1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác phẩm cánh đồng bất tận nhìn từ phân tâm học

14 521 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 113,5 KB

Nội dung

Lí thuyết về cổ mẫu archétype như là cốt yếu của tâm lí học các chiều sâu, yếu tố nền tảng của vô thức tập thể thực sự đã tạo nên một cú huých đáng kể trong nghiên cứu phê bình văn học..

Trang 1

MỞ ĐẦU

Phê bình phân tâm học là một trường phái nghiên cứu văn học rất phát triển ở phương Tây đầu thế kỷ XX Tuy vậy, nguồn gốc của phân tâm học lại không phải xuất phát từ các lí thuyết nghiên cứu văn hóa - văn học mà là từ chuyên ngành tâm lí, tâm bệnh học của bác sĩ người Áo S Freud Những phát hiện về tính dục và mặc cảm Oedipe của Freud đã thu hút được sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu nhân văn lúc bấy giờ Tiếp nhận ảnh hưởng từ Freud, một môn đệ xuất sắc của ông đồng thời cũng là người sớm ly khai để đẩy phân tâm học rẽ sang một hướng khác - nhà tâm lí học phân tích Thụy Sỹ K Jung, đã là người kéo phân tâm học tách khỏi bệnh lí học và hòa đồng lí thuyết này vào trong môi trường khoa học xã hội - nhân văn Lí thuyết về cổ mẫu (archétype) như là cốt yếu của tâm lí học các chiều sâu, yếu tố nền tảng của vô thức tập thể thực sự đã tạo nên một cú huých đáng kể trong nghiên cứu phê bình văn học Từ nền tảng lí thuyết của hai nhà bác học này, phân tâm học

đã phát triển thành rất nhiều hướng nghiên cứu, từ nghiên cứu văn hóa với tâm bệnh học tộc người (G Devereux), phân tâm học và Thiền (E Fromm), phân tâm học và folklore (V Dundes) đến các nghiên cứu về chủ đề (Ch Mauron, G Bachelard), nghiên cứu tác giả, tác phẩm (M Bonapart, J Delay,

J Bellemin-Noel), người đọc (N Holland),… trong nghiên cứu văn học Trong xu thế ấy, phân tâm học văn bản được ra đời như một sự cộng sinh giữa trường phái cấu trúc - kí hiệu học Pháp với phân tâm học Người khai sinh ra

nó là J Lacan với nhận định nổi tiếng: “Vô thức được cấu trúc như một ngôn ngữ”

Ở Việt Nam, phê bình phân tâm học được biết đến khá sớm, ngay từ những năm 30 của thế kỷ trước trong phê bình của Trương Tửu và Nguyễn Văn Hanh Phương pháp này hầu như vắng mặt sau năm 1945 ở miền Bắc bởi

sự thống ngự của phê bình xã hội học marxit, vốn rất kì thị phân tâm học Ở miền Nam, cũng có một số tác giả quan tâm đến phê bình phân tâm học, dịch, giới thiệu, ứng dụng như Vũ Đình Lưu, Nguyễn Văn Trung, Đàm Quang Thiện, Thanh Lãng Khi đất nước thống nhất, dưới định hướng lí luận marxit, phân tâm học lại trở nên vắng bóng trong đời sống văn học cả hai miền Chỉ sau Đổi mới (1986), cùng với xu thế dân chủ hóa văn học, phê bình phân tâm học mới nảy nở trở lại Và Đỗ Lai Thúy là người tiếp tục sau những đứt đoạn

ấy Cùng với chuyên luận Hồ Xuân Hương hoài niệm phồn thực, tập tiểu luận chuyên đề Bút pháp của ham muốn là những thám sát đáng kể của Đỗ Lai

Thúy trong lĩnh vực này

Trang 2

Từ sau năm 2000, hàng loạt các tác giả trẻ đã có những sáng tác để lại tiếng vang trên văn đàn của Việt Nam bằng các tác phẩm ít nhiều chứa yếu tố bản năng tính dục-một trong những yếu tố chủ yếu của nghiên cứu phân tâm học của S.Freud Có thể kể đến đó là Truyền thuyết quán tiên (Xuân Thiều), Đùa của tạo hoá (Phạm Hoa), Vũ điệu của cái bô (Nguyễn Quang Thân), Bóng đè (Đỗ Hoàng Diệu), Cánh đồng bất tận (Nguyễn Ngọc Tư),…

Trong tiểu luận này, chúng tôi quan tâm đến tác phẩm Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư và dùng lý thuyết phân tâm học để tìm hiểu về tác phẩm như một phương tiện, một cách tiếp nhận

Trang 3

NỘI DUNG

I LÝ THUYẾT PHÂN TÂM HỌC

1 Phân tâm học của S.Freud

Thuật ngữ “phân tâm học” do Sigmund Freud đặt ra vào năm 1896 Thời gian đầu, đó chỉ thuần tuý là một khoa học và là một phương pháp trị bệnh, sau, ảnh hưởng lan rộng sang địa hạt văn học, trở thành một phương pháp phê bình Với tư cách là một phương pháp phê bình, phân tâm học xem tác phẩm văn học như một thế giới huyễn tưởng trong đó, nhân vật có đời sống riêng, với những quy luật tâm lý riêng Tất cả mọi chi tiết được mô tả trong thế giới huyễn tưởng ấy đều được xem là những biểu tượng phản ánh những ước muốn âm thầm cũng như những dồn nén trong vô thức của tác giả Xin lưu ý, với các nhà phân tâm học, ‘vô thức’ không phải là sự thiếu vắng ý thức mà là một cõi riêng, một phần riêng trong cấu trúc tâm thức của con người, nơi chứa đựng những xung lực có tính bản năng và những ước mơ không thể thực hiện được, thậm chí, không thể chấp nhận được trong một xã hội được xem là văn minh Những xung lực và những ước mơ bị dồn nén này không ngừng tìm cách trồi lên vùng ý thức dưới nhiều hình thức nguỵ trang khác nhau và qua nhiều cách thức khác nhau, trong đó, những cách thức phổ biến nhất là nói tục, nói nhịu và đặc biệt, các giấc mơ Các nhà phân tâm học xem giấc mơ như cửa ngõ chính dẫn vào thế giới vô thức Các nhà phê bình theo khuynh hướng phân tâm học xem tác phẩm văn học y như một giấc mơ: nếu giấc mơ là một sự hoàn thành trá hình những ước muốn bị dồn nén của con người, tác phẩm cũng chỉ là hình thức thăng hoa của các ẩn ức từ trong vô thức và từ thời thơ ấu

Hoạt động của giấc mơ - cũng như của tác phẩm văn học – có thể được tóm gọn vào hai quá trình chính, “dồn nén” và “hoán vị” Trong quá trình

“dồn nén”, vô số các ước mơ, các ẩn ức và các mặc cảm khác nhau sẽ được kết tập vào một hình thức biểu hiện nhất định, sau đó, hình thức biểu hiện này

sẽ được nguỵ trang, tức được hoán chuyển sang một hình thức khác phù hợp với các quy ước đạo đức và văn hoá của xã hội Hai quá trình “dồn nén” và

“hoán chuyển” này tương tự hai cấu trúc “hoán dụ” (dồn nén ý nghĩa lại theo nguyên tắc tương đồng) và “hoán dụ” (hoán chuyển ý nghĩa này sang ý nghĩa khác theo nguyên tắc tương cận) mà Roman Jakobson đã phát hiện như hai cái trục chính trong sinh hoạt ngôn ngữ nhân loại Chính vì sự tương tự này, Jacques Lacan đã đi đến một kết luận nổi tiếng: “vô thức cũng được cấu trúc như ngôn ngữ.” Với công thức này, Lacan trở thành một đại biểu của phân

Trang 4

tâm học theo khuynh hướng cấu trúc luận Tuy nhiên, sau đó, ông đã đi xa hơn về hướng hậu cấu trúc luận khi ông không dừng lại ở hai trục ẩn dụ và hoán dụ mà còn cho ngôn ngữ được hình thành từ những cái biểu đạt (signifiers) hơn là các ký hiệu (signs) với những ý nghĩa cố định Ví dụ, nếu chúng ta nằm mơ thấy một con ngựa; con ngựa ấy sẽ không phải là một ký hiệu theo ý nghĩa mà Ferdinand de Saussure thường dùng, mà nó chỉ là một cái biểu đạt từ đó, chúng ta có thể diễn dịch ra nhiều cái được biểu đạt, tức nhiều ý nghĩa khác nhau Vô thức, bởi vậy, với Lacan, là một chuỗi vận động liên tục của các cái biểu đạt, ở đó, những cái được biểu đạt thường bị đèn nén, không vươn lên tầm ý thức được Bị tác động bởi vô thức, chúng ta sẽ không bao giờ nói được hoàn toàn đúng những gì chúng ta muốn nói: mọi diễn ngôn đều ít nhiều mang tính nói nhịu, do đó, mơ hồ, hơn nữa, hàm hồ Ý nghĩa luôn luôn là cái gì dở dang, lẫn lộn giữa những yếu tố có tính truyền thông và những yếu tố phi truyền thông, vừa sáng rõ vừa tăm tối, vừa ngỡ như có thể nắm bắt được lại vừa phấp phới bay ra xa Quan niệm này dẫn dến một quan niệm khác về ngôn ngữ: giống các nhà cấu trúc luận khác, Lacan tin ngôn ngữ

là cái gì không hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của cá nhân: ngôn ngữ có trước chúng ta, luôn luôn có sẵn ở đâu đó để chờ đợi chúng ta Ðiều này có nghĩa là vô thức không phải được cấu trúc như ngôn ngữ mà còn là sản phẩm của ngôn ngữ Ðây chính là một trong vài sự khác biệt lớn nhất giữa Lacan và Freud: Trong khi Freud nhấn mạnh vào các yếu tố sinh lý, Lacan nhấn mạnh vào yếu tố ngôn ngữ: với ông, không có bất cứ một chủ thể nào độc lập với ngôn ngữ Trong khi Freud quan tâm một cách đặc biệt đến mối quan hệ giữa bản tính tự nhiên và văn hoá, ở đó, theo ông, ưu thế sẽ thuộc về văn hoá, Lacan quan niệm cái gọi là bản tính bẩm sinh là cái gì không thể nhận diện được trọn vẹn vì nó luôn luôn bị ảnh hưởng bởi cái ngôn ngữ mà chúng ta sử dụng: với ông, con người vừa không bao giờ có thể được định nghĩa trọn vẹn lại vừa không thể trốn thoát được các định nghĩa: mỗi người luôn luôn ở trong quá trình tự tìm chính mình Sự khác biệt này lại dẫn đến một khác biệt khác nữa Trong khi Freud hay nói đến bản năng và những xung lực từ vô thức, Lacan lại hay nói đến những ước mơ: với ông, ước mơ là cái gì có tính bản thể luận, một cuộc đấu tranh nhằm vươn lên cái toàn thể hơn là gắn liền với những xung lực tính dục Mọi ước mơ đều gắn liền với sự thiếu hụt Ngay chính ngôn ngữ con người cũng hoạt động trên sự thiếu hụt ấy: điều kiện để

từ ngữ có ý nghĩa là sự vắng mặt của cái được biểu đạt và sự loại trừ vô số những cái biểu đạt khác

Trang 5

Lý thuyết phân tâm học thay đổi, phê bình dưới nhãn quan phân tâm học cũng thay đổi theo Thoạt đầu, các nhà phê bình phân tâm học ‘cổ điển’ xem tác phẩm như một biểu hiện hoặc một phản ánh vô thức, do đó, cho công việc chính của phê bình là phân tích văn bản để nhận diện những gì giấu kín trong vô thức của tác giả Sau, phần lớn xem tác phẩm như một công trình sản

xuất, một thứ production, hơn là product, ở đó, nhiệm vụ chính của nhà phê

bình không phải là ‘đọc’ cái văn bản có sẵn mà là cố gắng khám phá quá trình hình thành của văn bản, không phải tìm xem văn bản nói cái gì mà là nhằm phát hiện văn bản ấy được tạo dựng như thế nào Trong công việc khám phá

và phát hiện ấy, nhà phê bình cần chú ý đến những ‘triệu chứng’ tương đối bất bình thường như những sự bóp méo, sự vắng mặt hay sự lặp lại… của một số yếu tố nào đó trong văn bản Trước, người ta chỉ tập trung truy nguyên diện mạo vào tác giả; sau, từ thập niên 1950, một số nhà phân tâm học chuyển hướng phân tích từ tác giả sang độc giả Theo Norman Holland, nguồi suối của mọi niềm vui do văn học mang lại là, qua việc đọc tác phẩm - một hế thống được mã hoá, chúng ta có thể hoán chuyển những ước muốn từ vô thức thành những ý nghĩa văn hoá mà mọi người có thể chấp nhận được Ðọc, như vậy, với Holland, trước hết và trên hết, là một hành động tái tạo bản sắc của chính độc giả Trong công việc tìm hiểu tác giả, trước, người ta chỉ tập trung vào vô thức cá nhân; sau, dưới ảnh hưởng của Carl Jung, người ta còn quan tâm đến cả vô thức tập thể, từ đó, dẫn đến lý thuyết phê bình cổ mẫu (archetypal criticism), như một bước phát triển lệch hướng của Phê Bình Mới, với đại biểu chính là Northrop Frye Bên cạnh đó, Harold Bloom dùng lý thuyết về mặc cảm Oedipus của Freud để hình dung lịch sử văn học như một cuộc “đấu tranh” giữa các thế hệ cầm bút: người nào cũng lo lắng và nung nấu khát vọng thoát khỏi cái bóng của một bậc tiền bối hay đàn anh nào đó mà mình ái mộ Theo Bloom, bất cứ bài thơ nào cũng có thể được đọc như một

nỗ lực thoát ra khỏi ảnh hưởng của những bài thơ được sáng tác trước đó; nói cách khác, mọi bài thơ đều được viết lại từ những bài thơ khác; ý nghĩa của một bài thơ, do đó, là một bài thơ khác

2 Tâm thần bộ trong phân tâm học của Freud

S.Freud cho rằng cấu trúc nhân tính hay ngã tính của con người gồm 3 phần: Bản năng (id), Ngã tính (ego) và Siêu ngã (superego) Bản năng được xem là cội nguồn nhân tính của con người Ở đó tích luỹ các nguồn năng lượng và cung cấp năng lượng cho các hoạt động tâm lí như ý thức (ego) và siêu thức (superego) Khi nguồn năng lượng gia tăng, khiến cho bản năng

Trang 6

bùng phát mạnh tạo thành những cú sốc (choc) tâm lí khó chịu, căng thẳng, bực tức… Ngược lại, sự giải toả các căng thẳng và quy giảm năng lượng trở

về trạng thái ổn định, thư giãn … là con đường đưa đến phaans khích, khoái lạc Do đó, Freud cho rằng con người sinh ra với bản năng thuộc về vô thức,

đó là bản năng tình dục hay bản năng sống(Eros-Libido) và bản năng chết (Thanatos) Bản năng tình dục là cội nguồn, là năng lượng kich thích tình dục chi phối đời sống nội tâm Nó vừa là sự phát triển tình dục ở người lành mạnh vừa được mở rộng đến các hoạt động khoa học, mỹ thuật của cá nhân, lại vừa

là căn nguyên của bệnh lí Freud cho rằng trong đời sống tâm thần cá nhân

luôn có sự xung đột giữa cái đó và cái tôi Từ sự xung đột ấy, xảy ra 3 trạng thái khác nhau: 1) Nếu cái đó thắng cái tôi sẽ xảy ra sự suy đồi tình dục, 2) Nếu cái tôi thắng cái đó sẽ xảy ra tình hình bình thường, 3) Nếu cái đó và cái tôi thoả hiệp sẽ sinh ra triệu chứng của bệnh tâm thần.

3 Các dạng mặc cảm trong phân tâm học của Freud

S.Freud thừa nhận rằng phân tâm học là lý thuyết về vô thức qua hàng loạt khái niệm như: mặc cảm tính dục ấu thơ, Mặc cảm Oedipe và Mặc cảm hoạn

Mặc cảm tính dục ấu thơ, theo Freud, con người có từ khi vừa mới sinh

ra Nó quy định cư xử của con người cho đến lúc già

Mặc cảm Oedipe à nhấn mạnh đến motip giết cha lấy mẹ của Oedipe và ông cho rằng mỗi cá nhân đều có những ham muốn như Oedipe và run sợ trước những ham muốn ấy Mặc cảm này có ở người lớn chẳng qua là sự lặp lại cảm giác đó ở đứa trẻ Ông cho rằng đối tượng tính dục đầu tiên của đứa

bé là bâu vú mẹ, sau đó, thay bú tay, nó mút tay, dùng mồm cũng như hậu môn là những cách tự thoả mãn Đến lúc nó bỏ tự thoả mãn, thay đối tượng từ thân thể mình bằng đối tượng bên ngoài mình, khi ấy đứa bé đồng nhất hoá những đối tượng khác nhau trong hình ảnh của người mẹ

Mặc cảm hoạn: mặc cảm Oedipe liên quan chặt chẽ đến mặc cảm khác

là mặc cảm hoạn, một phản ưng đối với những sự bó buộc do người cha đưa

ra để ngăn cản những biểu hiện tính dục ở đứa con trai Mặc cảm này, theo Freud lí giải có thể đã xuất hiện từ thời con người còn sống thành bầy đàn Freud nói đến việc cấm chỉ loạn luân gắn liền với việc lấy vợ ngoài thị tộc,

sinh ra tục thờ Totem Mặc cảm này có liên quan đến việc cắt da quanh qui

đầu vào thời đồ đá cũ đối với tất cả các chàng trai ở độ tuổi dậy thì Đối với

Trang 7

các cô gái thì cảm thấy thiếu dương vật nên thường cảm thấy ganh tị, kém cỏi hơn so với con trai Cũng cần nói thêm từ hoạn cũng thường gợi lên một sự mất mát, tổn thương, xâm phạm đến tính toàn thể của cơ thể

II TÁC PHẨM CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN NHÌN TỪ LÝ THUYẾT PHÂN TÂM HỌC

1 Thế giới nhân-vật-tính-dục-bản-nguyên

Người vợ của Út Vũ, "người đàn bà có cái cười làm lấp lánh cả khúc sông" thường "thở dài khi tắm, khi nước trôi dài trên làn da trắng như bông bưởi" trong những ngày dài chồng đi chuyến Và rồi một ngày, chị đã "oằn uốn người" dưới tấm lưng của người đàn ông bán vải dạo "Họ cấu víu Vật vã Rên xiết"

Người đàn bà Bàu Sen, người đàn bà bị chồng bỏ để đi theo vợ bé, "ba năm vắng bóng đàn ông", "một mình nhìn gương, tự ve vuốt và yêu lấy

mình"… Giữa mùa đại hạn ấy, một buổi chiều, anh thợ mộc Út Vũ như cơn

mưa rào bất chợt đến Chiêm ngưỡng trộm cảnh Út Vũ tắm, "nước mỏng tang tràn qua những thớ thịt đỏ au", "chị chợt giật thót người, cài vội chiếc nút áo bung ra vì không chịu nổi đôi vú căng tức" Chiến dịch giữ chân con mồi bắt mắt được thực hiện Chị không để ý gì nữa, "chị đang ưng bụng, ngây ngất tràn trề trong mắt" Rồi những lúc "bưng nước ra", những lúc "kêu nghỉ tay ăn bánh, anh thợ à" là "tiếng bào trượt trên ván ọt ẹt ngừng lại, buổi trưa im phắc Và đống dăm bào bị dẫm tạo ra âm thanh lạo xạo lao xao lào xào"

Và "chị đĩ" Sau chuỗi ngày bướm chán ong chường, vẫn "cần nhiều hơn,

nhiều hơn, nhiều khủng khiếp, tưởng như chị có thể ngốn ngấu, bào mòn tất

cả đàn ông trên thế gian này Lúc đầu là kiếm sống, nhưng lâu dần, sự chung

đụng của thể xác làm chị nghiện" Ngày đầu dừng chân nơi quán trọ Út Vũ,

chị bị hớp hồn bởi "người đàn ông đang vồng lưng trong nắng sớm", "đẹp trai

dễ sợ" Chị "tìm mọi cách để sà vào" Và rồi trong cái chòi nhỏ trên bờ, nơi có người đàn ông tuổi tứ tuần ấy, phát ra "tiếng sột soạt rạo rực" khi chị táo tợn tách hai đứa nhỏ cùng chiếc ghe để lên đó Rồi "Chị bước ra khỏi chòi, khoan khoái vươn vai Sự ưng ý, mãn nguyện lấp lánh trên khoé mắt Khuôn mặt chị tràn ngập ánh sáng" "Rồi chị giành nấu cơm Chị xoắn tay áo lên hì hụi thổi lửa ( ) Trông chị như bà vợ tảo tần"

Đến lượt, trước "chị đĩ", trước những đưa đẩy lả lơi đầy chủ ý của chị, bản năng tính dục nơi hai người đàn ông cán bộ ấp xã đã bùng phát "Một người

nuốt nước miếng, ánh nhìn ham muốn như mũi kim thò ra khỏi bọc, lơ láo Mắt ông ta lột trần chị"

Trang 8

Rồi trước nhân vật "tôi", một đứa con gái mới lớn với vẻ đẹp trời phú, những người đàn ông không ngăn nổi cái nhìn thèm khát "Bằng mắt, họ sờ soạng khắp người tôi Ánh mắt giống bàn tay của ông xẩm mù mà tôi từng gặp, đụng chỗ nào cũng dừng lại, vuốt vuốt bóp bóp (chắc là cho dễ hình dung), rồi lần dò tới một chỗ khác, rờ nắn mê miết" Và sau cuối, lũ thằng Hận đã từ "ngỡ ngàng" "thảng thốt" đến "lau dãi ròng rãi trên khoé miệng" và sau cuối "ghì ngửa trên mặt ruộng bì bõm nước" "con nhỏ đẹp quá"

Dục tình là một phần tất yếu của cuộc sống Phần chìm vô thức này như

khối nham thạch luôn chờ cơ hội để trào vọt Năng lượng Libidô là xung năng tạo nên sự sống ở mỗi người Nhu cầu thỏa mãn tình dục của con người là nhu

cầu rất người "Kiểu yêu tinh thần để nhìn nhau, để nắm tay, vuốt tóc, để nín

nhịn và hy sinh chỉ tồn tại trong văn chương" "Dục tình và xác thịt không xấu

xa, không đáng bị khinh bỉ" Tuy nhiên nếu con người cứ hồn nhiên để cái

ấy (id) vô tư chiến thắng cái tôi (ego) thì hậu quả thật khôn lường Với người

vợ Út Vũ, đó là chị phải ra đi, "để bi kịch chất đống lên những người ở lại" Với những người đàn ông quê mùa, đó là "mớ tiền công ít ỏi suốt một ngày làm việc quần quật", hay "những món tiền cắm câu đêm đêm, tiền bán lúa, dừa khô hay những buồng chuối chín", hay "một triệu hai" trong tổng số hai triệu "vốn vay xoá đói giảm nghèo" biến mất cùng người tình chớp nhoáng của mình, để rồi về nhà ngậm ngùi ngồi nhìn "vợ con bu quanh nồi khoai luộc trong nhập nhoạng nắng chiều" Với "chị đĩ", đó là cơn "chết lặng trong nỗi ngượng ngùng" của thằng con trai mười bảy tuổi khi nó bị bàn tay người đàn

bà trải đời "táo tợn làm gì đó" nơi phần bụng dưới trong nước Với những người thoáng chốc "rũ cái sột, sạch trơn" để đi theo người tình, đó là bất tận

"đau lòng người ở lại" Với những người đàn bà đánh đổi gia đình, ruộng vườn, làng xóm, cả đứa con nhỏ để chạy theo Út Vũ, đó là nỗi bẽ bàng bị bỏ rơi ("và cộng thêm niềm đau vỡ của những người quây quanh họ" "thấu qua những tầng mây"), là "con đường quay về bị bịt kín" Đối với lũ thằng Hận,

đó là tia hy vọng "le lói nhìn thấy con đường dẫn đến cuộc sống bình -thường" của một đứa con gái mới lớn "chẳng phải bình -thường" đã bị dập tắt Tính dục mang giá trị mỹ học và nhân văn là tính dục nhằm tôn vinh con người, khai phóng năng lực tiềm ẩn của con người, giúp họ thức nhận đầy đủ giá trị của mình, tận hiến và tận hưởng cuộc sống trong sự bao bọc của những cảm xúc thiêng liêng Con người sẽ tự nhục mạ mình khi thả lỏng theo sự sai

khiến củaxung động bản năng, trật xa cái trục ego mình, không biết dung hòa giữa nguyên tắc khoái lạc và nguyên tắc thực tại, biến cấu trúc nhân cách của mình thành khuyết thiếu.

Trang 9

Trong Cánh đồng bất tận, các nhân vật đã điểm với bản năng tính dục không được kiểm soát, tình dục ở họ không là sự thăng hoa của tình yêu,

mà chỉ hoặc là phương tiện để đổi chác, hoặc làhành vi tìm khoái lạc, bất

chấp đạo lý, bổn phận và trách nhiệm, họ do vậy, vừa đáng cảm thông, vừa

cần được cảnh báo để rồi được thanh lọc, giải thoát.

2 Ám ảnh tuổi thơ

Hai chị em Nương và Điền - hai đứa trẻ vô tội, đặc biệt là Điền

trong Cánh đồng bất tận, sau cuối đã phát triển không bình thường về tâm sinh lý Ngoài nguyên nhân là khắc khoải nỗi mặc cảm về "sự trừng phạt", sự

"báo ứng", là việc bị "đẩy trượt dài vào nỗi thiếu thốn triền miên": thiếu vật chất, thiếu đồng loại, thiếu tình mẹ, thiếu cả tình cha dẫu có cha kề cạnh, thiếu

quyền được đến trường, phải tự học cách để lớn lên ; còn là dư chấn tất yếu của những va chấn tâm sinh lý dữ dội buổi thiếu thời - những va chấn bởi những cảnh tượng, những âm thanh, những niềm mà chúng bất đắc dĩ phải nhìn thấy, nghe thấy, và nghĩ Đó là cảnh tượng "trên chiếc giường tre quen

thuộc, má oằn uốn người dưới tấm lưng chơm chởm những nốt ruồi Họ cấu víu Vật vã Rên xiết" Đó là cảnh những đôi người "khi không còn mảnh vải nào trên người họ vẫn điềm nhiên cười khúc khích và uốn éo thân mình" mà tối nào mua ruợu cho cha, chúng cũng ngang qua Đó là "tiếng sột soạt rạo rực trong cái chòi nhỏ trên bờ" khi "chị đĩ" lên chòi cùng cha Đó là "đống dăm bào bị dẫm tạo ra âm thanh lạo xạo lao xao lào xào" khi người đàn bà Bàu Sen bị chồng bỏ ở chỗ cha làm mộc Đó là niềm "cay đắng" với cảm giác cha "quắp lấy" những người đàn bà "vùi mặt vào da vào thịt, ngấu nghiến mà lòng cha lạnh ngắt", “cha làm chuyện đó thì cũng giống như mấy con vịt đạp mái…”, thậm chí "nhạt nhẽo hơn cả việc quan hệ theo mùa, theo bản năng, trong cha không còn một chút cảm xúc nào, nét mặt tràn ngập những rắp tâm, chưa gặp mặt đã tính chuyện phụ phàng"

Và thế là hai đứa trẻ từ lúc nào đã trở nên "kỳ dị, đến mức nhiều khi tự giật mình" Chúng "quái dị" "chẳng phải những đứa trẻ bình thường" Cái gì đến nhất định phải đến Một ngày "thằng Điền nổi loạn" Dấu hiệu bắt đầu từ một bữa trong xóm đê, tình cờ ngó đôi chó nhảy nhau, thằng Điền "cầm đoạn cây xông đến quất đôi chó tới tấp" "Hai con chó kêu la thống thiết, hoảng loạn,

xà quần trong đám bụi đất Đau đớn cùng cực, chúng rúc vào chân đống rơm, nhưng không chịu rời nhau Con đực phục đầu sát đất, rên rỉ, nước dãi chảy ròng Không chạy hả Bốp Không chạy nè Bốp Thằng Điền gào lên Cây trúc giập nát Tôi giữ tay Điền lại bảo, “Ác với tụi nó chi vậy, cưng”, thấy nước mắt bê bết trên mặt em tôi" "Dục tình và xác thịt không xấu xa, không

Trang 10

đáng bị khinh bỉ" nhưng đã bị Điền khinh bỉ, ghê tởm, coi đó là nguồn cơn của mọi bi kịch, của sóng gió đã cồn lên bất tận với chị em nó Rồi "Điền chối

bỏ niềm vui được trở thành một người đàn ông thực thụ Nó tự kìm hãm bản năng trỗi dậy mạnh mẽ ở tuổi dậy thì bằng tất cả sự miệt thị, giận dữ, căm thù

Nó phản kháng bằng cách trút sạch những gì cha tôi có, cha tôi làm Giãy dụa đến rã rời, nhiều bữa, nó dầm mình dưới ao đến khi người tái nhợt Nó chạy như điên trong đêm, trên những bờ ruộng mướt cỏ đến khi mỏi nhừ, gục xuống Rồi nằm xoãi trên đồng, tả tơi" "Điền mười sáu tuổi đã lạnh ngắt Nó dửng dưng nhìn những đứa con gái làm cỏ lúa, quần xoắn cao, đùi non mởn Đôi lúc bắt gặp những đôi người quấn nhau giữa các chòi ruộng hay lùm cây,

nó khinh khỉnh cười khào"

Một nhân cách phát triển bình thường là nhân cách biết dung hòa, điều tiết

giữa nguyên tắc khoái lạc và nguyên tắc thực tại Ngược lại với những nhân vật tính dục đã điểm ở trên, Điền, do oằn mình đau đớn vì gánh ám ảnh, nên

đã một mình đi về phía cực đoan khác, đó là hòng lấy nguyên tắc thực tại áp chế, triệt tiêu nguyên tắc khoái lạc, thay vì sở hữu thứ bản năng có sức tái sinh là nỗ lực tự hủy hoại để nhận về mình bản năng chết.

3 Nhân vật Điền với "mặc cảm Ơđíp" và "mặc cảm tàn phế"

Mẹ bỏ đi, bố bỏ mặc, Điền cùng chị gái như cây hoang tự gồng mình về phía ánh sáng mặt trời để cầm cự "Chị đĩ" xuất hiện, rồi mặc dù đã là người của cha, nhưng bao nhiêu tình yêu của một đứa con giành cho mẹ vẫn được Điền dốc hết cho chị Mười bảy tuổi, Điền yêu "chị đĩ" bằng tình yêu vô điều kiện "Điền có những ngày bối rối Nó hay hỏi tôi, “người ta thương mẹ ra làm sao?” Mặt nó dãn ra, khi biết cây kẹp tóc, trái dừa tươi hay con cá thác lác… mà nó dành cho chị cũng giống hệt như người ta vẫn thường cho mẹ

Và niềm nhớ lúc đi xa, nỗi khao khát được nằm gần, được dụi mũi mình vào

da thịt người đó… cũng tự nhiên như ý nghĩ bình thường nhất của những đứa con" Vào cái đêm phát ra "tiếng sột soạt rạo rực trong cái chòi nhỏ trên bờ" khi "chị đĩ" tách khỏi ghe lên chòi cùng cha, "Điền đã mệt mỏi thiếp đi, nó nằm co quắp, hai tay kẹp giữa đùi, mặt buồn như phủ một lớp sương giá" Rồi

chứng kiến cảnh chị bị cha làm nhục bằng cách trả tiền vụ hồi đêm, sợ chị

buồn, Điền đã cùng Nương rủ chị đi câu Suốt buổi, không dính con cá nào, Điền đã làm chị vui bằng cách "lặng bắt con cá rô lội xuống mương, lặn sâu, móc cá vô lưỡi câu của chị"

"Điền đuổi theo chị, và chị thì chạy theo cha"

Ngày đăng: 10/01/2019, 20:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w