1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp tăng cường quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần xây dựng CTGT 118.docx

48 667 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 217,14 KB

Nội dung

Một số biện pháp tăng cường quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần xây dựng CTGT 118

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Nền kinh tế Việt Nam đang thực hiện bước chuyển đổi cơ chế kinhtế Việc phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệphoá, hiện đại hoá gặp không ít khó khăn vì cơ sở hạ tầng lạc hậu kỹ thuật,không đáp ứng được yêu cầu mục tiêu đề ra Vì vậy, phải có một sự đổi mớitoàn diện về giao thông, kiến trúc đô thị Ngành xây dựng cơ bản là mộtngành sản xuất vật chất kỹ thuật hạ tầng cho toàn bộ nền kinh tế, đóng vaitrò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Cho đến nay, ngành này đã khắc phục được tình trạng xuống cấp củahệ thống giao thông trọng yếu, xây dựng các cầu cống, sân bay các tuyếnđường giao thông mới đáp ứng nhu cầu vận tải lưu thông giữa các vùng , cácquốc gia.

Chính vì tầm quan trọng của ngành xây dựng cơ bản trong phát triểnkinh tế, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm chú trọng phát triển loại hìnhsản xuất kinh doanh này Vấn đề đặt ra là phải làm sao quản lý một cách cóhiệu quả, khắc phục tình trạng lãng phí trong kinh doanh xây lắp.

Cũng như các doanh nghiệp khác chi phí sản xuất và giá thành sảnphẩm là thước đo trình độ công nghệ sản xuất và trình độ tổ chức quản lý củadoanh nghiệp kinh doanh xây lắp Thông qua những thông tin về chi phí sảnxuất với giá thành sản phẩm do kế toán cung cấp nhà quản lý doanh nghiệpsẽ nắm được chi phí của từng hoạt động cụ thể,giá thành của từng sản phẩmđể đánh giá tình hình thực hiện định mức, kế hoạch của doanh nghiệp mình.Từ đó, doanh nghiệp tìm cách cải tiến đổi mới công nghệ sản xuất,đổi mớiphương pháp quản lý nhằm tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm.

Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của quản lý chi phí và hạgiá thành sản phẩm Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần xây dựng

CTGT 118, em đã đi sâu nghiên cứu đề tài: “ Một số biện pháp tăng cườngquản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần xâydựng CTGT 118 ”.

Được sự hướng dẫn của Thầy Giáo kết hợp với sự giúp đỡ của Banlãnh đạo và Phòng tài chính kế toán của Công ty, em đã hoàn thành báo cáo

này Báo cáo này gồm 3 chương chính:

Chương1: Lý luận chung về chi phí và tính giá thành sản phẩm ở các

doanh nghiệp xây lắp

Chương2: Thực trạng công tác quản lý chi phí Và tính giá thành sản

phẩm của Công ty cổ phần xây dựng CTGT 118

Chương3: Một số biện pháp tăng cường quản lý chi phí sản xuất và

tính giá thành sản phẩm của Công ty cổ phần xây dựng CTGT 118.

Trang 2

Chương I.

Lý luận chung về chi phí và

TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP XÂY LẮPI CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP

1 Khái niệm và đối tượng tính chi phí sản xuất

1.1 Khái niệm chi phí sản xuất

Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp phải huy động, sử dụng cácnguồn tài lực, vật lực (sức lao động, vật tư, tiền vốn ) để phục vụ cho việcsản xuất, chế tạo sản phẩm hàng hoá, thực hiện các công việc lao vụ, thumua dự trữ hàng hoá, luân chuyển lưu thông sản phẩm, thực hiện các hoạtđộng đầu tư, kể cả chi cho công tác quản lý chung của doanh nghiệp Điềunày có nghĩa là doanh nghiệp phải bỏ ra các khoản hao phí về lao động sốngvà lao động vật hoá cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.Các chi phí mà doanh nghiệp chi ra cấu thành nên giá trị của sản phẩm Giátrị của hàng hoá bao gồm 3 bộ phận sau:

C + V + mTrong đó:

C: Hao phí lao động vật hoá tức là toàn bộ giá trị tư liệu sản xuất đãtiêu hao trong quá trình tạo ra sản phẩm như khấu hao TSCĐ, chi phí NVL,công cụ dụng cụ

V: Hao phí lao động sống tức là chi phí về tiền lương, tiền công phảitrả cho người lao động tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm

m: Là giá trị mới do lao động sống tạo ra trong quá trình hoạt độngtạo ra sản phẩm, lao vụ, dịch vụ

Như vậy, chi phí sản xuất bao gồm hai bộ phận C + V, đây là chi phímà doanh nghiệp phải bỏ ra để sản xuất sản phẩm Những chi phí cho hoạtđộng sản xuất kinh doanh này đều được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ

Có thể nói chi phí sản xuất của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiềncủa toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệpđã chi ra để sản xuất sản phẩm trong một thời kỳ nhất định Các chi phí nàyphát sinh có tính chất thường xuyên và gắn liền với quá trình thi công côngtrình và hạng mục công trình

1.2 Đối tượng tính chi phí sản xuất

Đối tượng tính chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn để tập hợp cácchi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Thực chất của việc xác định và tập hợpchi phí sản xuất là xác định nơi phát sinh chi phí, nơi chịu chi phí

Để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất hợp lý, phù hợp vớitừng doanh nghiệp, các nhà quản trị thường căn cứ vào:

- Tính chất sản xuất, loại hình sản xuất và đặc điểm quy trình côngnghệ

Trang 3

- Yêu cầu tính giá thành, yêu cầu quản lý, khả năng trình độ quản lý,trình độ hạch toán của doanh nghiệp

2 Vai trò của chi phí sản xuất và sự cần thiết phải quản lý chi phísản xuất trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Trong điều kiện kinh tế thị trường, các doanh nghiệp được tự do sảnxuất, tự do kinh doanh các mặt hàng phù hợp với các điều kiện của doanhnghiệp Từ đó đã nảy sinh việc nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất ra một loạisản phẩm cung ứng cho thị trường Trong điều kiện “trăm người mua, vạnngười bán”, doanh nghiệp phải có những biện pháp để chiếm lĩnh thị trường.Với doanh nghiệp xây lắp, việc giảm chi phí ở từng công trình, hạng mụccông trình ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thi công cũng như lợi nhuận thuđược Việc làm sao để giảm tối đa chi phí xây dựng mà không ảnh hưởngđến chất lượng của công trình là việc làm tối quan trọng trong công tác quảnlý chi phí sản xuất ở các doanh nghiệp xây lắp

3 Phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp

Các chi phí phát sinh và cách thức mà chúng được xếp vào loại luôngắn với loại hình tính chất kinh doanh của doanh nghiệp Sự phân loại chiphí có ý nghĩa hết sức to lớn và thiết yếu trong công tác quản lý hoạt độngkinh doanh của mỗi doanh nghiệp Việc phân loại chi phí vừa mang tínhkhách quan vừa mang tính chủ quan Khách quan vì nó phụ thuộc vào bảnchất của chi phí, còn chủ quan là xuất phát từ nhu cầu và mục đích quản lýcủa doanh nghiệp

Chi phí sản xuất của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, có nội dung,tính chất kinh tế khác nhau, có mục đích và công dụng khác nhau Sự thànhcông của doanh nghiệp không chỉ được đánh giá trên lợi nhuận mà còn đượcxem xét trên mức tiết kiệm chi phí kinh doanh của doanh nghiệp đó Đấymới chính là kết quả thực sự ẩn chứa sau bề mặt thành công về lợi nhuận màdoanh nghiệp đạt được Để làm được điều này, các nhà quản lý phải biếtkiểm tra chặt chẽ việc thực hiện định mức chi phí ở từng bộ phận sản xuất vàtoàn bộ doanh nghiệp trong từng thời gian nhất định Do đó phải tiến hànhphân loại chi phí

3.1 Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế củachi phí

Theo cách phân loại này những chi phí có cùng nội dung kinh tế,tính chất sẽ được xếp vào cùng một yếu tố chi phí không phân biệt chi phí đóphát sinh ở lĩnh vực nào Cách phân loại này còn gọi là phân loại chi phí sảnxuất theo yếu tố Toàn bộ chi phí sản xuất được chia làm các yếu tố sau:

+ Chi phí NVL: Bao gồm toàn bộ chi phí về các loại vật liệu chính,vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu thiết bị xây dựng cơ bảnmà doanh nghiệp đã sử dụng cho hoạt động sản xuất trong kỳ

Trang 4

+ Chi phí nhân công: Là toàn bộ số lượng, tiền công phải trả, tiền tríchBHYT, BHXH, KPCĐ của nhân viên hoạt động sản xuất trong doanhnghiệp

+ Chi phí khấu hao TSCĐ: Là toàn bộ số tiền trích khấu hao TSCĐtrong doanh nghiệp như các loại máy thi công, nhà xưởng, ô tô

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm toàn bộ số tiền, doanh nghiệpđã chi trả về các dịch vụ đã mua từ bên ngoài như tiền điện, tiền nước, điệnthoại, phục vụ cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp

+ Chi phí khác bằng tiền: Bao gồm toàn bộ chi phí khác phát sinhtrong quá trình sản xuất ngoài 4 yếu tố chi phí trên

Phân loại theo nội dung, tính chất của chi phí giúp nhà quản lý biếtđược kết cấu, tỷ trọng các chi phí chi ra trong quá trình sản xuất kinh doanhđó Qua đó doanh nghiệp đánh giá được tình hình dự toán chi phí thi công,nó là cơ sở để lập báo cáo chi phí theo yếu tố trên bảng “thuyết minh báo cáotài chính”, xây dựng định mức vốn lưu động, lập kế hoạch mua sắm vật tư, tổchức lao động tiền lương thuê máy thi công

3.2 Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng của chiphí

Theo cách phân loại này những chi phí có cùng mục đích, công dụngđối với hoạt động sản xuất sẽ được xếp vào cùng một khoản mục chi phí,không phân biệt chi phí đó có nội dung kinh tế như thế nào Vì vậy, cáchphân loại này còn gọi là phân loại chi phí theo khoản mục Chi phí sản xuấtđược chia thành các khoản mục chi phí sau:

+ Chi phí NVL trực tiếp: Bao gồm chi phí về vật liệu chính vật liệuphụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho thi công công trình, hạng mục côngtrình mà đơn vị xây lắp đã bỏ ra

+ Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm chi phí về tiền lương, phụ cấptiền lương và tiền công của công nhân trực tiếp sản xuất và hoàn thành sảnphẩm xây lắp

+ Chi phí sử dụng máy thi công: Bao gồm các khoản chi phí liên quanđến việc sử dụng máy thi công để thực hiện công tác xây lắp bằng máy thicông hỗn hợp như: chi phí nhân công, chi phí NVL và các chi phí bằng tiềnkhác

+ Chi phí sản xuất chung: Là những khoản chi phí phục vụ cho nhânviên quản lý tổ, đội, tiền lương của đội trưởng, của nhân viên giám sát, cáckhoản BHXH, BHYT, CPCĐ tính theo tỷ lệ quy định trên tiền lương củanhân công trực tiếp sản xuất, nhân viên quản lý đội, chi phí dịch vụ muangoài và chi phí khác bằng tiền

Cách phân loại chi phí theo khoản mục là cơ sở để xác định giáthành công xưởng, giá thành toàn bộ, phân tích tình hình thực hiện kế hoạchgiá thành cũng như là căn cứ để kiểm soát, quản lý chi phí Đây là cách phân

Trang 5

loại thường dùng trong XDCB, phù hợp với phương pháp lập dự toán giáthành sản phẩm

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là toàn bộ chi phí cho bộ máy quảnlý và điều hành doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động sản xuất kinhdoanh của toàn doanh nghiệp

3.3 Phân theo cách thức kết chuyển chi phí

Theo cách phân loại này, toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh đượcchia thành chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ

+ Chi phí sản phẩm: Là những chi phí gắn liền với quá trình sản xuấtsản phẩm hay quá trình mua hàng hoá để bán

+ Chi phí thời kỳ: Là những chi phí làm giảm lợi tức trong một kỳ nàođó, nó không phải là một phần giá trị sản phẩm sản xuất ra hoặc mua nênđược xem là các phí tổn, cần được khấu hao ra từ lợi nhuận của thời kỳ màchúng phát sinh

3.4 Phân theo quan hệ của chi phí với khối lượng công việc, sảnphẩm hoàn thành

Để thuận lợi cho việc lập kế hoạch và kiểm tra chi phí, đồng thờilàm căn cứ để đề ra các quyết định kinh doanh, toàn bộ chi phí sản xuất kinhdoanh lại được phân theo quan hệ khối lượng công việc hoàn thành Theocách này, được chia thành hai loại:

- Chi phí cố định: là những chi phí không đổi về tổng số so với khốilượng công việc hoàn thành, chẳng hạn các chi phí về khấu hao TSCĐ, chiphí thuê mặt bằng, phương tiện kinh doanh

- Chi phí biến đổi: Là những chi phí thay đổi về tổng số, tỷ lệ, so vớikhối lượng công việc hoàn thành, chẳng hạn chi phí nguyên vật liệu, nhâncông trực tiếp

4 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp 4.1 Phương pháp trực tiếp:

Áp dụng phương pháp này với những chi phí có liên quan trực tiếpđến đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phát sinh để tập hợp trực tiếp chotừng đối tượng.

4.2 Phương pháp phân bổ gián tiếp

Áp dụng khi một chi phí sản xuất liên quan đến nhiều đối tượng kếtoán tập hợp chi phí sản xuất, không thể tập hợp trực tiếp Chi phí sản xuấtphân bổ cho từng đối tượng được xác định theo công thức sau:

Ci = x Ti

Trong đó:

Ci: Chi phí sản xuất phân bổ cho đối tượng i

 C: Tổng chi phí sản xuất đã tập hợp dùng để phân bổ Ti: Tổng đại lượng tiêu chuẩn dùng để phân bổ

Trang 6

Ti: Đại lượng tiêu chuẩn dùng để phân bổ của đối tượng i

II GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP1 Khái niệm và đối tượng tính giá thành sản phẩm

1.1 Khái niệm giá thành sản phẩm

Trong sản xuất kinh doanh, chi phí mới chỉ là mặt thứ nhất thể hiệnsự hao phí Còn để đánh giá chất lượng kinh doanh của doanh nghiệp, chiphí chi ra phải được xem xét trong mối quan hệ chặt chẽ với mặt thứ haicũng là mặt cơ bản của quá trình sản xuất, đó là kết quả thu được biểu hiệndưới hình thái tiền tệ, quan hệ so sánh đó đã hình thành nên chỉ tiêu “giáthành sản phẩm”.

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí củadoanh nghiệp để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm nhấtđịnh

Giá thành sản phẩm của một doanh nghiệp biểu hiện chi phí cá biệtcủa doanh nghiệp để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Cùng một loại sản phẩmcó thể có nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất nhưng do trình độ quản lý khácnhau, giá thành sản phẩm đó sẽ khác nhau

1.2 Đối tượng tính giá thành trong doanh nghiệp xây lắp

Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc lao vụ dodoanh nghiệp sản xuất ra và cần phải tính tổng giá thành và giá thành đơnvị

Xuất phát từ đặc điểm của XDCB là sản phẩm mang tính đơn chiếc,mỗi sản phẩm có giá dự toán riêng và yêu cầu quản lý chi phí theo dự toánnên đối tượng tính giá thành trong XDCB là các công trình, hạng mục côngtrình đã hoàn thành bàn giao

1.3 Kỳ tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp

Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành cần phải tiếnhành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành Xác định kỳtính giá thành hợp lý sẽ giúp cho việc tổ chức công tác tính giá thành sảnphẩm khoa học, đảm bảo cung cấp số liệu về giá thành thực tế của sản phẩm,lao vụ kịp thời, phát huy đầy đủ chức năng giám sát tình hình thực hiện kếhoạch giá thành của doanh nghiệp

Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm và chu kỳ sản xuấtsản phẩm, kỳ tính giá thành trong doanh nghiệp xây dựng cơ bản thường là:

- Đối với những công trình, hạng mục công trình được coi là hoànthành khi kết thúc mọi công việc trong thiết kế thì kỳ tính giá thành côngtrình, hạng mục công trình đó là khi hoàn thành công trình, hạng mục côngtrình

- Đối với những công trình lớn, thời gian thi công dài, kỳ tính giáthành là khi hoàn thành một bộ phận công trình có giá trị sử dụng đượcnghiệm thu hoặc từng công việc xây lắp đạt đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý

Trang 7

theo thiết kế kỹ thuật có ghi trong hợp đồng thi công hoặc được bàn giaothanh toán

Ngoài ra đối với những công trình lớn, thời gian thi công dài, kếtcấu phức tạp, thì kỳ tính giá của doanh nghiệp có thể là hằng quý, sáutháng hay một năm

2 Vai trò của việc tính giá thành sản phẩm

Trong công tác quản lý các hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu giá thànhsản phẩm giữ vai trò quan trọng

- Giá thành là thước đo mức hao phí từ hoạt động và tiêu thụ sảnphẩm, là căn cứ để xác định hiệu quả hoạt động kinh doanh Để quyết địnhlựa chọn sản xuất một loại sản phẩm nào đó, doanh nghiệp cần phải nắmđược nhu cầu thị trường, giá cả thị trường và mức hao phí sản xuất, tiêu thụsản phẩm đó Trên cơ sở như vậy, mới xác định được hiệu quả sản xuất loạisản phẩm đó để quyết định lựa chọn và quyết định khối lượng sản xuất saocho đạt hiệu quả tối đa

- Giá thành là một công cụ quan trọng của doanh nghiệp để kiểm trasoát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, xem xét hiệu quả của các biệnpháp tổ chức kỹ thuật, qua tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, doanhnghiệp có thể xem xét tình hình sản xuất và chi phí bỏ vào sản xuất tác độngvào hiệu quả thực hiện các biện pháp tổ chức kỹ thuật để sản xuất, phát hiệnvà tìm ra các nguyên nhân dẫn đến phát sinh chi phí không hợp lý để có biệnpháp loại trừ

3 Phân loại giá thành sản phẩm

3.1 Phân loại theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giáthành: chia làm 3 loại:

- Giá thành kế hoạch: được xác định trên cơ sở chi phí, sản xuất kếhoạch và sản lượng kế hoạch Việc tính giá thành do bộ phận kế hoạch củadoanh nghiệp thực hiện và được tiến hành trước khi bắt đầu quá trình sảnxuất, chế tạo sản phẩm Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanhnghiệp, là căn cứ để so sánh phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạchhạ giá thành sản phẩm

- Giá thành định mức: Cũng như giá thành kế hoạch giá thành địnhmức cũng như được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm Tuynhiên, khác với giá thành kế hoạch được xây dựng trên cơ sở định mức bìnhquân tiên tiến, và không biến đổi suốt cả kỳ kế hoạch, giá thành định mứcđược xác định trên cơ sở định mức về chi phí hiện hành tại từng thời điểmnhất định trong kỳ kế hoạch (thường là đầu tháng) nên giá thành định mứcluôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt đượctrong quá trình thực hiện kế hoạch giá thành

- Giá thành thực tế: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệuchi phí số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh và tập hợp được trong kỳcũng như sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất trong kỳ Giá thành thực tế

Trang 8

là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệptrong việc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế kỹ thuật tổ chức và côngnghệ để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm, là cơ sở để xác định kết quảhoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

3.2 Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí

- Giá thành sản xuất sản phẩm: bao gồm các chi phí sản xuất, chế tạosản phẩm tính cho sản phẩm, công việc lao vụ đã hoàn thành Chi phí sảnxuất gồm chi phí vật tư trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụngmáy và chi phí sản xuất chung

- Giá thành tiêu thụ: Bao gồm giá thành sản xuất, chi phí quản lýdoanh nghiệp, chi phí bán hàng tính cho sản phẩm tiêu thụ Vì vậy, chi phítiêu thụ là chi phí phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đếnviệc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm Giá thành tiêu thụ được tính theo côngthức:

= + +

4 Phương pháp tính giá thành sản phẩm

* Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp là phương pháp sửdụng số liệu về chi phí sản xuất để tính tổng giá thành và giá thành thực tếđơn vị, thực tế sản phẩm kế hoạch lao vụ đã hoàn thành theo những yếu tốhoặc những khoản mục giá thành trong kỳ giá thành đã được xác định

4.1 Phương pháp trực tiếp (giản đơn)

Theo phương pháp này, tập hợp tất cả chi phí sản xuất phát sinhtrực tiếp cho một công trình, hạng mục công trình từ khi khởi công đến khihoàn thành chính là giá thành thực tế của công trình, hạng mục công trìnhđó Trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ và chi phí của sảnphẩm dở dang đã xác định, giá thành sản phẩm tính cho từng khoản mục chiphí theo công thức:

4.2 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng

Phương pháp này áp dụng cho trường hợp doanh nghiệp nhận thầuxây lắp theo đơn đặt hàng Chi phí thực tế phát sinh được tập hợp trong kỳtheo từng đơn đặt hàng, đó chính là toàn bộ chi phí được tập hợp khi khởicông khi hoàn thành đơn đặt hàng

4.3 Phương pháp tổng cộng chi phí:

Phương pháp này áp dụng thích hợp cho trường hợp doanh nghiệptập hợp chi phí theo đơn vị thi công hay khu vực thi công Đối tượng tính giáthành là sản phẩm cuối cùng Cách tính như sau:

Trang 9

= + + + + -

4.4 Tính giá thành theo phương pháp hệ số:

Phương pháp hệ số được áp dụng trong những doanh nghiệp màtrong cùng một quá trình sản xuất, cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và mộtlượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chiphí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm được mà phải tập hợp chungcho cả quá trình sản xuất sản phẩm Để tính được giá thành sản phẩm, ta cònphải căn cứ vào hệ số giá thành quy định cho từng sản phẩm Tiến hành theocác bước sau:

- Quy đổi sản lượng thực tế từng loại sản phẩm theo hệ số để làm tiêuthức phân bổ

 sản lượng quy đổi = ∑

SPi x Hệ số sản phẩm i- Tính hệ số phân bổ chi phí của từng loại sản phẩm =

- Tính tổng giá thành và giá thành đơn vị từng loại sản phẩm theokhoản mục:

= ( +- ) x

4.5 Tính giá thành theo phương pháp tỷ lệ:

Trong các doanh nghiệp sản xuất, nhiều loại sản phẩm có quy cách,để phẩm chất khác nhau khi đó chúng ta sẽ tính giá thành theo phương pháptỷ lệ.

= x

= x 100%

4.6 Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm tiêu thụ:

Đối với các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, bêncạnh các sản phẩm chính thu được còn phải thu được các sản phẩm phụ (cácdoanh nghiệp chế biến đường, rượu, bia, mì ăn liền ) để tính giá trị sảnphẩm chính, kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phísản xuất sản phẩm Giá trị sản phẩm phụ có thể được xác định theo phươngpháp như giá có thể sử dụng được, giá ước tính, giá kế hoạch

= +- -

4.7 Phương pháp liên hợp:

Là phương pháp áp dụng trong những doanh nghiệp có tổ chức sảnxuất, tính chất quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việctính giá thành phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như các doanhnghiệp hoá chất Trên thực tế, kế toán có thể kết hợp các phương pháp trựctiếp với tổng cộng chi phí, tổng cộng chi phí với tỷ lệ

5 Phương hướng và biện pháp hạ giá thành sản phẩm

Trang 10

5.1 Các nhân tố ảnh hưởng tới chi phí sản xuất và giá thành sảnphẩm

+ Các nhân tố về thị trường : Thi trường ở đây bao gồm các yếu tố đầuvào như thị thường lao động , thị trường nguyên vật liệu , thị trường máy thicông , thị trường vốn, thi trường đầu ra

Đối với thị trường đầu vào ảnh hưởng tới doanh nghiệp xét trên khả năng

cung cấp và giá cả cuủa các yếu tố Doanh nghiệp phải xem xét và lựa chọnnhà cung cấp , phương thức thanh toán dể chi phí bỏ ra cho các yếu tố đầuvào là thấp

+ Các nhân tố khác như điều kiện tự nhiên, chính sách chế độ nhànước

+ Nhân tố khoa học kỹ thuật và công nghệ: Trong điều kiện nền kinh

tế thị trường việc đổi mới máy móc thiết bị, cải tiến quy trình công nghệ

trong doanh nghiệp được đặt ra là một vấn đề cấp bách bởi vì đổi mới sẽ tạora năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, giá cả hạ và từ đó doanh nghiệpcó thể cạnh tranh được trên thị trường Những doanh nghiệp có trình độtrang thiết bị kỹ thuật hiện đại sẽ tiết kiệm được nguyên nhiên vật liệu, nănglượng, giảm chi phí tiền lương từ đó hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh.Việc đổi mới máy móc thiết bị, quy trình công nghệ trong sản xuất kinhdoanh trở thành vấn đề quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp là nhân tố để hạthấp chi phí Vì vậy bắt buộc người quản lý, người xây dựng phải đặc biệtchú ý tới nhân tố này

+ Nhân tố tổ chức lao động và sử dụng lao động: Việc tổ chức laođộng khoa học sẽ tạo ra sự kết hợp các yếu tố sản xuất một cách hợp lý, loạitrừ được tình trạng lãng phí lao động, lãng phí giờ máy có tác động lớn trongviệc nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm Điều quan trọnglà nhà quản trị phải biết sử dụng yếu tố con người, biết động viên, bồi dưỡngkiến thức, khơi dậy tài năng cho doanh nghiệp Từ đó, tạo ra một khả năng tolớn để nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm của doanhnghiệp

+ Nhân tố tổ chức quản lý sản xuất và tài chính: Tổ chức quản lý sảnxuất đạt trình độ cao có thể giúp cho doanh nghiệp xác định mức sản xuất tốiưu và phương pháp sản xuất tối ưu làm giá thành sản phẩm hạ Nhờ vào việcbố trí hợp lý, đáp ứng đầy đủ nhu cầu mua sắm vật tư sẽ tránh được tổn thấtcho sản xuất như việc ngừng sản xuất do thiếu NVL nhưng cũng cần hạn chếđược sự lãng phí của nguyên vật liệu

5.2 Một số biện pháp hạ giá thành sản phẩm

+ Lập kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Là việcxác định toàn bộ mọi khoản chi phí chi ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩmcủa kỳ kế hoạch Thông qua việc lập kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh,

Trang 11

doanh nghiệp có thể kiểm tra tình hình sử dụng chi phí, phát hiện khả năngtiết kiệm chi phí để thúc đẩy quá trình lập kế hoạch chi phí sản xuất đòi hỏingười quản lý, phải có dự tính tương đối chính xác các chi phí sản xuất đểxác định chỉ tiêu kế hoạch đồng thời theo dõi động viên các bộ phận trongdoanh nghiệp thực hiện

+ Doanh nghiệp phải chú trọng tới trang thiết bị máy móc công nghệ.Việc chú trọng tới trang thiết bị dây chuyền sản xuất đổi mới máy móc thiếtbị, cải tiến quy trình công nghệ để không bị đẩy lùi, tụt hậu do sự tiến bộ củakhoa học kỹ thuật, đổi mới máy móc thiết bị đi đôi với việc tiết kiệm NVL,tiết kiệm điện năng, giảm nhẹ biên chế, nâng cao năng suất lao động Đổimới máy móc thiết bị là chiến lược lâu dài của doanh nghiệp tuy nhiên phảixem xét hiệu quả của sự đầu tư mang lại, phải nghiên cứu kỹ lưỡng về mặttiến bộ khoa học kỹ thuật, công suất của máy móc hoạt động, tuổi thọ củamáy, lựa chọn đối tác đầu tư trước khi tiến hành mua

+ Quản lý tốt lao động và sử dụng lao động có hiệu quả để giảm chiphí tiền lương và tiền lương nhằm hạ giá thành sản phẩm Muốn giảm chi phítiền lương và tiền công cần phải tăng nhanh năng suất lao động, đào tạo bồidưỡng nâng cao trình độ kỹ thuật và tay nghề, hoàn thiện định mức lao động,tăng cường kỷ luật lao động, áp dụng hình thức tiền lương, tiền thưởng, tráchnhiệm vật chất để người lao động gắn bó và có trách nhiệm với công việc, từđó góp phần nâng cao năng suất lao động.

+ Tổ chức quản lý, bố trí các khâu sản xuất hợp lý làm tốt biện phápnày sẽ góp phần hạn chế được lãng phí nhiên liệu, giảm thấp phế liệu liệuthu hồi Từ đó sẽ tiết kiệm được các chi phí gián tiếp, tổ chức quản lý sảnxuất phải được chú trọng từ trên xuống dưới, mỗi đồng chi phí bỏ ra đượcngười quản lý sử dụng một cách có hiệu quả nhất

Tăng cường phát huy vai trò của tài chính trong việc quản lý chi phísản xuất Thực hiện biện pháp này đòi hỏi doanh nghiệp phải tăng cườngcông tác kiểm tra tài chính đối với từng khoản chi phí: chi phí nguyên vậtliệu, chi phí nhân công, chi phí máy, chi phí sản xuất chung

Trên đây là một số biện pháp nhằm quản lý tốt chi phí sản xuất kinhdoanh hạ giá thành sản phẩm Tuy nhiên trong thực tế do đặc điểm khácnhau giữa các doanh nghiệp nên mỗi doanh nghiệp cần phải dựa trên nhữngbiện pháp chung để đưa ra những biện pháp và phương hướng cụ thể phùhợp với doanh nghiệp mình để quản lý chi phí sản xuất một cách có hiệu quảnhất

III.PHÂN BIỆT GIỮA CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM MỐIQUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

1> Phân biệt giữa chi phí sản xuất và giá thành sản xuất.

Chi phí sản xuất là tổng hợp những khoản hao phí lao động sống vàlao động vật hoá biểu hiện bằng tiền trong một kỳ nhất định.Còn giá thành

Trang 12

sản phẩm lại là tổng hợp các hao phí có gắn liền với sản xuất sản phẩm hoànthành trong kỳ.

Chi phí sản xuất trong kỳ bao gồm tất cả những chi phí phát sinh trongkỳ này không bao gồm chi phí trả trước phân bổ cho kỳ này và những khoảnchi phí phải trả trong kỳ và chi phí trả trướcđược phân bỏ trong kỳ này.

Chi phí sản xuất trong kỳ không chỉ liên quan đến chi phí sản xuất sảnphẩm đã hoàn hành trong kỳ mà còn liên quan đến cả sản phẩm dở dang cuốikỳ, sản phẩm hỏng Còn gía thành sản phẩm không liên quan đến chi phí sảnxuất sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng nhưng lại liên quan đếnsản phẩm dở dang kỳ trước chuyển sang.

Chi phí sản xuất không gắn liền với khối lượng, chủng loại sản phẩmhoàn thành trong kỳ đó Còn giá thành sản phẩm lại liên quan đến khốilượng, chủng loại sản phẩm hoàn thành dẫn đến đối tượng tập hợp chi phíkhác đối tượng tính giá thành

2 Mối quan hệ giữ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.

Trong quản trị doanh nghiệp, chi phí sản xuất và giá thành sảnphẩm là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng luôn được các nhà quản lý doanhnghiệp quan tâm vì chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêuphản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Tính đúng, tínhđủ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là tiền đề để tiến hành hạch toánvà xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Xét vềbản chất, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai khái niệm giốngnhau, chúng đều là các hao phí về lao động và các chỉ tiêu khác của doanhnghiệp Tuy vậy, giữa chi phí sản xuất và sản phẩm cũng có sự khác nhautrên các phương diện

- Nói đến chi phí sản xuất là xét các hao phí trong một thời kỳ, còn nóiđến giá thành sản phẩm là xem xét, đề cập đến các mối quan hệ của chi phíđến quá trình công nghệ sản xuất chế tạo sản phẩm Do đó hai mặt của quátrình hoạt động của doanh nghiệp

Trang 13

Tiền thân của công ty cổ phần xây dựng CTGT118 là công ty118 đượcthành lập vào tháng 10 năm 1982, lúc đầu có nhiệm vụ tiếp nhận một phầnmáy móc thiết bị do Liên Xô viện trợ để thi công các công trình giao thôngđường sắt, đường bộ thuộc khu đầu mối và vành đai Hà Nội Sau này cónhiệm vụ thi công các công trình giao thông và các công trình khác trong cảnước.

Trải qua 20 năm hình thành phát triển , Công ty luôn luôn hoàn thànhtrách nhiệm được giao và đạt được rất nhiều thành quả góp phần cải thiện vàphát triển cơ sở hạ tầng của đất nước Cụ thể công ty đã tham gia thi côngnhiều công trình như:

- Đường Bắc Thăng Long Nội Bài - Quốc lộ 18

Ngoài ra hiện nay công ty đang đồng thời thi công nhiều công trìnhkhác lớn như :

- Huân chương lao động hạng 2 - Huân chương lao động hạng 3

- Nhiều bằng khen của Chính Phủ, Tổng Liên Đoàn Lao Động ViệtNam của bộ Giao Thông Vận Tải

- Ba năm liền (1999,2000,2001) được tặng cờ thi đua đơn vị thi đuasản xuất nhất của tổng công ty xây dựng Giao Thông Vận Tải.

Trang 14

Đóng góp vào thành của mà công ty đã đạt được trong những năm quaphải kể đến đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty – những người trựctiếp tạo lên sự thành công của công ty trong những năm qua.

Tính đến thời điểm 31-12-2003 Công ty cổ phần xây dựng CTGT 118đã có một đội ngũ lao động tương đối hùng hậu với tổng số cán bộ côngnhân viên là 347 người.

Có thể khẳng định rằng họ là những con người năng động có khả năngkinh doanh và làm việc có hiệu quả.Điều này được thể hiện ở chỗ: nhậnthức được qui luật cạnh tranh gay gắt của thị trường, những người lãnh đạo,quản lý Công Ty đã chủ động đổi mới mạnh mẽ và toàn diện ở các khâu nhưcon người, công nghệ thiết bị, mở rộng ngành kinh tế kinh doanh Và đãtạo được những bước nhảy vọt khá khâm phục : sau 3 năm đổi mới, sảnlượng năm 2001 đã tăng lên 10 lần so với năm 1998(từ 8,9 tỷ đồng năm1998 tăng lên81,5 tỷ đồng năm 2001) Đồng thời thu nhập bình quân của cánbộ công nhân viên cũng được tăng lên Tính đến nay thu nhập bình quân mỗingười khoảng 1.000.000 đồng/tháng đến 1.300.000đồng/tháng (so với năm1998 là 300000 đồng người/tháng).Để đạt được kết quả to lớn trong kinhdoanh, Công tyluôn phấn đấu không ngừng để đạt được kết quả to lớn hơn.Đó là phương châm hoạt động của bất cứ một doanh nghiệp nào và công tycổ phần xây dựng CTGT 118 không phải là một ngoại lệ Chính vì thế màhiện nay công ty đang đưa bộ tiêu chuẩn ISO 9001-2000vào công tác quản lýchất lượng và phấn đấu đến cuối năm 2002 được cấp chứng chỉ quốc tế về bộtiêu chuẩn này.

2 Đặc điểm sản xuất, tổ chức và quản lý công ty cổ phần xây dựng công trìnhgiao thông118.

- Sửa chữa xe máy, thiết bị thi công, gia công cơ khí.

- Tư vấn thiết kế, thí nghiệm vật liệu, đầu tư giám sát công trình docông ty thi công.

- Kinh doanh bất động sản

- Buôn bán tư liệu sản xuất tư liệu tiêu dùng - Vận tải hành khách và hàng hoá

- Kinh doanh dịch vụ khách sạn, du lịch, vui chơi giải trí

Với đặc thù riêng có của ngành XDCB là tạo nên cơ sở hạ tầng chonền kinh tế quốc dân Sản phẩm của ngành xây dựng là những công

Trang 15

Khảo sát thi công

Sơ đồ 1:

Giai đoạn khảo sát thi công: đây là giai đoạn quan trọng nhất trongquá trình thi công một công trình nó quyết định trực tiếp đến quá trình tồn tạicủa công trình Ở giai đoạn này, ngay sau khi nhận làm giao tuyến, công tysẽ thành lập ngay đội khảo sát thiết kế, được trang bị đầy đủ các thiết bị,dụng cụ khảo sát thiết kế cho dự án Đội khảo sát sẽ tiến hành ngay công tácđo đạc, kiểm tra hệ thống cọc mốc, cọc tim và các cọc dấu trên toàntuyến.Từ đó thiết kế và thi chọn phương án thi công hợp lý.

Giai đoạn thi công: đối với công ty cầu công ty áp dụng phương phápđóng cọc, đổ trụ làm dầm bê tông để thi công cầu có qui mô vừa và nhỏ.Cònthi công đường có qui trình như sau: Đào đất hữu cơ, rải vải địa kỹ thuật vàđắp cắt điện, đắp nền đường, đắp sỏi đỏ thi công lớp cấp đá dăm; tưới nhựathám, thi công lớp bê tông nhựa và thi công lề đường

Giai đoạn hoàn thiện: thực hiện các công tác hoàn thiện cần thiết nhằmđảm bảo tính thẩm mỹ của công trình.

Giai đoạn nghiệm thu: tiến hành kiểm tra thực tế các khoản mục côngtrình đúng như thiết kế được duyệt thì tiến hành nghiệm thu.

Giai đoạn bàn giao: khi công trình đã nghiệm thu xong thì tiến hành bàn giaođưa vào sử dụng.

2.2 Đặc điểm tổ chức và quản lý ở công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 118.

Trang 16

Khi chuyển sang hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần xây dựngcông trình giao thông 118đã tổ chức lại bộ máy quản lý trên cơ sở tiết kiệmvà hiệu quả Có những phòng ban được sát nhập vào với nhau, các phòngban kiêm nhiều nhiệm vụ khác nhau

a, Bộ máy quản lý.

Trong công ty cơ quan quyền lực cao nhất là đại hội đồng cổđông(ĐHĐCĐ).ĐHĐCĐ thường xuyên do hội đồng quản trị (HĐQT) triệutập họp mỗi năm một lần để thông qua báo cáo tài chính và thông qua địnhhướng phát triển của công ty ĐHĐCĐ cũng có quyền quyết định chào bán cổphần và mức cổ phần tức hàng năm của mọi cổ phần.

Dưới ĐHĐCĐ là HĐQT cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyềnnhân danh công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợicủa công ty HĐQT có 9 thành viên trong đó có chủ tịch HĐQT, phó chủtịch HĐQT và các thành viên khác Ban kiểm soát gồm 3 người trong đó có1 trưởng ban và 2 kiểm soát viên.

Giám đốc điều hành do HĐQT bổ nhiệm có nhiệm vụ trực tiếp quản lývà điều hành hoạt động của công ty theo nghị quyết của HĐQT và phươngán kinh doanh của công ty, là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Giúp việc cho giám đốc điều hành có 3 phó giám đốc điều hành, kếtoán trưởng Họ sẽ thông tin cho giám đốc điều hành về tình hình sản xuấtkinh doanh và tình hình tài chính, tham mưu cho giám đốc cho việc xâydựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh, ký kết các hợp đồng kinh tế.

b, Tổ chức công ty.

+ Phòng TC-KT Tham mưu giúp việc cho giám đốc điều hành vềcông tác quản lý tổ chức toàn công ty theo đúng chức năng giám đốc đồngtiền Thanh quyết toán với các đối tác bên trong và bên ngoài công ty.

+ Phòng kinh tế kỹ thuật: thực hiện giám sát, kiểm tra kỹ thuật côngtrình, có nhiệm vụ lập các bản thiết kế tính toán công trình nhằm đảm bảotiến độ thi công và an toàn lao động.

+ Phòng quản lý thiết bị: cung ứng vật tư đúng số lượng, chất lượng,chủng loại và kịp thời cho các đội thi công Quản lý về tài sản, diệt giá trầnmua vật liệu(cát đá xi măng ) cho các bộ cung ứng.

+ Văn phòng được sáp nhập từ phòng tổ chức hành chính, phòng thịtrường và văn phòng cũ Có nhiệm vụ tư vấn về nhân sự, tìm kiếm các hợpđồng nhằm tạo công ăn việc làm cho toàn công ty ngoài ra còn có nhiệm vụsoạn thảo văn bản

- Về các đơn vị sản xuất: khi có công trình thì các đơn vị này có nhiệmvụ thi công.

Trang 17

Hội đồng quản trị Ban kiểm soát

Giám đốc điều hành

Xưởng sửa chữaCác đội thi công độc lậpCác BĐH dự án

Các đội thi công dự án

Văn phòngPhòng tài chính kế toánPhòng kinh tế kỹ thuậtPhòng quản lý thiết bịPhòng tổ chức hành chính

Sơ đồ: 2

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNGCÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 118.

3 Tổ chức công tác kế toán ở công ty.

Phòng tài chính kế toán là một bộ phận quan trọng trong bộ máy quảnlý của công ty, là một bộ phận hỗ trợ đắc lực cho hoạt động sản xuất kinhdoanh Trong những năm qua, phòng TC-KT đã có những đóng góp khôngnhỏ đối với những thành quả mà công ty đã đạt được Tổ chức kế toán đượcáp dụng theo mô hình tập trung, tức là việc hạch toán được thực hiện ở

Trang 18

phòng kế hoạch của công ty, ở các đội thi công có các nhân viên kinh tế làmnhiệm vụ thống kê, hạch toán ban đầu.

Sơ đồ: 3

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN

-Kế toán trưởng: làm nhiệm vụ bao quát chung, theo dõi giám đốc tìnhhình sử dụng vốn, huy động vốn cho các phương án sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm trước Giám đốc, cấp trên về mọi mặt hoạt động kinh tế.

- Phó phòng tài chính kế toán: thay mặt kế toán trưởng điều hành côngtác kế toán khi kế toán trưởng vắng mặt Đôn đốc thực hiện công tác kế toán ở công ty Phó phòng kế toán đóng vai trò là một kế hoạch tổng hợp.

- Kế toán vật liệu (kiêm kế toán tài sản cố định, tiền lương): làm nhiệm vụ ghi chép, phản ánh, xử lý và cung cấp thông tin kế toán về vật liệu,tính lương hàng tháng cho công nhân viên.

- Kế toán công nợ kiêm kế toán thuế:theo dõi các nghiệp vụ liên quan đến công nợ, thuế phát sinh.

- Kế toán tiền gửi ngân hàng: là người theo dõi phản ánh tình hình biến động của tiền gửi Ngân hàng, chịu trách nhiệm giao dịch với các Ngân hàng.

Kế toán trưởng

Phó phòng kế toán

KT côngnợ kiêm

kế toánthuế

KT vậtliệu, tiềnlương tài

Kê toántiền gửi

Thủ quỹ

Các nhân viên kinh tế ở đội

Trang 19

-Thủ quỹ: căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi để thu, chi phí tiền mặt, quản lý tiền mặt trong quỹ.

- Các nhân viên kinh tế đội: làm nhiệm vụ thu thập chứng từ và hạch toán ban đầu, có nhiệm vụ gửi các chứng từ về phòng kế toán ở công ty.Hình thức kế toán công ty áp dụng: hiện nay,Công ty áp dụng hình thức Nhậtký-Chứng từ và thực hiện công tác kế toán trên máy Vì thế, các loại sổ chủ yếu Công ty sử dụng trong hạch toán vật liệu là:

- Sổ chi tiêu vật liệu- Báo cáo vật liệu- Nhật ký chứng từ- Sổ cái

- Bảng phân bổ

II TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢNXUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔPHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 118

Quản lý chi phí hoạt động sản xuất và tính giá thành sản phẩm là vấnđề vô cùng quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào Đối với công tycổ phần xây dựng CTGT 118 thì để quản lý tốt chi phí sản xuất và tính giá

thành là một nỗ lực lớn của cán bộ công nhân viên và đặc biệt là phòng kế

toán Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của ngành xây dựng nên chi phí hoạtđộng sản xuất kinh doanh của công ty phát sinh thường xuyên, lớn với nhiềucông trình và hạng mục công trình Việc quản lý tốt chi phí không nhữnglàm tăng lợi nhuận cho công ty mà còn có ý nghĩa rất lớn trong việc xâydựng kế hoạch và quản lý chi phí cho các hoạt động kinh tế tiếp sau Trongđó phân tích tình hình đánh giá thực hiện chi phí hoạt động sản xuất là mộtnội dung quan trọng trong công tác quản lý chi phí và tính giá thành Quaviệc phân tích này chúng ta có thể nhận thức và đánh giá toàn diện kháchquan tình hình quản lý và sử dụng chi phí của công ty trong kỳ kinh doanh.Từ đó, có thể thấy được tác dụng và ảnh hưởng của công tác quản lý chi phítới quá trình sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nếu việc quản lý chi phí kinh doanh được đánh giá là tốt thì nó gópphần tích cực vào việc thúc đẩy hoạt động sản xuất, tăng năng suất lao động,tiết kiệm được chi phí Cũng qua công việc phân tích này có thể tìm ra nhữngtồn tại bất hợp lý trong công tác quản lý chi phí sản xuất, nguyên nhân gây ranhững lãng phí của các nhân tố khách quan tác động từ đó kịp thời tìm ra cácbiện pháp để sửa chữa, xử lý, không để ảnh hưởng xấu đến chất lượng vàhiệu quả trong công việc kinh doanh.

1 Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất ở công ty cổ phầnxây dựng CTGT 118.

1.1 Chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về vật chất vàdoanh nghiệp phải bỏ ra để sản xuất sản phẩm trong một thời kỳ nhất định

Trang 20

1.2 Phân loại chi phí sản xuất ở Công ty cổ phần xây dựng CTGT118.

Dựa vào nội dung, tính chất kinh tế của chi phí, toàn bộ chi phí sản xuấtcủa công ty được chia thành các loại sau:

+ Chi phí nguyên vật liệu: gồm toàn bộ chi phí về các loại vật liệuchính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, nhiên liệu mà công ty đã sử dụng chocác hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.

+ Tiền lương và các khoản phụ cấp: bao gồm tiền lương và các khoảnphụ cấp trong công ty.

+ Khấu hao TSCĐ và chi phí sử dụng máy: bao gồm chi phí khấu haotất cả TSCĐ trong công ty, các chi phí liên quan đến sử dụng máy thi công.

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: là toàn bộ số tiến phải trả về các dịch vụmua ngoài: tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại phục vụ cho hoạt động sảnxuất kinh doanh của công ty trong kỳ.

Cách phân loại này là cơ sở để công ty lập báo cáo chi phí sản xuất theoyếu tố trong báo cáo tài chính Bên cạnh đó còn giúp công ty xây dựng địnhmức vốn lưu động, kế hoạch mua sắm vật tư, tổ chức lao động, thuê máy thicông

- Dựa vào mục đích, công dụng của chi phí:

+ Chi phí NVL trực tiếp: bao gồm toàn bộ giá trị vật liệu cần thiếtđược sử dụng cho thi công công trình như: giá trị thực tế của vật liệu chính(cát, đá, xi măng, sắt, thép ) vật liệu phụ, vật liệu luân chuyển cần thiết đểtạo nên vật liệu xây lắp.

+ Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm toàn bộ các khoản phải trảcho công nhân lao động trực tiếp của công ty và lao động thuê ngoài Khoảnmục này không bao gồm tiền lương các khoản trích theo lương của các độitrưởng xây dựng và công nhân điều khiển máy thi công.

+ Chi phí sử dụng máy thi công: gồm chi phí khấu hao máy thicông, chi phí sửa chữa máy, các dịch vụ mua ngoài chi lương công nhân điềukhiển máy và các chi phí khác bằng tiền.

+ Chi phí sản xuất chung: gồm các khoản phục vụ cho sản xuấtnhưng không tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất ở các đơn vị, côngtrình xây dựng như: lương công nhân quản lý đội, các khoản BHYT, BHXH,KPCĐ tính theo tỷ lệ quy định trên tiền lương của công nhân trực tiếp xâylắp, nhân viên quản lý đội, công nhân điều khiển máy thi công, tiền ăn giữaca của nhân viên quản lý đội xây dựng, khấu hao TSCĐ dùng chung chohoạt động của đội và các chi phí khác liên quan đến hoạt động của đội và cácchi phí khác liên quan đến hoạt động đội (chi phí không có thuế VAT đầuvào nếu được khấu trừ).

Cách phân loại này là cơ sở để xác định giá thành, phân tích tìnhhình thực hiện giá thành cũng như là căn cứ để kiểm soát và quản lý chi phí.

Trang 22

BIỂU 1: CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG TRỰC TIẾP CỦA CÔNG TY

Đơn vị tính: Đồng

1 Chi phí trực tiếp62.646.326.781

94,07.067.591.05111,343.723.082.168 62,7- Nguyễn vật liệu 35.565.247.18

58,064.346.000.000 53,38.311.871.52423,420.468.881.294 46,5- Nhân công5.181.024.067 7,07.986.468.037 10,510.128.000.000 8,42.798.443.97053,93.141.531.96331,0

- Chi phí sản xuấtchung

30,02.359.712.637 3,19.258.000.0007,7-20.466.657.015 -93,4 7.168.287.363103,72 Chi phí gián tiếp10.651.864.59

14,56.052.118.603 8,17.095.000.0006,0-5.400.254.004 50,71.042.881.39717,2- Nhân viên quản lý2.548.156.851 3,51.417.773.509 1,92.374.000.0002,0-1.130.383.342 -44,3 956.226.49167,4

6.825.197.866 9,33.138.363.603 4,11.913.000.0001,6-3.686.834.263 -54,0 1.225.363.603-39,0

100,0 120.532.000.000

100,0 2.467.862.9653,446.765.963.565 61,7

Trang 23

Nhìn vào biểu 1 ta thấy, chi phí hoạt động sản xuất của công ty qua 3năm đều tăng Chi phí hoạt động sản xuất năm 2000 là 75.766.036.435 (đ)tăng 2.467.862.965 (đ) so với 1999 với tốc độ tăng là 3,4% Năm 2001, chiphí hoạt động là 120.532.000.000 (đ) tăng 46.765.963.565 (đ) so với tốc độtăng là 61,7% Nguyên nhân làm chi phí hoạt động của công ty tăng là do:

1 Chi phí trực tiếp

1.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu bao gồm tất cả chi phí về nguyên vật liệu chính,nguyên vật liệu phụ trực tiếp dùng cho thi công công trình Do đặc điểmsản xuất của công ty là thuộc ngành xây dựng nên tỷ trọng chi phí nguyênvật liệu trong chi phí hoạt động sản xuất là rất lớn Các sản phẩm mang tínhđơn chiếc nên danh mục của công ty rất đa dạng, có những vật liệu manggiá trị nhỏ, nhưng cũng có những vật liệu mang giá trị rất lớn và do đónhiệm vụ đặt ra cho các nhà quản lý là phải đảm bảo nguyên vật liệu ít bịhao hút, thất thoát, góp phần tiết kiệm chi phí cho công ty.

- Nguyên vật liệu chính bao gồm: xi măng, vôi, gỗ, sắt, thép, cát,sỏi, nước, đá

- Nguyên vật liệu phụ bao gồm: sơn, đinh, bột màu

Tại công ty áp dụng phương pháp kế toán sử dụng giá thực tế phảnánh và theo dõi các nghiệp vụ về nhập kho nguyên vật liệu xuất dùng chosản xuất.

Giá thực tếcủa NVLnhập kho

Năm 1999 chi phí nguyên vật liệu là 35.565.326.781 năm 2000chi phí này là 43.877.118.706 (đ) tăng 8.311.871.524 (đ) so với năm 1999.Năm 2001 là 64.346.000.000 (đ) tăng 20.468.881.294 (đ) so với năm 2000.So với doanh thu tốc độ tăng của chi phí là rất lớn Để nắm rõ được tìnhhình và có thể ra kết luận ta sẽ đi sâu vào phân tích.

Theo số liệu biểu 1 cho thấy năm 1999 chi phí NVL là 35.565.247.182(đ) chiếm 48,5% trên tổng chi phí hoạt động sản xuất Năm 2000 chi phí

Trang 24

nguyên vật liệu là 43.877.188.706 đ chiếm 58% trên tổng chi phí sản xuất.So với năm 1999, năm 2000 chi phí tăng lên 8.311.871.524 đ với tốc độtăng 46,5 % trong khi đó doanh thu năm 1999 là 73.988.520.036 năm 2000là 74.404.571.708, năm 2000 so với năm 1999 doanh thu tăng 416.054.672(đ) với tốc độ tăng 0,6% Điều này cho thấy chi phí tăng mạnh doanh thutăng nhưng không đáng kể Công ty đã không hoàn thành tốt nhiệm vụquản lý chi phí sản xuất để xảy ra tình trạng hao hụt và mất nguyên liệu dokhông kiểm tra thường xuyên và quản lý chặt chẽ.

Chi phí nguyên vật liệu năm 2001 là 64.346.000.000 chiếm 53,3%tổng chi phí hoạt động sản xuất, so với năm 2000 chi phí NVL năm 2001tăng 20.468.881.294 với tốc độ tăng là 29,4% (tốc độ tăng lên) Bên cạnhđó doanh thu năm 2001 là 94.272 so với năm 2000 tăng 19.867.786.436 vớiđộ tăng 26,7 % Tuy năm 2001 doanh thu tăng nhanh và mạnh nhưng bêncạnh đó chi phí cũng tăng nhanh có nghĩa là Công ty vẫn chưa thể bù đắpđược chi phí và thanh toán các khoản nợ đúng hạn.

Vì chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí vàđóng vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp nhất là đối với doanhnghiệp xây dựng nên việc đặt ra kế hoạch đúng đắn về công tác xuất nhậpkho, coi giữ, bảo quản nguyên vật liệu là hết sức quan trọng và cần thiết.Ngoài ra doanh nghiệp còn cố gắng tìm các nguồn cung ứng thuận lợi nhấtcho việc vận chuyển và giao trả nguyên vật liệu đúng thời hạn, tránh tìnhtrạng lãng phí về cả thời gian và tiền bạc Những công việc này tuy khôngkhó khăn nhưng vô cùng cần thiết vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến chiphí và lợi nhuận của Công ty.

1.2 Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất

Chi phí nhân công bao gồm các khoản tiền phải trả, phải thanhtoán cho công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm (công trình) ở trong biênchế hoặc công nhân làm theo hợp đồng có thể chia chi phí nhân công ralàm hai bộ phận:

- Tiền lương cho công nhân trực tiếp sản xuất: = x

- Các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.Các khoản này trích theo quy định của Nhà nước Mỗi hoạt động kinh tếcủa con người đều có mục đích, có ý thức và phải được bù đắp để tái tạosức lao động Vì vậy, để nâng cao năng suất lao động thì biện pháp thíchhợp nhất là cải tiến kỹ thuật sản xuất và sử dụng đòn bẩy kinh tế thích hợpnhư chính sách về lương là quan trọng nhất Lương của công nhân trực tiếpsản xuất trong Công ty xây dựng CTGT 118 được chia theo trình độ họcvấn, tay nghề, thời gian công tác, năng suất lao động do họ làm ra Nhìnvào biểu 1 ta thấy.

- Chi phí nhân công trực tiếp của Công ty trong 3 năm 1999 – 2001 chiếm tỷ trọng không lớn Năm 1999 là 5.188.024.067 chiếm 7% tổng

Ngày đăng: 19/10/2012, 16:53

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN - Một số biện pháp tăng cường quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần xây dựng CTGT 118.docx
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN (Trang 18)
BẢNG CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO YẾU TỐ - Một số biện pháp tăng cường quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần xây dựng CTGT 118.docx
BẢNG CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO YẾU TỐ (Trang 30)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w