Nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG (full) (Trang 41)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.1. Nhân tố bên ngoài

1.3.1.1. Cơ chế chính sách liên quan đến quản lý Ngân sách nhà nước

Hiện nay cơ chế quản lý ngân sách là thanh toán theo dự toán, đây là một phƣơng thức kiểm soát thanh toán tiên tiến, khắc phục đƣợc những nhƣợc điểm cơ bản của phƣơng thức cấp phát theo hạn mức kinh phí trƣớc đây. Thực chất của phƣơng thức này là từ bỏ việc điều hành ngân sách theo hạn mức quý, tháng để thực hiện điều hành ngân sách theo dự toán năm đƣợc duyệt. Phƣơng thức này góp phần quan trọng trong cải cách quy trình chi bởi vì dự toán NSNN, dù ở mức độ tổng hợp hay chi tiết cũng đều nhằm tạo ra khuôn khổ tài chính đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nƣớc và phát triển kinh

tế xã hội trong năm kế hoạch đồng thời tạo căn cứ cho việc điều hành thu, chi ngân sách một cách khoa học và hợp lý. Dự toán NSNN đã đƣợc phê duyệt phải là căn cứ pháp lý quan trọng để KBNN tiến hành kiểm tra, kiểm soát quá trình chấp hành và quyết toán NSNN của các đơn vị thụ hƣởng. phải đảm bảo tính kịp thời, chính xác. Nếu việc lập, duyệt và phân bổ dự toán chi NSNN hằng năm đƣợc kịp thời, chính xác, đầy đủ, chi tiết, cân đối với nguồn thu thì công tác KSC thƣờng xuyên NSNN của KBNN có nhiều thuận lợi, công tác kế toán và quyết toán đảm bảo chất lƣợng và đúng thời gian. Ngƣợc lại, nếu công tác này thiếu chính xác thì công tác KSC gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh phƣơng thức thanh toán bằng dự toán thì vẫn còn tồn tại một số phƣơng thức cấp phát nhƣ: Cấp bằng lệnh chi tiền từ cơ quan Tài chính, ghi thu- ghi chi theo lệnh CQTC, cấp phát kinh phí ủy quyền. Vì vậy, quy trình chuyển kinh phí, kiểm soát hạch toán chƣa đƣợc quy định thống nhất giữa CQTC và KBNN dẫn đến quy trình, nội dung kiểm soát các khoản chi từ NSNN có thể không thống nhất do các cơ quan KSC khác nhau; đồng thời cũng gây khó khăn cho công tác tổng hợp, thống kê, báo cáo.

Để hoạt động KSC thƣờng xuyên NSNN của KBNN đạt hiệu quả thì nhân tố khách quan, ảnh hƣởng lớn nhất là hệ thống văn bản pháp luật quy định và hƣớng dẫn đối với công tác KSC thƣờng xuyên NSNN.

Luật NSNN và các văn bản hƣớng dẫn thực hiện, cùng các văn bản pháp quy khác vừa là nhân tố quan trọng, vừa là điều kiện quyết định đến chất lƣợng công tác KSC. Bởi vì, trên cơ sở pháp lý KBNN mới có thể xây dựng đƣợc quy trình nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ của mình, bảo đảm cho mọi khoản chi NSNN phải đƣợc kiểm soát chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích.

Một môi trƣờng pháp lý ổn định, đồng bộ, thống nhất, đầy đủ và những quy định rõ ràng, cụ thể sẽ tạo điều kiện để KBNN kiểm soát chặt chẽ, minh bạch qua đó nâng cao chất lƣợng công tác kiểm soát chi NSNN. Ngƣợc lại,

chính sách chồng chéo, không cụ thể, chậm đổi mới sẽ cản trở hiệu quả công tác kiểm soát chi NSNN.

1.3.1.2. Cơ chế quản lý tài chính và ý thức chấp hành của các đơn vị sử dụng NSNN

- Đối tƣợng của kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN qua KBNN là các khoản chi tiêu của các cấp chính quyền, các đơn vị quản lý hành chính Nhà nƣớc, các đơn vị sự nghiệp, về cơ bản thể hiện là các khoản chi của NSNN hàng năm đƣợc Quốc hội thông qua. Do đó, cơ chế về Tài chính đối với đơn vị sử dụng NSNN có tác động không nhỏ đến hoạt động KSC thƣờng xuyên NSNN của KBNN. Để chủ động sử dụng kinh phí đƣợc giao đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả, các đơn vị sử dụng NSNN có trách nhiệm xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ làm căn cứ để cán bộ, viên chức thực hiện và KBNN có căn cứ thực hiện kiểm soát chi. Kiểm soát chi tiêu của các cấp Chính quyền, các đơn vị do NSNN cấp toàn bộ chi phí thì đã có chế độ tiêu chuẩn, định mức do cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền quy định.

- Nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành luật của các đơn vị sử dụng NSNN có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện chi tiêu tiết kiệm, chống lãng phí nguồn lực của Nhà nƣớc. Do vậy, cần làm cho họ thấy rõ KSC là trách nhiệm của tất cả các ngành, các cấp và các đơn vị cá nhân đều có liên quan đến quản lý quỹ NSNN mà đơn vị sử dụng NSNN là đối tƣợng chịu trách nhiệm chính trƣớc Nhà nƣớc về phần kinh phí đƣợc cấp chứ không phải là công việc riêng của ngành tài chính, KBNN. các ngành, các cấp cần thấy rõ vai trò của mình trong quá trình quản lý chi NSNN từ khâu lập dự toán, phân bổ dự toán, chấp hành dự toán, kế toán và quyết toán các khoản chi NSNN.

1.3.1.3. Dự toán và chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nước

- Dự toán NSNN: Dự toán NSNN là một trong những căn cứ quan trọng nhất để KBNN thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN. Vì vậy, dự

toán NSNN phải đảm bảo kịp thời, chính xác về nội dung chi, mức chi phải phù hợp thực tế; phải đầy đủ, bao quát hết các nhu cầu chi tiêu của đơn vị trong năm ngân sách và phải chi tiết, dự toán NSNN càng chi tiết thì việc kiểm soát chi của KBNN càng thuận lợi và chặt chẽ. Dự toán NSNN làm căn cứ cho KBNN kiểm tra, kiểm soát quá trình chi tiêu của đơn vị.

- Các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN: Các chính sách, chế độ tài chính - kế toán liên quan đến KSC NSNN nhƣ: Kế toán nhà nƣớc, mục lục NSNN, định mức phân bổ NSNN, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN, hợp đồng mua sắm tài sản công, công cụ thanh toán, kế toán NSNN.

Hệ thống chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN là căn cứ quan trọng trong việc xây dựng, phân bổ và kiểm soát chi NSNN. Vì vậy, nó phải đảm bảo tính chính xác, phù hợp với tình hình thực tế; tính thống nhất giữa các ngành, các địa phƣơng, đơn vị thụ hƣởng NSNN và tính đầy đủ, bao quát tất cả các nội dung chi phát sinh trong thực tế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG (full) (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)