Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 – 1954 của ta đã bước đầu làm phá sản kế hoạch Nava

Một phần của tài liệu Bài giảng lịch sử việt nam (1945 1954) (Trang 42 - 44)

B. Nội dung cơ bản

4.2.2. Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 – 1954 của ta đã bước đầu làm phá sản kế hoạch Nava

kế hoạch Nava

Giữa tháng 11/1953, ta tiến quân theo hướng Tây Bắc và Trung Lào. Thực dân Pháp phát hiện; Ngày 20/11/1953, Nava đã cho 6 tiểu đoàn cơ động nhảy dù xuống Điện Biên Phủ nhằm bảo vệ Tây

Ngày 10/12/1953, quân ta tấn công và giải phóng thị xã Lai Châu, bao vây Điện Biên Phủ. Nava buộc phải điều thêm 6 tiểu đoàn ở đồng bằng Bắc bộ lên tăng cường cho Điện Biên Phủ, biến đây thành nơi tập trung quân thứ hai của Pháp.

Đầu tháng 12/1953, quân ta phối hợp với bộ đội Pha-thét Lào mở chiến dịch Trung Lào, loại khỏi vòng chiến đấu 3 tiểu đoàn Âu – Phi, giải phóng Thà-khẹt, uy hiếp mạnh Sênô, buộc Na-va phải điều thêm lực lượng lên Sê-nô, biến đây thành nơi tập trung quân lớn thứ ba của Pháp.

Cuối tháng 01/1954, ta tiến quân sang thượng Lào, phối hợp với Pha-thét Lào tấn công và giải phóng lưu vực sông Nậm Hu, toàn tỉnh Phong-xà-lì và uy hiếp Luông-pha-băng và Mường Sài, buộc Na-va phải điều quân từ đồng bằng Bắc bộ tăng cường cho Luông-pha-băng và Mường Sài, biến đây trở thành khu vực tập trung quân lớn thứ tư của Pháp.

Đầu tháng 02/1954, ta mở chiến dịch Bắc Tây Nguyên, loại khỏi vòng chiến đấu 2000 địch, giải phóng Kon Tum với 20 vạn dân và uy hiếp Plây cu. Na-va phải điều lực lượng đang thực hiện cuộc tiến công ở Phú Yên và 11 tiểu đoàn từ Nam bộ và Bình Trị Thiên lên tăng cường cho Tây Nguyên, biến An Khê và Plây-cu thành nơi tập trung quân lớn thứ năm của Pháp.

Phim tư liệu về diễn biến chiến cuộc Đông - Xuân 1953 - 1954

Ở vùng sau lưng địch, phong trào chiến tranh du kích cũng phát triển mạnh hỗ trợ cho mặt trận chính:

Ở Nam bộ, các tiểu đoàn chủ lực khu, chủ lực tỉnh tiến vào vùng tạm chiếm để tiêu diệt địch, đẩy mạnh phong trào đấu tranh của nhân dân kết hợp với địch vận. Sân bay Tân Sơn Nhất bị tập kích, làm nổ hàng trăm tấn bom. Hơn 1000 đồn trại, tháp canh địch bị diệt và bứt rút.

Ở Nam Trung bộ, chiến tranh du kích phát triển mạnh, bao vây, bứt rút hàng loạt cứ điểm, đồn bốt địch, giải phóng nhiều vùng rộng lớn như Điện Bàn (Quảng Nam) với 4 vạn dân; vùng Hòn Khói và Tây Bắc Khánh Hòa; huyện Tánh Linh và Lương Sơn (Bình Thuận).

Ở Bình – Trị - Thiên, quân ta hoạt động mạnh trên đường số 9, phá hủy nhiều cầu cống, tiêu diệt và bứt rút 6 vị trí địch, giải phóng huyện Hướng Hóa. Trên đường sắt và đường Số 1, nhiều đoàn tàu, xe của địch bị diệt.

Ở đồng bằng Bắc bộ, phòng tuyến sông Đáy của địch bị phá vỡ, các căn cứ của ta ở hai bên sông Hồng được mở rộng. Du kích tiến hành tập kích địch trên tuyến đường Hà Nội – Hải Phòng, phá hủy nhiều tàu, xe. Các đô thị, ngay cả Hà Nội, bị quân ta tiến công;

các sân bay Cát Bi (Hải Phòng), Gia Lâm (Hà Nội) cũng bị quân ta tập kích, phá hủy nhiều máy bay[1].

Như vậy, đến đầu năm 1954, lực lượng của Pháp bị phân tán trên khắp chiến trường Đông Dương để đối phó với ta làm cho kế họach Na-va bước đầu bị phá sản.

[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Lịch sử 12 nâng cao, Nxb Giáo dục, 2007, Trang 202.

Một phần của tài liệu Bài giảng lịch sử việt nam (1945 1954) (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w