Sài Gòn không điện, nước, không chợbúa, không cửa hàng

Hỡi đồng bào

Từ giờ phút này, nhiệm vụ hàng đầu của chúng ta là tiêu diệt giặc Cuộc khángchiến bắt đầu.[2]

Trang 11

Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Nam bộ

Trần Văn Giàu

Trước tinh thần kháng Pháp của nhân dân Nam bộ, Trung ương Đảng, Chính phủ và Bác Hồ

đã ra sức ủng hộ và phát động phong trào ủng hộ Nam bộ kháng chiến để giam chân địch Ngày26/9/1945, qua Đài Tiếng nói Việt Nam, Hồ Chủ tịch đã gửi thư cho đồng bào Nam bộ:

“Hỡi đồng bào Nam bộ!

Nước ta vừa tranh quyền độc lập, thì đã gặp nạn ngoại xâm Khi còn chiến tranh với Nhật,thì bọn thực dân Pháp hoặc đầu hàng hoặc chạy trốn Nay vừa hết chiến tranh thì bọn thực dân Pháphoặc bí mật hoặc công khai mò lại

Trong 4 năm, họ bán nước ta hai lần Nay họ lại muốn thống trị dân ta lần nữa

Tôi chắc và đồng bào cả nước đều chắc vào lòng kiên quyết ái quốc của đồng bào Nam bộ.Chúng ta nên nhớ lời nói oanh liệt của nhà đại cách mạng Pháp: “Thà chết tự do hơn sống nô lệ”

Chúng ta nhất định thắng lợi vì chúng ta có lực lượng đoàn kết của cả quốc dân

Chúng ta nhất định thắng lợi vì cuộc tranh đấu của chúng ta là chính đáng ”.[3]

Lời kêu gọi của Ủy ban Kháng chiến Nam bộ và bức thư của Hồ Chủ tịch gửi đồng bào Nam

bộ đã cổ vũ đồng bào Nam bộ bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp với niềm tin sắt đá Chỉ trongtuần lễ đầu đã có 138 xí nghiệp, công sở lớn, 22 kho tàng, 4 chợ, 81 tàu lớn nhỏ, 200 xe hơi và một

số cầu bị đốt phá, gần 300 tên địch bị tiêu diệt

Góp sức với các tỉnh Nam bộ, cả nước đã tập trung chi viện sức người, sức của, những đoànquân Nam tiến, những phong trào “tuần lễ ủng hộ Nam bộ kháng chiến ” đã góp phần làm chocuộc kháng chiến mang tầm vóc cả nước

Ngày 5/10/1945, sau khi có viện binh thực dân Pháp đẩy mạnh đánh chiếm các tỉnh Nam bộ,Nam Trung bộ và Tây Nguyên Tính đến tháng 12/1945, Pháp đã chiếm đóng hầu hết các tỉnh Nam

bộ và đến đầu tháng 2 năm 1946, nhiều tỉnh lị và đường giao thôn quan trọng ở Tây Nguyên vàNam Trung bộ đã bị địch chiếm

1.3.1.2 Hòa hoãn với quân Tưởng Giới Thạch

Để tránh trường hợp cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù, đồng thời tranh thủ điều kiệnhòa bình để xây dựng và củng cố chính quyền, Đảng đã chủ trương hòa hoãn và tránh xung đột vớiquân Tưởng Giới Thạch: Chấp nhận tăng thêm 70 ghế không qua bầu cử cho tay sai của Tưởng;Dành 4 ghế Bộ Trưởng cho Việt Quốc, Việt Cách Nguyễn Hải Thần làm phó Chủ tịch nước; Chấpnhận cung cấp một phần lương thực thực phẩm cho quân Tưởng; Đồng ý để Tưởng đưa đồng

“Quan kim”, “Quốc tệ” vào lưu hành ở miền Bắc

Trang 12

Có thể nói, việc hòa hoãn với quân Tưởng là một giải pháp hết sức phù hợp đối với chính phủViệt Nam Dân chủ Cộng hòa đang còn non trẻ và phải đương đầu với thực dân Pháp ở miền Namlúc bấy giờ.

1.3.2 Hoà hoãn với Pháp để gạt Tưởng khỏi nước ta, chuẩn bị đánh Pháp về sau (từ 6/3/1946)

1.3.2.1 Hiệp ước Hoa – Pháp và âm mưu của Pháp

Sau khi chiếm đóng Nam bộ và Nam Trung bộ, thực dân Pháp chuẩn bị mở rộng xâm lược ramiền Bắc Nhưng do lực lượng còn yếu (3,5 vạn), chúng không thể đương đầu nổi với nhân dânmiền Bắc và sự cản trở của 20 vạn quân Tưởng đây

Để có thể đưa quân ra miền Bắc một cách “hòa bình”, Pháp đã thương lượng và ký với TưởngHiệp ước Hoa – Pháp vào ngày 28/2/1946 với nội dung:

+ Pháp trả lại một số quyền lợi cho Tưởng ở Trung Quốc và cho Trung Quốc vận chuyểnhàng hoá qua cảng Hải Phòng miễn thuế

+ Tưởng đồng ý cho Pháp đưa quân ra miền Bắc thay thế Tưởng làm nhiệm vụ giải giáp quânđội Nhật Mặt khác, Pháp tìm cách điều đình với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Như vậy, sau 28/2/1946, ta đang đứng trước hai con đường: Hoặc chống lại thực dân Phápngay sau khi chúng đưa quân ra miền Bắc; hoặc tạm thời hòa hoãn với Pháp để nhanh chóng đẩy 20vạn quân Tưởng ra khỏi đất nước ta, sau đó mới chống lại Pháp

Chủ trương của chính phủ ta sau ngày 28/2/1946 là: chọn con đường hòa hoãn với Pháp

Việt Nam thoả thuận cho 15 nghìn quân Pháp vào Bắc Việt Nam làm nhiệm vụ thay thế quânđội Tưởng Giới Thạch và quân Pháp sẽ rút hết sau 5 năm; hai chính phủ có biện pháp để đình chỉngay xung đột quân sự và giữ nguyên quân đội hai bên tại vị trí lúc kí kết; hai chính phủ mở ngay

Trang 13

những cuộc đàm phán ở Hà Nội, Sài Gòn hoặc Pari về quan hệ ngoại giao của Việt Nam, về cácquyền lợi kinh tế và văn hoá của Pháp ở Việt Nam.

Hiệp định Sơ bộ thể hiện sự nhân nhượng có nguyên tắc của Chính phủ Việt Nam Dân chủCộng hoà trước tình thế cùng một lúc phải đương đầu với nhiều kẻ thù Việc ký Hiệp định sơ bộ làmột biện pháp đúng đắn, sáng tạo Nhờ đó, chúng ta đã đẩy nhanh quân Tưởng về nước, loại trừ chocách mạng một kẻ thù nguy hiểm, phá tan âm mưu của các thế lực đế quốc câu kết với nhau, hòngbán đứng Việt Nam cho Pháp, dành thêm thời gian hòa bình để xây dựng và củng cố lực lượng vềmọi mặt, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài

do dã tâm xâm lược của thực dân Pháp, cuộc đàm phán không đi đến kết quả

Đồng thời lúc này, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đang ở thăm chính thức nước Pháp theo lờimời của Chính phủ Pháp Trước sự thất bại của Hội nghị Phông-ten-nơ-blô, ngày 14/9/1946, HồChủ tịch đã ký với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Pháp M Mutê bản Tạm ước Pháp - Việt

Tạm ước gồm 11 điều khoản Nội dung của các điều khoản thể hiện những thỏa thuận tạmthời về một số vấn đề bức thiết có tính chất bộ phận, cụ thể là: Chính phủ Pháp thi hành các quyền

tự do, dân chủ và ngừng bắn ở Nam bộ; Chính phủ Việt Nam nhân nhượng với Pháp một số quyềnlợi về kinh tế và văn hóa của Pháp ở Việt Nam; quy định thời gian tiếp tục cuộc đàm phán Việt –Pháp vào tháng 1/1947

Việc ký Tạm ước 14/9 là một thắng lợi trong sách lược ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh

để nhân dân ta có thêm thời gian chuẩn bị lực lượng tiến hành cuộc kháng chiến lâu dài

Tóm lại, sự nhân nhượng thực dân Pháp trong giai đoạn sau ngày 28/2/1946 đã đẩy được 20 vạn

quân Tưởng và tay sai ra khỏi miền Bắc, tạo ra được một giai đoạn hòa bình để củng cố và xâydựng lực lượng, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài với thực dân Pháp

[1] Dẫn theo: Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945 – 1954, tập 1, Nxb QĐND, HN, 1985, Trang 23.

[2] Minh Anh (SGGP), Lời kêu gọi của Ủy ban kháng chiến Nam Bộ, Ủy ban MTTQ Tp Hồ Chí Minh,

http://www.ubmttq.hochiminhcity.gov.vn/ web/tintuc/default.aspx?cat_id=645&news_id=2380

[3] Dẫn lại: Nguyễn Xuyến, Hào Khí Nam bộ kháng chiến, Báo Bình Dương, ngày 24/9/2006,

http://www.baobinhduong.org.vn/detail.aspx?Item=10517/

Trang 14

* Bài tập chương 1

1 Hoàn cảnh lịch sử của nước Việt Nam năm đầu sau cách mạng tháng Tám 1945.

2 Những thành tựu về xây dựng và củng cố nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa từ tháng 9/1945 đến tháng 12 năm 1946.

3 Ngay sau khi thành lập, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở vào tình thế khó khăn như “ngàn cân treo sợi tóc” Vì sao?

4 Những thuận lợi và khó khăn của nước ta sau cách mạng tháng tám 1945?

5 Chủ trương và biện pháp của Đảng và Chính phủ ta nhằm giải quyết những khó khăn trước mắt trong thời gian sau Cách mạng tháng Tám (9/1945 – 12/1946).

6 Vì sao chính phủ ta kí với chính phủ Pháp hiệp định sơ bộ 6/3/1946 và tạm ước 14/9/1946?

7 Cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống thực dân Pháp quay trở lại xâm lược ở Nam bộ vào cuối năm 1945 đã diễn ra như thế nào?

3 Phạm Minh Khải, Bác Hồ với Nam bộ kháng chiến , http://www.baohaugiang.com.vn/detailvn.aspx?item=6166 /

4 Bình Thái, Những tượng đài của lòng ái quốc, http://www.vietimes.com.vn/vn/tinhcachviet/5321/index.viet

* Tài liệu tham khảo

1 Minh Anh (SGGP), Lời kêu gọi của Ủy ban kháng chiến Nam Bộ, Ủy ban MTTQ Tp Hồ Chí Minh, http://www.ubmttq.hochiminhcity.gov.vn/web/tintuc/default.aspx?cat_id=645&news_id=2380.

2 Bộ giáo dục và Đào tạo (2007), Lịch sử 12 nâng cao, Nxb GD, Hà Nội.

3 Bộ quốc phòng (1974), Lịch sử Quân đội Nhân dân Việt Nam, Nxb QĐND, Hà Nội.

4 Trường Chinh (1947), Kháng chiến nhất định thắng lợi, Nxb Sự thật, Hà Nội.

5 Lê Duẩn (1970), Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, tiến lên giành những thắng lợi mới, Nxb Sự Thật, Hà Nội.

THỰC DÂN PHÁP (1946 - 1950)

A Mục tiêu

1 Về kiến thức

Giúp Sinh viên nắm rõ những diễn biến cơ bản của Lịch sử Việt Nam từ 1946 đến 191950:

Trong năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ luôn kiên trì giải pháp hòa bình trong cuộc đấu tranh chống lại thực dân Pháp Thế nhưng tại sao đến cuối năm 1946 (18/12/1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động toàn quốc kháng chiến chống Pháp?

Trong bối cảnh lực lượng của ta chưa chuẩn bị đầy đủ và sẵn sàng, đất nước gặp khó khăn trên nhiều lĩnh vực, Đảng và Chính phủ đã có đường lối kháng chiến như thế nào để đảm bảo khả năng chiến thắng thực dân Pháp?

Với lực lượng quân sự hơn hẳn ta cả về số lượng lẫn trang bị vũ khí và phương tiện chiến tranh, Pháp đã áp dụng chiến thuật đánh nhanh thắng nhanh, gây cho ta nhiều khó khăn.

Đảng và Chính phủ phải bỏ thủ đô Hà Nội, rút về căn cứ địa Việt Bắc để bảo toàn lực lượng, kháng chiến lâu dài Tại chiến khu Việt Băc, Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã lần lượt đánh bại âm mưu tấn công lên Việt Bắc để tiêu diệt cơ quan đầu não của ta của Bô-léc

và Rơ-ve bằng chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 và chiến dịch Biên giới 1950, đánh bại âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của chúng, giành lại thể chủ động trên chiến trường chính Bắc bộ.

2 Về tư tưởng

Bồi dưỡng cho sinh viên chuyên ngành lịch sử lòng yêu nước gắn với chủ nghĩa xã hội, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào tiền đồ của cách mạng, giúp sinh viên có lập trường, tư tưởng vững vàng, phục vụ cho công tác giảng dạy lịch sử sau này.

3 Về kĩ năng

Trang 15

Rèn luyện cho sinh viên kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá tình hình trên chiến trường chính Bắc Bộ từ khi phát động toàn quốc kháng chiến đến năm 1950, rèn luyện kĩ năng sử dụng các tranh, ảnh, phim tư liệu, lược đồ chiến tranh, sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin phục

vụ cho việc giảng dạy.

Rèn luyện cho sinh viên khả năng tự học, tự nghiên cứu, chủ động, sáng tạo trong quá trình tiếp cận các vấn đề lịch sử.

2.1 Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ (19/12/1946) và đường lối kháng chiến của ta

2.1.1 Kháng chiến toàn quốc chống Pháp bùng nổ

Ngày 5/11/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Chỉ thị Công việc khẩn cấp bây giờ xác định: Côngviệc khẩn cấp là kháng chiến và kiến quốc Người dự đoán cuộc kháng chiến sẽ gay go, gian khổ,nhưng chúng ta kiên quyết chống chọi với các trận khủng bố của địch, thì ta sẽ thắng

Tháng 11/1946, cả nước được chia thành 12 khu hành chính và quân sự Mỗi khu có Uỷ bankháng chiến khu phụ trách hành chính, Khu trưởng phụ trách quân đội

Ngày 30/11/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 230-SL bổ nhiệm Bộ trưởng BộQuốc phòng Võ Nguyên Giáp giữ chức Tổng chỉ huy quân đội toàn quốc

Về phía thực dân Pháp, mặc dù đã ký Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946)với ta, nhưng chúng vẫn đẩy mạnh các hoạt động khiêu khích:

Ngày 20/11/1946, thực dân Pháp bội ước nổ súng đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn và đếnđầu tháng 12/1946, chúng đổ bộ hàng nghìn quân lên chiếm đóng Đà Nẵng, Lạng Sơn

Trước tình hình đó, ngày 15/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thông điệp cho Thủ tướngChính phủ Pháp Lêông Blum, nhắc lại lập trường đúng đắn của phía Việt Nam, nêu ra một số điềukiện để cải thiện mối quan hệ giữa Việt Nam và Pháp

Thực dân Pháp không những không phúc đáp bản thông điệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh màcòn tiếp tục khiêu khích ta ở Thủ đô và bắn đại bác vào phố Hàng Bún, phố Yên Ninh, cầu LongBiên vào ngày 17/12/1946

Nghiêm trọng hơn, ngày 18/12/1946, Pháp gửi tối hậu thư buộc Chính phủ Việt Nam Dân chủCộng hòa phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu và giao quyền kiểm soát Thủ đô cho chúng trongvòng 48 giờ

Nếu tiếp tục nhân nhượng, thuận theo những điều kiện lúc này của thực dân Pháp thì đồngnghĩa với việc trao độc lập, chủ quyền của ta cho chúng Nhân dân ta chỉ còn một con đường duynhất là cầm vũ khí đứng lên

Ngày 18 và 19/12/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp hội nghị mở rộng ở Vạn Phúc(Hà Đông) dưới sự chủ toạ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hạ quyết tâm phát động toàn dân khángchiến và quyết định đánh trước để giành thế chủ động

Trang 16

Vào lúc 20 giờ ngày 19/12/1946, cuộc khởi nghĩa bắt đầu nổ ra ở Hà Nội Và ngay trong đêm19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến:

Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa

Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.

Hỡi đồng bào!

Chúng ta phải đứng lên!

Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc.

Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc Ai có súng dùng súng Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước [1]

Sáng ngày 20/12/1946, lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến được phát đi khắp cả nước, cuộckháng chiến chống thực dân Pháp lần 2 chính thức bùng nổ trên toàn quốc

2.1.2 Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược

Sau lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 22/12/1946, Trungương Đảng đã ra chỉ thị “Toàn dân kháng chiến”, và sau đó, Tổng Bí thư Trường Chinh đã cho xuấtbản cuốn “Kháng chiến nhất định thắng lợi” xác định đường lối kháng chiến trong thời kì đầu là:

1 Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là sự tiếp tục của cuộc Cách mạng tháng Tám; 2 Khángchiến toàn dân: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảngphái, dân tộc, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên chống thực dân Pháp cứu tổ quốc; 3 Khángchiến toàn diện: Trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế,văn hoá; 4 Tự lực cánhsinh: Kháng chiến dựa vào sức mình là chính; 5 Kháng chiến trường kỳ: Theo 3 giai đoạn: Phòngngự, cầm cự và tổng phản công

Chỉ thị Toàn dân kháng chiến đã nêu rõ: Mục đích của kháng chiến là "đánh phản

động thực dân Pháp xâm lược; giành thống nhất và độc lập"; "tính chất: Trường kỳ kháng chiến, toàn diện kháng chiến"; các chính sách của cuộc kháng chiến là đoàn kết

toàn dân, xây dựng thực lực về mọi mặt, đoàn kết quốc tế (cả với nhân dân Pháp) đểchống bọn thực dân Pháp phản động Bản Chỉ thị còn dự đoán về các giai đoạn pháttriển của cuộc kháng chiến, về chương trình kháng chiến, về cơ quan lãnh đạo khángchiến, về tuyên truyền trong kháng chiến

Trang 17

Từ tháng 3 - 1947, qua thực tiễn những ngày đầu của cuộc chiến đấu, Trường

Chinh, Tổng Bí thư của Đảng đã viết một loạt bài đăng trên báo Sự thật để làm sáng tỏ

thêm đường lối kháng chiến của Đảng Những bài viết này được xuất bản thành tác

phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi.

Tác phẩm của Trường Chinh đã xác định rõ:

Mục tiêu của cuộc kháng chiến: Dân tộc ta kháng chiến đánh bọn thực dân phản

động Pháp xâm lược nhằm giành độc lập và thống nhất

Tính chất của cuộc kháng chiến: Kế tục sự nghiệp Cách mạng Tháng Tám, cuộc

kháng chiến này hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc, mở rộng và củng cố chế độcộng hoà dân chủ Việt Nam phát triển trên nền tảng dân chủ mới Cho nên cuộc kháng

chiến của ta có tính chất dân tộc giải phóng và dân chủ mới.

Về mối quan hệ giữa nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, Trường Chinh khẳng định " Cuộc kháng chiến này chỉ hoàn thành nhiệm vụ giải phóng đất nước, củng cố và mởrộng chế độ cộng hoà dân chủ Nó không tịch thu ruộng đất của địa chủ phong kiến chiacho dân cày, chỉ tịch thu ruộng đất và các hạng tài sản khác của Việt gian phản quốc để

bổ sung ngân quỹ kháng chiến hay ủng hộ gia đình các chiến sĩ hy sinh"[2]

Cuộc kháng chiến của chúng ta là một cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàndiện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính

Chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc là nội dung cơ bản của đường lối quân

sự của Đảng Đoàn kết toàn dân, thực hiện quân, chính, dân nhất trí, động viên nhân lực,vật lực, tài lực của cả nước cho chiến đấu và để chiến thắng

Chiến tranh là một cuộc đọ sức toàn diện giữa hai bên tham chiến, đồng thời để

phát huy mặt mạnh của cuộc chiến đấu chính nghĩa của dân tộc ta, nên chúng ta phảiđánh địch trên tất cả các mặt: quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, trong đó quân sự làmặt trận hàng đầu, nhằm tiêu diệt lực lượng của địch trên đất nước ta, đè bẹp ý chí xâmlược của chúng, lấy lại toàn bộ đất nước

Do tương quan lực lượng giữa ta và địch chi phối, phương châm chiến lược của ta

là đánh lâu dài Đó là một quá trình vừa đánh vừa xây dựng và phát triển lực lượng của

ta, từng bước làm thay đổi so sánh lực lượng có lợi cho ta, đánh bại từng âm mưu và kếhoạch quân sự của địch, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn Đồng chí Trường Chinh dựđoán về đại thể cuộc kháng chiến sẽ phát triển qua ba giai đoạn: phòng ngự, cầm cự vàtổng phản công; ba giai đoạn đó có quan hệ chặt chẽ, kế tiếp và đan xen với nhau trongkháng chiến

Trang 18

Để đánh lâu dài, ta phải tự lực cánh sinh, không ngừng phát huy sức mạnh của cả

dân tộc đấu tranh vì độc lập tự do, đồng thời hết sức tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc

tế để chiến đấu và chiến thắng kẻ thù Đánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính là "thầychiến lược", là "bí quyết của sự thắng lợi" của ta

Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi đã vạch ra một phương châm "tử

chiến" (quyết chiến) với thực dân phản động Pháp để giành độc lập, thống nhất thực sự

cho đất nước

Kháng chiến nhất định thắng lợi là niềm tin, là động lực và sức mạnh kháng chiến

của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta

Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chỉ thị của Ban Thường vụ Trung ương Đảng và tác

phẩm của Trường Chinh là đường lối kháng chiến của Đảng ta, dẫn dắt và tổ chức nhân dân ta đấu

tranh giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ anh dũng và nhất định thắng lợi[3]

Sau ngày toàn quốc kháng chiến, quân dân các thành phố và thị xã ở Bắc vĩ

tuyến 16 có quân Pháp chiếm đóng đã đồng loạt nổ súng:

Tại thị xã Hải Dương, quân ta đã nhanh chóng tiêu diệt địch ở trường Nữ học

và cầu Phú Lương Nhưng ngay sau đó, Pháp đã phản kích và giành lại quyền kiểm soát

Tại Hải Phòng, nhân dân đã phá cầu, chôn mìn đặt chướng ngại vật để chặn đường tiếp tếcho Hà Nội của Pháp

Tại Bắc Giang, Bắc Ninh, Nam Định, Huế, Đà Nẵng nhân dân ta đã nổ súng tấn công địch ởkhắp nơi, chiếm giữ được nhiều vị trí quan trọng Nhưng do bị phản công của Pháp quá mạnh nên tabuộc phải rút lui ra ngoại thành và các vùng nông thôn để bảo toàn lực lượng và tiếp tục khángchiến

Trang 19

Trong các cuộc đấu tranh đó, tiêu biểu nhất là cuộc chiến 60 ngày đêm ở Thủ đô Hà Nội Vớitinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, quân và dân Thủ đô đã chiến đấu dũng cảm, quyết liệt đểgiam chân và tiêu hao sinh lực địch Nhưng do lực lượng của Pháp quá mạnh, nên Trung ươngĐảng đã cho Trung đoàn Thủ đô rút khỏi Hà Nội trở về hậu phương để kháng chiến lâu dài.

2.2.2 Tích cực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài

Song song với cuộc chiến đấu ở các đô thị, Đảng và Chính phủ cũng đã thực hiện thắng lợicuộc tổng di chuyển ra các vùng căn cứ kháng chiến

Đến tháng 3/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các cơ quan Trung ương đã chuyển lên căn cứViệt Bắc an toàn

Tháng 3/1947, Chính phủ quyết định đổi tên Bộ Tổng chỉ huy quân đội quốc gia thành BộTổng chỉ huy quân đội quốc gia và dân quân tự vệ, và thành lập các ban chỉ huy tỉnh đội, huyện đội,

xã đội thuộc ủy ban kháng chiến các cấp

Di chuyển được hàng vạn tấn máy móc, nguyên liệu, lương thực - thực phẩm ra vùng căn cứphục vụ cho cuộc kháng chiến Đồng thời cùng với việc di chuyển, ta thực hiện chủ trương phá hoại

để kháng chiến lâu dài

Bên cạnh đó, Chính phủ còn chủ trương bằng mọi cách phải duy trì sản xuất để đảm bảo đờisống nhân dân và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của cuộc kháng chiến

Như vậy, sau 3 tháng chiến tranh, thực dân Pháp chỉ chiếm được những vùng đô thị đổ nát dochiến tranh phá hoại và chính sách “Tiêu thổ kháng chiến” của ta Cơ quan đầu não kháng chiến vẫntồn tại cùng với một phong trào kháng chiến mạnh mẽ ở các vùng nông thôn và miền núi, làm cho

kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp không thành công

2.2.3 Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947

2.2.3.1 Bối cảnh

Sau khi chiếm được các đô thị và một số tuyến đường giao thông quan trọng, thực dân Phápbắt đầu gặp khó khăn do chiến tranh kéo dài và thiếu quân Tháng 03/1947, Chính phủ Pháp triệuhồi Đắc-giăng-li-ơ và cử Bô-léc sang làm Cao ủy Pháp ở Đông Dương nhằm đẩy mạnh thực hiện kếhoạch đánh nhanh thắng nhanh Bô - léc đã đưa ra kế hoạch củng cố vùng chiếm đóng, xúc tiếnthành lập chính phủ bù nhìn Bảo Đại và chuẩn bị kế hoạch mở rộng tiến công đại quy mô vào vùnghậu phương, căn cứ địa chính của chúng ta, hòng nhanh chóng kết thúc chiến tranh

Ngày 11/ 5/1947, tại thị xã Thái Nguyên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp Pôn Muýt (Paul Mus)đại diện Cao ủy Pháp Bôlae (Bollaert ) để trao đổi về điều kiện ngừng bắn của hai phía Việt - Pháp

Trang 20

Nhưng do dã tâm xâm lược và yêu sách ngang ngược - đòi phía Việt Nam phải đầu hàng, nên cuộchội kiến đã không mang lại kết quả.

Trong phiên họp ngày 9/6/1947, Hội đồng phòng thủ Đông Dương đã thông qua kế hoạch tiếncông mùa Thu 1947 với mục đích: “Bịt kín biên giới, ngăn chặn không cho Việt Minh tiếp xúc vớiTrung Quốc… loại trừ mọi sự chi viện từ bên ngoài vào; truy lùng Việt Minh đến tận sào huyệt,đánh cho tan tác mọi tiềm lực kháng chiến của họ”[1]

Ngày 10/9/1947, Bôléc (Bollaert), Cao uỷ Pháp tuyên bố không công nhận Chính phủ nướcViệt Nam Dân chủ Cộng hoà do Hồ Chí Minh đứng đầu

Trước tình hình đó, ngày 15/9/1947, Trung ương Đảng ra chỉ thị nêu rõ nhiệm vụ của nhândân ta phải chống âm mưu dùng người Việt trị người Việt của thực dân Pháp và chuẩn bị chống lạicuộc tấn công lớn của địch

2.2.3.2 Diễn biến

Ngày 7/10/1947, Pháp huy động 12.000 quân và hầu hết máy bay hiện có ở

Đông Dương tấn công lên Việt Bắc:

- Một bộ phận nhảy dù xuống Bắc Cạn, Chợ Mới

- Một binh đoàn bộ binh tấn công từ Lạng Sơn lên Cao Bằng, sau đó chia một bộ phận theođường số 3 xuống Bắc Cạn

- Ngày 9/10/1947, binh đoàn hỗn hợp bộ binh và lính thủy đánh bộ từ Hà Nội ngược sôngHồng, sông Lô lên Tuyên Quang, bao vây Việt Bắc từ phía Tây

Pháp dự định sẽ khép hai gọng kìm này lại tại Đài Thị

Trước những hoạt động quân sự của địch, ngày 15/10/1947, Ban Thường vụ Trung ươngĐảng ra chỉ thị “Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp”, trong đó nêu rõ nhiệm vụtrước mắt của quân và dân ta phải làm cho địch thiệt hại nặng nề, giữ vững chính quyền dân chủ,phá vỡ bất cứ chính quyền bù nhìn nào do địch lập nên, về quân sự phải đánh mạnh trên khắp cácchiến trường

Thực hiện chỉ thị của Đảng và căn cứ vào thực tế chiến trường, với lối đánh mưu trí linh hoạt,chúng ta đã căng địch ra trên một không gian rộng, chia cắt các mũi tiến công của chúng, lợi dụngđịa hình hiểm trở phục kích, đánh chặn tiêu hao, tiêu diệt quân địch:

- Ở Bắc Cạn, ta bao vây tập kích quân nhảy dù của Pháp

- Ở sông Lô, ta phục kích địch ở Đoan Hùng, Khe Lau, Khoan Bộ, bắn chìm nhiều tàu chiến

và canô của chúng

Trang 21

- Trên đường số 4, ta tập kích mạnh quân pháp và giành thắng lợi lớn ở đèo Bông Lau, cắt đôiđường số 4.

- Đồng thời với cuộc phản công ở Việt Bắc, quân dân cả nước đã đấu tranh chính trị, vũ tranghưởng ứng, buộc Pháp phải phân tán lực lượng để đối phó

Sau 75 ngày đêm chiến đấu (Từ ngày 7/10/1947 đến ngày 21/12/1947), đại bộ phận quânPháp đã rút khỏi Việt Bắc

2.2.3.3 Kết quả và ý nghĩa

Quân và dân Việt Nam đã đánh hơn 200 trận, loại khỏi vòng chiến đấu hàng nghìn tên địch(khoảng 6.000 tên), bắn rơi nhiều máy bay (16 chiếc), phá hàng trăm xe cơ giới, bắn chìm nhiều tàuchiến và ca nô (11 chiếc), thu hàng nghìn súng các loại và nhiều đồ dùng quân sự khác

Âm mưu thâm độc của thực dân Pháp hòng nhanh chóng kết thúc cuộc chiến tranh xâm lượcViệt Nam đã bị thất bại, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài với ta Căn cứ địa Việt Bắcđược giữ vững, cơ quan đầu não của ta được bảo vệ an toàn

Thực dân Pháp tuy vẫn kiểm soát được tuyến biên giới Lạng Sơn – Cao Bằng - Bắc Cạnnhưng đã không đạt được mục tiêu chiến lược đề ra

2.2.4 Đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện chống âm mưu mới của Pháp từ sau chiến dịch Việt Bắc 1947 đến trước chiến dịch Biên giới 1950

2.2.4.1 Âm mưu và thủ đoạn của thực dân Pháp sau chiến dịch Việt Bắc 1947

Không giành được thắng lợi trong chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947, thực dân Pháp buộcphải chuyển từ kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh lâu dài” với ta bằng cách thực hiệnchính sách “dùng người Việt đánh người Việt và lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”:

- Xây dựng chính phủ bù nhìn trung ương do cựu hoàng Bảo Đại đứng đầu và phát triển lựclượng Việt gian

- Tăng cường mở rộng các vùng tự do và bình định các vùng tạm chiếm

- Thực hiện chiến tranh tổng lực trên các lĩnh vực như: chính sách “Đốt sạch, phá sạch, cướpsạch” và chiến dịch “phá lúa” để vơ vét của cải gây khó khăn về mặt kinh tế, cho ta; đánh phá trênlĩnh vực chính trị và lực lượng hậu bị khánh chiến của ta

- Thực dân Pháp đã thành lập các xứ tự trị ở Tây Bắc và Tây Nguyên để chia rẽ dân tộc ViệtNam như: Tháng 4/1948, chúng lập thành lập xứ Nùng tự trị (Tiên Yên, Móng Cái); Liên bang Thái(Sơn La, Lai Châu); tháng 5/1948 lập xứ Mường tự trị (Hòa Bình); tháng 6/1948 lập xứ Tây Kì tựtrị (Tây Nguyên); tháng 7/1948 lập Liên bang Tày (Cao Bằng, Lạng Sơn)

Trang 22

Trong nửa đầu năm 1948, thực dân Pháp đã giành được nhiều kết quả làm cho phong trào đấutranh của nhân dân ta bị tổn thất lớn.

2.2.4.2 Chủ trương đối phó của ta

Để đối phó với những âm mưu của thực dân Pháp, Đảng và Chính phủ chủ trương: Một mặt,phát động chiến tranh du kích ở các vùng bị tạm chiếm nhằm tiêu hao sinh lực địch; mặt khác, đẩymạnh củng cố chính quyền, xây dựng và phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế ở các vùng tự

do để tạo sức mạnh phục vụ cho kháng chiến

2.2.4.2.1 Đẩy mạnh chiến tranh du kích

Đảng đã chủ trương phân tán 1/3 bộ đội chủ lực, đưa về các vùng bị địch chiếm đóng để hỗtrợ và lãnh đạo nhân dân thực hiện chiến tranh du kích

Nhờ chủ trương này, phong trào cách mạng đã được phục hồi và phát triển nhanh chóng: Cácphong trào chống thu thóc, chống nộp thuế, các hoạt động trừ gian diệt ác, chống càng, bảo vệ làngmạc diễn ra khắp nơi và rất mạnh mẽ

Đến năm 1948, bộ đội chủ lực bắt đầu tập đánh vận động chiến, tiêu biểu như: Chiến dịchNghĩa Lộ, chiến dịch Lao – Hà, chiến dịch Đông Bắc

Đồng thời, Đảng còn lãnh đạo quần chúng đấu tranh chính trị ở khắp các thành phố lớn như:

Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn - Chợ Lớn Tiêu biểu là cuộc biểu tình của 2.000 sinh viên, học sinhSài Gòn vào ngày 9/01/1950 và cuộc biểu tình của 300.000 đồng bào Sài Gòn vào ngày 19/3/1950

2.2.4.2.2 Củng cố chính quyền, xây dựng kinh tế, văn hoá, giáo dục

Đảng và Chính phủ đã tăng cường củng cố chính quyền từ Trung ương xuống địa phương;Thống nhất Mặt trận Việt Minh và Liên Việt thành Hội Liên Việt

Ngày 20/01/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 110-sl phong quân hàm Đại tướngcho ông Võ Nguyên Giáp Tháng 7/1948, Đại tướng Võ Nguyên Giáp giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốcphòng, kiêm Tổng chỉ huy quân đội Quốc gia và dân quân Việt Nam

Ngày 25/01/1948, Chính phủ ra Sắc lệnh số 120-SL thành lập các liên khu trong cả nước đểtăng cường chỉ đạo chiến tranh Theo Sắc lệnh này, 7 khu ở Bắc Bộ đổi thành 3 liên khu: Liên khu

I, X và III Bốn khu ở Trung Bộ đổi thành 2 liên khu: Liên khu IV, V Nam Bộ thành 1 Liên khu(gồm ba khu VII, VIII, IX và đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn

Ngày 19/8/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 206-SL thành lập Hội đồng Quốcphòng tối cao để nghiên cứu kế hoạch kháng chiến toàn diện và trình Chính phủ duyệt và thực hiện

kế hoạch ấy Hội đồng Quốc phòng tối cao do Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Chủ tịch

Trang 23

Từ ngày 14 đến ngày 18/01/1949, Hội nghị cán bộ lần thứ 6 của Đảng đã nghe và thảo luậnbáo cáo “Tích cực cầm cự và chuẩn bị tổng phản công” do Tổng Bí thư Trường Chinh trình bày.Hội nghị nhận định: “Giai đoạn cầm cự chiến lược đã bắt đầu từ năm 1948 sau Chiến dịch Việt Bắc

và nhiệm vụ chủ yếu trong giai đoạn chiến lược thứ hai là tích cực cầm cự và chuẩn bị tổng phảncông” Khẩu hiệu của Đảng đề ra lúc này là: “Tất cả để đánh thắng” Hội nghị đặc biệt chú trọngđến vấn đề thực hiện chính sách ruộng đất và đề nghị Chính phủ ra Sắc lệnh giảm tô

Ngày 12/3/1949, Chính phủ ra Sắc lệnh số 14-SL, đổi tên Bộ Tổng chỉ huy Quân đội quốc gia

và Dân quân Việt Nam thành Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội quốc gia và Dân quân Việt Nam; các bộchỉ huy Liên khu quân sự thành Bộ Tư lệnh Liên khu; Tổng chỉ huy gọi là Tổng Tư lệnh; Liên khutrưởng gọi là Tư lệnh Liên khu

Ngày 18/6/1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 72-SL thành lập Hội đồng tu luật do

Bộ Tư pháp chủ trì Từ năm 1950, Hội đồng tu luật được chuyển cho Ban Thường trực Quốc hội.Ngày 25/7/1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh cử ông Phạm Văn Đồng giữ chức Phó Thủ tướngChính phủ và được bổ sung giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng

Ngày 4/11/1949, Chính phủ ban hành Sắc lệnh quy định nghĩa vụ quân sự cho nam công dân

từ 18 đến 45 tuổi và Sắc lệnh hợp nhất Liên khu I và Liên khu X thành Liên khu Việt Bắc, lập ủyban kháng chiến hành chính Liên khu Việt Bắc

Ngày 21/01/1950, Hội nghị toàn quốc lần thứ 3 của Đảng đã đề ra 10 nhiệm vụ công tác trongnăm 1950 để hoàn thành nhiệm vụ chuyển mạnh cuộc kháng chiến sang tổng phản công

Ngày 12/02/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh Tổng động viên, để thực hiện khẩuhiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”

Được nhân dân tích cực hưởng ứng, cuộc tổng động viên kết hợp và hoà nhập với phong tràothi đua ái quốc đã phát triển sôi nổi và mạnh mẽ chưa từng thấy Chỉ riêng từ liên khu IV trở ra đã

có trên 500.000 thanh niên ghi tên tòng quân, hàng mấy chục vạn đồng bào hăng hái lên đường đidân công phục vụ tiền tuyến Nhân dân còn quyên góp tiền, của, thóc gạo cho kháng chiến Trên cảnước, từ Việt Bắc đến Nam Bộ, đâu đâu đồng bào cũng ra sức đóng góp phần mình cho khángchiến

Chống phá hoại kinh tế của địch: Chống chiến dịch “phá lúa”, chống chủ trương “đốt sạch,phá sạch, cướp sạch” của địch

Xây dựng và phát triển kinh tế như: Phát động phong trào thi đua ái quốc, đẩy mạnh sản xuất.Thực hiện giảm tô 25%, chia ruộng cho nông dân Giảm tức, xoá nợ, hoãn nợ cho nông dân Xâydựng các cơ sở công nghiệp quốc phòng…

Trang 24

Ngày 01/6/1948, Chính phủ ra Sắc lệnh số 197-SL, thành lập Ban vận động thiđua các cấp Ngày 11/6/1948, nhân kỷ niệm 1.000 ngày kháng chiến, Chủ tịch Hồ ChíMinh viết lời kêu gọi thi đua ái quốc.

Tháng 02/1949, Chính phủ ra Sắc lệnh tạm cấp ruộng đất của Việt gian và Thông

tư chia ruộng đất của thực dân Pháp cho nông dân nghèo, nhằm chấm dứt tình trạng một

số đồn điền trại ấp lâu ngày không được canh tác

Ngày 14/7/1949, Chính phủ ban hành Sắc lệnh ấn định mức địa tô và thành lập ởmỗi tỉnh một Hội đồng giảm tô Sắc lệnh quy định chủ ruộng phải giảm 25% so với mứcđịa tô trước Cách mạng Tháng Tám; xoá bỏ tô phụ và chế độ quá điền

Ngày 4/5/1950, Chính phủ ra Sắc lệnh số 68-SL thành lập Ban Kinh tế Chính phủ.Ngày 22/5/1950, Chính phủ ra Sắc lệnh số 88-SL quy định thể lệ lĩnh canh ruộngđất và Sắc lệnh số 89-SL quy định việc giảm lãi, xoá nợ, hoãn nợ

Ngày 9/9/1950, Chính phủ Việt Nam ban hành Công trái quốc gia để huy độngnhiều thóc, gạo phục vụ nhiệm vụ kháng chiến

=> Kinh tế ở các vùng tự do phát triển nhanh chóng, tạo tiếm lực cho chính quyền cách mạng.Phát triển văn hoá, giáo dục, y tế:

Đảng chủ trương xây dựng nền văn hoá mới, thúc đẩy xây dựng nếp sống mới vui tươi lànhmạnh, đẩy lùi các tệ nạn xã hội

Phong trào chống mù chữ được đẩy mạnh, nền giáo dục phổ thông được mở rộng, hệ thốnggiáo dục Chuyên nghiệp và Đại học bước đầu hình thành

Hệ thống y tế được xây dựng và phát triển để chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân

* Kết luận: Những thành công của chiến tranh du kích và thành tựu xây dựng kinh tế, vănhoá, giáo dục, y tế trong giai đoạn này đã tiếp tục làm thất bại âm mưu mở rộng xâm lược của thựcdân Pháp Đồng thời tạo thêm sức mạnh cho cách mạng Việt Nam tiếp tục tiến lên giành nhữngthắng lợi mới

2.2.5 Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950

Trang 25

Ngày 14/01/1950, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra tuyên bố về đường lối ngoạigiao.

Ngày 15/01/1950, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa công nhận Chính phủ nước Cộnghoà Nhân dân Trung Hoa

Ngày 18/01/1950, Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa là Chính phủ đầu tiêncông nhận Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Sau đó, các nước xã hội chủ nghĩa lần lượt đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân ChủCộng hòa: Ngày 30/01, Chính phủ Liên bang Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết; ngày 31/01,Chính phủ Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên; ngày 2/02, Chính phủ Cộng hoà Nhân dân TiệpKhắc và Chính phủ Cộng hoà Dân chủ Đức; ngày 3/02, Chính phủ Cộng hoà Nhân dân Rumani;ngày 5/02, Chính phủ Cộng hoà Nhân dân Ba Lan và Chính phủ Cộng hoà Nhân dân Hunggari;ngày 8/02, Chính phủ Cộng hoà Nhân dân Bungari; ngày 18/02, Chính phủ Anbani, và ngày17/11/1950, Chính phủ Cộng hoà Nhân dân Mông Cổ Đây là thắng lợi ngoại giao cực kỳ to lớn củacách mạng Việt Nam

Tháng 6/1950, Ủy Ban dân tộc giải phóng Campuchia thành lập và tháng 8/1950 Chính phủkháng chiến Lào cũng ra đời đã gây khó khăn cho thực dân Pháp trên toàn cõi Đông Dương

Trước tình hình đó, Mĩ đã giúp Pháp đẩy mạnh chiến tranh Thực dân Pháp thông qua Kếhoạch Rơ – ve với 3 hoạt động cơ bản như sau:

1/ Tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4, khoá biên giới Việt – Trung

2/ Thiết lập một “hành lang Đông – Tây” (Hải Phòng – Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La) để côlập căn cứ Việt Bắc

3/ Chuẩn bị tấn công lên căn cứ Việt Bắc lần thứ hai để tiêu diệt cơ quan đầu não Việt Minh

và nhanh chóng kết thúc chiến tranh

2.2.5.2 Diễn biến

Để tranh thủ những điều kiện thuận lợi mới để tiêu diệt một bộ phận quan

trọng sinh lực địch, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, phá tan vòng vây của

chủ nghĩa đế quốc, tháng 6/1950, Ban thường vụ Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ

Chí Minh đã quyết định mở chiến dịch Cao-Bắc-Lạng, tức Chiến dịch Biên giới thu

đông năm 1950, còn được gọi là Chiến dịch Lê Hồng Phong II

Chuẩn bị cho chiến dịch, ta huy động hơn 120.000 dân công, vận chuyển đến chiến trường 4.000tấn lương thực, súng đạn Đầu tháng 9/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lên đường ra mặt trận, đisát giúp đỡ Ban chỉ huy chiến dịch và động viên bộ đội, dân công

Trang 26

Sáng 16/9/1950, quân ta nổ súng tấn công Đông Khê, đến ngày 18/9/1950 ta tiêu diệt hoàntoàn Đông Khê làm cho Cao Bằng bị cô lập và Thất Khê bị uy hiếp.

Thực dân Pháp đã lên kế hoạch rút khỏi Cao Bằng bởi một “cuộc hành quân

kép”: Đưa quân đánh Thái Nguyên buộc ta phải đối phó, đồng thời đưa lực lượng từ

Thất Khê đánh lên Đông Khê và rút quân ở Cao Bằng theo đường số 4 tiếp đánh

Đông Khê

Đoán biết ý đồ của Pháp, ta cho quân mai phục và đánh bại cánh quân tiếp viện từ Thất Khêlên và cả cánh quân từ Cao Bằng rút về Đồng thời, ta đập tan cuộc hành quân tấn công lên TháiNguyên của địch

Trong khi chiến dịch diễn ra, quân và dân cả nước đã phối hợp tấn công, buộc Pháp phải phântán lực lượng để đối phó, không thể chi viện cho chiến trường Biên giới

2.2.5.3 Kết quả và ý nghĩa

Trong Chiến dịch Biên giới (từ 16/9 đến 23/10/1950), quân và dân Việt Nam đã tiêu diệt mộtnửa lực lượng cơ động chiến lược của địch ở Bắc Đông Dương (trong đó bắt sống 3.500 tên), thunhiều vũ khí, giải phóng 5 thị xã, 13 thị trấn, nhiều vùng đất đai quan trọng cả dải biên giới dài 750

km, bao gồm 35 vạn dân Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố, chọc thủng hành lang Đông – Tây (ởHòa Bình) Cách mạng Việt Nam lần đầu tiên đã phá tan vòng vây của chủ nghĩa đế quốc, làm cho

kế hoạch Rơ – ve bị phá sản

Sau chiến thắng Biên giới 1950, căn cứ địa Việt Bắc được mở rộng và không còn bị bao vây

cô lập Cách mạng Việt Nam đã nối được quan hệ với cách mạng thế giới

Ta đã nắm được quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính (Bắc bộ), đẩy thực dânPháp vào thế bị động chiến lược

[1] Dẫn lại: Trần Bá Đệ (Chủ biên), Giáo trình lịch sử Việt Nam (1945 - 1975), Nxb ĐHSP, Hà Nội,

Ngày đăng: 14/08/2013, 08:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w