1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Tiếp nhận tác phẩm Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư

67 2,3K 22

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 1,11 MB

Nội dung

Ý tưởng về vai trò sáng tạo của cá nhân trong việc nhận thức thế giới đã được mỹ học tiếp nhận tiếp thu, đặt vào trung tâm chú ý vấn đề sự tồn tại của tác phẩm như là kết quả giao tiếp g

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Lí luận văn học

Người hướng dẫn khoa học:

TS MAI THỊ HỒNG TUYẾT

HÀ NỘI - 2017

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành, sâu sắc của mình tới cô giáo hướng

dẫn TS Mai Thị Hồng Tuyết – giảng viên tổ Lí luận văn học, người đã tận tình

giúp đỡ hướng dẫn em hoàn thành khoá luận này

Em xin chân thành cảm ơn thầy cô trong tổ Lí luận văn học cùng toàn thể các thầy cô trong khoa Ngữ Văn – Trường ĐHSP Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập, nghiên cứu

Hà Nội, ngày 4 tháng 5 năm 2017

Sinh viên

Nguyễn Ngọc Châu

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những nội dung đã trình bày trong khoá luận này là kết quả

nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của TS Mai Thị Hồng Tuyết

Đề tài này không trùng với kết quả của tác giả khác Tôi xin cam đoan rằng:

- Khoá luận là kết quả nghiên cứu, tìm tòi của riêng tôi

- Mọi tư liệu trích dẫn trong khoá luận là hoàn toàn trung thực

Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nội, ngày 4 tháng 5 năm 2017

Sinh viên

Nguyễn Ngọc Châu

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 1

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4

4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 4

6 Ý nghĩa của khóa luận 5

7 Bố cục khóa luận 5

NỘI DUNG 6

Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MỸ HỌC TIẾP NHẬN 6

1.1 Sự ra đời của mỹ học tiếp nhận 6

1.2 Sự giới thiệu và vận dụng lí thuyết tiếp nhậ n ở Việt Nam 12

1.3 Một số thuật ngữ cơ bản khi nghiên cứu mỹ học tiếp nhận 21

Chương 2 CÁC KHUYNH HƯỚNG TIẾP NHẬN TÁC PHẨM CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ 24

2.1 Tiếp nhận Cánh đồng bất tận từ góc nhìn xã hội học dung tục 24

2.1.1 Khái quát về khuynh hướng xã hội học dung tục trong tiếp nhận văn học 24

2.1.2 Vấn đề tiếp nhận Cánh đồng bất tận từ góc nhìn xã hội học dung tục 24

2.2 Tiếp nhận Cánh đồng bất tận từ góc nhìn phân tâm học 27

2.2.1 Khái quát về khuynh hướng tiếp nhận tác phẩm văn học từ lí thuyết phân tâm học 27

2.2.2 Vấn đề tiếp nhận Cánh đồng bất tận từ lí thuyết phân tâm học 28

2.3 Tiếp nhận Cánh đồng bất tận từ lí thuyết nữ quyền 32

2.3.1 Khái quát về phê bình nữ quyền 32

2.3.2 Vấn đề tiếp nhận Cánh đồng bất tận từ lí thuyết nữ quyền 34

2.4 Tiếp nhận Cánh đồng bất tận từ góc nhìn văn hoá 39

2.4.1 Khái quát về khuynh hướng nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa 39

2.4.2 Vấn đề tiếp nhận Cánh đồng bất tận từ góc nhìn văn hóa 40

Trang 5

2.5.1 Khái quát về thi pháp học 43

2.5.2 Vấn đề tiếp nhận Cánh đồng bất tận từ lí thuyết thi pháp học 45

2.6 Tiếp nhận Cánh đồng bất tận từ góc nhìn liên văn bản 51

2.6.1 Khái quát về lí thuyết liên văn bản 51

2.6.2 Vấn đề tiếp nhận Cánh đồng bất tận từ lí thuyết liên văn bản 52

KẾT LUẬN 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Mĩ học tiếp nhận ra đời ở Đức vào những năm 60 và hưng thịnh vào những năm 70 của thế kỷ 20, lan tỏa ra nhiều nước trên thế giới và thu được những thành tựu nghiên cứu quan trọng, tiêu biểu là ở Mĩ, chủ yếu chịu ảnh hưởng tư tưởng của Iser đã hình thành nên khuynh hướng Phê bình theo phản ứng người đọc Với việc đề cao vấn đề tiếp nhận, vai trò tiếp nhận của độc giả của mĩ học tiếp nhận

đã góp phần giải quyết những bế tắc trong giới nghiên cứu văn học thời kì đó Lí thuyết về mĩ học tiếp nhận đã lan ra rất nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam Sự giới thiệu và vận dụng mĩ học tiếp nhận ở Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu cũng như giải quyết những vấn đề văn học phức tạp và gây nhiều tranh cãi

1.2 Hơn ba mươi năm trở lại đây, văn học Việt Nam có nhiều biến chuyển đa dạng và phức tạp Khác với văn học của những thời kì trước, văn học thời kì này đã thể hiện những cái nhìn mới về hiện thực đời sống, về con người Đề tài thay đổi và

mở rộng, cảm hứng đời tư, thế sự được đề cao Cái nhìn của tác giả cũng có sự thay đổi, hiện thực được khai thác sâu hơn, chân thực hơn, đa chiều hơn Bởi thế văn học thời kì này có những màu sắc phong phú đồng thời cũng từng gây nhiều tranh luận Trong nền văn học Việt Nam thời kì đổi mới, khoảng mười năm đầu thế kỷ XXI người yêu văn chương cũng như giới phê bình nghiên cứu không còn xa lạ với Nguyễn Ngọc Tư Tên tuổi của chị gắn với những tác phẩm có dấu ấn với bạn đọc

và giới phê bình Cánh đồng bất tận là một tác phẩm thành công nhất của Nguyễn

Ngọc Tư và được coi là một trong những hiện tượng văn học phức tạp và chưa bao giờ giới phê bình hết tranh cãi

Cũng chính vì lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Tiếp nhận tác phẩm Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư” để nghiên cứu với mục đích tìm hiểu thêm về các hướng tiếp nhận truyện ngắn Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư

2 Lịch sử vấn đề

Nguyễn ngọc Tư là một nữ nhà văn trẻ của Hội nhà văn Việt Nam, chị được

Trang 7

Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976, hiện tại chị đang sống và công tác ở Đầm Dơi, Cà Mau Là một nhà văn trẻ nhưng số lượng tác phẩm của chị khá phong phú với

khoảng 10 tác phẩm được xuất bản như: “Ngọn đèn không tắt” (2000), “Ông

ngoại” (2001), “Biển người mênh mông” (2003), “Giao thừa” (2003), “Nước chảy mây trôi” (2004), “Cái nhìn khắc khoải Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư” (2005),

“Cánh đồng bất tận” (2005)… Đến thời điểm sau này chị vẫn tiếp tục sáng tác như

tập truyện ngắn “Gió lẻ và 9 câu chuyện khác” (2008), “Yêu người ngóng núi” (2009), “Khói trời lộng lẫy” (2010)

Nguyễn Ngọc Tư viết cả truyện ngắn và tạp văn Tuy nhiên, truyện ngắn vẫn được người đọc quan tâm hơn cả Bởi nhiều lí do mà cho đến nay những bài luận nghiên cứu về tác phẩm còn chưa nhiều

Cho đến bây giờ, giới phê bình vẫn còn dè dặt khiêm tốn trong việc tiếp cận đánh giá sáng tác của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư Do vậy chúng tôi cũng chỉ mới thu thập được một số bài viết, ý kiến đánh giá của một số tác giả trên các tạp chí, các

bài đăng trên báo điện tử Hầu hết đó là những bài viết nhằm khẳng định giá trị của tác phẩm như: Ông Trần Hữu Dũng (Việt kiều Mĩ), một giáo sư yêu văn học nước

nhà và đặc biệt say mê văn chương của nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư đã lập trang

web Văn học và giáo dục trong đó có hẳn một tủ sách của Nguyễn Ngọc Tư Trong

đó ông viết: “Nguyễn Ngọc Tư - Đặc sản miền Nam” là một bài viết vô cùng đặc

sắc Ông cho rằng: “trong văn chương Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta, ở khắp mọi phương trời, tìm được quê hương nơi tâm tưởng, những tình tự ngủ quên trong lòng mình, những kỉ niệm mà mình tưởng như không ai chia sẻ…” Trên báo Văn nghệ số

39 ra ngày 24 tháng 9 năm 2005, tác giả Hoàng Thiên Nga có bài: “Đọc Nguyễn

Ngọc Tư qua Cánh đồng bất tận” Tác giả đề cập đến: “Các nhân vật trong truyện

đầy tính thiện nhưng cái vòng luẩn quẩn của đói nghèo, dốt nát, lam lũ và điều kiện sống ngột ngạt tù túng xô đẩy người này là nạn nhân của người kia” Trong bài viết

“Cánh đồng bất tận và những vấn đề liên quan” của tác giả Hà Quảng đăng trên trang EVăn của báo điện tử Vnexpress.Net, tác giả đã nhận xét : “Các nhân vật

trong Cánh đồng bất tận không phải nhân vật hiện lên trần trụi, hiện sinh Con

Trang 8

người hành xử theo bản năng nhiều hơn là ý thức xã hội Mà ai cũng có cái tốt cái xấu chứ không hoàn toàn xấu Ta gặp họ không ít lần trong cuộc đời và họ không đáng làm ta xa lánh chứ không nói là đáng lên án” Tạp chí Phật giáo số 11 ra ngày

28 tháng 12 năm 2005 có bài viết: “Nỗi đau trong Cánh đồng bất tận” của tác giả

Thảo Vy nói về màu sắc Phật giáo trong tác phẩm “nỗi hận”, “sự sợ hãi”, “sự hổ thẹn”, “sự tối tăm” Qua đó thấy được thông điệp mà tác giả gửi đầy chất nhân văn

Bên cạnh đó là các bài báo và ý kiến bạn đọc xoay quanh vấn đề phủ định giá trị tác phẩm và kiểm điểm nữ nhà văn được đăng trên báo Tuổi trẻ, Tiền phong,

các trang web… Trên báo Tuổi trẻ số ra ngày 21 tháng 4 năm 2006 có bài viết

“Nguyễn Ngọc Tư bị kiểm điểm nghiêm khắc vì điều gì?” Bài báo đã trích dẫn báo

cáo số 35 ngày 27-3-2006 của Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Cà Mau về những hạn chế của truyện ngắn như: miêu tả cái xấu của xã hội nông thôn, câu từ hơi nặng nề, để

ám chỉ con người bần cùng túng quẫn; Cánh đồng bất tận thiếu tính tư tưởng, giáo

dục xã hội, giáo dục con người… Cùng với một số bài báo khác như: “Cánh đồng

bất tận không phản động nhưng…” đăng trên báo Tuổi trẻ, số ra ngày 8 tháng 4

năm 2006 của tác giả Trần Đức

Ngoài ra, qua tìm hiểu chúng tôi thống kê và tiếp thu được một số khoá luận sau:

- Đề tài “Cánh đồng bất tận từ văn học đến điện ảnh” của tác giả Lê Thanh

Minh, trường ĐHSP Hà Nội 2 (2011)

- Đề tài “Thế giới nghệ thuật trong tập truyện Cánh đồng bất tận của Nguyễn

Ngọc Tư” của tác giả Phạm Thị Vân, trường ĐHSP Hà Nội 2 (2007)

- Đề tài “Tiếp nhận tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng ở Việt Nam” của

tác giả Chu Thị Hằng, trường ĐHSP Hà Nội 2 (2015)

Tuy nhiên, ở mỗi đề tài nghiên cứu trên lại có những hướng tiếp cận rải rác

khác nhau Trong quá trình khảo sát chúng tôi nhận thấy đề tài “Tiếp nhận tác phẩm Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư” dường như ít có đề tài nào đề cập

đến hoặc nếu có thì vẫn chưa nghiên cứu rộng rãi Do đó trong công trình này

Trang 9

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu “Tiếp nhận tác phẩm Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư”, chúng tôi đi giải quyết những nhiệm vụ sau:

- Khái quát lại lí thuyết tiếp nhận trên thế giới và sự vận dụng ở Việt Nam

- Tiếp cận tác phẩm Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư từ các góc

nhìn: Xã hội học dung tục, phân tâm học, từ lí thuyết nữ quyền, văn hoá, thi pháp học và liên văn bản

4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Chúng tôi tập trung tìm hiểu về các khuynh hướng tiếp nhận tác phẩm Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư qua các thời kì

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Do điều kiện tìm tư liệu và khuôn khổ của khóa luận mà chúng tôi chỉ tập

trung vào những hướng tiếp nhận chính đối với tác phẩm Cánh đồng bất tận của

nhà văn Nguyễn Ngọc Tư

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện khóa luận chúng tôi thực hiện một số phương pháp

cụ thể sau:

- Phương pháp phân tính đối tượng theo quan điểm hệ thống

- Phương pháp so sánh

- Phương pháp phân tích tổng hợp

Trang 10

6 Ý nghĩa của khóa luận

Khoá luận đưa ra một cái nhìn có tính chất hệ thống, toàn diện về các hướng

tiếp nhận tác phẩm Cánh đồng bất tận Kết quả nghiên cứu của khóa luận có thể

dùng để làm tài liệu cho việc tìm hiểu tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư, những vấn

đề có liên quan đến tác giả và trên cơ sở đó ta có thể tìm hiểu những hiện tượng văn học khác

7 Bố cục khóa luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, khóa luận gồm hai chương:

Chương 1: Khái quát chung về mỹ học tiếp nhận

Chương 2: Các khuynh hướng tiếp nhận tác phẩm Cánh đồng bất tận của

Nguyễn Ngọc Tư

Trang 11

NỘI DUNG

Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MỸ HỌC TIẾP NHẬN 1.1 Sự ra đời của mỹ học tiếp nhận

Quá trình hình thành và phát triển của chuyên ngành lí luận văn học đã và đang nảy sinh nhiều lí thuyết của nhiều trường phái, nhiều khuynh hướng nghiên cứu Một trong những lí thuyết đã góp phần lấp khoảng trống của lí luận văn học và

lịch sử văn học là lí thuyết mỹ học tiếp nhận Mỹ học tiếp nhận là “một khuynh

hướng trong nghiên cứu và phê bình văn học, xuất phát từ ý tưởng theo đó, tác phẩm: “nảy sinh”, “được thực hiện” chỉ trong quá trình “gặp”, xúc tiếp của tác phẩm văn học với độc giả, và đến lượt mình, nhờ “liên hệ ngược”, độc giả lại tác động đến tác phẩm, do vậy, độc giả quyết định tính chất lịch sử cụ thể của việc tiếp nhận và tồn tại của tác phẩm Như thế đối tượng nghiên cứu chủ yếu của mỹ học tiếp nhận là sự tiếp nhận, tức là sự cảm nhận tác phẩm văn học của độc giả hoặc thính giả” [4; 81]

Tuy hệ thống lí thuyết mỹ học tiếp nhận mới được xác lập vào những năm 60 của thế kỷ XX, nhưng nó đã nhanh chóng được vận dụng vào nghiên cứu và giảng dạy văn học một cách có hiệu quả Mỹ học tiếp nhận được thừa nhận như là một lí thuyết mới về tiếp nhận văn học, song nó có tiền đề ngay từ thời cổ đại Hy Lạp Lần đầu tiên trong lịch sử mỹ học của nhân loại, Platon – một triết gia Hy Lạp cổ đại đã đưa ra các quan điểm mỹ học của mình, trong đó đề cập đến sự tác động của nghệ thuật đối với công chúng độc giả Cụ thể hơn, Platon còn phân loại các thị hiếu từ thấp đến cao theo các tiêu chí: lứa tuổi, trình độ văn hoá, địa vị xã hội của công chúng độc giả Tuy vậy, điều đáng tiếc là Platon đã hạ thấp vai trò của văn học nghệ thuật khi ông cho rằng: nghệ thuật là triết học nghèo nàn, còn triết học mới là nghệ thuật xuất sắc Điều này cũng phần nào nói lên sự hạn chế bởi tính chất nguyên hợp của các khoa học thời ấy

Trang 12

Aristote đồ đệ của Platon đã tiếp tục sự nghiệp của thầy mình bằng lí thuyết

về Catharsis Aristote là người đầu tiên đưa thuật ngữ catharsis vào mĩ học khi ông cho rằng mọi vở kịch với những tình tiết làm thức tỉnh tình thương và nỗi sợ hãi và qua đó thực hiện sự thanh lọc đối với những cảm xúc ấy Từ đó ta hiểu catharsis như là hiệu quả thẩm mỹ của tác phẩm nghệ thuật nói chung và văn chương nói riêng đối với người thưởng thức nghệ thuật hay tiếp nhận các tác phẩm bi kịch Ngoài ra, “Aristote cho rằng khi thưởng thức tác phẩm người đọc cảm thấy thú vị,

là vì vừa xem, họ vừa đoán định được tác phẩm đang nói đến người và việc nào đó

ở ngoài đời… Rải rác về sau vẫn thấy không ít những ý kiến càng nhấn mạnh vai trò của người đọc” [3; 326] Quan niệm của nhà thi học này mới chỉ là thuyết mô phỏng, tái hiện hay nói cách khác, quan niệm chỉ dừng lại tập trung vào mối quan

hệ giữa tác phẩm và hiện thực mà thôi

Mỹ học tiếp nhận ra đời dựa trên cơ sở hợp thành của ba khuynh hướng lí luận tiếp cận tác phẩm và người đọc Khuynh hướng lí luận thứ nhất là xem tác phẩm văn chương như là sản phẩm nghệ thuật được sáng tác ra để tiếp nhận, thưởng thức tác phẩm như là một văn bản, một thông báo nghệ thuật như một mã đặc thù, hướng tới

sự tiếp nhận của người đọc Ở khuynh hướng lí luận này có tiên tuổi của Roman Ingarden (1931), RJacobson (1959), Vugotski (1965), Z-Niro (1974), M.Policob (1978), Saparob (1968), Mikhailova (1976) Khuynh hướng lí luận thứ hai, nghiêng hẳn về việc đọc tác phẩm, cắt nghĩa tác phẩm bằng các quy luật của giao tiếp và tiếp nhận, đi vào tâm lí học tiếp nhận, giải thích học, sự đồng sáng tạo của người đọc Một

số tên tuổi nổi lên ở khuynh hướng này như nhà nghiên cứu Potebnia (1894), Gadamer (160), H.RJauss (1967), W.Iser (1976), Boreb (1981) Khuynh hướng lí luận thứ ba nghiên cứu các quy luật và các vấn đề lịch sử - xã hội của tiếp nhận như

cách đọc tâm phân học, cách đọc xã hội học, cách đọc “phê bình mới” Các tên tuổi ở

khuynh hướng này như Plekhanob (1918), Eliot (1919), Risot (1924),

Ngọn nguồn của mỹ học tiếp nhận có giải thích học, dựa vào “triết học sự sống” của W.Dilthey và hiện tượng học của E.Husserl, có chủ nghĩa cấu trúc của

Trang 13

“Chủ nghĩa hình thức Nga, phê bình mới rồi chủ nghĩa cấu trúc… chỉ tập trung vào mối quan hệ bên trong, nội tại của chính văn bản tác phẩm Độc tôn văn bản tác phẩm, Phê bình mới còn phủ nhận luôn sự tiếp nhận của người đọc, cho đó đều là những “cảm thụ ngộ nhận”

Mỹ học tiếp nhận ra đời, với các đại diện lớn, phải kể đến nhà nghiên cứu người Ba Lan Roman Ingarden (1893-1970) Ông khẳng định hoạt động đọc là một hoạt động chủ động chứ không thụ động, người đọc có tư thế tự trị và vì vậy, không

lệ thuộc ý đồ sáng tạo của tác giả Mỗi người đọc là một chủ thể, có ý thức khác nhau, có học vấn, kinh nghiệm sống, quan niệm nghệ thuật, số phận cuộc đời, giới tính, lứa tuổi… khác nhau, chi phối kinh nghiệm thẩm mỹ mỗi người Chính kinh nghiệm thẩm mỹ khác nhau nên khi đọc văn bản thì sẽ có nhiều cách hiểu khác nhạu Điều này là một chân lý hiển nhiên Thế nên, với mỹ học tiếp nhận, mọi tiếp nhận văn học là ngang bằng nhau, khác nhau; vì thế, không nên so sánh hơn kém Chỉ có điều, nếu kinh nghiệm thẩm mỹ của anh phong phú, sâu dày, thì khi đọc văn bản, anh sẽ có cho mình một tác phẩm sâu sắc, với đa tầng ý nghĩa, như trái cây ngọt ngào, trĩu cành trong văn bản được người đọc tiếp lấy; trái lại, kinh nghiệm thẩm mỹ nông cạn, thì chỉ có những thân cây tàn úạ Ông coi trọng “vai trò tiếp

nhận của người đọc” Trong công trình Về việc nhận thức tác phẩm văn học nghệ

thuật , ông là người đã tu chỉnh hai khái niệm cụ thể và tái lập làm thành hai mặt

của việc người nhận (Adressat) tiếp nhận tác phẩm Ingarden chịu ảnh hưởng mạnh

mẽ hiện tượng học của Husserl, từ ý tưởng về tính chủ định (intentional) sau đó trở thành ý tưởng cơ sở cho tất cả những ai tiếp tục chủ trương mỹ học tiếp nhận Chính

ý tưởng này là luận chứng triết học cho bản chất giao tiếp của nghệ thuật, giải thích tính chất tích cực, sáng tạo cúa sự tiếp nhận ở độc giả Ý tưởng về vai trò sáng tạo của cá nhân trong việc nhận thức thế giới đã được mỹ học tiếp nhận tiếp thu, đặt vào trung tâm chú ý vấn đề sự tồn tại của tác phẩm như là kết quả giao tiếp giữa tác phẩm và độc giả, như là việc tạo ra “hàm nghĩa của tác phẩm” bởi độc giả

Đầu những năm 40 thế kỷ XX, một đại diện của chủ nghĩa cấu trúc trường phái Prague là Felix Vodicka cho rằng không phải tất cả những sự cụ thể hóa có thể

Trang 14

xét từ góc độ những ý đồ của cá nhân độc giả, đều có thể trở thành mục tiêu nghiên cứu, mà chỉ có những sự cụ thể hóa nào cho thấy có diễn ra sự “gặp gỡ” cấu trúc tác phẩm và cấu trúc các chuẩn mực văn học do thời đại lịch sự cụ thể quy định, những chuẩn mực mà người tiếp nhận là đại diện Theo cách hiểu của nhà khoa học, người tiếp nhận như thế, người đảm bảo cho chuẩn mực văn học hiện hành, là nhà phê bình văn học (“người bảo trợ các chuẩn mực văn học”)

Một trong những phần cốt yếu của mỹ học tiếp nhận là các vấn đề của giải thích học, nó giống như chiếc cầu nhỏ bắc từ cấu trúc tác phẩm sang người tiếp

nhận, người mà sẽ hiểu cấu trúc ấy Nhà nghiên cứu H.J.Gadamer ở công trình Lịch

sử tác động nghệ thuật đã đưa ra chân lí khoa học xã hội nhân văn (trong đó có

khoa học về văn học) đem đối lập một cách dứt khoát với “tri thức phương pháp” như là tổng số thông tin về sự kiện có được bởi các khoa học tự nhiên Theo Gadamer, hiểu văn bản có nghĩa là “áp dụng”, “đặt để” nó vào tình thế cùng với người lí giải (người tiếp nhận), cũng giống như người luật sư “áp dụng” (cụ thể hóa)

bộ luật, nhà thần học áp dụng “Lời Thiêng” Quan niệm của Gadamer mang tính chất hai mặt Một mặt, sự hiểu được ông xác định như sự tự biểu hiện của người lí giải với sự hỗ trợ của những bằng cứ tư liệu của tư liệu quá khứ, hoàn toàn khác với chủ nghĩa lãng mạn Chống lại quan niệm về “sự thân thuộc bí ẩn giữa những tâm hồn” tác giả và người lí giải tác giả, Gadamer yêu cầu cả hai cùng tham dự công việc chung: cùng chìm ngập vào “hàm nghĩa chung” và trên cơ sở ấy sẽ nảy sinh sự

tự hiểu Mặt khác đối với Gadamer “hàm nghĩa không trở thành đối tượng của một

sự phân tích thực sự khoa học, bởi vì các nhà nghiên cứu khoa học, lí thuyết và siêu ngôn ngữ của khoa học

Bước sang những năm 60 của thế kỉ XX, với thiên tiểu luận nổi tiếng “Lịch

sử văn học như là sự khiêu khích đối với khoa học văn học”, H.R.Jauss cùng với

những đồng nghiệp của mình như: W.Iser, Warning ở trường Đại học Konstanz của Cộng hoà liên bang Đức đã chính thức khai sinh một hướng mới trong nghiên cứu văn học Khuynh hướng mới đó là mỹ học tiếp nhận Có thể nói công trình này

Trang 15

của quy luật tiếp nhận văn học của người đọc từ trước đến nay Trong đó vai trò của độc giả đối với sự phát triển của lịch sử văn chương được đề cập khá rõ nét Bên cạnh đó, “Họ phê phán thuyết văn bản trung tâm của Phê bình mới và chủ nghĩa cấu trúc và khẳng định rằng ý nghĩa của tác phẩm đươc sản sinh trong sự tương tác giữa văn bản với người đọc Trên cơ sở đó, Mỹ học tiếp nhận đã chuyển giao vị trí trung tâm từ văn bản sang người đọc và lịch sử văn học, do đó không phải là lịch sử của tác giả với những tác phẩm, mà là lịch sử tiếp nhận của người đọc” [3; 329] Mỹ học tiếp nhận của trường phái này đặt mục tiêu cách tân và mở rộng sự phân tích của nghiên cứu văn học bằng cách đưa vào lược đồ quá trình văn học sử một bậc độc lập mới, đó là độc giả Luận đề trung tâm là: giá trị thẩm mỹ, tác động thẩm mỹ và tác

động văn học sử của các tác phẩm đều dựa trên cơ sở sự khác biệt giữa tầm chờ đợi

(tầm đón nhận) của tác phẩm và độc giả, được thực hiện dưới dạng kinh nghiệm thẩm

mỹ và kinh nghiệm sống thực tế mà người đọc có được Sau này, dưới ảnh hưởng các cuộc thảo luận xung quanh tư tưởng của trường phái Konstanz, Juus đã biến điệu quan niệm của mình, đặt lên hàng đầu quá trình giao tiếp giữa tác phẩm và người tiếp nhận nó trong khuôn khổ kình nghiệm thẩm mĩ, ở đó có các chức năng tạo chuẩn mực và khẳng định chuẩn mực có vai trò đặc biệt

Kết hợp phân tích đồng đại và lịch đại về sự tiếp nhận, H R Jauss đã miêu

tả lịch sử tiếp nhận như là quá trình khai triển dần dần tiềm năng nghĩa ở tác phẩm vốn được hiện thời hóa trong các giai đoạn lịch sử của sự tiếp nhận Theo ông, chỉ

có nhờ vào trung giới của độc giả, tác phẩm mới hòa hợp với tầm kinh nghiệm biến đổi của một truyền thống nào đó mà trong khuôn khổ của nó liên tục diễn ra sự phát triển của tiếp nhận và thụ động, đơn giản đến hiểu một cách có phê phán, tích cực;

từ chỗ dựa vào các chuẩn mực thẩm mỹ được thừa nhận các chuẩn mực mới

Tác phẩm văn học không thể coi như cái hoàn toàn mới, dựa vào những tín hiệu lộ liễu, hoặc ẩn dấu chưa đựng bên trong, nó tạo cho công chúng một cách tiếp nhận hoàn toàn xác định, nó kích thích độc giả nhớ lại những gì đã đọc, đưa độc giả vào một trạng thái xúc cảm nhất định

Trang 16

Theo H R Jauss, tương quan giữa tác phẩm và công chúng không phải chỉ là một chiều mang tính chất quyết định luận Có những tác phẩm vào lúc xuất hiện không hướng vào một công chúng nào thật xác định, nhưng những tác phẩm ấy phá hủy không thương tiếc tầm chờ đợi văn học quen thuộc, đối với điều kiện đó cần phải có thời gian để sản sinh một công chúng, một môi trường độc giả có khả năng coi tác phẩm ấy là “của mình” Tầm chờ đợi văn học khác với tầm chờ đợi thực tiễn sống ở chỗ, nó không chỉ bảo lưu kinh nghiệm trước kia, mà còn dự báo khả năng chưa có, mở rộng không gian hạn hẹp của hành vi xã hội, làm nảy sinh những mong muốn, nhu cầu mới

W Iser trong quá trình Cấu trúc vẫy gọi của văn bản đã đưa ra các phạm trù

bất định của tác phẩm văn học do R Ingarden nêu ra, cho rằng kinh nghiệm thẩm

mỹ được hình thành chính là nhờ có những “vùng bất định” hoặc những “điểm trống” trong văn bản Ông đã dày công soạn thảo cả một danh mục những điều kiện

và những thủ pháp sản sinh những “điểm trống” của văn bản

Tuy nhiều luận điểm và định nghĩa đã được luận chứng khá kỹ, song mỹ học tiếp nhận với tư cách là hệ thống lí thuyết vẫn còn chưa hoàn chỉnh G Grimm đã nhận xét, những khó khăn gắn với việc xây dựng một lí thuyết tiếp nhận thống nhất,

có gốc rễ ở tính phức tạp và đa thành phần của chính đối tượng nghiên cứu, đòi hỏi

sự tiếp cận phân tính liên ngành và đa ngành Hiện tại các chuyên gia mới chỉ ghi nhận một số lĩnh vực và khuynh hướng nghiên cứu của mỹ học tiếp nhận:

+ Mỹ học tiếp nhận nhận thức lí thuyết (giải thích học và hiện tượng học) + Mỹ học tiếp nhận mô tả tái tạo (chủ nghĩa cấu trúc, người kế tục chủ nghĩa hình thức Nga)

+ Mỹ học tiếp nhận xã hội học thực nghiệm ( xã hội học về thị hiếu học) + Mỹ học tiếp nhận tâm lí (nghiên cứu tâm lí các thế hệ độc giả)

+ Mỹ học tiếp nhận lí thuyết giao tiếp (nghiên cứu kí hiệu học)

+ Mỹ học tiếp nhận thông tin xã hội học ( nghiên cứu vai trò xã hội của các phương tiện thông tin đại chúng)

Trang 17

1.2 Sự giới thiệu và vận dụng lí thuyết tiếp nhận ở Việt Nam

Tiếp nhận văn học là một mảng lí luận văn học đang còn để ngỏ Trong ba khâu của một tiến trình văn học là nhà văn, tác phẩm và người đọc thì khâu cuối chỉ thực sự được lý luận văn học quan tâm vài thập kỷ trở lại đây Mĩ học tiếp nhận là lí thuyết văn học từng gây ảnh hưởng lớn trên thế giới suốt từ những năm cuối thập kỉ

60 đến cuối thập kỉ 80 ở phương Tây và rầm rộ ở Trung Quốc từ những năm 80 của thế kỉ 20 đến giữa thập niên đầu tiên của thế kỉ 21 Ở Việt Nam, mặc dù lí thuyết này xuất hiện khá sớm (1985), nhưng cho đến nay, dấu ấn của nó vẫn chưa thật sự

rõ ràng, có rất nhiều tiềm năng chưa được khai thác, tận dụng Tái hiện chỉnh thể diện mạo của Mĩ học tiếp nhận ở Việt Nam và lí giải nguyên nhân dẫn đến diện mạo đó là cơ sở quan trọng để luận bàn về vấn đề tiếp nhận lí thuyết ngoại lai

Mĩ học tiếp nhận ra đời vào những năm 60 của thế kỉ 20 ở Đức gắn với nhân vật tiêu biểu là Hans Robert Jauss và Wolfwang Iser Các công trình lý luận của hai ông và những người kế tục đường hướng này đã tạo lập một trường phái mới trong nghiên cứu văn học: trường phái Konstanz (Đức) Sự đóng góp của hai ông và những người kế tục làm cho từ ngữ Konstanz đã trở thành một thuật ngữ, một khái niệm trong thế giới hàn lâm học viện nói chung, trở thành một trường phái khoa học, lý luận văn học nổi tiếng Ở Việt Nam khoảng hai thập niên gần đây, một số nhà nghiên cứu đã bắt đầu ý thức được tầm quan trọng của việc nghiên cứu văn học theo hướng lịch sử chức năng Trong nhiều bài viết trên các tạp chí và một số chuyên khảo xuất bản gần đây, lý thuyết tiếp nhận đã bước đầu được giới thiệu tới công chúng Việt Nam

Người đề cập đến khâu tiếp nhận như là một phương pháp nghiên cứu mới ở

Việt Nam là Nguyễn Văn Hạnh trong một bài viết có tên Ý kiến của Lê-nin về mối

quan hệ giữa văn học và đời sống Ông viết “Giá trị của một tác phẩm thật ra không

phải chỉ đóng khung lại trong phạm vi sáng tác mà còn lan rộng ra đến phạm vi

thưởng thức” Chính ở khâu thưởng thức tác phẩm mới có ý nghĩa xã hội thực tế

của nó Quan điểm này tất yếu sẽ dẫn đến những tiêu chuẩn mới để đánh giá tác phẩm, đến một phương pháp nghiên cứu mới” [8] Ở một đoạn khác ông khẳng định

Trang 18

“trong khâu sáng tác giá trị là cố định và ở thế khả năng; ở trong khâu thưởng thức, trong quan hệ với quần chúng giá trị mới là hiện thực và biến đổi” [8] Ý kiến của ông trong bài viết này đã châm ngòi cho một cuộc tranh luận trên Tạp chí Văn học

từ năm 1971 đến cuối năm 1972 với các ý kiến của Nam Mộc, Sơn Tùng, Phùng Văn Tửu, Nghĩa Nguyên, Nguyễn Minh, Văn Khang, Vũ Tuấn Anh… Nếu chúng

ta lưu ý tới một điều là trong thời gian này, nghĩa là vào những năm 70, lý thuyết tiếp nhận mới bắt đầu thịnh hành ở nhiều nước trên thế giới, thì chúng ta sẽ thấy sự nhạy cảm của tác giả và ý nghĩa thời sự của vấn đề do tác giả đặt ra Rất tiếc, tư tưởng này ngay sau đó không có cơ hội để phát triển

Tại miền Nam, trong giai đoạn 1954-1975, Nguyễn Văn Trung cũng đã đề

cập đến vấn đề người đọc trong cuốn Lược Thảo văn học tập 2, nhưng cũng rất tiếc,

ông chỉ mới đụng chạm đến chứ chưa giải quyết trực diện và triệt để, chính vì thế

mà những nghiên cứu của ông không được hưởng ứng rộng rãi

Sau ngày đất nước thống nhất, giới nghiên cứu Việt Nam có điều kiện hơn trước trong việc tiếp cận những công trình nghiên cứu về mỹ học tiếp nhận của giới nghiên cứu nước ngoài, mà chủ yếu là các nước xã hội chủ nghĩa như Liên Xô, Cộng hòa dân chủ Đức… Năm 1978, Tạp chí Văn học cho công bố bài của Man-

phơ-ret Nao-man Song đề của “Mỹ học tiếp nhận”, do Huỳnh Vân dịch Bài viết có thể được xem như là một phần tóm tắt sơ lược của công trình tập thể Xã hội văn học

đọc do tác giả làm chủ biên Tác giả của báo cáo này đã phản bác lại quan điểm tư

sản của H.R Jauss về vấn đề tiếp nhận, cũng như về chức năng thanh lọc của tác phẩm đối với người đọc trong quá trình tiếp nhận Cũng trong năm này, nhà xuất

bản Tác phẩm Mới thuộc Hội Nhà văn Việt Nam cho công bố bản dịch cuốn Cá

tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học của M.B Khrapchenco

Trong đó chương 5 bàn trực tiếp về tiếp nhận văn học có tên Thời gian và cuộc

sống của tác phẩm văn học Tác giả công trình khẳng định: “… phương pháp

nghiên cứu văn học theo chức năng là một trong những khuynh hướng quan trọng

và có triển vọng của ngành nghiên cứu văn học mác xít” [12; 331]

Trang 19

Đến năm 1980, Hoàng Trinh công bố bài Văn học so sánh và vấn đề tiếp

nhận văn học, trong bài viết này, tác giả đã nhìn vấn đề tiếp nhận văn học từ góc

nhìn của văn học so sánh Mặc dù những bài viết trên còn khá khiêm tốn, nhưng ít nhiều đã đánh thức giới nghiên cứu ý thức đến một vấn đề lí thuyết không kém phần quan trọng khi nghiên cứu văn học, đó chính là lí thuyết tiếp nhận

Vương Anh Tuấn đã khẳng định Vị trí và vai trò tích cực của người đọc

trong đời sống văn học (1982), người viết nêu lên và phân tích một số hình thái, đặc

điểm chung của người đọc, làm tiền đề cho những nghiên cứu sâu và cụ thể hơn

Năm 1990 tác giả trở lại vấn đề người đọc qua bài viết Xung quanh việc tiếp nhận

văn học hiện nay nhưng tập trung vào loại người đọc đặc biệt là nhà chuyên môn –

nhà phê bình trong việc đánh giá chính xác tác phẩm, tránh sự không hiểu nhau giữa nhà văn, nhà phê bình và công chúng bạn đọc đông đảo

Trên cơ sở mỏng manh đó, năm tháng 11 năm 1985 Mĩ học tiếp nhận của trường phái Konstanz Đức lần đầu tiên được Nguyễn Văn Dân giới thiệu ở Việt

Nam trong bài Tiếp nhận “Mĩ học tiếp nhận” như thế nào? Trong bài này, ông chỉ

giới thiệu một số tư tưởng của Jauss qua thuật ngữ “Tầm đón đợi”, “Khoảng cách thẩm mĩ” Đến năm 1986 chính tác giả lại trình bày sơ qua về khái niệm “tầm đón nhận” của Jauss và xuất phát từ tâm lí tiếp nhận thử nghiệm đưa ra khái

niệm “ngưỡng tiếp nhận” trong bài viết Nghiên cứu sự tiếp nhận văn học trên quan

điểm liên ngành Đáng tiếc là tiếp sau đó, Mĩ học tiếp nhận ở Việt Nam không được

chính thức nghiên cứu với tư cách là một khuynh hướng lí thuyết riêng, mà chủ yếu được hòa vào trong hướng nghiên cứu chung – nghiên cứu vấn đề Tiếp nhận văn

học Chẳng hạn, cùng năm 1986 Hoàng Trinh viết một bài khá dày dặn về Giao tiếp

văn học (Tạp chí Văn học số 4) nhưng không nhắc gì đến Mĩ học tiếp nhận Sang

thập niên 90, Nguyễn Lai viết Tiếp nhận văn học một vấn đề thời sự (Báo Văn

nghệ số 27, ngày 7-7-1990), Nguyễn Thanh Hùng viết Trao đổi thêm về tiếp nhận văn học (Báo Văn nghệ số 42, ngày 10-10-1990) đều nhấn mạnh đến tính chất chủ

quan năng động của người đọc Cũng cần lưu ý rằng, bài viết của Nguyễn Lai nghiên cứu vấn đề tiếp nhận từ góc độ đa ngành, mà chủ yếu là từ góc độ kí hiệu

Trang 20

học, còn bài viết của Nguyễn Thanh Hùng, mặc dù liệt kê tên của khá nhiều nhà nghiên cứu tiếp nhận văn học trên thế giới, nhưng đối tượng nghiên cứu trung tâm vẫn không phải là Mĩ học tiếp nhận Để đối thoại với việc nhấn mạnh vai trò chủ quan của người tiếp nhận trong hai bài viết trên, Trần Đình Sử viết một bài đăng

trên Văn nghệ số 50 năm 1990 thừa nhận “kẻ có quyền cắt nghĩa tác phẩm thuộc về

lịch sử, thuộc về các thế hệ người đọc hiện tại và mai sau”, nhưng bên cạnh “phần mềm là sự cảm thụ, giải thích đời sống xã hội, phụ thuộc vào “lòng” người đọc thì tác phẩm vẫn còn “phần cứng là văn bản, là sự khái quát đời sống có chiều sâu, một

hệ thống ý nghĩa đã được mã hóa” Thực chất trong bài viết này, Trần Đình Sử hướng tới điều chỉnh giữa chủ quan và khách quan trong tiếp nhận, phản đối khuynh hướng cực đoan, đề cao quá mức chủ quan của người tiếp nhận

Năm 1990, công trình Văn học và hiện thực của Viện Văn học có bài Quan hệ

văn học – hiện thực và vấn đề tác động, tiếp nhận và giao tiếp thẩm mỹ của Huỳnh

Vân, tác giả nhấn mạnh đến chức năng giao tiếp của văn học Ông cho rằng: “… cần thiết phải nghiên cứu trên cả hai mặt lý luận và lịch sử văn học vấn đề tác động và tiếp nhận văn học và nghệ thuật” [20; 221] Ông đề cập đến vấn đề cần quan niệm mối quan hệ văn học – hiện thực ở cả hai chiều: phản ánh và tác động, tiếp nhận, tức chiều từ hiện thực đến tác giả và tác phẩm và chiều từ tác giả, tác phẩm đến hiện thực Điều đó nhằm nhấn mạnh rằng khâu tác động và tiếp nhận là không thể không được quan tâm trong nghiên cứu văn học Nhưng hơn một thập kỷ sau đó, vẫn chưa thấy ông cho công bố tiếp những suy nghĩ mới của ông về vấn đề này

Cùng năm, tác giả tiếp tục cho công bố trên Tạp chí Văn học bài Nhà văn,

bạn đọc và hàng hóa sách hay văn học và sự dị trị Ông cho rằng sách với tư cách

là một hình thức hàng hóa nhưng là một loại hàng hóa đặc biệt Hai giá trị dị biệt nhau cùng tồn tại trong một thực thể là hàng hóa sách Ở bài viết này ông đề cập đến khâu trung gian giữa sáng tác và tiếp nhận văn học, nơi mà những yếu tố kinh

tế – như một sự tất yếu khó tránh khỏi trong cơ chế kinh tế thị trường, kinh tế sản xuất hàng hóa – tác động vào văn học như một yếu tố dị trị Năm 2009, nhà nghiên

Trang 21

tính nghệ thuật trong mỹ học tiếp nhận của Hans Robert Jauss, như tiêu đề bài viết

đã cho biết, bài viết lý giải khá sâu về một trong những khái niệm then chốt của mỹ học tiếp nhận: tầm đón đợi Cũng như phân tích quan niệm của Jauss về việc xác định tính nghệ thuật của tác phẩm văn học, được coi như là một cơ sở để Jauss xác định tính lịch sử của văn học Huỳnh Vân cũng lưu ý đến một thực tế trong quá

trình vận dụng mỹ học tiếp nhận ở Việt Nam trong thời gian qua là “các tác giả đã

không đưa ra những định nghĩa rõ ràng về các khái niệm trên, cho nên kết quả nghiên cứu không tránh khỏi chung chung, mơ hồ” [21; 969] Một năm sau đó, tạp

chí Nghiên cứu Văn học cho công bố tiếp bài Hans Robert Jauss: lịch sử văn học là

lịch sử tiếp nhận, trong bài này, Huỳnh Vân tiếp tục trình bày và lý giải những luận

điểm tiếp theo của H.R Jauss khi đề xuất những vấn đề, những phương thức cụ thể

hơn cho lịch sử văn học đổi mới của ông – lịch sử văn học của người đọc Đây là

những kết quả nghiên cứu đáng tin cậy và có sức thuyết phục, vì tác giả của nó – nhà nghiên cứu Huỳnh Vân là ngừơi nghiên cứu chuyên sâu, tiếp cận tư liệu tận nguồn và cũng là những ý kiến, luận điểm mà chúng tôi sẽ còn tiếp tục trình bày, vận dụng trong những bài viết khác

Trước sự tương đối sôi động trong bàn luận về tiếp nhận văn học từ năm 1985

đến 1990, năm 1991 Viện thông tin khoa học xã hội cho xuất bản cuốn Văn học nghệ

thuật và sự tiếp nhận, nhưng trong đó chỉ có bài viết của Trần Đình Sử (Mấy vấn đề lí luận tiếp nhận văn học) và của Nguyễn Văn Dân (Lý luận tiếp nhận văn học với sự tiếp nhận văn học – nghệ thuật thế giới ở Việt Nam ta hiện nay), 10 bài còn lại đều là

dịch, lược dịch, lược thuật những bài viết của Schifirnet, Morar, Pascadi, Marian

Năm 1995 Trương Đăng Dung công bố bài viết Từ văn bản đến tác phẩm văn học và

giá trị thẩm mĩ, tập trung nghiên cứu vấn đề “văn bản”, “tác phẩm” và sự tạo nghĩa

thông qua hành động đọc Trong bài viết này, ông vận dụng quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu tiếp nhận văn học, trong đó có nhắc qua đến Jauss

Cuối thập niên 90, đáng chú ý nhất là cuốn giáo trình Tiếp nhận văn

học (1997), viết cho trung tâm Đào tạo từ xa Đại học Huế của Phương Lựu, chuyên

luận Từ văn bản đến tác phẩm văn học (1998) của Trương Đăng Dung và bài Lý

Trang 22

thuyết tiếp nhận và phê bình văn học (số 124 tháng 06-1999) Trong cuốn giáo trình của mình, Phương Lựu đã dành một chương để giới thiệu về Tiền đề sinh thành, về

tư tưởng của Hans Robert Jauss và Wolfgang Iser, đồng thời sơ bộ đánh giá những điểm “khả thủ” và “cực đoan phiến diện” của Mĩ học tiếp nhận Tuy vậy, nhìn chung, phần viết về Mĩ học tiếp nhận trong giáo trình của Phương Lựu mới dừng lại

ở “giới thiệu sơ lược” về khuynh hướng nghiên cứu này Cuốn chuyên luận Từ văn

bản đến tác phẩm văn học của Trương Đăng Dung thực chất không tập trung

nghiên cứu tiếp nhận văn học, trong 14 bài, chỉ có 2 bài nhắc đến tư tưởng của khuynh hướng này trong những luận bàn chung về Văn bản – tác phẩm – bạn đọc,

trong đó bài Từ văn bản đế tác phẩm văn học và giá trị thẩm mĩ thực ra đã được công bố vào năm 1995, còn bài Tác phẩm văn học như là quá trình (tác giả đề là

hoàn thành năm 1996) thực chất đã dùng tiêu đề một bài viết của M.Markov viết năm 1970 Trong bài viết này, ông cũng nhắc đến quan niệm về hoạt động tiếp nhận

và vấn đề văn bản của hai đại diện lớn của Mĩ học tiếp nhận là Jauss và Iser Tuy nhiên, Trương Đăng Dung chỉ nêu lên tư tưởng của Mĩ học tiếp nhận như một căn

cứ để chứng minh cho luận điểm khác của mình, ngay lời đề từ của bài viết ông cũng dùng câu nói của đại diện tiêu biểu cho Hiện tượng học – một trong những tiền thân của Mĩ học tiếp nhận - Roman Ingarden, chứ không phải của Jauss hay Iser Còn Trần Đình Sử, mặc dù không nhắc gì đến Mĩ học tiếp nhận trong bài viết công bố năm 1999 của mình nhưng cũng đã nhắc đến những vấn đề cơ bản của tiếp nhận, như vấn đề đồng sáng tạo của người đọc, tuy vậy, ông vẫn theo đuổi quan điểm cho rằng ý nghĩa của tác phẩm văn học vừa phụ thuộc vào tiếp nhận, vừa phụ thuộc vào văn bản

Có thể thấy, những năm 90 ở Việt Nam, vấn đề Tiếp nhận văn học đã trở thành chủ đề được bàn luận khá sôi nổi, tuy nhiên, một đặc điểm rất dễ nhận thấy

là các nhà nghiên cứu chủ yếu dựa trên những tri thức tổng hợp về Tiếp nhận văn học nói chung trên thế giới, cùng với sự nhạy bén khoa học của mình để bàn luận vấn đề một cách chung nhất, chưa có những nghiên cứu sâu giúp người đọc thực

Trang 23

sự hình dung cụ thể về một lí thuyết tiếp nhận, ngoại trừ những bài mang tính giới thiệu sơ lược

Sang đầu thế kỉ 21, bóng dáng của Mĩ học tiếp nhận được xuất hiện trong hai

chuyên luận Đọc và tiếp nhận văn chương(2002) của Nguyễn Thanh Hùng và Tác

phẩm văn học như là quá trình (2004) của Trương Đăng Dung Trong công trình

của mình, Nguyễn Thanh Hùng có một mục viết về Trường phái tiếp nhận

Konstanz và ý nghĩa của tên gọi nêu lên sơ lược về các khuynh hướng nghiên cứu

tiếp nhận nói chung, trong đó có Mĩ học tiếp nhận Mặc dù đây là chuyên luận trên

cơ sở tiếp thu tổng hợp lí thuyết tiếp nhận nước ngoài kết hợp với thực tế văn bản văn học trong nước đã trình bày khá sâu sắc về vấn đề “đọc và tiếp nhận văn chương”, nhưng Mĩ học tiếp nhận không phải là đối tượng nghiên cứu trọng tâm mà chỉ là một ví dụ, một phần rất nhỏ Trương Đăng Dung trong chuyên luận lần này

đã nhắc nhiều hơn đến tư tưởng của trường phái Konstanz khi bàn đến vấn đề “Kinh nghiệm thẩm mĩ và tầm đón đợi”, “Sự đọc và quá trình cắt nghĩa văn bản”, “Tính lịch sử của quá trình tiếp nhận” Nhưng có thể nhận thấy Trương Đăng Dung nhắc nhiều hơn đến tư tưởng tiền thân của Mĩ học tiếp nhận là Giải thích học và Hiện tượng học với những tên tuổi như Husserl, Heideger, Gadamer, Ingarden

Đáng ghi nhận nhất là năm 2002, Trương Đăng Dung đã dịch tuyên ngôn của

Jauss Lịch sử văn học như là sự khiêu khích đối với khoa học văn học, và cho đến

nay, đây vẫn là văn bản duy nhất của Mĩ học tiếp nhận được dịch ra tiếng Việt và công bố ở Việt Nam Dưới ảnh hưởng của các công trình trên, trong thập niên đầu tiên của thế kỉ mới cũng rải rác có các bài viết của Phạm Quang Trung đăng trên

website cá nhân (pqtrung.com) như Lý thuyết tiếp nhận trong đời sống văn chương

hiện nay (2009), Chung quanh khái niệm “tầm đón nhận” của H.Jauss (2010),

ngoài ra có một xu hướng tương đối nổi trội là Vận dụng một số vấn đề của lí thuyết

tiếp nhận vào việc giảng dạy và học môn văn trong nhà trường(2009) Tuy nhiên,

những bài viết kiểu này không có đóng góp gì mới mẻ về mặt nghiên cứu lí thuyết Cuối thập niên đầu tiên của thế kỉ mới, đáng chú ý hơn cả là cuộc tranh luận nhỏ

giữa Đỗ Lai Thúy và Trần Đình Sử quanh bài viết Khi người đọc xuất hiện của Đỗ

Trang 24

Lai Thúy Để phản đối tiêu chí phân loại “độc giả cổ điển” và “độc giả hiện đại” của

Đỗ Lai Thúy, Trần Đình Sử đã vận dụng tri thức tổng hợp tri thức về tiếp nhận văn

học, trong đó có tư tưởng của Mĩ học tiếp nhận, để viết thành bài Những luận lí khó

tin, và sau khi Đỗ Lai Thúy thanh minh yếu ớt bằng bài Người đọc như là… thì

Trần Đình Sử liền công bố bài Cần có tiêu chí khoa học để phân biệt người đọc

hiện đại và người đọc cổ điển (2010)

Trong số những nhà nghiên cứu về lĩnh vực tiếp nhận văn học ở Việt Nam hiện nay thì Trương Đăng Dung là người bền bỉ và chuyên sâu Năm 1998 ông xuất

bản Từ văn bản đến tác phẩm văn học, năm 2004 ông cho công bố quyển Tác phẩm

văn học như là quá trình, cuốn này là sự triển khai những luận điểm đề xuất ở Từ văn bản đến tác phẩm văn học Theo tường giải học (hay có thể gọi là thông diễn

học), sự tiếp nhận có nghĩa là qúa trình thỏa thuận giữa văn chương và sự tái sáng

tạo bản sắc riêng của người đọc qua “Tác phẩm văn học như là quá trình” của

Trương Đăng Dung

Qua những công trình nghiên cứu của Trương Đăng Dung, và đặc biệt là qua

cuốn sách “Tác phẩm văn học như là quá trình”, chúng ta có thể thấy trên cơ sở

những kết quả nghiên cứu về tác phẩm văn học như là quá trình, Trương Đăng Dung đã từng bước khám phá bản chất của tác phẩm văn học, khẳng định sự đa dạng của các khái niệm văn học và không đánh giá quá trình văn học như là quá trình lịch sử duy nhất và thống nhất Ông nhấn mạnh khoa học văn học ngày nay không chỉ có nhu cầu nghiên cứu văn học như là các tác phẩm làm nên lịch sử văn học mà còn nghiên cứu cái bản chất quyết định văn bản trở thành tác phẩm văn học,

đó là tính chất văn học ẩn chứa trong các mối liên kết văn bản Từ chỗ lấy mỹ học sáng tạo làm cơ sở, tư duy lý luận văn học hậu hiện đại đã từng bước khẳng định vai trò quan trọng của mỹ học tiếp nhận Tính chất khép kín của văn bản nghệ thuật trong mỹ học trước đây nay được thay thế bằng tính chất mở và dấu ấn cá nhân Đối tượng của Mĩ học tiếp nhận không phải chỉ là tác phẩm hay tác giả mà là hoạt động giao tiếp của người sáng tác và người tiếp nhận, là mối quan hệ của hoạt động liên

Trang 25

thông qua văn bản và sự tiếp nhận thông qua người đọc Văn bản là mối quan hệ giao tiếp, sự đọc là quan hệ đối thoại Tác phẩm văn học là bộ phận của quá trình đặc biệt mà cái quyết định sự tồn tại và chất lượng của nó còn phụ thuộc ở nhiều yếu tố ngoài nó Sự tồn tại đích thực và những đặc trưng của tác phẩm chỉ có được nhờ hai hoạt động ý thức có nội dung chủ ý từ tác giả và người đọc Tác phẩm văn học được hình thành từ quá trình mở về phía chủ thể tiếp nhận

Qua lược thuật ở phần trên, có thể nhận thấy, trong gần 30 năm, thành tựu nghiên cứu về Mĩ học tiếp nhận ở Việt Nam vẫn vô cùng khiêm tốn, trừ những bài mang tính chất giới thiệu sơ lược trực tiếp, phần lớn giới nghiên cứu văn học Việt Nam chủ yếu nhắc đến Mĩ học tiếp nhận trong tổng thể chung về vấn đề Tiếp nhận văn học, các bài viết chủ yếu là góp nhặt mỗi nơi một chút, rất hiếm những bài viết lấy Mĩ học tiếp nhận làm đối tượng trung tâm, có nhiều ý tưởng vay mượn nhưng cội nguồn tư tưởng của nó cũng không được ghi rõ ràng Và hệ quả tất yếu là việc

áp dụng lí thuyết này vào nghiên cứu thực tiễn văn học nước nhà cũng vô cùng khiêm tốn Ngoài ra, bổ sung, điều chỉnh về mặt lí thuyết sao cho thích hợp với thực tiễn Việt nam cũng rất hạn chế

Mĩ học tiếp nhận được giới thiệu vào Việt Nam sớm, nhưng trong suốt gần

30 năm qua, dấu ấn của nó trong nghiên cứu văn học Việt Nam chưa thực sự rõ ràng Nó len lỏi vào nghiên cứu văn học Việt nam qua cách tiếp cận tổng thể về vấn

đề tiếp nhận văn học, chứ chưa bao giờ thực sự được nghiên cứu như một đối tượng trung tâm, chưa bao giờ được các nhà lí luận định hướng ứng dụng như một khuynh hướng lí thuyết riêng biệt Nếu có nói đến chút ảnh hưởng nào của Mĩ học tiếp nhận, có lẽ chỉ nhắc đến thiên hướng ứng dụng nó vào vấn đề dạy văn, học văn mà

cơ bản là sự đọc Nhưng thực tế cho thấy, trong lĩnh vực này, người ta cũng khó thấy đâu là dấu ấn cụ thể của nó Chính vì cách tiếp cận này đã khiến nghiên cứu tiếp nhận văn học ở Việt Nam bề mặt có vẻ sôi động, nhưng thành tựu lại không rõ ràng, chủ yếu là những lời bàn qua bàn lại Có thể coi đây là một ví dụ tiêu biểu cho một khía cạnh đáng lưu tâm trong việc tiếp nhận lí thuyết phương Tây ở Việt Nam

Trang 26

1.3 Một số thuật ngữ cơ bản khi nghiên cứu mỹ học tiếp nhận

Kinh nghiệm thẩm mỹ: một trong số những phạm trù trung tâm của mỹ học

tiếp nhận do R Ingarden nêu ra trong cuốn Cụ thể hóa và tái lập Khái niệm này được H R Jauss tu chính trong cuốn Văn học sử như là sự khiêu khích nghiên cứu

văn học hay cuốn Kinh nghiệm thẩm mỹ và giải thích văn học Kinh nghiệm thẩm

mỹ cho phép người đọc đột phá về phía tương lai, mở cho con người những khả năng mới, làm sống lại quá khứ bị lãng quên; cho phép người đọc thâm nhập vai đối với cái thế giới được mô tả và biểu hiện, tạo cho người đọc khả năng tham dự trò chơi độc đáo, đồng nhất mình với những gì được hình dung là lí tưởng; nó cũng cho phép người đọc thưởng thức những cái mà trong cuộc đời thực không thể thực hiện được H R Jauss cho rằng, bản chất sâu xa của kinh nghiệm thẩm mỹ không phải ở

sự tiếp nhận hay nhạy bén cái mới, không phải ở cái ấn tượng sửng sốt chứa đựng trong sự làm quen với thế giới khác; bản chất ấy là ở việc quay lại thời gian đã mất, tìm kiếm cái quá khứ đã bị lãng quên từ lâu mà con đường đi đến phải qua “cánh cửa của sự nhận biết lặp lại”

Khoảng cách lặp lại: khái niệm xác định mức độ bất ngờ của tác phẩm đối

với độc giả, và theo quan niệm của mỹ học tiếp nhận, nó xác định giá trị thi học của tác phẩm Sự ngạc nhiên hay thất vọng xâm chiếm người tiếp nhận khi gặp gỡ tác phẩm Khoảng cách giữa tầm chờ đợi của độc giả và tầm chờ đợi của tác phẩm, tức giữa cái quen biết thuộc kinh nghiệm thẩm mỹ và sự tất yếu “biến đổi tầm” mà sự tiếp nhận tác phẩm mới đòi hỏi, theo quan niệm của mỹ học tiếp nhận, khoảng cách

ấy xác định tính nghệ thuật của tác phẩm văn học Trong trường hợp khoảng cách thẩm mỹ được rút ngắn lại, ý thức cảm thụ của người tiếp nhận không đòi hỏi tiếp xúc với tầm kinh nghiệm thẩm mỹ mới, thì tác phẩm tiếp cận phạm trù “tiêu dùng” Nghệ thuật đó không còn đòi hỏi thay đổi tầm chờ đợi của người tiếp nhận, ngược lại nó hoàn toàn đáp ứng sự chờ đợi ấy, thỏa mãn nhu cầu của người tiếp nhận là gặp lại các mẫu mực quen thuộc về thẩm mỹ

Cụ thể hóa: thuật ngữ của mỹ học tiếp nhận, chỉ quá trình độc giả tái tạo tác

Trang 27

bản thân mình, lấp đầy nghĩa vào điềm trống, những vùng bất định trong khung cấu trúc nghệ thuật của tác phẩm Theo R Ingarden, tác phẩm văn học mang tính nghệ thuật chỉ là một thứ khung sườn, độc giả sẽ phủ da đắp thịt lên thứ khung sườn ấy

Có vô số sự cụ thể hóa trong cùng một tác phẩm, mỗi lần đọc lại tạo ra một sự cụ

thể hóa mới, khác với sự cụ thể hóa cũ Cùng với khái niệm cụ thể hóa, R Ingarden còn đề xuất khái niệm tái cấu trúc và giải thích nó như là sự khách quan hóa nội

dung đề tài tác phẩm mà độc giả thực hiện sau khi cụ thể hóa

Felix Vodicka cho rằng, không phải tất cả những sự cụ thể hóa có thể có xét

từ góc độ những ý đồ của cá nhân độc giả, đều có thể trở thành mục tiêu nghiên cứu, mà chỉ những sự cụ thể hóa nào cho thấy có diễn ra sự gặp gỡ cấu trúc tác phẩm và cấu trúc các chuẩn mực văn học do thời đại lịch sử cụ thể quy định, những chuẩn mực mà người tiếp nhận là đại diện

Đồng thời hóa: thuật ngữ của mỹ học tiếp nhận, chỉ sự tự đồng nhất của độc

giả với các nhân vật văn học; việc độc giả trải nghiệm thế giới hư cấu của tác phẩm nghệ thuật như là thế giới cụ thể sống động có thực, trải nghiệm này nảy sinh trên

cơ sở niềm tin của độc giả vào tính thực tại của ảo giác nghệ thuật

W Iser xem quá trình đọc như là sự xung đột thường xuyên của hai hướng: một mặt độc giả có nhu cầu đồng nhất hóa, tin vào ảo giác, mặt khác là “mỉa mai văn bản”, đặt toàn bộ các liên hệ cấu trúc của văn bản trước sự hoài nghi W Iser nhận xét rằng, trong quá trình đọc, có sự nảy sinh hình thức tham gia của độc giả vào tác phẩm, khi anh ta bị lôi kéo vào văn bản đến mức anh ta có cảm tưởng là bất

cứ khoảng cách nào giữa anh ta và những điều xảy ra trong tác phẩm, cũng đều đã mất đi Kết quả là diễn ra sự “tan” ranh giới giữa chủ thể và khách thể, đưa đến sự tách vỡ cá nhân của bản thân độc giả

Hiện thời hóa: thuật ngữ của mỹ học tiếp nhận, chỉ việc độc giả làm sống

động, vật thể hóa các chi tiết hoặc các đoạn của tác phẩm văn học, biến những cảnh thoáng qua thành bức tranh khai triển, làm nảy nở một mạng lưới liên tưởng và cảm xúc R Ingarden quan niệm, hiện thời hóa là một trong những cách khách quan hóa

và cụ thể hóa sự miêu tả nghệ thuật, ở mức độ nhất định nó được lập chương trình

Trang 28

bởi bản thân văn bản văn học Độc giả nghe và tiếp nhận sau đó hiện thời hóa, tức là vật thể hóa, làm sống động – nhờ khai triển và bổ sung bằng tưởng tượng của bản thân – không phải bất cứ cái gì, mà chỉ những điều ám chỉ chứa trong tác phẩm; các chi tiết, đường nét, ngôn từ, hình ảnh… Trong việc hiện thời hóa các mảng của văn bản, độc giả giữ lấy một sự tự do đáng kể khỏi ý chí tác giả, nhưng không thể hoàn toàn lạ hóa khỏi tác phẩm Theo R Ingarden, hiện thời hóa (cũng như cụ thể hóa) các chi tiết nội dung là phần khó thực hiện nhất trong sự tiếp nhận của độc giả Ở đây nảy sinh sự lệch lạc đáng kể nhất khỏi chủ định của tác giả, ở đây độc giả được độc lập nhiều nhất Các hình ảnh thị giác thường được hiện thời hóa nhiều hơn so với các hình ảnh âm thanh và nhịp điệu Các bức tranh được hiện thời hóa trong quá trình tiếp nhận hầu như không bao giờ hoàn tất hoàn chỉnh; chúng hầu như rải rác trong tác phẩm và chỉ gắn độc giả trong những mảng nhỏ, những chi tiết, chỉ xuất hiện một cách bất thường, không rõ rệt theo quy luật

Tầm chờ đợi: thuật ngữ của mỹ học tiếp nhận, chỉ sự đồng bộ các ý niệm

thẩm mỹ, xã hội chính trị, tâm lí… quy định quan hệ của tác giả, và do vậy các tác phẩm, với xã hội (và với những dạng công chúng độc giả khác nhau), cũng như quan hệ của độc giả với tác phẩm, như vậy nó quy định cả tính chất sự tác động của tác phẩm đến xã hội lẫn việc xã hội tiếp nhận tác phẩm

H R Jauss phân thành tầm chờ đợi được mã hóa trong tác phẩm và tầm chờ đợi của độc giả Sự tiếp nhận tác phẩm và sự hình thành kinh nghiệm thẩm mỹ của độc giả được thực hiện trong tiến trình tương tác của hai tầm chờ đợi ấy H R Jauss nhận xét, tầm chờ đợi của tác phẩm là bình ổn, khác với tầm chờ đợi của người tiếp nhận vốn luôn luôn biến đổi

Trang 29

Chương 2 CÁC KHUYNH HƯỚNG TIẾP NHẬN

TÁC PHẨM CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ

2.1 Tiếp nhận Cánh đồng bất tận từ góc nhìn xã hội học dung tục

2.1.1 Khái quát về khuynh hướng xã hội học dung tục trong tiếp nhận văn học

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, xã hội học dung tục là “biến tướng của xã

hội học Mác – xít, xuất phát từ những năm 20-30 của Liên Xô trước đây, mà đặc điểm chủ yếu là sử dụng phiến diện, một chiều phương pháp xã hội học Mác – xít Biểu hiện cụ thể của xã hội học dung tục trong nghiên cứu văn học là: tuyệt đối hoá nguyên tắc giai cấp trong việc lí giải các hiện tượng văn học, xem nhà văn xuất thân

từ giai cấp nào thì tuyên truyền cho ý thức hệ của giai cấp đó…” [7; 429] Trong

cuốn “Phê bình văn học, con vật lưỡng thê ấy”, Đỗ Lai Thuý khẳng định: “Phê

bình xã hội học là phê bình sự thật chứ không phải phê bình giá trị Nhà phê bình

so bức tranh mà tác giả dựng lên với thực tiễn đời sống Như vậy, phê bình chỉ chú

ý đến quan hệ tương hỗ giữa tác phẩm – hiện thực” “Từ đây văn chương được coi như tấm gương có chức năng phản ánh và giáo dục cuộc sống theo hệ tư tưởng của giai cấp vô sản, còn nhà văn được coi như là kĩ sư tâm hồn” [15; 144; 145]

2.1.2 Vấn đề tiếp nhận Cánh đồng bất tận từ góc nhìn xã hội học dung tục

Truyện ngắn Cánh đồng bất tận ngay từ khi xuất hiện đã có một sức hút rất

lớn với nhiều bạn đọc nói chung và giới nghiên cứu nói riêng Thậm chí giới nghiên cứu còn có thái độ hoài nghi, phê phán từ giới phê bình, nghiên cứu Bởi vậy mà mở

đầu bài báo “Cánh đồng bất tận và những vấn đề liên quan” tác giả Hà Quảng viết:

“Đã khá lâu mới nổi lên một không khí văn chương sôi động như thế xung quanh

tác phẩm Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư Sau khi xuất hiện trên mặt báo

rồi in thành sách, có rất nhiều cuộc bàn cãi liên quan đến tác phẩm này, cho đến

nay vẫn chưa dứt, chỉ im lặng tế nhị trên các diễn đàn” Truyện ngắn Cánh đồng

bất tận bị phê bình ở chỗ “đĩ dập dìu trên đê”, “cán bộ cúm gà của xã “thưởng

thức” vợ chủ nhà nên không bắt tiêu hủy gia cầm thả rong” [13]

Trang 30

Sau khi được phát hành, tác phẩm Cánh đồng bất tận đã bị Ban Tuyên giáo

Tỉnh ủy Cà Mau đề nghị “kiểm điểm phê phán một cách nghiêm khắc, rút kinh nghiệm khi viết” được đăng trên báo Tuổi trẻ vào ngày 21 tháng 4 năm 2006 Bài

báo có in đậm kết luận của Tỉnh ủy Cà Mau cho rằng “kiểm điểm Cánh đồng bất

tận vì thiếu tính giáo dục” và đưa ra các hạn chế của tác phẩm cũng như với

Nguyễn Ngọc Tư: “Trong truyện ngắn “Cánh đồng bất tận” miêu tả cái xấu của xã

hội nông thôn, câu từ hơi nặng nề, để ám chỉ con người bần cùng túng quẫn, không lối thoát, một cuộc sống quá cùng cực, bí lối, chỉ biết “làm gái, đổi thân xác lấy cuộc sống” “Tôi hỏi chị làm nghề gì để bị đánh Chị cười, “làm đĩ” Rồi có lẽ chị

áy náy vì quá sỗ sàng với chúng tôi, chị vò đầu Điền “chắc mấy cưng không biết đâu” [19;168] Trưởng Ban Tuyên giáo, ông Dương Viết Thắng nói tiếp: “Cánh đồng bất tận thiếu tính tư tưởng, giáo dục xã hội, giáo dục con người, thiếu tính văn hóa nghệ thuật góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp mà xuyên tạc chê bai nhiều gây bất lợi”đồng thời “phê phán xã hội, nói cái xấu, mặt trái, hư cấu vượt quá hiện thực, cái không tốt nhiều hơn, không định hướng cho con người đi đến tương lai cuộc sống,

hướng tới cái đẹp” Nói như ông Dương Viết Thắng thì Cánh đồng bất tận chưa khai

thác được thực tiễn cuộc sống, cái đẹp, cái tốt mà xã hội đang xây dựng và phát triển hay chưa có định hướng cho con người đến cái chân – thiện – mỹ

Trước những lời chê trách Cánh đồng bất tận của một số nhà nghiên cứu và

Tỉnh uỷ Cà Mau, có rất nhiều ý kiến bênh vực cho tác phẩm của độc giả trên các

diễn đàn ở chuyên mục ý kiến bạn đọc Trên diễn đàn “Trái tim Việt Nam online”

trong bài “Tác giả Cánh đồng bất tận" bị xử lý ” , bạn đọc có nick name hohakb

viết: “Trước lập luận phê phán của Thạc Sĩ Vưu Nghị Lực (Hội viên Hội NSSK VN,

hội viên Hội VNDG VN, phó giám đốc Sở VH-TT Cà Mau) được đăng trên www.tuoitre.com ngày 14-12-2005 Ông Thạc Sĩ cho rằng từ xưa đến nay trong văn học dân gian chưa thấy chuyện phỉ báng cánh đồng, mà chỉ có làm đẹp lên thôi Văn học nghệ thuật cận – hiện đại cũng vậy Tôi không ngờ một người có một trình

độ cao như vậy lại có thể có một nhận xét thiếu tính tích cực đến vậy Tôi tự hỏi

Trang 31

chăng” [18] Hay “Ai cho rằng Cánh đồng bất tận không có giá trị nhân văn? Những tâm hồn trẻ thơ chịu biết bao nỗi đau sự bỏ rơi của người mẹ, sự thay đổi của người cha, nhưng ở chúng có một sự bao dung, sự thông cảm cho số phận con người bị người đời rẻ rúm… và ở phần cuối tác phẩm sự hối hận của người cha, một ước mơ về một sinh linh mới sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn Phải chăng đó không phải giá trị nhân văn?” Cũng trong diễn đàn, độc giả có nick name online49 cho

rằng: “Nói lên những cái xấu không phải là phỉ nhổ hay bôi nhọ đất nước mình mà

để cho người ta nhìn vào cái xấu để làm cho nó tốt đẹp hơn Best-seller quả đúng không phải là cái chuẩn văn học hướng tới, nó chỉ như một công cụ để nhà văn và mọi người biết cuốn sách này có được độc giả yêu thích hay không thôi”[18]… Hầu

hết bạn đọc đều lên tiếng bênh vực tác giả và tác phẩm Người ta lo là đọc Cánh đồng bất tận xong thì giới trẻ sẽ hoài nghi về cuộc đời, về đất nước Giới trẻ sẽ

không hoài nghi bởi ở lẽ họ đủ trình độ để hiểu rằng đâu đó trong cuộc sống vẫn

còn tồn tại những cái xấu xa và bẩn thỉu còn gấp trăm lần Cánh đồng bất tận

Bên cạnh đó, ngay từ lúc Cánh đồng bất tận còn "nóng", nhà văn Đỗ Hồng

Ngọc cũng đã nêu lên mấy ý nhẹ nhàng Ông băn khoăn có ý trách manh nha "phá phách" của Nguyễn Ngọc Tư khi chị cố gắng tìm ra con đường mới trong sáng tác văn học, hay như nhà báo Bích Châu cũng đã gợi ý tác giả nên có cái nhìn thấu đáo hơn khi miêu tả xã hội nông thôn miền Nam, tránh gây ngộ nhận Đó là những góp

ý hiếm hoi, đáng trân trọng Hẳn tác giả cũng đã cảm thấy tuy bộc bạch việc ra đời

của Cánh đồng bất tận chỉ là một cuộc tìm tòi cách viết mới, mà không được thì lại

quay về "lối cũ"

Để lí giải cho việc tiếp nhận tác phẩm dưới góc nhìn xã hội dung tục học, chúng tôi xin mượn một vài luận giải trong bài viết của tác giả Hoàng Phong Tuấn

“Định chế và sự đọc” (trường hợp tiếp nhận tác phẩm Cánh đồng bất tận) Tác giả

thấy rằng, trước những ý kiến khác nhau của bạn đọc thể hiện những cách thức lí giải và đánh giá, xuất phát từ các chiến lược đọc khác nhau, tương tác và va chạm với nhau, đó là nhóm người đọc thuộc về các định chế quản lí văn hoá Từ bài Báo cáo “kiểm điểm” Nguyễn Ngọc Tư của Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Cà Mau, xuất hiện

Trang 32

vai trò của định chế quản lí văn hoá Điểm đáng chú ý nữa là, “sự tự thể hiện vị trí

trong định chế của ông Thắng được hỗ trợ và kiến tạo bởi chiến lược đặc thù của đinh chế truyền thông báo chí Vai trò chính của truyền thông báo chí là thông tin cho người đọc các sự kiện và vấn đề có tính thời sự, nhưng nó cũng ngầm ẩn một góc nhìn, một quan niệm đối với các sự kiện về vấn đề ấy.” [17;18] Ngoài cách lí

giải cho định chế quản lí của một vài người trong chính quyền Tỉnh uỷ Cà Mau, tác giả còn đưa ra vai trò và vị thế của người đọc ngoài định chế hay người đọc đại chúng Họ là những người hầu hết bày tỏ thái độ đứng về phía tác giả và đồng cảm với nội dung tác phẩm

Nói như vậy, tiếp cận tác phẩm dưới góc độ xã hội học dung tục người ta thường ít quan tâm tới hình thức, những kết quả khác nhau của người đọc sẽ dẫn tới những kết luận thiếu tính khách quan

2.2 Tiếp nhận Cánh đồng bất tận từ góc nhìn phân tâm học

2.2.1 Khái quát về khuynh hướng tiếp nhận tác phẩm văn học từ lí thuyết phân tâm học

Phân tâm học (viết tắt của Phân tích tâm lý học, tiếng Anh: Psychoanalysis)

là tập hợp những lý thuyết và phương pháp tâm lý học có mục đích tìm hiểu những mối quan hệ vô thức của con người qua tiến trình liên tưởng Nó được khởi thảo bởi Sigmund Freud, một bác sĩ người Áo Lí thuyết phân tâm đã được áp dụng khá nhiều trong các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực văn học nghệ thuật

S Freud là người đầu tiên đã đưa phân tâm học vào nghiên cứu văn học

Trong công trình đồ sộ “Giải mộng” (1900), S Freud đã vận dụng phương pháp

phân tâm học do ông đề xướng để phân tích bi kịch Hamlet của W Shakespeare Thuyết phân tâm học của S.Freud và về sau là C.G.Jung và các người kế nghiệp đã

có ảnh hưởng sâu rộng đến tư tưởng của con người hiện đại, bao gồm cả nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực văn học nghệ thuật Tuy vậy, ở ta, do nhiều lý do chủ quan

và khách quan, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về sự ảnh hưởng của phân

Trang 33

các giai đoạn, luôn có ý thức vận dụng những yếu tố, nội dung tích cực của phân tâm học vào trong sáng tác của mình ngày càng đa dạng, phong phú và có sáng tạo tích cực Nếu ở lĩnh vực sáng tác, các nhà văn ứng dụng một số phạm trù của học thuyết Freud nhưng tập trung nhất là mặc cảm Oedipe và tính dục thì lí luận phê bình, các nhà nghiên cứu ứng dụng hầu hết các phạm trù trong phân tâm học để phê bình các hiện tượng văn học cũng như giải mã tâm lí sáng tạo của nhà văn như vấn

đề vô thức, tính dục, ám ảnh tuổi thơ, vấn đề dự phóng trong sáng tạo

Thời kì Pháp thuộc, phân tâm học đã bước đầu đi vào văn học Việt Nam, sau đổi mới có khá nhiều nghiên cứu ứng dụng phân tâm học mà tiêu biểu là ứng dụng

phân tâm học trong nghiên cứu tác phẩm Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư

2.2.2 Vấn đề tiếp nhận Cánh đồng bất tận từ lí thuyết phân tâm học

Trong bài viết “Truyện ngắn Cánh đồng bất tận từ ba góc nhìn”, tác giả Hoàng Đăng Khoa đã tiếp nhận Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư từ: góc

nhìn lí thuyết hậu hiện đại, từ lí thuyết nữ quyền luận và từ thuyết phân tâm học

Khi nghiên cứu về vấn đề tiếp nhận Cánh đồng bất tận từ lí thuyết phân tâm học,

chúng tôi nhận thấy tác giả Hoàng Đăng Khoa có nhiều quan điểm mới mẻ

2.2.2.1 Nhân vật tính dục – bản nguyên

Dục tình là một phần tất yếu của cuộc sống Có thể nói rằng thế giới nhân vật

trong Cánh đồng bất tận đều ám ảnh người ta bằng những ham muốn dục tình

Hoàng Đăng Khoa đã đề cập tới những người phụ nữ: đó là người vợ của Út Vũ,

"người đàn bà có cái cười làm lấp lánh cả khúc sông" thường thở dài khi tắm, khi

nước trôi dài trên làn da trắng như bông bưởi trong những ngày dài chồng đi

chuyến Chị đã "oằn uốn người" dưới tấm lưng của người đàn ông bán vải dạo "Họ

cấu víu Vật vã Rên xiết" Người đàn bà Bàu Sen, người đàn bà bị chồng bỏ để đi

theo vợ bé, ba năm vắng bóng đàn ông, người đàn bà một mình nhìn gương, tự ve

vuốt và yêu lấy mình… Người đàn bà chiêm ngưỡng trộm cảnh Út Vũ tắm, "nước

mỏng tang tràn qua những thớ thịt đỏ au", "chị chợt giật thót người, cài vội chiếc nút áo bung ra vì không chịu nổi đôi vú căng tức" Chị không để ý gì nữa, chị đang

ưng bụng, ngây ngất tràn trề trong mắt Ngày đầu dừng chân nơi quán trọ Út Vũ,

Ngày đăng: 07/09/2017, 14:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bách khoa toàn thư, https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C4%83n_h%E1%BB%8Dc 2. Nguyễn Trọng Bình: Phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư nhìn từ phươngdiện quan niệm nghệ thuật về con người Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư nhìn từ phương
5. Trần Hữu Dũng, “Nguyễn Ngọc Tư, đặc sản miền Nam” Nguồn: http://www.viet-studies.net/NNTu/NNTu_THD.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Ngọc Tư, đặc sản miền Nam
6. Đại từ điển Tiếng Việt – Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam (1999), Bộ GD-ĐT, NXB Văn hóa Thông tin, tr.1796 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại từ điển Tiếng Việt – Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam
Tác giả: Đại từ điển Tiếng Việt – Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam
Nhà XB: NXB Văn hóa Thông tin
Năm: 1999
7. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2004), Từ điển thuật ngữ văn học, nxb Giáo dục, tr429 160 322 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên)
Nhà XB: nxb Giáo dục
Năm: 2004
8. Nguyễn Văn Hạnh, 1971, “Tạp chí Văn học số 6”, tr.96 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Văn học số 6
9. Hoàng Đăng Khoa, “Cánh đồng bất tận – từ góc nhìn phân tâm học” Nguồn:http://vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=13045 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “"Cánh đồng bất tận – từ góc nhìn phân tâm học
10. Hoàng Đăng Khoa, “Tiếp nhận Cánh đồng bất tận từ góc độ nữ quyền luận” Nguồn: vanvn.net Sách, tạp chí
Tiêu đề: “"Tiếp nhận Cánh đồng bất tận từ góc độ nữ quyền luận
11. Phương Lựu (chủ biên),(2002), Lí luận văn học, tập 1, NXB Đại học sư phạm Hà Nội, tr.139 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học, tập 1
Tác giả: Phương Lựu (chủ biên)
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm Hà Nội
Năm: 2002
12. M.B. Khrapchenco (1978), “Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học”, tr.131 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học
Tác giả: M.B. Khrapchenco
Năm: 1978
13. Hà Quảng,” Cánh đồng bất tận và những vấn đề liên quan”. Nguồn: vnexpress.net Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguồn
14. Trần Đình Sử (1998) , Dẫn luận thi pháp học, Nxb GD, tr.108 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn luận thi pháp học
Nhà XB: Nxb GD
15. Đỗ Lai Thúy (2011), Phê bình văn học, con vật lưỡng thê ấy, Nxb Hội nhà văn, tr.144, 145 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phê bình văn học, con vật lưỡng thê ấy
Tác giả: Đỗ Lai Thúy
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 2011
17. Hoàng Phong Tuấn (2016) , “Định chế và sự học (trường hợp tiếp nhận Cánh đồng bất tận)”, Tạp chí nghiên cứu văn học số 9, tr.18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định chế và sự học (trường hợp tiếp nhận Cánh đồng bất tận")”
18. “Tác giả Cánh đồng bất tận bị xử lí…” http://ttvnol.com/threads/tac-gia-canh-dong-bat-tan-bi-xu-ly.248059/page-5 19. Nguyễn Ngọc Tư (2010) , Cánh đồng bất tận, Nxb Trẻ, tr 168 199 175 176 187218 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác giả Cánh đồng bất tận bị xử lí…” http://ttvnol.com/threads/tac-gia-canh-dong-bat-tan-bi-xu-ly.248059/page-5 19. Nguyễn Ngọc Tư (2010) , "Cánh đồng bất tận
Nhà XB: Nxb Trẻ
20. Huỳnh Vân (1990), “Quan hệ văn học – hiện thực và vấn đề tác động, tiếp nhận và giao tiếp thẩm mỹ” Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), “"Quan hệ văn học – hiện thực và vấn đề tác động, tiếp nhận và giao tiếp thẩm mỹ
Tác giả: Huỳnh Vân
Năm: 1990
21. Huỳnh Vân (2009), “Vấn đề Tầm đón nhận và xác định tính nghệ thuật trong mỹ học tiếp nhận của Hans Robert Jauss”, Nghiên cứu Văn học số 3, tr.969 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề Tầm đón nhận và xác định tính nghệ thuật trong mỹ học tiếp nhận của Hans Robert Jauss
Tác giả: Huỳnh Vân
Năm: 2009

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w