CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Tại Trung tâm y tế Huyện Bù Đăng, Tỉnh Bình Phƣớc năm 2017, tỉ lệ nhân viên y tế có kiến thức đúng, thực hành đúng về phòng bệnh viêm gan siêu vi B là bao nhiêu và có mối liên quan nào ảnh hƣởng đến kiến thức và thực hành? MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu tổng quát Xác định tỉ lệ nhân viên y tế tại Trung tâm y tế Huyện Bù Đăng, Tỉnh Bình Phƣớc năm 2017 có kiến thức đúng, thực hành đúng về phòng bệnh viêm gan siêu vi B và một số yếu tố liên quan. Mục tiêu cụ thể 1. Xác định tỉ lệ ở nhân viên y tế Huyện Bù Đăng, Tỉnh Bình Phƣớc năm 2017 có kiến thức đúng về phòng bệnh viêm gan siêu vi B. 2. Xác định tỉ lệ ở nhân viên y tế Huyện Bù Đăng, Tỉnh Bình Phƣớc năm 2017 có thực hành đúng về phòng bệnh viêm gan siêu vi B. 3. Xác định mối liên quan giữa kiến thức chung đúng về phòng bệnh viêm gan siêu vi B với đặc tính dân số nền. 4. Xác định mối liên quan giữa thực hành chung đúng về phòng bệnh viêm gan siêu vi B với đặc tính dân số nền. 5. Xác định mối liên quan giữa kiến thức chung với thực hành chung phòng bệnh viêm gan siêu vi B.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI
TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN
BÙ ĐĂNG, TỈNH BÌNH PHƯỚC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y HỌC DỰ PHÒNG
Trang 2BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG
CHU HẢI YẾN
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH
PHÒNG BỆNH VIÊM GAN SIÊU VI B
CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI
TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN
BÙ ĐĂNG, TỈNH BÌNH PHƯỚC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y HỌC DỰ PHÒNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN 1: BSCK II NGUYỄN THANH XUÂN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN 2: BS ĐOÀN DUY TÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu trong khóa luận này được ghi nhận, nhập liệu, phân tích một cách trung thực Khóa luận này không có bất kỳ số liệu, văn bản, tài liệu đã được Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh hay trường đại học nào khác chấp nhận để cấp văn bằng đại học, sau đại học Khóa luận cũng không có số liệu, văn bản, tài liệu nào đã được công bố trừ khi đã được công khai thừa nhận
Sinh viên
Chu Hải Yến
Trang 4MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
DÀN Ý NGHIÊN CỨU 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN 5
1.1 Một số khái niệm 5
1.1.1 Virus gây viêm gan siêu vi B 5
1.1.2 Bệnh viêm gan do HBV 5
1.1.3 Bệnh nghề nghiệp 5
1.1.4 Bệnh viêm gan siêu vi B nghề nghiệp 5
1.2 Dịch tễ học 5
1.2.1 Tình hình viêm gan siêu vi B trên thế giới 5
1.2.2 Tình hình viêm gan siêu vi B tại Việt Nam 6
1.3 Phương thức lây truyền viêm gan siêu vi B 6
1.3.1 Lây truyền theo chiều dọc 6
1.3.2 Lây truyền theo chiều ngang 7
1.4 Các dấu ấn huyết thanh chẩn đoán nhiễm viêm gan siêu vi B 7
1.5 Hậu quả nhiễm vi rút viêm gan B 9
1.6.1 Viêm gan cấp tính 9
1.6.2 Viêm gan mạn tính 10
1.6.3 Xơ gan 10
1.6.4 Ung thư tế bào gan 10
1.6 Bệnh viêm gan B nghề nghiệp trong nhân viên y tế 10
1.7 Biện pháp phòng ngừa viêm gan siêu vi B 11
1.7.1 Chủng ngừa bằng vắc xin HBV 11
1.7.2 Các biện pháp phòng ngừa chung 12
1.8 Các nghiên cứu trước đây 13
1.8.1 Các nghiên cứu trên thế giới 15
1.8.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam 16
Trang 5CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.1 Thiết kế nghiên cứu 18
2.2 Đối tượng nghiên cứu 18
2.2.1 Dân số mục tiêu 18
2.2.2 Dân số chọn mẫu 18
2.3 Cỡ mẫu nghiên cứu 18
2 4 Kỹ thuật chọn mẫu 19
2.5 Tiêu chí chọn mẫu 19
2.6 Thu thập số liệu 19
2.6.1 Phương pháp thu thập dữ kiện 19
2.6.2 Công cụ thu thập số liệu 19
2.7 Kiểm soát sai lệch 19
2.7.1 Kiểm soát sai lệch thông tin 19
2.7.2 Kiểm soát sai lệch chọn lựa 20
2.8 Phương pháp xử lý dữ kiện 20
2.9 Định nghĩa biến số 20
2.9.1 Biến số nền 20
2.9.2 Biến số về kiến thức, thực hành 21
2.9.3 Biến số thực hành phòng bệnh viêm gan siêu vi B 29
2.10 Phân tích dữ kiện 34
2.10.1 Thống kê mô tả 34
2.10.2 Thống kê phân tích 34
2.11 Vấn đề y đức 34
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35
3.1 Đặc điểm dân số xã hội 35
3.2 Kiến thức về bệnh viêm gan siêu vi B 36
3.3 Kiến thức về biện pháp phòng bệnh viêm gan siêu vi B 38
3.4 Kiến thức xử lý phơi nhiễm 40
3.5 Kiến thức chung về phòng bệnh viêm gan siêu vi B 42
3.6 Thực hành thực hành xét nghiệm và tiêm vắc xin viêm gan siêu vi B 43
Trang 63.8 Thực hành xử trí phơi nhiễm 45
3.9 Thực hành chung về phòng bệnh viêm gan siêu vi B 46
3.10 Mối liên quan giữa kiến thức chung phòng bệnh viêm gan siêu vi B với đặc tính dân số xã hội 46
3.11 Mối liên quan giữa thực hành chung phòng bệnh viêm gan siêu vi B với đặc tính dân số xã hội 48
3.12 Mối liên quan giữa kiến thức chung và thực hành chung phòng bệnh viêm gan siêu vi B 50
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 51
4.1 Đặc điểm dân số xã hội 51
4.2 Kiến thức phòng bệnh viêm gan siêu vi B 52
4.3 Thực hành phòng bệnh viêm gan siêu vi B 54
4.4 Mối liên quan giữa kiến thức chung phòng bệnh viêm gan siêu vi B với đặc tính dân số xã hội 56
4.5 Mối liên quan giữa thực hành chung phòng bệnh viêm gan siêu vi B với đặc tính dân số xã hội 57
4.6 Mối liên quan giữa kiến thức chung và thực hành chung phòng bệnh viêm gan siêu vi B 58
4.7 Điểm nổi bật và hạn chế của đề tài 59
4.8 Tính ứng dụng của đề tài 59
KẾT LUẬN 61
KIẾN NGHỊ 62
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Các dấu ấn giúp chẩn đoán tình huống nhiễm HBV trên lâm sàng 8
Bảng 1.2: Tóm tắt các nghiên cứu trước đây 13
Bảng 3.1: Đặc điểm dân số xã hội của dân số nghiên cứu 35
Bảng 3.1: Đặc điểm dân số xã hội của dân số nghiên cứu 36
Bảng 3.2: Tỉ lệ kiến thức về bệnh viêm gan siêu vi B 36
Bảng 3.3: Tỉ lệ kiến thức về biện pháp phòng bệnh viêm gan siêu vi B 38
Bảng 3.4: Tỉ lệ kiến thức xử lý phơi nhiễm khi bị kim tiêm, vật sắc nhọn đã sử dụng cho bệnh nhân đâm phải 40
Bảng 3.5: Tỉ lệ kiến thức chung về bệnh viêm gan siêu vi B 42
Bảng 3.6: Tỉ lệ thực hành xét nghiệm và tiêm vắc xin viêm gan siêu vi B 43
Bảng 3.7 Tỉ lệ thực hành phòng bệnh viêm gan siêu vi B 44
Bảng 3.8: Tỉ lệ thực hành xử trí khi bị kim tiêm hoặc vật sắc nhọn có chứa máu, dịch cơ thể của bệnh nhân đâm phải 45
Bảng 3.9: Tỉ lệ thực hành chung về phòng bệnh viêm gan siêu vi B 46
Bảng 3.10: Mối liên quan giữa kiến thức chung phòng bệnh viêm gan siêu vi B với đặc tính dân số xã hội 46
Bảng 3.10: Mối liên quan giữa kiến thức chung phòng bệnh viêm gan siêu vi B với đặc tính dân số xã hội 47
Bảng 3.11: Mối liên quan giữa thực hành chung phòng bệnh viêm gan siêu vi B với đặc tính dân số xã hội 48
Bảng 3.12: Mối liên quan giữa kiến thức chung và thực hành chung phòng bệnh viêm gan siêu vi B của NVYT 50
Trang 8DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Anti – HBc Antibody to HBcAg: Kháng thể kháng kháng nguyên lõi vi rút
viêm gan B Anti – HBc IgM Antibody to hepatitis B core antigen: Kháng thể IgM kháng
kháng nguyên lõi vi rút viêm gan B Anti – HBe Antibody to HBeAg: Kháng thể kháng HBe
Anti – HBs Antibody to HBsAg: Kháng thể kháng HBs
HBcAg Hepatitis B core antigen: Kháng nguyên lõi viêm gan B
HBeAg Hepatitis B e antigen: Kháng nguyên vỏ viêm gan B
HBIG Globulin miễn dịch viêm gan siêu vi B
HBsAg Hepatitis B surface antigen: Kháng nguyên bề mặt viêm gan B HBV – DNA Định lượng vi rút viêm gan B trong máu
HBV Hepatitis B virus: Vi rút gây viêm gan B
HIV Human immunodeficiency virus: Vi rút gây suy giảm miễn
dịch ở người
KTC Khoảng tin cậy
NVYT Nhân viên y tế
PR Prevanlence ratio: Tỉ lệ hiện mắc
Trang 9ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm gan siêu vi B (VGSVB) là bệnh nhiễm trùng phổ biến do vi rút tấn công gan có khả năng lây nhiễm gấp 50 đến 100 lần so với HIV [48] Tuy bệnh có diễn tiến âm thầm và thường không có triệu chứng điển hình ở giai đoạn đầu nhưng
để lại các hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe và có thể gây tử vong do các biến chứng của bệnh như viêm gan mạn, xơ gan mất bù, ung thư biểu mô tế bào gan Do
đó người nhiễm vi rút viêm gan B (HBV) đa phần không biết được mình đã mắc bệnh mà chỉ phát hiện tình cờ hay khi có dấu hiệu của các biến chứng thì bệnh đã ở giai đoạn muộn
Theo báo cáo của Tổ Chức Y Tế Thế Giới năm 2016 (WHO), bệnh viêm gan do vi rút là nguyên nhân thứ 7 gây tử vong trên toàn cầu Ước tính có trên 2 tỉ người đã và đang bị nhiễm vi rút viêm gan B, khoảng 400 triệu người mang HBV mạn tính, trong đó 75% là người châu á [43] Mỗi năm có 1,4 triệu ca tử vong do các bệnh liên quan đến nhiễm trùng gan, trong đó VGSVB chiếm 47% [12]
Việt Nam là quốc gia nằm trong vùng dịch tễ lưu hành mạnh, tỉ lệ hiện mắc VGSVB rất cao Điều tra gánh nặng bệnh tật toàn cầu cho thấy tỉ lệ nhiễm vi rút viêm gan B trung bình từ 8 đến 25% trong đó có khoảng 8,7 triệu người bị viêm gan
B mạn tính [49] Cứ khoảng 8 người sẽ có 1 người mắc viêm gan và khoảng 40% các trường hợp tử vong do ung thư gan tại Việt Nam có liên quan đến viêm gan B [26] Con số tử vong liên quan đến HBV cũng được dự đoán tăng từ 12.600 người năm 1990 lên 40.000 người vào năm 2025 [47]
VGSVB lây truyền qua đường máu, đường tình dục và từ mẹ sang con và đã trở thành một căn bệnh phổ biến trong cộng đồng do tính chất dễ lây nhiễm của nó VGSVB gặp ở mọi lứa tuổi, tỉ lệ mắc và tử vong cao Bệnh không những để lại những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe, tinh thần cho người bệnh mà còn trở thành gánh nặng cho xã hội bởi chi phí điều trị bệnh tốn kém, ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của nhiều người
Đặc biệt, nhân viên y tế là những người làm việc trong môi trường có nguy
Trang 10tiếp xúc với máu, dịch tiết cũng có nguy cơ phơi nhiễm HBV trong môi trường làm việc Vì vậy VGSVB đã được đưa vào danh mục 30 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm y tế ở nước ta [28] WHO đã thống kê hàng năm có 40% nhân viên y tế nhiễm HBV liên quan đến vết thương xuyên da, chấn thương do vật sắc nhọn như: kim tiêm, mảnh thủy tinh …[50] Ở Việt Nam, khả năng nhiễm HBV lên đến 25% ở nhóm cán bộ y tế bị thương do kim đâm, tiếp xúc với máu, dịch cơ thể của bệnh nhân có kháng nguyên bề mặt VGSVB dương tính (HBsAg +) [20]
Cho đến nay, vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh VGSVB Tiêm vắc xin HBV là giải pháp an toàn và hiệu quả có thể phòng ngừa được 95% lây nhiễm HBV [48] Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng chỉ có khoảng 5,4% đến 74% các nhân viên y tế trên thế giới tiêm đầy đủ số mũi vắc xin này [35] [37] [33] [36],
và ở Việt Nam cũng ở mức từ 13,8% đến 70% [2] [18] Hơn ai hết những cán bộ y
tế cần phải có kiến thức, thực hành đúng trong việc tuân thủ đúng quy trình, thao tác chuyên môn để bảo vệ bản thân trước nguy cơ lây nhiễm từ bệnh phẩm của người bệnh, đặc biệt là người bệnh có HBsAg (+), bên cạnh đó còn góp phần giảm thiểu lây nhiễm bệnh trong bệnh viện và cộng đồng Sự hiểu biết và thực hành phòng bệnh VGSVB của nhân viên y tế cũng có sự khác biệt ở từng địa phương nằm trong khoảng 56,9% đến 90% [10] [11] [17] Từ đó dẫn đến nhu cầu khảo sát nhân viên y
tế ở địa phương cụ thể
Trung Tâm Y Tế huyện Bù Đăng nằm ở vùng sâu vùng xa thuộc tỉnh Bình Phước với quy mô 130 giường bệnh Mỗi ngày trung tâm tiếp nhận khám và chữa khoảng 150 đến 200 bệnh nhân Nguồn nhân lực ở đây không những thiếu số người
mà còn thiếu người có trình độ từ đại học trở lên, do đó dẫn tới tình trạng nhân viên quá tải công việc và làm vượt quá khả năng chuyên môn Đây cũng là một áp lực lớn trong công việc dễ dẫn đến tai nạn nghề nghiệp Hơn nữa, việc kiểm soát bệnh truyền nhiễm còn gặp nhiều khó khăn do các quy trình an toàn vệ sinh còn hạn chế, nhiều hạng mục cơ sở vật chất đã xuống cấp, không đáp ứng nhu cầu công việc[23] Việc thường xuyên tiếp xúc với máu, dịch tiết của bệnh nhân cũng như thực hiện các thủ thuật y khoa trong suốt quá trình làm việc là một yếu tố nguy cơ cao nhiễm HBV Cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào về kiến thức, thực hành phòng bệnh VGSVB tại Trung tâm y tế Huyện Bù Đăng, Tỉnh Bình Phước Xuất
Trang 11phát từ những khó khăn trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Kiến thức, thực hành phòng bệnh VGSVB ở nhân viên y tế tại Trung tâm y tế Huyện Bù Đăng, Tỉnh Bình Phước”
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Tại Trung tâm y tế Huyện Bù Đăng, Tỉnh Bình Phước năm 2017, tỉ lệ nhân viên y tế có kiến thức đúng, thực hành đúng về phòng bệnh viêm gan siêu vi B là bao nhiêu và có mối liên quan nào ảnh hưởng đến kiến thức và thực hành?
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1 Xác định tỉ lệ ở nhân viên y tế Huyện Bù Đăng, Tỉnh Bình Phước năm 2017
có kiến thức đúng về phòng bệnh viêm gan siêu vi B
2 Xác định tỉ lệ ở nhân viên y tế Huyện Bù Đăng, Tỉnh Bình Phước năm 2017
có thực hành đúng về phòng bệnh viêm gan siêu vi B
3 Xác định mối liên quan giữa kiến thức chung đúng về phòng bệnh viêm gan siêu vi B với đặc tính dân số nền
4 Xác định mối liên quan giữa thực hành chung đúng về phòng bệnh viêm gan siêu vi B với đặc tính dân số nền
5 Xác định mối liên quan giữa kiến thức chung với thực hành chung phòng bệnh viêm gan siêu vi B
Trang 12Kiến thức xử lý phơi nhiễm
Trang 13CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN
1.1 Một số khái niệm
1.1.1 Virus gây viêm gan siêu vi B
HBV là một siêu vi-rút thuộc họ Hepadnaviridae, có cấu trúc DNA chỉ gây bệnh cho người và khỉ đột đen Phi Châu
1.1.2 Bệnh viêm gan do HBV
Bệnh viên gan siêu vi B là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Hepatitis
B (HBV) gây nên HBV xâm nhập vào gan và có thể gây ra bệnh viêm gan cấp tính
và mạn tính HBV lây truyền thông qua việc tiếp xúc với máu hoặc chất dịch của cơ thể người bị bệnh Bệnh có nguy cơ gây tử vong cao do biến chứng xơ gan và ung thư gan [9, 51]
1.1.3 Bệnh nghề nghiệp
Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động
1.1.4 Bệnh viêm gan siêu vi B nghề nghiệp
Bệnh viêm gan vi rút B nghề nghiệp là bệnh gan do vi rút viêm gan B gây ra trong quá trình lao động [28]
1.2 Dịch tễ học
1.2.1 Tình hình viêm gan siêu vi B trên thế giới
Ước tính trên toàn cầu có khoảng 2 tỉ người đã nhiễm vi rút viêm gan B, trong đó khoảng 400 triệu người mang HBV mãn tính Theo thống kê của WHO (2015) có 887000 ca tử vong do HBV gây ra chủ yếu từ các biến chứng (bao gồm xơ gan và ung thư tế bào gan) [51] [3] Dịch tễ học của HBV trên toàn cầu được chia theo 6 vùng địa lý bao gồm: Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi, Đông Địa Trung Hải, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương và dựa vào tỉ lệ người mang HBsAg ở mỗi quốc gia chia thành 3 mức độ:
Vùng lưu hành dịch cao (5 – 20%) [29]: gồm những nước có tỉ lệ mang HBV từ 5% đến 20% dân số Một số nước nằm trong vùng lưu hành dịch cao như Đài Loan 14,5%, Trung Quốc 9,5%, khu vực Đông Nam Á 11,9%, vùng Amazon
Trang 14VGB và 20% trong số này trở thành người mang HBsAg mạn tính
Vùng lưu hành dịch trung bình (1 – 5%) [29]: gồm những nước có tỉ lệ mang HBV từ 1% đến 5% dân số, một số nước như Indonesia, Ấn Độ 5%, Bắc Mỹ Latinh
từ 2% đến 2,5% và các châu lục như Châu Âu, Nam Mỹ, Đông Âu
Vùng lưu hành dịch thấp (<1%) [29]: là những quốc gia có tỉ lệ mang vi rút VGB dưới 1%: Nhật Bản 1,3%, Australia 0,1%, vùng Caribe 0,1%, khu vực Nam
Mỹ - Latinh 0,5%
1.2.2 Tình hình viêm gan siêu vi B tại Việt Nam
Việt Nam là một trong những nước có tỉ lệ nhiễm HBV cao nhất thế giới từ 15% đến 20% , tức khoảng 10-14 triệu người Tỉ lệ người khỏe mạnh mang vi rút viêm gan B thay đổi theo từng địa phương, vùng, miền Tình hình nhiễm vi rút viêm gan B ở nhóm người khỏe mạnh và phụ nữ có thai tại Việt Nam cũng có tỉ lệ
từ 10% đến 20% [6] Tỉ lệ này còn thay đổi theo đối tượng có nguy cơ: Người nghiện chích ma tuý 16%; phụ nữ mại dâm 10,4%; thuỷ thủ tàu viễn dương 16,1%; phụ nữ mang thai 10%; học sinh sinh viên 11,6%; công nhân 4,4% [5]
1.3 Phương thức lây truyền viêm gan siêu vi B
Có 2 phương thức lây truyền chính trong bệnh VGSVB là: lây truyền theo chiều dọc và lây truyền theo chiều ngang
1.3.1 Lây truyền theo chiều dọc
Đây là đường lây truyền phổ biến nhất tại Việt Nam và là nguyên nhân gây viêm gan B thường gặp nhất ở những khu vực lưu hành dịch cao Lây truyềntừ mẹ sang con có thể xảy ra trong giai đoạn chu sinh, trong quá trình sinh hay ngay sau sinh, mặc dù phần lớn lây truyền diễn ra trong chuyển dạ và sinh con Lây nhiễm từ
mẹ HBeAg dương tính trong giai đoạn này thường dẫn đến tình trạng mang trùng mạn tính [26] [8]
Chi tiết hơn, trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, khả năng lây nhiễm chỉ là 1% Người mẹ bị bệnh ở 3 tháng giữa thai kỳ sẽ tăng tỉ lệ này lên 10% và sẽ còn tăng cao khả năng lây nhiễm sang con lên đến 60 – 70% nếu như mẹ mắc bệnh ở 3 tháng cuối thai kỳ Đối với trẻ sơ sinh có mẹ HBsAg (+) và HBeAg (+), nếu không
Trang 15có điều trị dự phòng sau phơi nhiễm, nguy cơ nhiễm HBV mãn tính là 90% và khoảng 25% trong số đó sẽ có nguy cơ bị ung thư gan và xơ gan [45]
HBsAg trong sữa mẹ có nồng độ thấp, do đó việc lây nhiễm HBV cho con thông qua việc cho trẻ bú sữa mẹ hiếm khi xảy ra ngoại trừ núm vú mẹ bị trầy xước, chảy máu [45]
1.3.2 Lây truyền theo chiều ngang
Lây truyền qua chiều ngang có 2 cách: lây nhiễm qua đường tình dục và qua đường máu Đánh giá trực tiếp mức độ HBV – DNA cho thấy độ 1010/ml ở người HBeAg(+) và 101 –107
ở người anti – HBe(+) Dịch cơ thể có trực tiếp có nguồn gốc từ máu như: dịch màng phổi, màng bụng, dịch não tủy… có chứa nồng độ vi rút cao xấp xỉ nồng độ trong máu Tinh dịch và nước bọt cũng được chứng minh có chứa HBV – DNA [13]
Lây truyền qua đường máu, dịch cơ thể có nhiễm HBV là đường thường gặp nhất ở cả vùng lưu hành dịch cao hay thấp Bệnh nhân được nhận máu chưa được sàng lọc HBsAg hoặc sàng lọc không đúng mức nguy cơ nhiễm HBV rất cao, các yếu tố đông máu đậm đặc vẫn có nguy cơ nhiễm HBsAg ở mức độ thấp Kim nhiễm
vi rút cũng gây nhiễm HBV trong nhiều hình thái khác nhau như: xăm trổ, châm cứu, giữa những nhân viên y tế, nhân viên an ninh công cộng Lượng máu trung bình do kim tiêm đâm phải do nghề nghiệp với nồng độ HBV cao trong máu người cho có nguy cơ lây nhiễm vi rút khoảng 12 đến 30% [9] Ngoài ra dùng chung các vật dụng cá nhân có dính máu của người nhiễm HBV như: bàn chải đánh răng, dao cạo râu/ mặt, bấm móng tay cũng có thể lây nhiễm HBV [13]
Lây truyền do tiếp xúc tình dục đã được chứng minh và thường gặp ở các nước phát triển, nhất là trong nhóm quan hệ đồng giới Tần suất nhiễm HBV ở người quan hệ đồng giới cao gấp 10 đến 20 lần so với cộng đồng chung Ở những cặp vợ chồng nhiễm HBV cấp cho thấy 15% đến 30% nhiễm HBV khi không có điều trị thích hợp thì sự truyền nhiễm từ nam sang nữ cao gấp 3 lần từ nữ cho nam [9]
1.4 Các dấu ấn huyết thanh chẩn đoán nhiễm viêm gan siêu vi B
Dựa vào các dấu ấn huyết thanh để chẩn đoán tình trạng nhiễm HBV
Trang 16Có rất nhiều xét nghiệm máu khác nhau để chẩn đoán Viêm Gan B Các dấu
ấn huyết thanh dùng để đánh giá tình trạng nhiễm HBV như sau [14, 40]:
Kháng nguyên bề mặt viêm gan B (HBsAg) là một protein trên bề mặt của
HBV Nó có thể được phát hiện trong máu trong giai đoạn cấp tính hoặc mạn tính
Kháng thể bề mặt viêm gan B (anti-HBs) là kháng thể được sản xuất bởi cơ thể để
đáp ứng với kháng nguyên bề mặt viêm gan B hay còn gọi là kháng thể kháng HBsAg Bệnh nhân sau khi khỏi bệnh hoặc sau khi tiêm vắc xin nếu có kháng thể Anti – HBs là đã có miễn dịch
Kháng thể kháng lõi vi rút viêm gan B (anti-HBc) là một kháng thể được tạo ra
bởi cơ thể để đáp ứng với một phần của HBV gọi là "kháng nguyên lõi" Ý nghĩa của xét nghiệm này thường phụ thuộc vào kết quả của hai xét nghiệm khác, Anti – HBs và HBsAg
Kháng thể kháng lõi vi rút viêm gan B type IgM ( anti-HBc IgM) được sử dụng
để phát hiện nhiễm trùng cấp tính
Kháng nguyên vỏ capsid của vi rút viêm gan B (HBeAg) là một protein được tìm
thấy trong máu khi HBV xuất hiện trong suốt quá trình nhiễm vi rút viêm gan B Sự xuất hiện HBeAg chứng tỏ vi rút đang nhân lên và có khả năng lây lan mạnh
Kháng thể kháng HBeAg (Anti-HBe) Nếu xét nghiệm Anti-HBe dương tính
chứng tỏ bệnh nhân có miễn dịch một phần Xét nghiệm Anti – HBe âm tính chứng
tỏ cơ thể chưa có miễn dịch với vi rút viêm gan B
Viral DNA của Viêm gan B ( HBV-DNA) là một xét nghiệm để phát hiện và định
lượng sự có mặt của HBV trong máu của một người
Một cách khái quát về chẩn đoán bệnh, giai đoạn bệnh VGSVB dựa vào dấu
Trang 17HbsAg
Anti HBs
Anti HBc
- + +
Đã miễn nhiễm sau khi nhiễm HBV tự nhiên
HbsAg
Anti HBs
Anti HBc
- +
Nhiễm cấp hay đợt kịch phát nhiễm mạn nếu IgG (+)
Có 4 trường hợp:
- Nhiễm HBV tự hồi phục
- Anti HBc dương tính giả
- Nhiễm HBV mạn tính dưới ngưỡng phát hiện
Hầu hết mọi người không có bất kỳ triệu chứng nào trong giai đoạn nhiễm trùng cấp tính Tuy nhiên, một số người có thể trải qua giai đoạn cấp tính với các
Trang 18buồn nôn, nôn và đau bụng Một nhóm nhỏ những người bị viêm gan cấp tính có thể bị suy gan cấp, có thể dẫn đến tử vong [51] [42]
Bệnh nhân bị viêm gan cấp nếu được chữa trị và chăm sóc tốt sẽ giảm nhẹ dần sau 4 đến 6 tuần và có thể phục hồi sau 3 tháng Ngược lại, nếu không được quan tâm chăm sóc tốt, một số trường hợp có thể nặng dẫn tới viêm gan mãn tính [42]
1.6.3 Xơ gan
Xơ gan là hậu quả lâu dài của bệnh viêm gan B mạn tính làm gia tăng đáng
kể tỉ lệ mắc và tử vong Ở bệnh nhân viêm gan mạn tính không có xơ gan, tỉ lệ tử vong liên quan đến gan thấp và dao động trong khoảng dưới 1,06% trên 100 người
Ở bệnh nhân xơ gan tỉ lệ tử vong sau 5 năm là 16% đối với những người bị xơ gan còn bù và 65% đến 86% ở người xơ gan mất bù [46]
1.6.4 Ung thư tế bào gan
Sự phát triển của tế bào ung thư là nguyên nhân gây tử vong do bệnh viêm gan B mãn tính Người ta ước tính có hơn 500.000 người tử vong mỗi năm do hậu quả của nhiễm HBV Tỉ lệ ung thư gan ở nam giới cao gấp 3 đến 6 lần so với ở nữ giới Các đối tượng nhiễm HBV mạn tính có nguy cơ ung thư tế bào gan gấp 100 lần so với những người không bị nhiễm HBV Qua nghiên cứu cho thấy HBsAg dương tính làm tăng nguy cơ phát triển ung thư tế bào gan lên 10 lần [46]
1.6 Bệnh viêm gan B nghề nghiệp trong nhân viên y tế
Nhân viên y tế là những người làm việc trong môi trường lao động có nhịp
độ làm việc khẩn trương, căng thẳng và nhiều áp lực Họ thường xuyên phải tiếp xúc với các yếu tố tác hại nghề nghiệp khác nhau, trong đó phải kể đến các bệnh lây
Trang 19truyền thông qua sự tiếp xúc nghề nghiệp mà đặc biệt là bệnh VGSVB Con đường lây truyền chính của bệnh VGSVB nghề nghiệp là thông qua sự tiếp xúc với máu, dịch cơ thể của người mang mầm bệnh HBV Các phơi nhiễm này có thể xảy ra qua
da bị tổn thương, qua các màng niêm mạc mắt, mũi, miệng, qua các tổn thương sâu dưới da do kim hoặc các vật sắc nhọn khác gây ra hoặc tiếp xúc với dụng cụ y tế dơ bẩn, băng gạc, vải có chứa máu nhiễm HBV
Ở Việt Nam, bệnh VGSVB đã được đưa vào danh mục 30 bệnh nghề nghiệp được báo hiểm ở nước ta từ năm 1991 [20]
Thực tế cho thấy, các yếu tố nguy cơ có thể gây tổn thương da trong bệnh viện là rất nhiều: tiêm dưới da, mảnh thuỷ tinh, mũi khâu, kim bướm, mũi khoan, lấy máu Với khả năng sống lâu nhiều tháng trong vết máu khô, vi rút viêm gan B
có khả năng lây nhiễm gấp từ 50 đến 100 lần so với HIV Theo thống kê có đến 25% nhóm cán bộ y tế bị thương do kim đâm, tiếp xúc với máu, dịch cơ thể của bệnh nhân có HBsAg (+) [20, 30]
1.7 Biện pháp phòng ngừa viêm gan siêu vi B
1.7.1 Chủng ngừa bằng vắc xin HBV
Vắc xin VGSV được đưa vào sử dụng ở nhiều nước trên thế giới từ năm
1982 Đây là phương pháp phòng ngừa chủ động giúp cho cơ thể tạo ra kháng thể chống lại HBV, hiệu quả của phương pháp này đã được chứng minh làm giảm 96% viêm gan B cấp ở trẻ em, thanh thiếu niên và 95% các trường hợp nhiễm HBV mới xảy ra ở người lớn, và những người lớn chưa được chủng ngừa với các yếu tố nguy
cơ cao [38]
Tại Việt Nam, vắc xin VGSVB được đưa vào chương trình tiêm chủng năm
1997 đến năm 2003 thì triển khai trên khắp các tỉnh thành Tùy vào đối tượng tiêm,
độ tuổi và mức độ tiếp xúc với nguồn lây HBV mà có các lịch tiêm khác nhau
Việc chủng ngừa bằng vắc xinVGSVB được khuyến cáo thực hiện đối với tất
cả nhân viên y tế làm việc ở vị trí có nguy cơ lây nhiễm HBV trước khi được tuyển dụng vào các cơ sở y tế với 3 liều đơn 2 liều đầu cách nhau 1 tháng và liều thứ 3 cách liều thứ 1 6 tháng [34] Tuy nhiên có 5% đến 10% người được chủng ngừa không tạo được miễn dịch sau khi tiêm, do đó cần làm xét nghiệm trước và sau khi
Trang 201.7.2 Các biện pháp phòng ngừa chung
Ngoài tiêm phòng, chúng ta còn có thể ngừa viêm gan B bằng các cách sau [1] [30]:
Trong môi trường y tế: cần tuân thủ nghiêm ngặt các thao tác rửa tay trước
và sau khi tiếp xúc bệnh nhân, bệnh phẩm, chất thải Sử dụng đầy đủ đồ bảo hộ khi thực hiện công tác chuyên môn Xử lý kim an toàn trong khi chăm sóc bệnh nhân, hủy kim hay vật sắc nhọn ngay vào thùng rác chứa vật sắc nhọn sau sử dụng Không bao giờ chạm vào máu hoặc chất dịch của bất kỳ người nào khi không dùng dụng cụ bảo vệ, đảm bảo an toàn trong truyền máu…
Trong sinh hoạt tình dục: luôn sinh hoạt tình dục an toàn như dùng bao cao
su để tránh trao đổi các chất dịch cơ thể trong khi sinh hoạt tình dục đặc biệt là quan
hệ tình dục qua đường miệng, âm đạo hoặc hậu môn
Trong sử dụng vật sắc nhọn: không dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu/mặt, bấm móng… đã tiếp xúc với máu hoặc chất dịch cơ thể
Trẻ sơ sinh: bảo đảm rằng trẻ em sinh ra kể cả đã có mẹ mắc bệnh hoặc chưa mắc bệnh đều được chủng ngừa ngay và được điều trị bằng globulin miễn dịch viêm gan B (HBIG)
Trang 211.8 Các nghiên cứu trước đây
Bảng 1.2: Tóm tắt các nghiên cứu trước đây
Các nghiên cứu trên thế giới
Có 23,4% NVYT chưa tiêm vắc-xin
NVYT có kinh nghiệm làm việc trên 5 năm ít bị tổn thương do kim chích hơn những NVYT làm việc dưới 5 năm
2 Nghiên cứu về kiến thức
Azage
Có 62% người có kiến thức chung đúng về bệnh VGSVB
Có 5,4% có chủng ngừa đầy đủ các mũi vắc xinVGSVB
67% NVYT có kiến thức chung đúng về bệnh VGSVB
33% nhân viên có kiến thức thấp về VGSVB trong đó có 35% trong số
họ không được chủng ngừa vắc xinVGSVB
4 Kiến thức, thái độ, thực
hành tiêm chủng viêm gan
B ở nhân viên y tế tại
trung tâm tai nạn và cấp
cứu Lagos State,
Toll-Gate, Alausa, Lagos State
năm 2013
Abiola AO và cộng sự
Có 70,2% NVYT có kiến thức chung đúng về VGSVB
Có 92,9% có thái độ tốt về bệnh VGSVB
Có 84,5% NVYT có thực hành đúng về bệnh VGSVB
Trang 22Stt Tên Nghiên Cứu Tác Giả Kết Quả
Các nghiên cứu trong nước
Tỉ lệ nhiễm HBV chung là 14,8%
Tỉ lệ nhiễm HBV cao nhất
là khoa Nhiễm (46,2%) Kiến thức và thực hành phòng tránh nhiễm HBV đạt 60%
6 Khảo sát tình trạng
nhiễm siêu vi viêm gan
B của nhân viên y tế
bệnh viện nhân dân Gia
Định năm 2009
Võ Hồng Công Minh và cộng
sự
Tỉ lệ nhiễm HBV 39% Cao nhất ở khoa điều dưỡng, nữ hộ sinh lần lượt
là 8% và 6,5%
Tỉ lệ chủng ngừa VGSVB đạt 13,8%
97,2% các NVYT và gia đình không quan tâm đến vấn đề tầm soát VGSVB
7 Kiến thức, thái độ, thực
hành phòng chống lây
nhiễm vi rút viêm gan B
của nhân viên y tế bệnh
viện đa khoa Tiền Giang
năm 2009
Nguyễn Thị Điểm và cộng
sự
Tỉ lệ NVYT có kiến thức
và thực hành tốt các biện pháp chống lây nhiễm HBV là 90%
Đa số NVYT đề có thái độ tích cực trong việc ngăn ngừa và kiểm soát nhiễm HBV
Có 75% bác sĩ có nhận thức được việc mặc đủ đồ bảo hộ có liên quan tới phòng ngừa HBV
Tỉ lệ kiến thức, thực hành phòng lây nhiễm HBV là 74,7% và 71,2%
Trang 23Stt Tên Nghiên Cứu Tác Giả Kết Quả
9 Kiến thức, thái độ, thực
hành và một số yếu tố
liên quan đến phòng
bệnh viêm gan B nghề
nghiệp của điều dưỡng
Bệnh viện Ung Bướu
Hà Nội năm 2013
Trần Thị Bích Hải
Có 56,9% Điều Dưỡng có kiến thức đạt về bệnh và phòng bệnh viêm gan B nghề nghiệp
Có 57,6% Điều Dưỡng có thái độ đúng với phòng bệnh VGSVB
Có 65,2% Điều Dưỡng thực hành đúng dự phòng phơi nhiễm
Có 50,9% Điều Dưỡng xử trí đúng khi bị tai nạn nghề nghiệp
1.8.1 Các nghiên cứu trên thế giới
Một nghiên cứu khác của Rabi Yacoub và cộng sự về tình trạng chủng ngừa viêm gan B và chấn thương do vật sắc nhọn trong nhân viên y tế ở Syria năm 2008 [52] Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 321 người tham gia nghiên cứu có 246 (76,6 %) đã từng ít nhất một lần bị tổn thương do kim chích, trong số đó có 2,8% bị viêm gan B mạn tính, 23,4% chưa nhận được bất kì mũi vắc xin nào Theo phân tích thì những nhân viên y tế có kinh nghiệm làm việc trên 5 năm thường ít bị tổn thương do kim chích hơn những nhân viên y tế làm việc dưới 5 năm Nghiên cứu này cho thấy tầm quan trọng của việc trang bị kiến thức, thực hành cũng như phòng ngừa VGSVB đối với các nguy cơ lây nhiễm do tiếp xúc các nguồn lây trong quá trình làm việc của các nhân viên y tế
Nghiên cứu về kiến thức và tình trạng chủng ngừa bệnh VGSVB của NVYT
ở Barhir Dar, Northwest Ethiopia [41] có 62% người có kiến thức chung đúng về bệnh VGSVB trong đó 64,7% có kiến thức đúng về nguy cơ nhiễm HBV là rất cao hoặc cao Và chỉ có 20 người (5,4%) trong tổng số người tham gia nghiên cứu có chủng ngừa đầy đủ các mũi vắc xin VGSVB Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có sự chênh lệch rất lớn giữa những người có kiến thức về VGSVB và thực hành chủng ngừa bằng vắc-xin
Trang 24Theo nghiên cứu của Olusegun Adekanle và các cộng sự năm 2013 [32] một nghiên cứu cắt ngang trên 382 nhân viên y tế ở bệnh viện hạng III ở Negirian Kết quả nghiên cứu đạt được chỉ có 67% số nhân viên y tế tham gia nghiên có kiến thức chung đúng về bệnh VGSVB Trong 33% nhân viên có kiến thức đúng thấp về VGSVB thì có 35% trong số họ không được chủng ngừa vắc xinVGSVB Các yếu
tố như: tuổi dưới 35 tuổi, giới tính nam, chuyên môn là bác sĩ y khoa, có kiểm tra HBsAg trước và sau tiêm chủng HBV có liên quan đến kiến thức đúng về VGSVB
Ở Bồ Đào Nha năm 2013, một nghiên cứu cắt ngang mô tả trên tất cả 88 nhân viên y tế tại trung tâm cấp cứu tai nạn ở tiểu bang Lagos cho kết quả 70,2% trong tổng số người tham gia nghiên cứu có kiến thức chung đúng về VGSVB Tuy nhiên chỉ có 45,1% biết chính xác rằng cần xét nghiệm sau tiêm ngừa VGSVB để khẳng định khả năng bảo vệ cơ thể Phần lớn (86%) cho rằng chỉ cần tiêm một liều vắc xin là có tác dụng bảo vệ 95% nguy cơ lây nhiễm 92,9% có thái độ tốt về bệnh VGSVB Không có sự tương đồng giữa kiến thức và thực hành phòng ngừa VGSVB với tỉ lệ có thực hành đúng là 84,5% [31]
1.8.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam
Nghiên cứu về “Thực trạng nhiễm vi rút viêm gan B ở nhân viên y tế và hiệu quả một số biện pháp can thiệp tại ba bệnh viện thành phố hải phòng năm 2007” cho thấy tỉ lệ nhiễm HBV chung của cả 3 bệnh viện là 14,8% Tỉ lệ nhiễm HBV cao nhất là khoa Nhiễm (46,2%) Các khoa có tỉ lệ nhiễm tương đối cao là Hồi sức cấp cứu – mổ (27,3%), Xét nghiệm (24,2%), Sản (18,3%) Nhóm có tỉ lệ nhiễm HBV thấp thuộc các khoa Nội – Nhi (12,1%), Y học dân tộc (10,5%), Khối gián tiếp (10,7%) Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các khoa với p<0,05 Kiến thức
và thực hành phòng tránh nhiễm HBV đạt trên 60% [22]
Một cuộc khảo sát tình trạng nhiễm HBV và HCV trên 282 nhân viên y tế ở bệnh viện nhân dân Gia Định năm 2009 [18] cho thấy tỉ lệ nhiễm HBV khá cao 39% Tỉ lệ này cao nhất ở khoa điều dưỡng, nữ hộ sinh lần lượt là 8% và 6,5% Trong khi đó tỉ lệ nhân viên y tế có chủng ngừa VGSVB chỉ đạt 13,8%, có tới 97,2% các nhân viên và gia đình không quan tâm đến vấn đề tầm soát VGSVB Qua
số liệu thống kê được cho thấy nhân viên y tế chưa thấy được tầm quan trọng trong việc tiêm chủng phòng ngừa VGSVB
Trang 25Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Điểm và cộng sự năm 2009 [10] có 95% NVYT biết các loại vi rút viêm gan, 95% biết được đường lây truyền của HBV Tỉ
lệ NVYT có kiến thức và thực hành tốt các biện pháp chống lây nhiễm HBV là 90% Đa số NVYT đề có thái độ tích cực trong việc ngăn ngừa và kiểm soát nhiễm HBV
Một nghiên cứu can thiệp trên đối tượng là bác sĩ ở một số bệnh viện thành phố Hải Phòng [24] Kết quả trước can thiệp cho thấy 75% Bác Sĩ có nhận thức được việc mặc đủ đồ bảo hộ có liên quan tới phòng ngừa HBV Tỉ lệ kiến thức, thực hành phòng lây nhiễm HBV lần lượt là 74,7% và 71,2%
Kết quả nghiên cứu “Kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan đến phòng bệnh viêm gan B nghề nghiệp của Điều Dưỡng Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội năm 2013” của tác giả Trần Thị Bích Hải cho thấy: 56,9% Điều Dưỡng có kiến thức đạt về bệnh và phòng bệnh viêm gan B nghề nghiệp, trong đó có 58,3% có kiến thức về bệnh VGSVB; 66,7% có kiến thức về dự phòng bệnh VGSVB; 42,7% kiến thức đạt về xử trí sau phơi nhiễm Có 57,6% Điều Dưỡng có thái độ đúng với phòng bệnh VGSVB trong đó 86,3% không đồng tình với ý kiến cho rằng chỉ dự phòng lây khi bệnh nhân mắc VGSVB; 17,4% cho rằng không nên thông báo ở đầu bệnh án bệnh nhân có HBsAg(+) Có 65,2% Điều Dưỡng thực hành đúng trong dự phòng phơi nhiễm; 52% thường xuyên vệ sinh tay; chỉ có 24,2% mang đầy đủ xe tiêm, khay đi tiêm truyền và cả khi rút truyền hay tiêm bổ sung; 34,1% không đậy nắp kim tiêm sau khi đã sử dụng 50,9% Điều Dưỡng xử trí đúng khi bị tai nạn nghề nghiệp nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có mối liên quan giữa thực hành dự phòng phơi nhiễm với giới tính của đối tượng nghiên cứu Điều Dưỡng nam thực hành không đúng cao gấp 5 lần so với Điều Dưỡng nữ (p=0,007) Nhóm có kiến thức không đạt
có thực hành không đúng cao gấp 17 lần so với nhóm kiến thức đạt
Từ các nghiên cứu trên phản ánh lên thực trạng tiêm ngừa vắc xinHBV còn thấp trong các nhân viên y tế, tỉ lệ nhân viên y tế có kiến thức và thực hành về phòng bệnh VGSVB vẫn còn thấp
Trang 26CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả
2.2 Đối tượng nghiên cứu
n: Cỡ mẫu cần cho nghiên cứu
Z: Trị số từ phân phối chuẩn, với độ tin cậy 95% thì Z= 1,96
𝛼: Xác suất sai lầm loại I, chon 𝛼 = 0,05 (độ tin cậy 95%)
p: Trị số mong muốn của tỉ lệ Trong nghiên cứu của tác giả Trần Thị Bích Hải năm 2009 về “Kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan đến phòng bệnh viêm gan B nghề nghiệp của điều dưỡng Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội “ [11]
Kết quả của nghiên cứu có:
Tỉ lệ kiến thức đúng của điều dưỡng đạt 56,9%
Tỉ lệ thái độ đúng của điều dưỡng đạt 57,6%
Tỉ lệ thực hành đúng của điều dưỡng đạt 65,2%
Sử dụng tỉ lệ kiến thức trong nghiên cứu này áp dụng cho công thức tính cỡ mẫu trong nghiên cứu của tôi với p = 0,569
d: Độ chính xác (hay là sai số cho phép) d = 0,05
Theo công thức trên cỡ mẫu tối thiểu trong nghiên cứu của tôi là: n = 376 người
Trang 27Thực tế qua số liệu thống kê các nhân viên y tế tại Trung Tâm Y Tế huyện
Bù Đăng có 201 nhân viên Nghiên cứu của chúng tôi tiến hành lấy mẫu toàn bộ với n=201 NVYT Ứng với công thức tính cỡ mẫu nhằm ước lượng 1 tỉ lệ cho mục tiêu (có kiến thức, thực hành phòng bênh viêm gan siêu vi B của NVYT) và p (tỉ lệ kiến thức phòng bệnh viêm gan siêu vi B của điều dưỡng bệnh viện Ung bướu Hà Nội 56,9%) từ nghiên cứu trước thì cỡ mẫu này có sai số ước lượng vào khoảng 7%
2.6.1 Phương pháp thu thập dữ kiện
Bộ câu hỏi tự điền, soạn sẵn, có cấu trúc
2.6.2 Công cụ thu thập số liệu
Nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi tự điền gồm 3 phần, câu hỏi đóng
6 câu hỏi về đặc tính mẫu
19 câu hỏi về kiến thức
11 câu hỏi về thực hành
2.7 Kiểm soát sai lệch
2.7.1 Kiểm soát sai lệch thông tin
Bộ câu hỏi được soạn sẵn có thiết kế rõ ràng, đúng mục tiêu, sử dụng từ ngữ
dễ hiểu, phù hợp với đối tượng
Tiến hành thử trên 20 cán bộ nhân viên y tế tại 2 trạm y tế trong địa bàn nghiên cứu sau đó điều chỉnh lại bộ câu hỏi cho phù hợp với đối tượng
Định nghĩa các biến số rõ ràng, cụ thể
Trang 28 Trong quá trình trả lời bộ câu hỏi có điều tra viên giải đáp thắc mắc (nếu có)
và hướng dẫn người được khảo sát trả lời, nhảy câu
Điều tra viên kiểm tra lại thông tin của bộ câu hỏi trước khi kết thúc buổi nghiên cứu
2.7.2 Kiểm soát sai lệch chọn lựa
Xác định rõ đối tượng cần thu thập số liệu Căn cứ theo tiêu chí chọn vào và tiêu chí loại ra để kiểm soát sai lệch chọn lựa
Nhóm tuổi của người tham gia nghiên cứu là biến thứ tự được tính bằng:
Tính tuổi là năm 2017 trừ đi năm sinh dương lịch (2017 – năm sinh)
Dựa vào tuổi chia thành 4 nhóm [10]:
Trang 29Chuyên môn là biến nhị giá gồm 2 giá trị:
Có tiếp xúc với máu, dịch tiết: là những người có tiếp xúc với máu, dịch cơ thể của bệnh nhân, bệnh phẩm, chất thải y tế (bao gồm các vị trí như: bác
sĩ, kỹ thuật viên, điều dưỡng, hộ sinh, y sĩ, hộ lý )
Không tiếp xúc với máu, dịch tiết: là những người không tiếp xúc với máu, dịch cơ thể của bệnh nhân, bệnh phẩm, chất thải y tế trong quá trình làm việc (bao gồm các vị trí như: dược sĩ, kế toán, bảo vệ, lái xe…)
Tiền sử bản thân về bệnh viêm gan siêu vi B là biến danh định có 3 giá trị:
Có: Có kết quả xét nghiệm HBsAg (+) hoặc được bác sĩ kết luận nhiễm HBV
Không: Có kết quả xét nghiệm HBsAg (-) hoặc được bác sĩ kết luận không nhiễm HBV
Không biết: Chưa làm xét nghiệm tầm soát nhiễm HBV hoặc có làm nhưng không nhớ kết quả
Tiền sử gia đình về bệnh viêm gan siêu vi B Gia đình được xác định là những người
có quan hệ huyết thống hay quan hệ hôn nhân (ba, mẹ, vợ/chồng, anh, chị, em ruột,
con cái ) là biến danh định có 3 giá trị:
Có: Có người thân có kết quả xét nghiệm HBsAg (+) hoặc được bác sĩ kết luận nhiễm HBV
Không: Có người thân có kết quả xét nghiệm HBsAg (-) hoặc được bác sĩ kết luận không nhiễm HBV
Không biết: Người thân chưa làm xét nghiệm tầm soát nhiễm HBV hoặc có làm nhưng không nhớ kết quả
2.9.2 Biến số về kiến thức, thực hành
Nhóm biến số kiến thức về bệnh viêm gan siêu vi B
Nguyên nhân gây bệnh viêm gan B [44] là biến danh định có 5 giá trị:
Vi khuẩn
Vi rút Nấm
Ký sinh trùng
Trang 30 Đúng: khi NVYT trả lời là: vi rút
Chưa đúng: khi NVYT trả lời 1 trong các ý: vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, không biết
Biết về đường lây truyền bệnh viêm gan B là biến nhị giá có 2 giá trị:
Có Không
Các đường lây truyền [29] là biến danh định có 3 giá trị:
Từ mẹ sang con Quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su Máu và các chế phẩm từ máu
Đúng: khi NVYT có biết về đường lây truyền và trả lời đúng từ 2/3 đường truyền trở lên
Chưa đúng: khi NVYT không biết đường lây truyền hoặc có biết và trả lời ít hơn 2/3 đường lây truyền
Biết hậu quả bệnh viêm gan B là biến nhị giá gồm 2 giá trị:
Có Không
Hậu quả [4] là biến danh định có 4 giá trị:
Đúng: khi NVYT trả lời là: đúng
Chưa đúng: khi NVYT trả lời là: sai
Trang 31Kiến thức về bệnh VGSVB là biến nhị giá có 2 giá trị:
Đúng: khi NVYT trả lời đúng từ 3/4 câu trở lên:
Nguyên nhân gây bệnh viêm gan B Biết về đường truyền bệnh viêm gan B Biết hậu quả bệnh viêm gan B
Bệnh viêm gan B là bệnh nghề nghiệp của nhân viên y tế
Chưa đúng: khi NVYT trả lời ít hơn 3/4 câu:
Nguyên nhân gây bệnh viêm gan B Biết về đường truyền bệnh viêm gan B Biết hậu quả bệnh viêm gan B
Bệnh viêm gan B là bệnh nghề nghiệp của nhân viên y tế
Nhóm biến số kiến thức về phòng bệnh viêm gan siêu vi B
Biết biện pháp phòng ngừa lây nhiễm bệnh viêm gan B là biến nhị giá gồm 2 giá trị:
Có Không
Các biện pháp phòng ngừa [25] [21] là biến danh định có 6 giá trị:
Phòng ngừa bằng vắc xin
An toàn trong truyền máu Tránh tiếp xúc trực tiếp với máu có HBV Không dùng chung đồ dùng cá nhân (dao cạo râu/mặt, bàn chải đánh răng, cắt móng tay…)
Tiêm Globulin miễn dịch và vắc xin HBV trong vòng 12 giờ sau sinh
ở trẻ có mẹ mang HBsAg (+) Quan hệ tình dục có sử dụng bao cao su
Đúng: Khi NVYT có biết đến biện pháp phòng ngừa và trả lời được từ 4/6 biện pháp trở lên
Chưa đúng: khi NVYT không biết đến biện pháp phòng ngừa hoặc có biết và trả lời ít hơn 4/6 biện pháp
Trang 32Số mũi tiêm vắc xinviêm gan B có tác dụng bảo vệ cơ thể [51]
là biến danh định có 4 giá trị:
1 mũi
2 mũi
≥ 3 mũi Không biết
Đúng: khi NVYT trả lời là: ≥ 3 mũi
Chưa đúng: khi NVYT trả lời 1 trong các ý: 1 mũi, 2 mũi, không biết
Biết biện pháp làm giảm lây nhiễm viêm gan B là biến nhị giá gồm 2 giá trị:
Có Không
Các biện pháp làm giảm nguy cơ [26] là biến danh định có 4 giá trị:
Rửa tay trước và sau khi tiếp xúc với bệnh nhân, đồ dơ bẩn, găng tay cao su
Sử dụng đồ bảo hộ lao động (quần, áo, mũ, khẩu trang, găng tay) Vứt bỏ kim và vật sắc nhọn vào hộp chứa vật sắc nhọn đúng quy cách
Xử lý bệnh phẩm, rác thải đúng quy trình, quy định
Đúng: khi NVYT có biết đến biện pháp làm giảm nguy cơ và trả lời được
từ 3/4 biện pháp trở lên
Chưa đúng: khi NVYT không biết đến biện pháp làm giảm nguy cơ hoặc
có biết và trả lời ít hơn 3/4 biện pháp
Kiến thức phòng bệnh viêm gan B là biến nhị giá gồm 2 giá trị:
Đúng: khi NVYT trả lời đúng từ 2/3 câu trở lên:
Biết biện pháp phòng ngừa lây nhiễm bệnh viêm gan B
Số mũi tiêm vắc xin viêm gan B có tác dụng bảo vệ cơ thể Biết biện pháp làm giảm lây nhiễm viêm gan B
Chưa đúng: khi NVYT trả lời đúng ít hơn 2/3 câu:
Biết biện pháp phòng ngừa lây nhiễm bệnh viêm gan B
Số mũi tiêm vắc xin viêm gan B có tác dụng bảo vệ cơ thể Biết biện pháp làm giảm lây nhiễm viêm gan B
Trang 33Nhóm biến số kiến thức về xử lý phơi nhiễm bệnh viêm gan siêu vi B
Biết đến cách xử trí khi bị kim tiêm, vật sắc nhọn có chứa máu, dịch cơ thể của bệnh nhân đâm phải là biến nhị giá gồm 2 giá trị:
Có Không
Xử trí ngay khi bị kim tiêm, vật sắc nhọn có chứa máu, dịch cơ thể của bệnh nhân đâm phải [1] là biến danh định gồm 4 giá trị:
Bóp nặn vết thương cho ra hết máu
Để máu tiếp tục chảy ở vị trí bị đâm trong vài phút Rửa vết thương dưới vòi nước sạch với xà phòng Không làm gì cả
Đúng: khi NVYT có biết đến cách xử trí và trả lời được 2 ý: để máu tiếp tục chảy ở vị trí bị đâm trong vài phút, rửa vết thương dưới vòi nước sạch với xà phòng
Chưa đúng: khi NVYT không biết đến cách xử trí hoặc có viết biết đến
và trả lời ít hơn 2 ý đúng hoặc có bao gồm các ý: Bóp nặn vết thương cho ra hết máu, không làm gì hết
Kiến thức xử lý khi bị kim, vật sắc nhọn có chứa máu, dịch cơ thể của bệnh nhân không bị VGSVB đâm phải mà NVYT chưa chủng ngừa, chưa có đáp ứng kháng thể [1]
là biến danh định có 4 giá trị:
Tiêm ngay Globulin miễn dịch viêm gan B (HBIG) Uống thuốc dự phòng VGB
Tiêm ngay vắc xin HBV lần đầu Không làm gì cả
Đúng: khi NVYT có biết đến cách xử trí và trả lời là: tiêm ngay vắc xin HBV lần đầu
Chưa đúng: khi NVYT không biết đến cách xử trí hoặc có biết và trả lời 1 trong các ý: tiêm ngay Globulin miễn dịch viêm gan B (HBIG), uống thuốc dự phòng VGB, không làm gì cả
Trang 34Kiến thức xử lý khi bị kim, vật sắc nhọn có chứa máu, dịch cơ thể của bệnh nhân không bị VGSVB đâm phải mà NVYT có chủng ngừa, có đáp ứng kháng thể [1] là
biến danh định có 4 giá trị:
Tiêm ngay Globulin miễn dịch viêm gan B (HBIG) Uống thuốc dự phòng VGB
Tiêm ngay vắc xin HBV nhắc lại Không làm gì cả
Đúng: khi NVYT có biết đến cách xử trí và trả lời là: không làm gì cả
Chƣa đúng: khi NVYT không biết đến cách xử trí hoặc có biết và trả lời 1 trong các ý: tiêm ngay Globulin miễn dịch viêm gan B (HBIG), uống thuốc dự phòng VGB, tiêm ngay vắc xin HBV nhắc lại
Kiến thức xử lý khi bị kim, vật sắc nhọn có chứa máu, dịch cơ thể của bệnh nhân không bị VGSVB đâm phải mà NVYT có chủng ngừa, chưa có đáp ứng kháng thể [1] là biến danh định có 4 giá trị:
Tiêm ngay Globulin miễn dịch viêm gan B (HBIG) Uống thuốc dự phòng VGB
Tiêm ngay vắc xin HBV nhắc lại Không làm gì cả
Đúng: khi NVYT có biết đến cách xử trí và trả lời là: Tiêm ngay vắc xin HBV nhắc lại
Chƣa đúng: khi NVYT không biết đến cách xử trí hoặc có biết và trả lời 1 trong các ý: tiêm ngay Globulin miễn dịch viêm gan B (HBIG), uống thuốc dự phòng VGB, không làm gì cả
Kiến thức xử lý khi bị kim, vật sắc nhọn có chứa máu, dịch cơ thể của bệnh nhân bị VGSVB đâm phải mà NVYT chưa chủng ngừa, chưa có đáp ứng kháng thể [1] là
biến danh định có 4 giá trị:
Tiêm ngay Globulin miễn dịch viêm gan B (HBIG) Uống thuốc dự phòng VGB
Tiêm ngay vắc xin HBV lần đầu
Không làm gì cả
Trang 35 Đúng: khi NVYT có biết đến cách xử trí và trả lời cả 2 ý: tiêm ngay
Globulin miễn dịch viêm gan B (HBIG), tiêm ngay vắc xin HBV lần đầu
Chƣa đúng: khi NVYT không biết đến cách xử trí hoặc có biết và trả lời
ít hơn 2 ý đúng hoặc bao gồm 1 trong các ý: uống thuốc dự phòng VGB, không làm gì cả
Kiến thức xử lý khi bị kim, vật sắc nhọn có chứa máu, dịch cơ thể của bệnh nhân bị VGSVB đâm phải mà NVYT có chủng ngừa, có đáp ứng kháng thể [1] là biến danh
Đúng: khi NVYT có biết đến cách xử trí và trả lời là: không làm gì cả
Chƣa đúng: khi NVYT không biết đến cách xử trí hoặc có biết và trả lời 1 trong các ý: tiêm ngay Globulin miễn dịch viêm gan B (HBIG), uống thuốc dự phòng VGB, tiêm ngay vắc xin HBV nhắc lại
Kiến thức xử lý khi bị kim, vật sắc nhọn có chứa máu, dịch cơ thể của bệnh nhân bị VGSVB đâm phải mà NVYT có chủng ngừa, chưa có đáp ứng kháng thể [1] là biến
Đúng: khi NVYT có biết đến cách xử trí và trả lời cả 2 ý: tiêm ngay
Globulin miễn dịch viêm gan B (HBIG), tiêm ngay vắc xin HBV nhắc lại
Chƣa đúng: khi NVYT không biết đến cách xử trí hoặc có biết và trả lời
ít hơn 2 ý đúng hoặc bao gồm 1 trong các ý: uống thuốc dự phòng VGB, không làm gì cả
Trang 36Kiến thức xử lý phơi nhiễm bệnh viêm gan B là biến nhị giá gồm 2 giá trị:
Xử trí ngay khi bị kim tiêm, vật sắc nhọn có chứa máu, dịch cơ thể của bệnh nhân đâm phải
Kiến thức xử lý khi bị kim, vật sắc nhọn có chứa máu, dịch cơ thể của bệnh nhân không bị VGSVB đâm phải mà NVYT chƣa chủng ngừa, chƣa có đáp ứng kháng thể
Kiến thức xử lý khi bị kim, vật sắc nhọn có chứa máu, dịch cơ thể của bệnh nhân không bị VGSVB đâm phải mà NVYT có chủng ngừa, có đáp ứng kháng thể
Kiến thức xử lý khi bị kim, vật sắc nhọn có chứa máu, dịch cơ thể của bệnh nhân không bị VGSVB đâm phải mà NVYT có chủng ngừa, chƣa có đáp ứng kháng thể
Kiến thức xử lý khi bị kim, vật sắc nhọn có chứa máu, dịch cơ thể của bệnh nhân bị VGSVB đâm phải mà NVYT chƣa chủng ngừa, chƣa có đáp ứng kháng thể
Kiến thức xử lý khi bị kim, vật sắc nhọn có chứa máu, dịch cơ thể của bệnh nhân bị VGSVB đâm phải mà NVYT có chủng ngừa, có đáp ứng kháng thể
Kiến thức xử lý khi bị kim, vật sắc nhọn có chứa máu, dịch cơ thể của bệnh nhân bị VGSVB đâm phải mà NVYT có chủng ngừa, chƣa có đáp ứng kháng thể
Xử trí ngay khi bị kim tiêm, vật sắc nhọn có chứa máu, dịch cơ thể của bệnh nhân đâm phải
Kiến thức xử lý khi bị kim, vật sắc nhọn có chứa máu, dịch cơ thể của bệnh nhân không bị VGSVB đâm phải mà NVYT chƣa chủng ngừa, chƣa có đáp ứng kháng thể
Kiến thức xử lý khi bị kim, vật sắc nhọn có chứa máu, dịch cơ thể của bệnh nhân không bị VGSVB đâm phải mà NVYT có chủng ngừa, có đáp ứng kháng thể
Trang 37Kiến thức xử lý khi bị kim, vật sắc nhọn có chứa máu, dịch cơ thể của bệnh nhân không bị VGSVB đâm phải mà NVYT có chủng ngừa, chƣa có đáp ứng kháng thể.
Kiến thức xử lý khi bị kim, vật sắc nhọn có chứa máu, dịch cơ thể của bệnh nhân bị VGSVB đâm phải mà NVYT chƣa chủng ngừa, chƣa có đáp ứng kháng thể
Kiến thức xử lý khi bị kim, vật sắc nhọn có chứa máu, dịch cơ thể của bệnh nhân bị VGSVB đâm phải mà NVYT có chủng ngừa, có đáp ứng kháng thể
Kiến thức xử lý khi bị kim, vật sắc nhọn có chứa máu, dịch cơ thể của bệnh nhân bị VGSVB đâm phải mà NVYT có chủng ngừa, chƣa có đáp ứng kháng thể
Kiến thức chung về phòng bệnh viêm gan siêu vi B là biến nhị giá có 2 giá trị:
Đúng: NVYT có kiến thức chung đúng khi trả lời đúng từ 10/14 câu hỏi về kiến thức bệnh, phòng bệnh và xử lý phơi nhiễm VGSVB trở lên
Chƣa đúng: NVYT có kiến thức chung không đúng khi trả lời đúng
ít hơn 10/14 câu hỏi về kiến thức bệnh, phòng bệnh và xử lý phơi nhiễm VGSVB
2.9.3 Biến số thực hành phòng bệnh viêm gan siêu vi B
Biến số thực hành xét nghiệm và tiêm ngừa vắc xin VGSVB
Tiền sử tiêm vắc xin viêm gan siêu vi B là biến danh định có 3 giá trị:
Đã tiêm Chƣa tiêm Trong thời gian tiêm
Đúng: khi NVYT trả lời: đã tiêm hoặc trong thời gian tiêm
Chƣa đúng: khi NVYT trả lời là: chƣa tiêm
Xét nghiệm máu trước khi tiêm vắc xin viêm gan siêu vi B là biến nhị giá có 2 giá
trị:
Có
Trang 38 Đúng: khi NVYT trả lời là: có
Chưa đúng: khi NVYT chưa tiêm vắc xin VGSVB hoặc trả lời là không xét nghiệm máu trước tiêm vắc xin
Tiền sử số mũi tiêm vắc xin viêm gan siêu vi B là biến danh định có 3 giá trị:
Chưa đúng: khi NVYT trả lời là: 1 mũi hoặc 2 mũi
Xét nghiệm máu sau khi tiêm vắc xin viêm gan siêu vi B là biến nhị giá có 2 giá trị:
Có Không
Đúng: khi NVYT trả lời là: có
Chưa đúng: khi NVYT chưa tiêm vắc xin VGSVB hoặc trả lời là không xét nghiệm máu sau tiêm vắc xin
Thực hành về xét nghiệm và tiêm vắc xin viêm gan B là biến nhị giá có 2 giá trị:
Đúng: khi NVYT trả lời đúng từ 3/4 câu trở lên:
Tiền sử tiêm vắc xin viêm gan siêu vi B
Xét nghiệm máu trước khi tiêm vắc xin viêm gan siêu vi B
Tiền sử số mũi tiêm vắc xin viêm gan siêu vi B
Xét nghiệm máu sau khi tiêm vắc xinviêm gan siêu vi B
Chưa đúng: khi NVYT trả lời ít hơn 3/4 câu:
Tiền sử tiêm vắc xin viêm gan siêu vi B
Xét nghiệm máu trước khi tiêm vắc xin viêm gan siêu vi B
Tiền sử số mũi tiêm vắc xin viêm gan siêu vi B
Xét nghiệm máu sau khi tiêm vắc xin viêm gan siêu vi B
Trang 39Biến số thực hành về phòng ngừa viêm gan siêu vi B
Đã từng làm một hoặc hơn một dịch vụ phẫu thuật, châm cứu, truyền dịch/tiêm thuốc, chữa răng, làm răng là biến nhị giá có 2 giá trị:
Có Không
Yêu cầu sử dụng riêng dụng cụ khi làm phẫu thuật, châm cứu, truyền dịch/tiêm thuốc, chữa răng, làm răng là biến nhị giá có 2 giá trị:
Có Không
Đúng: khi NVYT trả lời là: có
Chưa đúng: khi NVYT trả lời là: không
Sử dụng chung một hoặc nhiều hơn một các vật dụng: bàn chải đánh răng, dao cạo râu/mặt, bấm móng tay, bơm kim tiêm là biến nhị giá có 2 giá trị:
Có Không
Đúng: khi NVYT trả lời là: không
Chưa đúng: khi NVYT trả lời là: có
Công việc có tiếp xúc với máu, bệnh phẩm, chất thải, đồ dơ bẩn là biến nhị giá có 2
giá trị:
Có Không
Thao tác chuyên môn vận dụng thường xuyên trong công việc là biến danh định
có 3 giá trị:
Rửa tay sát khuẩn trước và sau khi tiếp xúc, làm thủ thuật trên bệnh nhân, bệnh phẩm, chất thải
Sử dụng dụng cụ vô khuẩn, quy tắc vô khuẩn, đồ dùng bảo hộ (quần,
áo, mũ, khẩu trang, găng tay) trong công tác chuyên môn
Xử lý dụng cụ dùng một lần, bệnh phẩm, chất thải đúng quy định
Đúng: khi NVYT có tiếp xúc trả lời từ 2/3 ý trở lên
Trang 40Thực hành phòng ngừa viêm gan siêu vi B là biến nhị giá gồm 2 giá trị:
Đúng: khi NVYT có tiếp xúc với bệnh nhân, bệnh phẩm, kim tiêm, dụng cụ phẫu thuật, chất thải trả lời đúng 3/3 ý:
Yêu cầu sử dụng riêng dụng cụ khi làm phẫu thuật, châm cứu, truyền dịch/tiêm thuốc, chữa răng, làm răng
Sử dụng chung một hoặc nhiều hơn một các vật dụng: bàn chải đánh răng, dao cạo râu/mặt, bấm móng tay, bơm kim tiêm
Thao tác chuyên môn vận dụng thường xuyên trong công việc
Khi NVYT không tiếp xúc với bệnh nhân, bệnh phẩm, kim tiêm, dụng cụ phẫu thuật, chất thải trả lời đúng 2/2 ý:
Yêu cầu sử dụng riêng dụng cụ khi làm phẫu thuật, châm cứu, truyền dịch/tiêm thuốc, chữa răng, làm răng
Sử dụng chung một hoặc nhiều hơn một các vật dụng: bàn chải đánh răng, dao cạo râu/mặt, bấm móng tay, bơm kim tiêm
Chưa đúng: Khi NVYT có tiếp xúc với bệnh nhân, bệnh phẩm, kim tiêm, dụng cụ phẫu thuật, chất thải trả lời đúng ít hơn 3/3 ý:
Yêu cầu sử dụng riêng dụng cụ khi làm phẫu thuật, châm cứu, truyền dịch/tiêm thuốc, chữa răng, làm răng
Sử dụng chung một hoặc nhiều hơn một các vật dụng: bàn chải đánh răng, dao cạo râu/mặt, bấm móng tay, bơm kim tiêm
Thao tác chuyên môn vận dụng thường xuyên trong công việc
Khi NVYT không tiếp xúc với bệnh nhân, bệnh phẩm, kim tiêm, dụng cụ phẫu thuật, chất thải trả lời đúng ít hơn 2/2 ý:
Yêu cầu sử dụng riêng dụng cụ khi làm phẫu thuật, châm cứu, truyền dịch/tiêm thuốc, chữa răng, làm răng
Sử dụng chung một hoặc nhiều hơn một các vật dụng: bàn chải đánh răng, dao cạo râu/mặt, bấm móng tay, bơm kim tiêm