Nhóm các giải pháp hỗ trợ khác

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG (full) (Trang 98)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.5. Nhóm các giải pháp hỗ trợ khác

3.3.5.1. Nâng cao chất lượng hoạt động nghiệp vụ của KBNN

Chất lƣợng hoạt động nghiệp vụ của KBNN thể hiện ở các tiêu chí doanh số chi thƣờng xuyên, giải ngân nhanh, kịp thời, không để tồn đọng hồ sơ, đúng chế độ, bảo đảm liên hoàn và thuận lợi cả ba khâu: Tiếp nhận hồ sơ, kiểm soát thanh toán đúng chế độ và thanh toán chuyển tiền nhanh, an toàn cho đơn vị thụ hƣởng. Các biện pháp cụ thể là phải hoàn thiện quy trình nghiệp vụ khoa học, minh bạch và công khai, xác định trách nhiệm rõ ràng trong nhận thức của cán bộ và đơn vị trong kiểm soát và luân chuyển chứng từ. Đối với thanh toán chuyển tiền cần nâng cao chất lƣợng chƣơng trình thanh toán điện tử, chƣơng trình thanh toán bù trừ điện tử với ngân hàng,

chƣơng trình thanh toán song phƣơng điện tử với các ngân hàng thƣơng mại, ứng dụng công nghệ tin học để rút ngắn thời gian hạch toán và chuyển tiền.

Nâng cao chất lƣợng cán bộ để đảm bảo kiểm soát thanh toán chính xác, an toàn, tiết kiệm cho NSNN; xử lý nhanh và chính xác trong báo cáo chi NSNN, hạch toán kế toán, thông tin điều hành ngân sách bằng các biện pháp tổng hợp nhƣ chấm điểm nghiệp vụ hàng tháng để xếp loại theo A, B, C (gắn với thi đua và khuyến khích vật chất, thu nhập), xây dựng phong trào thi đua gắn chất lƣợng chuyên môn với công tác đoàn thể, thƣờng xuyên tổ chức thảo luận nghiệp vụ chuyên môn, tổ chức hội nghị khách hàng, tổ chức viết báo cáo sáng kiến kinh nghiệm và báo cáo chuyên đề công tác hằng năm. Xây dựng các chƣơng trình nghiệp vụ có gắn với đầu tƣ về kinh phí, cơ sở vật chất, tổ chức con ngƣời hợp lý... Sử dụng cán bộ trẻ và có năng lực trình độ cho những vị trí nghiệp vụ công tác khó, phức tạp.

Biện pháp này yêu cầu cán bộ KSC thƣờng xuyên NSNN phải hiểu rõ quy trình, vị trí công việc của mình đang làm vừa phải có ý thức trách nhiệm cao. Vì vậy, để đạt đƣợc mục tiêu, yêu cầu cán bộ cần phải biết: nhận dạng gốc và tính chất của chi thƣờng xuyên để có phƣơng pháp kiểm soát thanh toán các khoản chi thích hợp (hồ sơ chứng từ thế nào, luân chuyển chứng từ qua những bộ phận nào, nghiệp vụ quản lý ra sao…).

3.3.5.2. Giảm áp lực thanh toán vào những thời điểm cuối năm, thời điểm kết thúc niên độ ngân sách chi thường xuyên

Để giảm tải áp lực giải ngân vào những thời điểm cuối năm, cần phải nghiên cứu đổi mới theo hƣớng:

- Các Bộ, ngành, địa phƣơng cần phải giao dự toán hàng năm ngay sau khi đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt, đồng thời đơn vị dự toán cấp I khi đã có dự toán đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt, tiến hành giao ngay dự toán cho các đơn vị trực thuộc để các đơn vị SDNS có lịch trình thanh toán hợp lý

phù hợp với tiến độ cũng nhƣ khối lƣợng công việc thực hiện, tránh tình trạng dồn đến cuối năm hoặc phải thanh toán trong thời gian chỉnh lý quyết toán.

- KBNN cần có kế hoạch kiểm tra rà soát việc sử dụng dự toán để đôn đốc các đơn vị SDNS hoàn thiện hồ sơ thủ tục thanh toán theo nguồn kinh phí đƣợc giao, tránh việc dồn hồ sơ chứng từ thanh toán đến Kho bạc vào thời điểm cuối niên độ ngân sách nhƣ trên, nhằm hạn chế nhiệm vụ kiểm soát của Kho bạc. Cần quy định thời hạn nhận hồ sơ thanh toán trƣớc thời điểm quyết toán niên độ chi thƣờng xuyên có đủ thời gian để cán bộ KSC thực hiện kiểm soát, thanh toán.

3.3.5.3. Xử lý nghiêm đối với các khoản chi thường xuyên không đúng quy định

KBNN Đắk Nông cần nghiên cứu, tổ chức, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để thực hiện việc xác định, ra quyết định xử phạt, tổ chức thu phạt và áp dụng chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KBNN theo quy định tại Nghị định số 192/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ và Thông tƣ số 54/2014/TT-BTC ngày 24/4/2014 của Bộ Tài chính. Cụ thể: Các hành vi, vi phạm trong chi thƣờng xuyên của NSNN, bao gồm: Chi vƣợt dự toán đƣợc cấp có thẩm quyền giao; Chi sai dự toán đƣợc cấp có thẩm quyền giao: chi sai nguồn dự toán (dùng nguồn kinh phí này chi cho nội dung thuộc nguồn kinh phí khác); chi sai mục đích, đối tƣợng, nội dung so với dự toán đƣợc giao; Các trƣờng hợp chi sai dự toán khác; Hành vi chi NSNN sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quy định là hành vi chi ngân sách nhà nƣớc không đúng tiêu chuẩn (không đúng tiêu chuẩn về chức danh, đối tƣợng sử dụng), chi vƣợt định mức chi (vƣợt về số lƣợng, vƣợt về giá trị), chi sai chế độ (chi không đảm bảo điều kiện, nguyên tắc của chế độ chi). Đồng thời phối hợp với cơ quan có thẩm quyền quy định định mức tiền mặt cho các đơn vị, đồng thời cần có chế tài rõ ràng trong việc

xử lý những vi phạm về định mức tồn quỹ tiền mặt tại các đơn vị SDNS.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG (full) (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)