Chiến dịch Hòa Bình đông – xuân 195 1-

Một phần của tài liệu Bài giảng lịch sử việt nam (1945 1954) (Trang 36 - 38)

B. Nội dung cơ bản

3.4.1.4. Chiến dịch Hòa Bình đông – xuân 195 1-

* Bối cảnh

Những cuộc tấn công của ta đã giành được một số thắng lợi, nhưng lúc này Pháp vẫn còn mạnh và vẫn tiếp tục theo đuổi âm mưu giành lại thế chủ động trên chiến trường. Sau một thời gian đối phó

với các cuộc tiến công của ta ở Trung du, Đường số 18, Hà Nam Ninh, chúng tăng cường chiến tranh tổng lực, đánh phá dữ dội các cơ sở kháng chiến trong vùng tạm chiếm, cướp đoạt tài sản, chống lại chiến tranh du kích… gây cho ta nhiều khó khăn mới.

Sau một năm củng cố thế phòng ngự, xây dựng và phát triển lực lượng, đến cuối năm 1951, Đờ lát cho rằng đã đến lúc quân đội Pháp chuyển sang phản công, giành lại quyền chủ động trên chiến trường chính. Vì vậy Đờ Lát quyết định tung toàn bộ lực lượng cơ động chiến lược ra để đánh chiếm Hòa Bình - là tỉnh tự do duy nhất ở liên khu 3 lúc đó - nhằm nối lại hành lang Đông – Tây chặn đứng việc vận chuyển tiếp tế lên vùng chiến khu Việt Bắc của ta, củng cố tinh thần của quân đội Pháp và tay sai, tranh thủ thêm viện trợ của Mĩ.

* Diễn biến, kết quả và ý nghĩa

Hòa Bình là cửa ngõ nối liền vùng tự do với vùng đồng bằng Bắc bộ qua Chợ Bến, là mạch máu giao thông giữa Việt Bắc với Liên khu IV.

Tính đến cuối tháng 11-1951, địch đã mở hai cuộc hành quân quy mô lớn mang tên: Tuy-líp và Lô-tút có hàng vạn quân, gồm cả pháo binh, xe tăng, máy bay và tàu chiến trên sông yểm trợ. Vì vậy địch đã thành lập được ba phân khu quân sự lớn: Chợ Bến, Sông Đà và Hòa Bình. Mỗi phân khu là một cụm cứ điểm khổng lồ, gồm hàng chục vị trí liên hoàn, với binh lực từ 8 đến 10 tiểu đoàn, các binh đoàn cơ động ở từng phân khu sẵn sàng ứng cứu cho nhau. Đây là hình thức phòng ngự theo kiểu tập đoàn cứ điểm, lần đầu tiên xuất hiện ở Hòa Bình...

Ngày 24/11/1951, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số 22 về “Nhiệm vụ phá cuộc tấn công Hòa Bình của địch”.

Đúng ngày 10/12/1951 chiến dịch Hòa Bình chính thức mở màn. Tư lệnh chiến dịch: Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Lực lượng bao gồm đại đoàn bộ binh 308, 312, 304 đánh địch ở hướng chính là Hòa Bình. Hai đại đoàn bộ binh 316 và 320 hoạt động ở vùng sau lưng địch. Trước khi mở chiến dịch, Bác Hồ đã gửi thư cho quân và dân ta: “Trước kia ta phải lừa địch ra mà đánh. Nay địch tự ra cho ta đánh. Đó là cơ hội rất tốt cho ta”. Được sự quan tâm của Đảng, Bác Hồ và nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình, chiến dịch Hòa Bình nổ ra trong khí thế sục sôi, quyết chiến, quyết thắng.

Tại hướng chính, đòn tiến công của đại đoàn 308, 312, 304 nhằm vào hai cụm quân chủ yếu, thuộc phân khu Hòa Bình và phân khu Sông Đà. Với những chiến thắng Ninh Mít, Tu Vũ, điểm cao 400, điểm cao 600, diệt tàu chiến ở Lạc Song... quân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hàng nghìn tên địch và đập nát phòng tuyến sông Đà. Tiếp đó các chiến thắng Cầu Dụ, Giang Mỗ, kiềm chế phân khu thị xã Hòa Bình, Kỳ Sơn, Dốc Cun, Cầu Mè, Mông Hóa, Vai Cời, Dốc Kẽm... càng làm cho giặc Pháp hao tổn binh lực và hoang mang, lo sợ. Đặc biệt ngày 13/12/1951 bộ đội địa phương tỉnh phối hợp với tiểu đoàn 353 tiêu diệt và bắt sống hơn một đại đội Âu Phi, phá hủy 5 xe cơ giới, 1 xe tăng ở

Giang Mỗ. Trong trận này tiểu đội trưởng Cù Chính Lan, một mình cắt rừng đuổi theo xe tăng địch, nhảy lên thành xe, mở nắp, dũng cảm ném lựu đạn, tiêu diệt địch.

Từ cuối tháng 12/1951 lực lượng vũ trang ta trên các hướng tiến công địch mạnh mẽ nên việc vận chuyển tiếp tế đường bộ, đường sông của địch cho Hòa Bình bị cô lập. Đồng thời lực lượng giặc Pháp ở đồng bằng Bắc Bộ và trung du cũng bị quân ta đánh mạnh, tổn thất nặng nề.

Bộ chỉ huy quân đội Pháp lúc này lâm vào thế bị động, lúng túng, bế tắc, tướng Đờ Lát bị triệu hồi về Pháp, tướng Sa Lăng được cử làm Tổng chỉ huy. Thấy rõ tình thế nguy kịch ở Hòa Bình, tướng Sa Lăng buộc phải rút toàn bộ lực lượng ở phân khu Sông Đà, đưa một phần lực lượng về đồng bằng Bắc Bộ để đối phó, một phần lực lượng tăng cường cho thị xã Hòa Bình. Tướng Sa Lăng hy vọng rằng với việc điều chỉnh đó, quân ta sẽ gặp khó khăn trong việc công phá tuyến phòng thủ chính ở Hòa Bình.

Đúng lúc này, đợt hai của chiến dịch Hòa Bình được phát động vào đêm 07/01/1952 đến cuối tháng 02/1952. Quân ta tập trung lực lượng vây đánh địch ở thị xã Hòa Bình và trên đường số 6. Cả ba lực lượng: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích, đã triển khai đánh địch trên mọi hướng, trên các mặt trận, tiêu diệt, bao vây các cứ điểm của địch. Đồng thời với cuộc tiến công quân sự của lực lượng vũ trang còn nổi lên phong trào cách mạng của các tầng lớp nhân dân phá tề trừ gian, đập tan bộ máy chính quyền ở cơ sở góp phần tiêu diệt, cô lập nhiều sinh lực địch.

Trước nguy cơ đội quân viễn chinh hơn 2 vạn tên ở Hòa Bình đang nằm trong “chảo lửa”, sớm muộn sẽ bị xiết chặt và tiêu diệt, tướng Sa Lăng và Bộ chỉ huy quân đội Pháp buộc phải ra lệnh rút quân khỏi Hòa Bình vào ngày 23/02/1952. Đến chiều 25/2/1952, lực lượng còn lại của giặc Pháp ở Hòa Bình mới rút về đến Xuân Mai (Hà Tây)... kết thúc cuộc hành quân thảm bại của chúng.

Trong chiến dịch Hòa Bình, quân ta đã loại khỏi vòng chiến 22.000 tên, căn cứ địa cách mạng được mở rộng (giải phóng hoàn toàn khu vực Sông Đà rộng 2000km2 với 15 vạn dân). Đánh bại âm mưu giành lại thế chủ động trên chiến trường của thực dân Pháp.

3.4.2. Đẩy mạnh tiến công, phát triển thế chủ động trên chiến trường3.4.2.1. Chiến dịch Tây Bắc thu – đông 1952

Một phần của tài liệu Bài giảng lịch sử việt nam (1945 1954) (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w