Hạn chế trong công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN của Kho bạc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG (full) (Trang 78)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.2. Hạn chế trong công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN của Kho bạc

của Kho bạc Nhà nƣớc Đắk Nông

Thứ nhất, các văn bản quy định và hƣớng dẫn cho công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN còn chƣa đồng bộ

Về cơ chế chính sách và các văn bản hƣớng dẫn: Trong lĩnh vực KSC thƣờng xuyên NSNN hiện nay bị chi phối bởi rất nhiều văn bản quy định, trong khi đó các văn bản này có sự chồng chéo chƣa thống nhất đặc biệt là thiếu sự ổn định, các chế độ tiêu chuẩn định mức chi chƣa đƣợc điều chỉnh kịp thời để phù hợp với thực tế. Đã ảnh hƣởng đến việc cập nhật, tiếp cận của công chức đƣợc giao nhiệm vụ KSC và đối với đơn vị SDNS, vì vậy có thể dẫn đến rủi ro và sai sót trong hoạt động KSC.

Thứ hai, chất lƣợng dự toán chi thƣờng xuyên NSNN chƣa cao, phƣơng thức quản lý dự toán mang tính thủ công, chƣa hiệu quả

đơn vị SDNS: Việc lập dự toán của các đơn vị SDNS chƣa tốt, còn mang tính hình thức, nhiều đơn vị lập và gửi dự toán cho cơ quan chủ quản (đơn vị dự toán cấp 1) không kịp thời dẫn đến việc lập, tổng hợp dự toán ngân sách của các đơn vị dự toán cấp 1 chủ yếu căn cứ vào ƣớc thực hiện của năm trƣớc và sổ kiểm tra của cơ quan tài chính để lập dự toán, chƣa căn cứ đầy đủ vào dự toán chi của đơn vị SDNS và xem đó là nguồn dẫn liệu quan trọng để tổng hợp dự toán ngân sách.

Dự toán ngân sách theo các lĩnh vực chi chƣa có căn cứ vững chắc, còn nhiều tồn tại: Dự toán chi còn chƣa thực sự bảo đảm tính khách quan và phần nào còn chứa đựng ý kiến chủ quan của cơ quan soạn lập ngân sách. Cơ quan soạn lập ngân sách luôn có xu hƣớng lập dự toán thu thấp và dự toán chi cao để có thể chủ động điều hành ngân sách. Đối với các địa phƣơng luôn có xu thế để đẩy dự toán chi lên cao và dự toán thu xuống thấp để tăng mức hỗ từ đó tăng khả năng ngân sách cục bộ cho địa phƣơng mình, tình trạng này đã kéo dài trong nhiều năm nhƣng chậm đƣợc khắc phục.

Về thời gian phân bổ và giao dự toán, đa số các đơn vị chủ quản phân bổ dự toán và giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc còn trình trạng phân bổ nhỏ lẻ, chƣa tập trung nên dự toán bổ sung còn diễn ra nhiều lần trong năm, chƣa thực sự tạo tính chủ động cho đơn vị sử dụng ngân sách trong việc sử dụng kinh phí. Dự toán đƣợc Hội đồng nhân dân các cấp thông qua và phân bổ còn chậm, hầu hết các đơn vị đều phải tạm cấp trong tháng đầu năm.

Dự toán chi NSNN chƣa thực sự bảo đảm đƣợc yêu cầu quản lý, còn mang tính chủ quan. Luật NSNN chƣa quy định giới hạn thời gian điều chỉnh dự toán. Thực trạng này dẫn đến nhiều bộ ngành, địa phƣơng kéo dài thời gian và số lần điều chỉnh dự toán (diễn ra cả ở những ngày của cuối tháng 12) đã làm ảnh hƣởng đến tính chủ động của các đơn vị SDNS do khi nhận đƣợc dự toán bổ sung chỉ còn rất ít ngày để tổ chức thực hiện. Đây là một trong

những nguyên nhân dẫn đến chi chuyển nguồn sang năm sau lớn. Việc chi vƣợt dự toán còn phản ánh thực trạng công tác tính toán nhiệm vụ chi không chính xác, còn mang tính chủ quan và hầu hết phải chờ vào bổ sung dự toán trong năm đặc biệt là vào những ngày cuối năm. Nhƣ vậy, cơ chế “xin cho” trong phân bổ ngân sách vẫn còn. Số chi chuyển nguồn hằng năm của NSĐP lớn, đây chính là hệ quả của việc lập và phân bổ dự toán không sát với nhu cầu chi thực tế của đơn vị SDNS nên nhiều nội dung công việc đơn vị không thể triển khai thực hiện trong năm phải xin chuyển sang năm sau, ảnh hƣởng trực tiếp đến tăng trƣởng kinh tế và tạo ra “hƣ số” trong thu, chi NSNN. Đồng thời, đây cũng là hệ quả của việc “thông thoáng” trong công tác xét chuyển số dƣ dự toán, tạm ứng sang năm sau.

Các đơn vị khi lập dự toán chi NSNN phải lập riêng rẽ chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ phát triển. Đối với dự toán chi thƣờng xuyên, các cấp ngân sách, các đơn vị lập dự toán gửi cơ quan tài chính; đối với chi đầu tƣ phát triển, kinh phí chƣơng trình dự án các đơn vị lập dự toán gửi cơ quan kế hoạch đầu tƣ. Với cách lập ngân sách nhƣ vậy một mặt gây phức tạp cho các cơ quan, đơn vị và địa phƣơng. Để có đƣợc dự toán ngân sách và mức phân bổ ngân sách cho cấp mình, cơ quan mình, các Bộ, cơ quan trung ƣơng và địa phƣơng phải đàm phán với hai cơ quan khác nhau chƣa kể có sự tham gia của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và quản lý chƣơng trình mục tiêu quốc gia.

Thứ ba, về tiêu chuẩn, định mức chi

Hệ thống tiêu chuẩn, định mức chi hiện nay vẫn chƣa đầy đủ, vừa lạc hậu và vừa không thống nhất, gây ra nhiều khó khăn, trở ngại cho việc tuân thủ các điều kiện chi NSNN đã đƣợc Luật pháp quy định. Theo Luật NSNN, Bộ Tài chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN. Có nhiều nội dung chi không có định mức nhƣ chi cho các lễ hội, sáng tác, chi khảo sát,… Chính vì

vậy, bản thân các đơn vị SDNS thiếu những căn cứ để lập dự toán chi; các cơ quan quản lý thiếu căn cứ để duyệt dự toán; KBNN thiếu căn cứ để KSC; các cơ quan thanh tra, kiểm toán không có căn cứ để kiểm tra, xác nhận tính chính xác, hợp lệ, hợp pháp của các khoản chi cũng nhƣ quyết toán chi tiêu của đơn vị SDNS. Mặt khác, do hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ chi chƣa đầy đủ, thiếu đồng bộ nên có nhiều khoản chi đƣợc quyết định ở mỗi nơi mỗi khác. Bên cạnh đó, mỗi lĩnh vực lại có một cơ chế, một tiêu chuẩn định mức riêng, do vậy khi thực hiện KSC sẽ liên quan rất nhiều đến việc tra cứu các văn bản, chính sách, chế độ làm ảnh hƣởng không nhỏ đến hiệu quả công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN của KBNN.

Thứ tư, việc áp dụng quy trình giao dịch “một cửa”

Theo quy trình giao dịch “một cửa” vẫn còn có bất cập, đó là cán bộ KSC vừa tiếp nhận hồ sơ, chứng từ vừa xử lý hồ sơ, chứng từ. Bên cạnh đó, khi tiếp nhận hồ sơ cán bộ KSC phải thực hiện lập phiếu giao nhận hồ sơ chứng từ bằng thủ công, công việc này chiếm khá nhiều thời gian do phải kê chi tiết số giấy rút toán dự toán, chứng từ, hồ sơ kèm theo…Mặt khác, khi cán bộ KSC tiếp nhận hồ sơ chứng từ đã nhận từ đơn vị đƣợc coi là đủ điều kiện, đảm bảo yêu cầu theo quy định, qua đó xác định ngày hẹn để đơn vị SDNS đến nhận kết quả KSC hồ sơ chứng từ. Tuy nhiên đó chỉ là ý chí chủ quan của cán bộ KSC, trong thực tế đâu phải lúc nào cán bộ KSC cũng nắm vững chế độ và có trình độ xử lý tốt các nghiệp vụ chi NSNN, do vậy khi trình Kế toán trƣởng, Lãnh đạo duyệt thì có khi phải trả lại để bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ chứng từ. Lúc này cán bộ KSC không phải trả kết quả KSC đã giải quyết xong mà kết quả chƣa xử lý tiếp tục bổ sung hoàn thiện và đơn vị SDNS (khách hàng) sẽ phải thực hiện lại các bƣớc công việc nhƣ quy trình đầu tiên.

Thứ năm, năng lực thực hiện kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN của KBNN Đắk Nông

Với số lƣợng cán bộ làm công tác kế toán nhƣ hiện nay thì khối lƣợng công việc đối với mỗi cán bộ KSC là nhiều. Cán bộ KSC vừa đảm nhận vai trò kiểm soát vừa hạch toán kế toán, đối chiếu tình hình sử dụng kinh phí NSNN, đối chiếu tất cả những tài khoản của từng đơn vị SDNS. Nên khối lƣợng công việc nhiều, một cán bộ phải quản lý nhiều đơn vị, từ đó đã ảnh hƣởng đến chất lƣợng công tác kiểm soát chi NSNN.

Đa số cán bộ KSC thƣờng xuyên có trình độ đại học, đúng chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên, cơ chế kiểm soát, chế độ chính sách thay đổi bổ sung thƣờng xuyên nên trong quá trình cập nhật nghiên cứu các chế độ, chính sách mới đối với từng khoản chi cán bộ kiểm soát đôi khi chƣa thống nhất. Một số cán bộ trẻ tuy rất nhanh nhẹn, năng động, sáng tạo trong công việc nhƣng tuổi nghề còn ít, chƣa có kinh nghiệm, số cán bộ có khả năng hoạch định cơ chế, chính sách rất ít; phần nhiều cán bộ, công chức chƣa tập trung nhiều cho công tác nghiên cứu, cập nhật chế độ, chính sách mới, công việc thƣờng ngày chỉ là tác nghiệp cụ thể; số lƣợng cán bộ, công chức có khả năng tổng hợp còn hạn chế.

Thứ sáu, hạn chế về quy trình kiểm soát, thanh toán các khoản chi thƣờng xuyên của NSNN

Về quy trình kiểm soát, thanh toán các khoản chi thƣờng xuyên theo quy định tại Thông tƣ số 161/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính, thông tƣ đã có nhiều cải cách nhiều thay đổi so với Thông tƣ số 79/2003/TT-BTC ngày 13/8/2003, theo hƣớng giao quyền tự chủ và thuận lợi cho các đơn vị SDNS. Tuy nhiên, vẫn còn một số nội dung cần phải hoàn thiện trong quá trình thực hiện cụ thể: Đối với các khoản chi sửa chữa thì hồ sơ kiểm soát chƣa có sự thống nhất giữa các đơn vị SDNS và KBNN chƣa ban hành một quy định cụ thể nào để hƣớng dẫn trƣờng hợp có giá trị bao nhiêu thì phải có hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hoá đơn nên KBNN kiểm soát tùy vào hồ sơ đơn vị gửi.

Ngoài ra, còn chƣa quy định rõ thế nào là khoản chi sửa chữa lớn, thế nào là khoản chi sửa chữa nhỏ; khoản chi sửa chữa có giá trị dƣới 20 triệu thì cần có hợp đồng, thanh lý hợp đồng hay không; quy định về lƣu trữ hồ sơ chứng từ sau kiểm soát chi chƣa đƣợc rõ, tất cả các yếu tố trên đã dẫn đến việc KSC hồ sơ chứng từ của đơn vị SDNS gửi Kho bạc kiểm soát có sự khác nhau.

Thứ bảy, KBNN Đắk Nông chƣa kiên quyết trong xử lý những vi phạm về các khoản chi không đúng quy định

KBNN Đắk Nông vẫn giải quyết tạm ứng cho các đơn vị mặc dù chƣa làm thanh toán tạm ứng các khoản đã tạm ứng. KBNN Đắk Nông thƣờng chờ đợi và chỉ dừng lại ở mức độ đôn đốc các đơn vị thanh toán tạm ứng.

Trong công tác kiểm soát chi KBNN Đắk Nông chƣa kiên quyết xử lý những khoản chi vi phạm do sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức chỉ yêu cầu các đơn vị SDNS bổ sung hoàn thiện đầy đủ hồ sơ, thủ tục, điều kiện thanh toán.

Thứ tám, hiệu quả của phƣơng thức thanh toán bằng tiền mặt và không dùng tiền mặt chƣa cao

Theo quy định, đối với các khoản chi thanh toán, chi trả cá nhân qua tài khoản đƣợc quy định tại Điều 7 Thông tƣ số 164/2011/TT-BTC ngày 17/11/2011 của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, hiệu quả chƣa cao đối với các đơn vị lực lƣợng vũ trang vẫn thực hiện rút tiền mặt tại Kho bạc đối với các khoản thanh toán tiền lƣơng với số tiền rất lớn.

Đối với các trƣờng hợp khoản chi có giá trị nhỏ không vƣợt quá 5 triệu đồng với một khoản chi. Theo tác giả thì việc quy định chƣa cụ thể rõ ràng cho từng nội dung chi đƣợc phép chi trả bằng tiền mặt có giá trị nhỏ hơn 5 triệu đồng. Vì vậy, trong công tác KSC Kho bạc không có cơ sở để yêu cầu đơn vị SDNS thực hiện thanh toán bằng chuyển khoản tiền mua hàng hoá, vật tƣ, văn phòng phẩm, dịch vụ, tiếp khách, qua tài khoản ngân hàng.

Thứ chín, chi tiêu ngân sách còn tập trung nhiều vào thời điểm cuối năm nhất là việc rút tạm ứng ngân sách để chạy kinh phí vẫn còn diễn ra đối với nguồn kinh phí không tự chủ

Hiện nay, mặc dù dự toán đã đƣợc phân bổ đầu năm cho cả năm ngân sách nhƣng đến cuối năm các đơn vị cân đối và thực hiện rút kinh phí. Chính điều đó đã gây áp lực cao cho KBNN Đắk Nông trong việc kiểm soát chi và xử lý chứng từ, điều hòa vốn để đáp ứng khả năng thanh toán cho các đơn vị.

Thứ mười, những hạn chế khác

Cùng với những hạn chế từ phía KBNN, đơn vị sử dụng ngân sách thì sự phối hợp hoạt động giữa KBNN và cơ quan Tài chính, Chính quyền địa phƣơng còn hạn chế, chƣa thống nhất.

Sự phối hợp giữa cơ quan Tài chính và KBNN trong quá trình quản lý và điều hành NSNN còn thiếu đồng bộ. Công tác thanh tra, kiểm tra chƣa thƣờng xuyên, chủ yếu là mang tính định kỳ hoặc xử lý vụ việc. Vì vậy, khả năng uốn nắn và phòng ngừa các sai phạm trong quá trình sử dụng kinh phí NSNN còn có phần bị hạn chế.

Cơ quan Tài chính với vai trò thẩm tra quyết toán NSNN, đôi khi đã từ chối quyết toán những khoản chi mà KBNN đã kiểm soát mà không có sự phối hợp xem xét với KBNN. Từ đó, tạo ra mâu thuẫn trong quá trình KSC NSNN, Kho bạc thì cho phép chi trong khi cơ quan Tài chính xuất toán hoặc ngƣợc lại. Chính quyền địa phƣơng ban hành cụ thể định mức, tiêu chuẩn chậm hơn so với các Thông tƣ hƣớng dẫn của Bộ, ngành dẫn đến gây khó khăn cho đơn vị cũng nhƣ cán bộ KSC của KBNN.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG (full) (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)