Về văn hóa, giáo dục, y tế

Một phần của tài liệu Bài giảng lịch sử việt nam (1945 1954) (Trang 34 - 35)

B. Nội dung cơ bản

3.3.3. Về văn hóa, giáo dục, y tế

Đảng và Chính phủ thực hiện nhiều chủ trương chính sách nhằm xây dựng phong trào văn hóa phục vụ kháng chiến. Văn nghệ sĩ hăng hái thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “kháng chiến hóa văn hóa và văn hóa hóa kháng chiến”.

Phong trào bình dân học vụ và bổ túc văn hóa tiếp tục được thực hiện. Từ năm 1950, Chính phủ thực hiện cuộc cải cách giáo dục theo ba phương châm: phục vụ kháng chiến, phục vụ dân sinh, phục vụ sản xuất, gắn trường học với đời sống xã hội. Giáo dục phổ thông, giáo dục chuyên nghiệp, đại học giai đoạn này phát triển nhanh chóng:

Tính đến năm 1953, trong các vùng tự do có 769.640 học sinh phổ thông từ cấp 1 đến cấp 3. Năm 1954, số học sinh tăng lên 1.132.196 em. Trong khoảng 3 năm (1951 - 1953), nhà nước đã đào tạo được 7000 cán bộ kĩ thuật. Đó là không kể hàng ngàn cán bộ, sinh viên tốt nghiệp đại học và học sinh tốt nghiệp phổ thông được đưa đi học dài hạn ở nước ngoài nhằm chuẩn bị cho xây dựng đất nước sau khi chiến tranh kết thúc[6].

Tham khảo thêm số liệu trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 12 nâng cao: Tính

đến năm 1952, ở các liên khu Việt Bắc, III, IV, V đã có trên 1 triệu học sinh phổ thông. Phong trào bình dân học vụ đạt kết quả tốt, tính đến năm 1952 có khoảng 14 triệu người thoát nạn mù chữ; công tác bổ túc văn hóa, đến tháng 9/1953, đã có 10.450 lớp học với 335.946 học viên[7].

Cuộc vận động thực hiện đời sống mới, bài trừ mê tín dị đoan ngày càng mang tính chất quần chúng rộng lớn.

Công tác vệ sinh phòng bệnh, chăm lo sức khỏe cho nhân dân được chú ý. Hệ thống bệnh viện, bệnh xá, trạm y tế… được đầu tư xây dựng nhiều nơi.

[1]Nguồn:http://www.chinhphu.vn/pls/portal/docs/PAGE/VIETNAM_GOVERNMENT_PORTAL/NE WS_REP/

LS_CP_CACTHOIKY/1/PHAN1.CHUONG1.VI.HTM

[2] Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Lịch sử 12 nâng cao, Nxb GD, HN, 2007, Trang 195.

[3] Dẫn lại: Trần Bá Đệ (Chủ biên), Giáo trình lịch sử Việt Nam (1945 - 1975), Nxb ĐHSP, Hà Nội, 2007, trang 68.

[4] Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Lịch sử 12 nâng cao, Nxb GD, HN, 2007, Trang 195. Theo Giáo trình Lịch sử Việt Nam (1945 - 1975) của Trần Bá Đệ chủ biên đã dẫn ở trên thì: “Từ năm 1951 đến 1953, từ Liên khu IV trở ra, chúng ta sản xuất được 1.310 tấn vũ khí, đạn dược” (trang 69).

[5]Nguồn:http://www.chinhphu.vn/pls/portal/docs/PAGE/VIETNAM_GOVERNMENT_PORTAL/NE WS_REP/

LS_CP_CACTHOIKY/1/PHAN1.CHUONG1.VI.HTM

[6] Nguồn: Trần Bá Đệ (Chủ biên), Giáo trình lịch sử Việt Nam (1945 - 1975), Nxb ĐHSP, Hà Nội, 2007, trang 71.

[7] Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Lịch sử 12 nâng cao, Nxb GD, HN, 2007, Trang 195.

Một phần của tài liệu Bài giảng lịch sử việt nam (1945 1954) (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w