PHÂN TÍCH NHỮNG TỐ CHẤT, KỸ NĂNG CỦA MỘT NHÀ LÃNHĐẠO THÀNH CÔNG PHẦN I: LỜI NÓI ĐẦU Một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công, hay thất bại của mỗi tổ chức chính là người lãnh
Trang 1PHÂN TÍCH NHỮNG TỐ CHẤT, KỸ NĂNG CỦA MỘT NHÀ LÃNH
ĐẠO THÀNH CÔNG
PHẦN I: LỜI NÓI ĐẦU
Một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công, hay thất bại của mỗi tổ chức chính là người lãnh đạo của tổ chức đó Mỗi người trong tổ chức đều mong muốn có được một môi trường làm việc tốt, trong đó quan hệ giữa lãnh đạo
và các thành viên trong tổ chức luôn là một yếu tố rất quan trọng
Hầu hết mọi người đều mong muốn trở thành nhà lãnh đạo lý tưởng trong
tổ chức hay mong muốn được làm việc trong tổ chức có một nhà lãnh đạo lý tưởng Một người lãnh đạo thực sự không chỉ hội tụ những tố chất lãnh đạo vốn
có mà còn phải trau dồi những kỹ năng cần thiết để lãnh đạo hiệu quả Tuy nhiên, nhiều nhà lãnh đạo không quan tâm đến việc phát triển mối quan hệ với các thành viên trong tổ chức, cũng như tìm hiểu xem một người lãnh đạo phải làm gì, làm như thế nào để tạo nên môi trường làm việc tốt cho tổ chức mình, phát huy, khơi dậy được những tiềm năng của thành viên trong tổ chức để xây dựng nên một tổ chức vững mạnh
Vì vậy nhà lãnh đạo phải biết được đâu là tố chất và kỹ năng cần có cho mình để xây dựng và phát huy chúng một cách có hiệu quả Những phẩm chất và
kỹ năng này ảnh hưởng trực tiếp tới hình ảnh người lãnh đạo và nền tảng thành công của tổ chức
PHẦN II : NHỮNG TỐ CHẤT, KỸ NĂNG CỦA MỘT NHÀ LÃNH ĐẠO THÀNH CÔNG
1 Khái niệm nhà lãnh đạo
Dù nhìn nhận theo cách nào, thì một nhà lãnh đạo phải đảm bảo được 3 yếu tố: Có tầm nhìn, khả năng truyền cảm hứng và khả năng gây ảnh hưởng
Trang 2Hiểu một cách đơn giản, nhà lãnh đạo là người có khả năng hoạch định tầm nhìn chiến lược cho một tổ chức hay một nhóm và biết sử dụng quyền lực của mình để gây ảnh hưởng cho những người đi theo thực hiện tầm nhìn đó Tùy theo từng khía cạnh nghiên cứu mà các nhà nghiên cứu có các định nghĩa khác nhau về nhà lãnh đạo
Theo Stogdill (1974), nhà lãnh đạo phải luôn được định nghĩa cùng với sự
ràng buộc của tính cách, cách ứng xử, ảnh hưởng đối với người khác, các chuỗi hoạt động tương tác, quan hệ, vị trí quản lý và nhìn nhận của người khác về tính hợp pháp của quyền lực và sự tạo dựng ảnh hưởng
House (2004) định nghĩa rằng nhà lãnh đạo là cá nhân có khả năng gây
ảnh hưởng, kích thích và khuyến khích người khác đóng góp vào các hoạt động
có hiệu quả và thành công của tổ chức họ trực thuộc
Theo Maxwell thì định nghĩa nhà lãnh đạo là người có khả năng gây ảnh
hưởng
Trong bất cứ tình huống nào, một nhóm từ hai người trở lên luôn luôn có một người có ảnh hưởng nổi bật, người đó là lãnh đạo Vì vậy mỗi chúng ta đều gây ảnh hưởng và bị ảnh hưởng từ người khác Điều này có nghĩa là: tất cả chúng
ta lãnh đạo người khác trong một vài lĩnh vực; ngược lại ở một số lĩnh vực khác chúng ta được người khác dẫn dắt Không ai nằm ngoài quy luật này: hoặc là nhà lãnh đạo hoặc là người bị lãnh đạo Nhà lãnh đạo có thể xuất hiện ở mọi vị trí, từ những người có chức vụ quan trọng đến những người có vị trí bình thường như tổng thống, thủ tướng, hoàng gia, các bộ trưởng, chủ tịch các tập đoàn đa quốc gia, giám đốc, kế toán trưởng, trưởng phòng, nhân viên, thuyền trưởng, hay thậm chí là đội trưởng đội bóng, cha mẹ trong gia đình, trưởng nhóm trong một nhóm bạn học Có thể thấy lãnh đạo luôn xuất hiện trong các nhóm hoặc tổ chức với
tư cách là người đại diện, dẫn đầu, có khả năng đề xướng hướng đi cho mọi người, và quyết định cho các hoạt động nội bộ
Trang 3Theo Stogdill các phẩm chất và kỹ năng phân biệt giữa người lãnh đạo và người không phải lãnh đạo:
Phẩm chất
Thích ứng tốt với tình hình
Tỉnh táo trong môi trường xã
hội
Tham vọng luôn định hướng
thực hiện mục tiêu
Quyết đoán
Hợp tác
Có thể tin cậy
Thể hiện quyền lực
Năng động (mức độ hoạt
động cao)
Kiên trì
Tự tin
Chịu đựng được áp lực, căng
thẳng
Kỹ năng
Thông minh (lanh lợi)
Có kỹ năng dựa trên các khái niệm
Sáng tạo
Giỏi ngoại giao và tế nhị
Nói năng lưu loát
Hiểu biết về công việc
Có đầu óc tổ chức (có khả năng quản lý)
Có sức thuyết phục _ Có kỹ năng giao tiếp
2 Đặc điểm của tố chất và kỹ năng lãnh đạo
2.1 Tố chất lãnh đạo là gì?
Tố chất lãnh đạo là khả năng và phẩm chất giúp con người trong nỗ lực tạo nên giá trị mới cho xã hội, thông qua khai thác và phát triển tiềm năng của chính bản thân mình và của tổ chức mà họ lãnh đạo Tố chất lãnh đạo cũng giúp mỗi cá nhân có tác động tích cực đến các cá nhân khác thông qua các quan hệ tương tác Thiếu tố chất lãnh đạo sẽ làm cho cá nhân không chỉ không phát huy hết tiềm
Trang 4năng của bản thân và của tổ chức mà mình lãnh đạo mà còn làm nó thui chột theo thời gian Một con người, một gia đình, một tổ chức, hay một quốc gia, qua thời gian sẽ chỉ có tiến lên hoặc đi xuống Các đối tượng này sẽ đi lên hay đi xuống?; nếu đi lên thì đi lên được bao xa? Nếu đi xuống, thì đi xuống đến mức nào? Tất
cả những điều này tùy thuộc một phần quyết định vào tố chất lãnh đạo trong từng
cá nhân, từng gia đình, từng tổ chức, và cả xã hội
Tố chất lãnh đạo có thể coi là sự tổng hòa của ba yếu tố nền tảng Lòng khát khao học hỏi, Tư duy, và Tầm vóc
+ Lòng khát khao học hỏi hàm chứa khả năng và tính cầu thị trong học hỏi cái
mới của tri thức khoa học, cái tinh hoa của nhân loại Phẩm chất này thể hiện khả năng và nỗ lực vươn lên của cá nhân Người Việt Nam có thế mạnh tiềm tàng về yếu tố này
+ Tư duy bao hàm khả năng nhận thức thấu đáo cơ hội, thách thức, và qui luật
phát triển; ý thức học hỏi và kiểm nghiệm chân lý từ thực tiễn cuộc sống; và khả năng nhận ra cái hay, cái tốt đẹp của đồng đội và đối tác Dân tộc Việt Nam với lịch sử lâu dài bị chà đạp và áp bức để rồi phải vùng lên giành độc lập với sự hy sinh vô bờ bến nên có tính xúc cảm rất cao; do đó ảnh hưởng đến tính sáng suốt của nhận thức, và tính chiến lược trong quyết định, và tính thực tiễn trong hành động
+ Tầm vóc thể hiện ở khả năng học hỏi và lớn lên từ mỗi thất bại hay thách thức
mà chính mình gặp phải Người ta chỉ có thể lớn lên nếu thấy mình còn quá nhiều khiếm khuyết và trăn trở vì sinh ra trên đời mà chưa đóng góp gì được cho cộng đồng
2.2 Kỹ năng lãnh đạo là gì?
Kỹ năng là khả năng làm một việc gì đó theo một cách có hiệu quả, như:
kỹ năng nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nhận thức hay kỹ năng quản lý
Trang 5+ Kỹ năng nghiệp vụ: Kiến thức về phương pháp, các quá trình, qui trình và kỹ
thuật để thực hiện một hoạt động mang tính chuyên môn, và khả năng sử dụng công cụ, thiết bị để thực hiện hoạt động đó
+ Kỹ năng giao tiếp: Kiến thức về hành vi của con người, các quá trình giao tiếp
về con người với nhau, khả năng hiểu cảm xúc, thái độ và động cơ của người khác dựa trên những gì họ nói và làm (sự thấu cảm, tính nhạy cảm trong giao tiếp), khả năng truyền đạt rõ ràng và hiệu quả (sự lưu loát và tính thuyết phục của lời nói), khả năng thiết lập các mối quan hệ hiệu quả và hợp tác (sự tế nhị, kỹ năng lắng nghe, kiến thức về hành vi xã hội chấp nhận được)
+ Kỹ năng nhận thức: Khả năng phân tích chung, tư duy logíc, sự thông hiểu về
cách hình thành khái niệm, khái niệm hóa các mối quan hệ phức tạp và mập mờ, tính sáng tạo trong việc đưa ra ý tưởng và giải quyết vấn đề, khả năng phân tích các sư kiện và xu hướng, lường trước sự thay đổi và nhận ra cơ hội và các vấn đề tiểm tàng (cách tư duy qui nạp và suy diễn)
3 Tố chất và kỹ năng của một nhà lãnh đạo thành công
3.1 Tố chất điển hình của một nhà lãnh đạo thành công
- Giàu trí tuệ cảm xúc (EI): Trí tuệ cảm xúc cá nhân được chứng minh là chỉ
số thành công tốt hơn kỹ năng chuyên môn, kinh nghiệm, hoặc chỉ số thông minh
IQ Thực tế, các giám đốc điều hành đều có hiểu biết tốt và có khả năng sử dụng sức mạnh của cảm xúc hay chỉ số trí tuệ cảm xúc EQ cao Không giống như chỉ
số thông minh IQ, chỉ số trí tuệ cảm xúc EI không có sẵn khi sinh ra Trí tuệ cảm xúc có thể phát triển được Trong khi trải nghiệm cảm xúc, chúng ta có thể lựa chọn giữa biểu lộ hoặc không biểu lộ chúng Mục tiêu là biểu lộ chúng một cách thông minh và trí tuệ để có lợi cho mình và người khác Chỉ 25% các nhà lãnh đạo thành công có chỉ số IQ cao hơn trung bình Không ít người sẽ băn khoăn
"vậy thành công của 75% số người còn lại đến từ đâu?" Các công trình nghiên cứu đã khẳng định rằng, chỉ số EQ chính là yếu tố quyết định sự thành công trong cuộc sống và công việc của mỗi người
Trang 6Một người lãnh đạo với năng lực EQ cao là người hiểu rõ bản thân và người khác, đặc biệt với những người họ thường xuyên liên hệ trong công việc Một người lãnh đạo sở hữu các kỹ năng EQ mạnh mẽ biết cách ảnh hưởng tới người khác bằng sự lạc quan, họ chọn được cách đáp trả hay nhất trong các tình huống khác nhau, họ luyện tập sự thấu cảm với nhân viên, do đó giành được sự cam kết và ủng hộ của nhân viên Thực tế cho thấy, mọi người thường tôn trọng
và làm theo người lãnh đạo có kỹ năng con người giỏi - không chỉ trình độ học vấn hay kỹ thuật Bên cạnh những lý do về kinh tế để làm việc thì hầu hết chúng
ta làm theo vì người lãnh đạo ghi nhận và phát triển những khả năng tốt nhất của chính chúng ta
Trí tuệ cảm xúc có thể là một liều thuốc giúp giữ gìn sức khỏe cho công
ty và kích thích tăng trưởng Nếu một công ty có những nhân viên có năng lực cảm xúc tốt thì công ty đó sẽ tồn tại lâu hơn và phát triển tốt hơn Điều đáng mừng là năng lực cảm xúc là năng lực có thể học được; các cá nhân có thể bổ sung những kỹ năng này như là hành trang trong công việc và trong cuộc sống; các doanh nhân có thể bổ sung và phát triển những kỹ năng này để trở thành những nhà quản lý, nhà lãnh đạo thành công
- Có niềm say mê, sự hiểu biết và ham học hỏi: Niềm say mê và khát
khao làm được điều gì đó đóng góp cho xã hội hoặc chí ít cho chính mình sẽ giúp nhà lãnh đạo có được những quyết định mang tính táo bạo và tâm huyết Chắc chắn rằng người lãnh đạo không thể điều hành tốt nếu họ không hiểu biết gì về lĩnh vực hoạt động của họ Ngoài ra họ phải luôn có tinh thần học hỏi để không ngừng nâng cao kiến thức, nhận biết và cập nhật thông tin và tri thức mới nhằm giúp cho nhà lãnh đạo có vốn kiến thức sâu rộng, cũng như có tầm nhìn chiến lược để phát triển tổ chức Tạo lập một môi trường học tập cũng như môi trường làm việc luôn mang đến những kiến thức mới, sự trải nghiệm mới trong công việc
để tạo nên sự hưng phấn, kích thích làm việc cho mọi nhân viên Thường xuyên khuyến khích mọi người tìm tòi suy nghĩ đổi mới và nhìn nhận các vấn đề từ nhiều hướng khác nhau
Trang 7Câu chuyện về thầy phù thủy Steve Jobs – một trong những sáng lập viên
của tập đoàn danh tiếng Apple, người sáng tạo ra những sản phẩm công nghệ mang tính đột phá như điện thoại Iphone, máy tính bảng iPad, máy nghe nhạc Ipod – người đã dám bỏ trường ĐH danh tiếng Standford để theo đuổi hoài bão riêng của mình là ví dụ điển hình về khát khao và hoài bão
- Có tầm nhìn, sự quyết đoán và óc sáng tạo: Nhà lãnh đạo ngoài niềm
say mê còn phải có tầm nhìn, cách nhìn nhận và các ý tưởng nhất định trước những thay đổi, để từ đó vạch ra kế hoạch và các biện pháp phù hợp Nhà lãnh đạo phải có óc sáng tạo, luôn suy nghĩ để đưa ra những chiến lược thực hiện tầm nhìn một cách hiệu quả nhất Sự thành bại của tổ chức phụ thuộc tài năng nhà lãnh đạo bởi sự quyết đoán và tầm nhìn xa trông rộng Nếu không có khả năng phán đoán tương lai thì rất khó để đưa ra tầm nhìn và chiến lược phát triển lâu dài của tổ chức Tính quyết đoán giúp họ quyết định kịp thời và sáng suốt trong công việc
Định hướng phát triển máy nghe nhạc kết hợp với điện thoại để ra đời sản phẩm Ipod của Apple cũng là một trong những ví dụ điển hình của tầm nhìn chiến lược Trong khi cả thế giới số “đau đầu” để mang lại những sản phẩm công nghệ
số với những thiết kế và tính năng phức tạp thì đối với Apple đơn giản chính là sự
tinh tế Những sản phẩm của Apple nổi tiếng với phong cách đơn giản, gọn gàng.
Cam kết đơn giản hóa của hãng vượt bên ngoài khuôn khổ sản phẩm Từ thiết kế của chiếc máy nghe nhạc iPod đến máy tính bảng iPad, đến cách đóng gói sản phẩm Apple hay giao diện website của hãng trên mạng đều là minh họa cho phương châm cải tiến có nghĩa là loại bỏ tất cả những gì không cần thiết
3.2 Kỹ năng của một nhà lãnh đạo thành công
- Có kỹ năng truyền cảm hứng hay còn gọi là khả năng truyền tải nhiệt huyết: Người lãnh đạo phải có khả năng diễn thuyết và truyền đạt thông tin
để thuyết phục những người khác tin tưởng, nghe theo và làm theo Biết truyền cảm hứng cho người khác và bạn sẽ nhận được những điều mà bạn mong đợi khi quan tâm nhiều đến họ Muốn trở thành nhà lãnh đạo giỏi, bạn cần hiểu nhân viên
Trang 8của mình, biết lắng nghe và cần chia sẻ với cấp dưới chứ không phải chỉ biết ra lệnh, quát tháo Xét trên khía cạnh chiến lược, các nhà lãnh đạo có thể đưa ra những quyết định lớn lao nhưng điều đó chưa hẳn giúp được nhiều cho họ trừ khi
họ là người lãnh đạo có khả năng truyền cảm.Các nhà lãnh đạo tài giỏi là người
có trong tim ngọn lửa nhiệt huyết có khả năng lan tỏa và “sưởi ấm” những người xung quanh Họ đều có thể đưa ra các định hướng chiến lược, nhưng quan trọng hơn, họ có tài thuyết phục khiến mọi người làm việc hết mình vì mục tiêu chung của tổ chức
Steve Jobs được giới truyền thông tôn vinh như một doanh nhân diễn
thuyết hay nhất thế giới Với khiếu trình bày bẩm sinh, ông có thể biến màn ra mắt sản phẩm mới thành buổi triển lãm nghệ thuật Steve Jobs chia sẻ rằng, đối với ông, những ai mua sản phẩm của Apple không phải là người tiêu dùng, "mà là người có ước mơ, hy vọng" và sản phẩm nhằm thỏa mãn ước mơ đó Ông từng nói: "Nhiều người cho rằng ai điên mới đi mua máy tính Mac, nhưng trong cái điên này chúng ta mới nhìn thấy nhiều thiên tài" Khi Steve Jobs giúp khách hàng giải phóng thiên tài bên trong con người họ, ông sẽ chiếm được trái tim và khối
óc của họ Nhờ đó, Apple là một trong số ít hãng công nghệ xây dựng được một lực lượng fan đông đảo
- Có kỹ năng lãnh đạo và lập kế hoạch: Đây là một kỹ năng không thể
thiếu của nhà lãnh đạo Người lãnh đạo luôn nhìn thấy những việc cần làm và có khả năng giúp tập thể lập kế hoạch và tổ chức thực hiện Họ xây dựng tầm nhìn chiến lược cho tổ chức, đồng thời cũng phải quản lý và lập kế hoạch cho tổ chức đạt tới Khả năng quản lý và lập kế hoạch nhằm duy trì, phát triển và thay đổi tầm nhìn chiến lược khi cần thiết
- Có kỹ năng giao tiếp: Một nhà lãnh đạo tốt luôn sẵn sàng tiếp xúc với
mọi người Kỹ năng lãnh đạo quan trọng là khả năng nhận biết nhu cầu và khả năng đáp ứng cho họ một cách nhanh chóng và đúng thời điểm Một nhà lãnh đạo tốt nhận biết được tầm quan trọng của mối quan hệ hài hòa và chủ động tạo ra bầu không khí thoải mái Kỹ năng giao tiếp bộc lộ khả năng nhiều mặt và ảnh
Trang 9hưởng không nhỏ tới sự thành công của công ty Khả năng lãnh đạo là một nghệ thuật trước công chúng Giao tiếp tốt và hiệu quả là yếu tố vô cùng quan trọng giúp bạn thành công Một khi bạn biết rõ tại sao bạn cần làm điều đó, bạn có thể thực hiện tốt điều đó và thậm chí có thể thu hút được mọi người
Như vậy, mối quan hệ giữa tố chất và kỹ năng có thể ví như điều kiện cần
và đủ cho thành công của nhà lãnh đạo Vì kỹ năng là sự rèn luyện nhưng được
hỗ trợ và cộng hưởng bởi tố chất tự nhiên, do đó, sự rèn luyện kỹ năng không mang đến kết quả giống nhau cho mọi người Tố chất lãnh đạo là xúc tác ở cấp số nhân, là chìa khóa của thành công vì nó là nền tảng của trí tuệ cảm xúc
4 Phân tích chân dung một người lãnh đạo thành công trên thực tế
Tình cờ quen biết Đặng Lê Nguyên Vũ - Tổng Giám đốc Công ty Cà phê Trung Nguyên
trong những lần uống cà phê Trung Nguyên tại Sài Gòn, tôi biết tới anh như là một con người tràn đầy khát khao và nghị lực Trải qua những thăng trầm trong cuộc sống và sự nghiệp, ở Đặng Lê Nguyên Vũ hội tụ nhiều phẩm chất của một nhà lãnh đạo thành công mà tôi thật sự cảm phục và trân trọng
Khát khao khẳng định mình với niềm đam mê cháy bỏng
Những năm 1990, thầy cô và các sinh viên Trường Đại học Tây Nguyên không ai không biết đến Đặng Lê Nguyên Vũ, chàng sinh viên khoa Y với nhiều ước mơ và hoài bão vượt ra phạm vi đất nước Trong anh luôn nung nấu ý tưởng kinh doanh Là nước xuất khẩu cà phê thứ 2 thế giới nhưng hình ảnh cà phê của Việt Nam không hề được biết đến Cà phê Buôn Ma Thuột là một trong những loại ngon nhất thế giới nhưng thực tế có được công nhận? Nhận thức như vậy, Vũ quyết định nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi Anh muốn chế biến ra loại cà phê ngon nhất và xuất khẩu ra thị trường quốc tế Tham vọng lớn lao ấy thôi thúc chàng
Trang 10sinh viên Y đến cháy bỏng Trình bày suy nghĩ với bạn bè để tìm sự chia sẻ, nhưng anh chỉ nhận được sự giễu cợt và cho là “thằng điên hạng nặng” với những ý tưởng vượt xa tầm với Tuy nhiên không ngần ngại, anh vẫn bắt tay thực hiện ý tưởng của mình.Anh thường tranh thủ ngày chủ nhật, lặn lội tìm đến các thương gia cà phê nổi tiếng ở khắp các tỉnh thành năn nỉ, thuyết phục họ truyền nghề Cứ vậy, anh tích lũy được vốn kiến thức sâu rộng về cà phê
Tháng 8 năm 1996, Cửa hàng Cà phê Trung Nguyên đầu tiên ra đời Với số vốn ban đầu ít ỏi và chiếc xe đạp cũ, anh đạp xe đi khắp nơi thu mua cà phê về rang, xay và bỏ cho các quán Nhiều người trong nghề đã cười nhạo khi thấy tất
cả hoạt động của Trung Nguyên từ khâu rang, xay đến chế biến… chỉ được thực hiện trong gian nhà gỗ vỏn vẹn 2,8m2 Họ cho rằng anh khó có thể theo kịp để mà cạnh tranh với họ Nhưng Vũ vẫn vững tin vào lựa chọn của mình Anh khẳng định: “Chỉ 6 tháng sau Trung Nguyên sẽ phát triển bằng một doanh nghiệp có thâm niên 10 năm tại thành phố này” Quả thực 6 tháng sau đó, cái tên Cà phê Trung Nguyên đã phát triển hơn cả một doanh nghiệp có thâm niên 20 năm tại thành phố Buôn Mê Sự đón nhận nhiệt tình và nhanh chóng của người tiêu dùng
đã tạo nên một hiện tượng Trung Nguyên trên mảnh đất đầy cạnh tranh ấy
Năng động và sáng tạo trong chiến lược kinh doanh
Trung Nguyên bắt đầu bùng phát mạnh và trở thành một trong những thương hiệu mạnh khi anh mở 6 quán Cà phê Trung Nguyên tại thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1998 Anh đã thuê một “bộ ba” địa điểm, mở ba quán cà phê gần nhau, một chiến thuật cho phép những người quản lý duy trì sự kiểm soát và thiết
kế, sự phục vụ và chất lượng của các quán cà phê Cách này cũng giúp cho chi phí quản lý và chi phí hàng tồn kho ở mức thấp Mỗi một quán cà phê thành công, anh mở thêm quán mới, tạo nên những “bộ ba” mới và anh gọi đây là phương thức “tam giác chiến lược”
Khi các quán ở thành phố Hồ Chí Minh làm ăn phát đạt, anh quyết định mở
rộng Trung Nguyên trên phạm vi toàn quốc bằng cách kinh doanh nhượng quyền.
Đến giữa năm 2002, chỉ sau 4 năm ra đời, Trung Nguyên đã có hơn 400 quán cà