Tóm tắt diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ

Một phần của tài liệu Bài giảng lịch sử việt nam (1945 1954) (Trang 46)

B. Nội dung cơ bản

4.3.2. Tóm tắt diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ

Ngày 13/3/1954, quân ta bắt đầu nổ súng tấn công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ; chiến dịch diễn ra 3 đợt:

Đợt 1 (Từ 13/3 đến 17/3/1954): quân ta tiêu diệt cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc (Độc Lập, Bản Kéo), loại khỏi vòng chiến đấu 2000 tên địch.

Đợt 2 (Từ 30/3/1954 đến 26/4/1954): quân ta tấn công các cứ điểm phía Đông

của phân khu trung tâm Mường Thanh như: E1, D1, C1, A1.., từng bước khép chặt vòng vây và tiến sát sân bay Mường Thanh, cắt đứt con đường tiếp viện duy nhất của địch.

Sau đợt này, Mĩ viện trợ khẩn cấp cho Pháp và đe dọa ném bom nguyên tử xuống Điện Biên Phủ.

Đợt 3 (Từ 01/5/1954 đến 07/5/1954): ta tiêu diệt khu trung tâm Mường Thanh và phân khu Nam - Hồng Cúm; quân Pháp định tháo chạy sang Lào.

Chiều ngày 07/5/1954, quân ta tổng tấn công vào sở chỉ huy; tướng Đờ-cát-tơ-ri đầu hàng, chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi.

Cùng phối hợp với chiến dịch Điện Biên Phủ, trên các chiến trường khác, quân và dân ta đã đẩy mạnh các hoạt động tấn công phối hợp nhằm phân tán, tiêu hao sinh lực và kìm chân địch.

Ở Bắc bộ, bộ đội Hà Nội đột nhập sân bay Gia Lâm phá hủy 18 máy bay. Các đơn vị bộ đội địa phương và dân quân du kích làm tê liệt đường số 5, tiêu diệt nhiều đồn bốt vùng sau lưng địch. Trong tháng 6 và đầu tháng 7/1954, địch buộc phải rút khỏi Việt Trì, Chợ Bến (Hòa Bình), Thái Bình, Phát Diệm, Bùi Chu, Ninh Bình, Nam Định, Phủ Lý. Phần lớn đồng bằng Bắc bộ được giải phóng.

Ở Trung bộ, quân dân liên khu V chặn đứng đợt tiến công trong chiến dịch Atlăng lần thứ hai, diệt gần 5.000 tên địch. Bộ đội Tây Nguyên đánh mạnh trên các đường số 14, 19 và tập kích lần thứ hai vào thị xã Plâycu, diệt nhiều địch.

Ở Nam bộ, kết hợp với các cuộc tiến công của bộ đội, nhân dân nổi dậy vừa uy hiếp, vừa làm công tác binh vận, đã bứt rút hoặc diệt hàng nghìn đồn bốt, tháp canh của địch. Vùng giải phóng được mở rộng, nối liền từ miền Đông xuống miền Tây[3].

Một phần của tài liệu Bài giảng lịch sử việt nam (1945 1954) (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w