Tuy nhiên phải đến tập truyện Cánh đồng bất tận người đọc mới thấy được tay nghề đã đẩy đến bậc cao hơn để chữ nghĩa in đậmvào lòng người cái tên Nguyễn Ngọc Tư – một giọng văn đậm chất
Trang 1MỤC LỤC
A PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3 Đối tượng nghiên cứuvà phạm vi nghiên cứu 4
4 Phương pháp nghiên cứu 4
5 Đóng góp của đề tài 5
6 Cấu trúc đề tài 5
B PHẦN NỘI DUNG 6
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT 6
1.1 Khái niệm trần thuật 6
1.2 Vai trò của trần thuật đối với việc xây dựng truyện ngắn 7
1.3 Các nhân tố cơ bản của nghệ thuật trần thuật 9
1.3.1 Người trần thuật 9
1.3.2 Điểm nhìn trần thuật 10
1.3.3 Ngôn ngữ trần thuật 12
1.3.4 Giọng điệu trần thuật 13
1.4 Vài nét về nghệ thuật trần thuật trong văn học Việt Nam đương đại 15
CHƯƠNG 2 SỰ KHAI THÁC ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT TRONG TẬP TRUYỆN CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ 17
2.1 Điểm nhìn bên ngoài và bên trong 17
2.2 Điểm nhìn không gian, thời gian 20
2.3 Sự dịch chuyển điểm nhìn 23
CHƯƠNG 3 NGÔN NGỮ, GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT TRONG TẬP TRUYỆN CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ 26
3.1 Ngôn ngữ trần thuật trong tập truyện Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư 26
Trang 23.1.1 Ngôn ngữ đời thường dân dã, đậm chất Nam Bộ 26
3.1.2 Nghệ thuật biến ngôn ngữ đời thường thành ngôn ngữ văn học Các truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư đặc biệt là các truyện trong tập 29
3.2 Giọng điệu trần thuật trong tập truyện Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư 31
3.2.1 Giọng điệu cảm thương xót xa, chia sẻ 31
3.2.2 Giọng điệu dí dỏm, hài hước 36
C PHẦN KẾT LUẬN 39
D TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
Trang 3A PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trần thuật là một phương diện cơ bản của phương thức tự sự, gắn liền với
toàn bộ quá trình tổ chức nghệ thuật của tác phẩm Trần thuật liên quan đến mọicấp độ trong tác phẩm, chi phối mạnh mẽ đến mạch vận động của tác phẩm cùng
bố cục kết cấu, cho ta nhìn thấy diễn biến cốt truyện, tâm lý, hành động nhân vật,giọng điệu trần thuật, điểm nhìn trần thuật nhất định trong tác phẩm Tìm hiểumột tác phẩm từ góc độ trần thuật là một biện pháp tối ưu để khám phá hình thức
tổ chức sinh động và phức tạp của nó và tiếp cận phong cách nghệ thuật của nhàvăn
Trong tình hình văn học hiện nay, truyện ngắn đang khẳng định được ưu thế
trong đời sống văn học Các báo ra hằng ngày in nhiều truyện ngắn, các nhà xuấtbản liên tiếp cho ra những tập truyện mà phần lớn là của các cây bút trẻ Nhìntrên diễn đàn văn học và đời sống văn học đang diễn ra có thể thấy truyện ngắnđang lên ngôi Nó đang chiếm lĩnh vị trí chủ yếu trên văn đàn trong tiến trình vậnđộng và phát triển của văn học đầu thế kỉ XXI, góp phần làm nên diện mạo chínhcủa văn học hiện nay
Trong nền văn học hiện đại, Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn trẻ nhưng viết khá
nhiều truyện ngắn, tạp ghi và kí Chị là chủ nhân của nhiều giải thưởng ngay từnhữngngày đầu bước chân vào văn chương: giải nhất cuộc vận động sáng tác vănhọc tuổi 20 lần II do Hội nhà văn TP HCM tặng năm 2000, giải B của Hội nhà
văn Việt Nam năm 2001, 2004 Tuy nhiên phải đến tập truyện Cánh đồng bất tận
người đọc mới thấy được tay nghề đã đẩy đến bậc cao hơn để chữ nghĩa in đậmvào lòng người cái tên Nguyễn Ngọc Tư – một giọng văn đậm chất Nam Bộ.Thân phận con người nói chung và người phụ nữ nói riêng được tái hiện sâu đậm
trong Cánh đồng bất tận, trong đó không thể không kể đến thành công của nghệ
thuật trần thuật
Trang 4Nghiên cứu vấn đề này trong Cánh đồng bất tận là một việc làm rất có ý
nghĩa
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cùng với Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Việt
Hà, Đỗ Hoàng Diệu… thì Nguyễn Ngọc Tư là một trong số những nhà văn trẻ đãtrở thành một hiện tượng, môt cây bút gây được sự chú ý của nhiều nhà nghiêncứu và độc giả yêu văn chương trong và ngoài nước Tuy mới xuất hiện trên vănđàn khoảng 10 năm trở lại đây nhưng Nguyễn Ngọc Tư đã mang lại một luồng
gió mới thổi vào đời sống văn học Việt Nam cùng cơn sốt Cánh đồng bất tận.
Bằng tài năng sáng tạo và tâm huyết với nghề nghiệp, Nguyễn Ngọc Tư đãkhẳng định được vị trí của mình với hàng loạt những giải thưởng có giá trị:
Năm 2000, chị được trao giải nhất - cuộc vận động sáng tác văn học tuổi 20lần II của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam
Năm 2001, được trao giải B của Hội nhà văn Việt Nam với tập truyện Ngọn đèn không tắt.
Năm 2005, được trao giải nhất của Hội nhà văn Việt Nam với tác phẩm gây
được tiếng vang lớn Cánh đồng bất tận.
Cùng với đó là sự chú ý, quan tâm của dư luận trong và ngoài giới vănchương Những bài viết về chị khá đa dạng và phong phú Đó là những bài ghichép, phỏng vấn trò chuyện với nhà văn Nguyễn Ngọc Tư trên các báo và tạp chímang tính chất nhận xét về con người và con đường sáng tác của nhà văn, nhữngbài phân tích đánh giá, phát hiện những nét đặc sắc trong các tác phẩm tiêu biểucủa Nguyễn Ngọc Tư, các công trình nghiên cứu khoa học chủ yếu là các luậnvăn thạc sĩ …
Người viết có thể kể ra một số bài báo, nghiên cứu liên quan đến nữ nhà văn
đặc biệt là tập truyện Cánh đồng bất tận:
Trang 5Huỳnh Kim với “Nguyễn Ngọc Tư chuyện mới nghe qua” ( in trong báo
Doanh nhân Sài Gòn xuân Bính Tuất năm 2006); “Có một tủ sách Nguyễn Ngọc
Tư ở Việt Nam và Mĩ” (in trong báo Cần Thơ)
Tuổi trẻ Việt Nam: “May mà có Nguyễn Ngọc Tư”, (1/1/2008).
Đỗ Nguyên Thương: “Đôi điều cảm nhận về Cánh đồng bất tận”.
Ngô Văn Tuần: “Cần có cái nhìn công bằng hơn về Cánh đồng bất
tận”.
Trần Thiện Khanh: “Bàn lại với tác giả Bùi Việt Thắng về Cánh đồng bất tận”.
Nguyễn Thanh Tú: “Cánh đồng bất tận và cách kể chuyện sáng tạo”,“Bi
kịch hóa trần thuật - một phương thức tự sự”
Thảo Vy: “Nỗi đau trong Cánh đồng bất tận”.
Võ Đắc Danh: “Thời gian huyền thoại trong Cánh đồng bất tận”… Trong
những công trình trên, mỗi tác giả đưa ra những luận giải,
những ý kiến và khám phá riêng của mình về các vấn đề được đặt ra trong
Cánh đồng bất tận Chẳng hạn như ở bài viết “Bi kịch hóa trần thuật – một
phương thức tự sự”, Nguyễn Thanh Tú cho rằng: cách kể bi kịch hóa trần thuật
của Nguyễn Ngọc Tư trong Cánh đồng bất tận bao gồm bi kịch hóa tình huống,
bi kịch hóa không gian, thời gian, bi kịch hóa hoàn cảnh, tâm lý, tính cách nhân
vật Chính cách kể này đã làm nên thành công của Cánh đồng bất tận – một cách
kể mang đậm dấu ấn của “tôi”, nhân vật người kể chuyện Ứng với cái “tôi” này, lời văn trong Cánh đồng bất tận đầy khẩu ngữ, đậm đà phong vị dân gian Nam
Bộ chân chất, hồn nhiên Hay với bài viết “Thời gian huyền thoại trong Cánh đồng bất tận”, Võ Đắc Danh từ việc đi phân tích, chỉ ra cách xây dựng yếu tố thời gian trong Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư mang các đặc điểm như
“tái điệp”, “trộn lẫn”, có các “quãng ngưng” và không có “tính xác định” Từ đây,ông cho rằng: “Cánh đồng bất tận là tác phẩm văn chương hiện thực pha màuhuyền thoại” Tuy nhiên chưa có một công trình nào đi sâu vào khai thác nghệ
Trang 6thuật trần thuật của tập truyện, nếu có cũng chỉ là những bài viết mang tính chấtphác họa, khái quát sơ lược ở một vài khía cạnh nhỏ trong nghệ thuật trần thuậthoặc chỉ dừng lại ở một số truyện tiêu biểu mà thôi Tiếp thu gợi ý, kế thừa nhữngphát hiện của các tác giả đi trước đặc biệt dưới sự soi sáng của lí luận văn học về
nghệ thuật trần thuật, người viết sẽ tập trung đi sâu tìm hiểu Nghệ thuật trần thuật trong tập truyện Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư.
Phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích, nhiệm vụ của đề tài, khóa luận vận dụng nhiềuphương pháp nghiên cứu trong đó có các phương pháp nghiên cứu chính: phươngpháp thống kê, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp hệ thống, phươngpháp so sánh – đối chiếu
Đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài
3 Đối tượng nghiên cứuvà phạm vi nghiên cứu
- Nghệ thuật trần thuật trong tập truyện Cánh đồng bất tận của Nguyễn
Ngọc Tư với các khía cạnh cơ bản: điểm nhìn trần thuật, ngôn ngữ trần thuật vàgiọng điệu trần thuật
- Ở đề tài này chúng tôi sẽ tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề chung về nghệthuật trần thuật: khái niệm, các nhân tố cơ bản của nghệ thuật trần thuật… Từ đóvận dụng vào việc phân tích, cụ thể hóa, tìm ra nét độc đáo trong nghệ thuật trần
thuật của Nguyễn Ngọc Tư ở tập truyện Cánh đồng bất tận.
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng những nguồn tư liệusau:
Nguyễn Ngọc Tư (2005), Cánh đồng bất tận, Nxb Trẻ TP HCM Nguyễn Ngọc Tư (2005), Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, Nxb Văn
hóa Sài Gòn
4 Phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ lí do của đề tài, tiểu luận vận dụng nhiều phương pháp nghiêncứu trong đó có các phương pháp nghiên cứu chính: phương pháp thống kê,
Trang 7phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp hệ thống, phương pháp so sánh –đối chiếu
5 Đóng góp của đề tài
Hệ thống các vấn đề có liên quan đến lí thuyết về nghệ thuật trần thuật.Chỉ ra những đặc sắc trong nghệ thuật tổ chức điểm nhìn trần thuật, giọng
điệu và ngôn ngữ trong tập truyện Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư.
Kết quả nghiên cứu của tiể luận có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việctìm hiểu về Nguyễn Ngọc Tư
6 Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tai của chúng tôi gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lí luận về nghệ thuật trần thuật
Chương 2: Sự khai thác điểm nhìn trần thuật trong tập truyện Cánh đồng bất tậncủa Nguyễn Ngọc Tư
Chương 3: Ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật trong tập truyện Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư
Trang 8B PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ NGHỆ THUẬT
TRẦN THUẬT
1.1 Khái niệm trần thuật
Trần thuật (narration) hay còn gọi là kể chuyện là một trong những yếu tốđóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra tính hấp dẫn, cái “ma lực” của tác phẩmngôn từ vừa ở chiều sâu vừa ở mặt cụ thể cảm tính Xét về thuật ngữ, trần thuật(narration) là yếu tố đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và đưa ra nhữngcách hiểu khác nhau
Khi bàn về kể chuyện, J.Lin Velt cho rằng: “kể là một hành vi trần thuật, vàtheo nghĩa rộng là một tình thế hư cấu bao gồm cả người trần thuật (narratieur) vàngười nghe kể (narrataire)” [15, tr.154]
Cũng bàn về kể chuyện nhà nghiên cứu Hayden White lại lưu ý đến động cơcủa hành động và hiểu kể chuyện trong phạm vi rộng lớn bao quát cả đời sống:
“động cơ khiến người ta phải kể lại điều gì đó là rất tự nhiên, hình thức tự sựdường như là hình thức tất yếu cho bất kì một sự tường thuật nào về những gì đãthực sự xảy ra” [15, tr.119]
Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu cũng đưa ra nhiều định nghĩa về trần thuật
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, trần thuật “là phương diện cơ bản của
phương thức tự sự, là giới thiệu, khái quát, thuyết minh, miêu tả đối với nhân vật,
sự kiện, hoàn cảnh, sự vật theo cách nhìn của người trần thuật nhất định” [7,tr.364]
Cũng bàn về khái niệm trần thuật, tác giả Lại Nguyên Ân trong 150 thuật ngữ văn học cho rằng: “Trần thuật bao gồm cả việc kể và miêu tả các hành động
và các biến cố trong thời gian, mô tả chân dung hoàn cảnh của hành động, tảngoại hình, tả nội thất… bàn luận, lời nói bán trực tiếp của nhân vật Do vậy, trầnthuật là phương thức chủ yếu để cấu tạo các tác phẩm tự sự hoặc của người kể,
Trang 9tức là toàn bộ văn bản tác phẩm tự sự, ngoại trừ lời nói trực tiếp của các nhân vật”[1, tr.324].
Cùng với quan điểm này là định nghĩa trong Giáo trình lí luận văn học do
GS Phương Lựu chủ biên đã đưa ra cách hiểu về khái niệm trần thuật tương đốithống nhất với cách hiểu trên: “Trần thuật là kể, thuyết minh, giới thiệu về nhânvật, sự kiện, bối cảnh trong truyện Trần thuật là hành vi ngôn ngữ kể, thuật, miêu
tả sự kiện, nhân vật theo một trình tự nhất định” [11, tr.19]
Qua các định nghĩa trên, chúng ta nhận thấy: Trần thuật thực chất là hành vingôn ngữ kể, thuật, miêu tả sự kiện, nhân vật theo một thứ tự nhất định, một cáchnhìn nào đó Đây là yếu tố được sử dụng phổ biến trong các loại thể văn học,song ở tác phẩm truyện, nó trở thành một tiêu điểm, một nguyên tắc chủ yếu đểxây dựng thế giới nghệ thuật Trần thuật đòi hỏi phải có người kể Chủ thể của lời
kể khi trần thuật phải xử lí mối quan hệ giữa chuỗi lời kể và nhân vật
1.2 Vai trò của trần thuật đối với việc xây dựng truyện ngắn
Trong các loại thể văn học, truyện ngắn là thể loại văn học đặc biệt Mặc dù
là hình thức tự sự cỡ nhỏ nhưng nó lại luôn có “sức chứa” và “sức mở lớn”, “sựsáng tạo của truyện ngắn là không cùng” (Vương Trí Nhàn) Vai trò quan trọngcủa truyện ngắn trong đời sống văn học hiện đại là khả năng khám phá đời sống,bộc lộ tư tưởng, tình cảm và tài năng của nhà văn Trong sự đóng góp lớn củatruyện ngắn đối với đời sống văn học thì trần thuật giữvai trò quan trọng tạo nênthế giới nghệ thuật của tác phẩm, tạo nên phong cách và cá tính sáng tạo của
người nghệ sĩ Nói về điều này Pospelov trong Dẫn luận nghiên cứu văn học
khẳng định: “Đóng vai trò quan trọng trong loại tác phẩm tự sự là trần thuật”.Ông còn xác định các thành phần cơ bản của nghệ thuật kể chuyện như sau: “Với
sự trợ giúp của trần thuật, miêu tả, bình luận, lời tác giả, lời nói nhân vật trongcác tác phẩm tự sự, cuộc sống được nắm bắt một cách tự do, sâu rộng” CònVương Trí Nhàn thì cho rằng: “Khả năng ôm trọn cuộc sống tiểu thuyết và truyệnngắn bình đẳng như nhau”
Trang 10Có thể nói sự thành công của một tác phẩm văn học không chỉ là sự độc đáo
về nội dung mà còn ở cả phương diện hình thức mà trần thuật là yếu tố tạo nêndiện mạo của một tác phẩm tự sự ở cả hai phương diện đó
Theo tác giả Trần Đăng Suyền thì “Trần thuật là một phương thức cơ bảncủa tự sự, là một yếu tố quan trọng tạo nên hình thức tác phẩm văn học Cái hay,sức hấp dẫn của một truyện ngắn hay tiểu thuyết phụ thuộc rất nhiều vào nghệthuật kể chuyện của nhà văn” [15, tr.187] Trong địa hạt tác phẩm tự sự nói chung
và truyện ngắn nói riêng nghệ thuật trần thuật đóng vai trò rất quan trọng Nókhông chỉ là yếu tố liên kết, dẫn dắt câu chuyện mà còn là bản thân của câuchuyện Khi mà cốt truyện không còn đóng vai trò nòng cốt, nhân vật bị xóa mờđường viền cụ thể thì yếu tố trần thuật là chìa khóa mở ra những cánh cửa củatruyện
Bên cạnh đó, thực tiễn văn học cũng cho thấy, nghệ thuật trần thuật là mộttrong những yếu tố cơ bản thể hiện cá tính sáng tạo của nhà văn Đối với ngườinghệ sĩ tài năng, nghệ thuật trần thuật ở mỗi tác phẩm luôn có sự tìm tòi và biếnhóa linh hoạt Sáng tạo văn học luôn đồng hành với sự sáng tạo “khơi nhũngnguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có” (Nam Cao) Sự thành công vềphương diện trần thuật không hề đơn giản với bất kì người cầm bút nào
Thêm nữa có thể thấy rằng nghệ thuật trần thuật là một trong những tiêuchuẩn để hình thành diện mạo của truyện ngắn trong đời sống văn học hiện đại
Để khẳng định vai trò, vị trí của truyện ngắn Kurannop khẳng định: “một nền vănhọc chưa được coi là hình thành, nếu trong đó truyện ngắn không chứa một vị tríxứng đáng”
Nói tóm lại, nghệ thuật trần thuật là một vấn đề thuộc thi pháp thể loại nhất
là đối với truyện ngắn Tìm hiểu các phương diện trần thuật giúp người đọc tiếpcận được với những giá trị văn chương đích thực Việc tìm tòi, đổi mới nghệ thuậttrần thuật cũng chính là hướng đi của văn xuôi đương đại nói chung, truyện ngắnnói riêng
Trang 111.3 Các nhân tố cơ bản của nghệ thuật trần thuật
1.3.1 Người trần thuật
Trần thuật đòi hỏi phải có người kể hay nói dúng hơn người trần thuật là vấn
đề quan trọng, then chốt của tác phẩm tự sự Vì không có tác phẩm tự sự nào lại
không có người kể chuyện, mà “Truyện ngắn là loại hình tự sự cỡ nhỏ” (Giáo trình lí luận văn học) – một loại hình tiêu biểu cho văn xuôi hiện đại Do đó, để
phục vụ việc tạo ra nhân vật kể chuyện trong sáng tác, các tác giả đã sử dụngnhững hình thức kể chuyện khác nhau Có khi đó là người đứng hoàn toàn bênngoài tác phẩm nhưng cũng có khi đó là nhân vật xưng tôi Nhà nghiên cứuT.Z.Todozov khẳng định “Người kể chuyện là yếu tố tích cực trong việc tạo rathế giới tưởng tượng… không thể có trần thuật mà thiếu người kể chuyện” Quanđiểm này góp phần khẳng định vai trò của hình thức kể chuyện trong nghệ thuậttrần thuật
Vấn đề người kể chuyện là một trong những vấn đề trung tâm của thi phápvăn xuôi hiện đại, cũng là vấn đề xuất hiện ngay từ đầu thế kỉ XX ở Nga và đượcnhiều nhà nghiên cứu quan tâm Sau đó vấn đề này nhận được sự quan tâm củanhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam Do phạm vi đề tài, ở đây chúngtôi chỉ tập hợp một số ý kiến tiêu biểu cho đánh giá, nhận xét về “nghệ thuật kểchuyện”
W.Kayer quan niệm rằng người kể chuyện là một khái niệm mang tính chấtcực kì hình thức: “Đó là một hình hài được sáng tạo ra, thuộc về toàn bộ chỉnh thểtác phẩm văn học Ở nghệ thuật kể, người kể chuyện không bao giờ là vị tác giả
đã hay chưa nổi danh, nhưng là cái vai mà tác giả bịa ra và đã chấp nhận” [18,tr.196]
Theo các tác giả Từ điển thuật ngữ văn học, người kể chuyện “là hình tượng
ước lệ về người trần thuật trong tác phẩm văn học, chỉ xuất hiện khi nào câuchuyện được kể bởi một nhân vật cụ thể trong tác phẩm” [7, tr.191] Người kể
Trang 12chuyện có thể xuất hiện xưng “tôi” trực tiếp hoặc ẩn hiện vô hình để thuật lại câuchuyện.
Không thể đồng nhất tác giả với người trần thuật Mọi nội dung tư tưởng, ý
đồ sáng tạo đều do tác giả nghĩ ra, nhưng anh ta không trực tiếp đứng ra trầnthuật, mà sáng tạo ra một người trần thuật để thay mình làm việc đó Khi sáng tạonhà văn giống như người chép hộ lời lẽ của người trần thuật do mình tạo ra
“Người kể chuyện trong tiểu thuyết không phải là một ngôi thứ nhất thuần túy.Người đó chẳng bao giờ hoàn toàn là chính bản thân tác giả” (M.Buy-tô) “Trongnghệ thuật kể, người kể chuyện không bao giờ là tác giả đã hay chưa từng đượcbiết đến, mà là một vai trò được tác giả nghĩ ra và ước định” (W.Kasyer)
Người kể chuyện trong tác phẩm có vai trò đặc biệt quan trọng Nó khôngchỉ dẫn dắt, môi giới để bạn đọc tiếp cận với thế giới nghệ thuật mà còn có chứcnăng tổ chức, sắp xếp các sự kiện trong tác phẩm Bởi vậy, khi trần thuật, nhà văncân nhắc trong việc lựa chọn ngôi kể để làm sao cho câu chuyện hấp dẫn lôi cuốnngười đọc Khác với người kể chuyện trực tiếp trong diễn xướng dân gian, người
kể chuyện trong văn bản viết ẩn mình trong dòng chữ Khi trần thuật, người trầnthuật có thể hóa thân thành nhiều vai khác nhau, có thể kể theo ngôi thứ nhất, thứhai và thứ ba Người kể chuyện chỉ có thể kể được khi nào họ cảm thấy nhưngười trong cuộc, đang chứng kiến sự việc xảy ra bằng tất cả các giác quan củamình Do đó về căn bản, mọi người kể chuyện đều kể theo ngôi thứ nhất Cái gọi
là ngôi thứ ba thực chất là hình thức kể khi người kể chưa được ý thức (như trongcác truyện dân gian) hoặc là đã được ý thức nhưng cố ý giấu mình đi (như trongcác truyện hiện đại) Ngôi thứ nhất là hình thức lộ diện, ngôi thứ ba là ẩn mình đi
Sự phân biệt trên chỉ mang tính chất quy ước Hiển nhiên, mỗi sự lựa chọn hìnhthức kể cũng có khả năng tạo nghĩa nhất định cho trần thuật
1.3.2 Điểm nhìn trần thuật
Vấn đề điểm nhìn đã được nghiên cứu từ rất lâu, từ đầu thế kỉ XIX với AnnaBarbauld, cuối thế kỉ XIX với Henri Jamer, đầu XX với Friedman, Foster,
Trang 13Tomasevski, từ những năm 40 trở đi được nghiên cứu sâu hơn với Todorov,Gentte, Lôstman, Bakhtin… với nhiều tên gọi khác nhau như: viewpoint, view,pont of view, vision…
Henry James trong Nghệ thuật văn xuôi (1884) xác lập điểm nhìn chính là
“mô tả cách thức tồn tại của tác phẩm như một hành vi mang tính bản thể hoặcmột cấu trúc hoàn chỉnh, tự trị đối với cá nhân nhà văn” và “Điểm nhìn là sự lựachọn cự li trần thuật nào đó loại trừ được sự can thiệp của tác giả vào sự kiệnđược miêu tả và cho phép văn xuôi trở nên tự nhiên hơn, phù hợp với cuộc sốnghơn” [15, tr.135]
Từ điển văn học thế giới khẳng định điểm nhìn “là mối tương quan trong đó
chỉ vị trí đứng của người kể chuyện để kể câu chuyện… Nó có thể chi phối hoặc
là từ bên trong hoặc là từ bên ngoài Ở điểm nhìn từ bên trong, người kể chuyện
là một trong các nhân vật, do đó câu chuyện được kể từ ngôi thứ nhất Điểm nhìn
từ bên ngoài được mang lại từ một ý nghĩa bên ngoài, của người không phải làmột phần của câu chuyện, trong trường hợp này câu chuyện thường được kể từngôi thứ ba”
M.Khrapchenco cho rằng: “Chân lí cuộc sống trong sáng tác nghệ thuậtkhông tồn tại bên ngoài cái nhìn nghệ thuật có tính cá nhân đối với thế giới, vốn
có ở từng nghệ sĩ thực thụ” Một nhà văn Pháp cũng nói: “đối với nhà văn cũngnhư đối với nhà họa sĩ phong cách không phải là vấn đề kĩ thuật mà là vấn đề cáinhìn” Từ hai quan niệm này chúng ta có thể nhận thấy vấn đề điểm nhìn có ảnhhưởng rất lớn tới việc thẩm định cá tính sáng tạo và phong cách nghệ thuật củanhà văn Bởi vì sự lựa chọn điểm nhìn của nhà văn trong tác phẩm của mìnhkhông chỉ dừng lại ở việc để cho người kể chuyện nhìn và kể, miêu tả các sự kiện,hiện tượng, hành vi của đời sống mà chính bản thân việc lựa chọn điểm nhìn chongười trần thuật cũng thể hiện sự đánh giá tư tưởng, tình cảm của nhà văn
Bàn về vai trò của điểm nhìn trong cấu trúc của tác phẩm tự sự, Pospelovcho rằng “Trong tác phẩm tự sự, điều quan trọng là tương quan giữa các sự vật
Trang 14với chủ thể trần thuật hay nói cách khác, điểm nhìn của người trần thuật đối vớinhững gì mà anh ta miêu tả”.
Khi nghiên cứu về điểm nhìn trần thuật, các học giả còn tìm cách phân loạichúng Từ các cách phân loại của các nhà nghiên cứu như Friedman, G.Genette,Greimas… chúng tôi nhận thấy điểm nhìn được phân thành các dạng cơ bản sau:Điểm nhìn của người trần thuật, tác giả hay của nhân vật trữ tình và của nhân vậttrong tác phẩm tự sự, điểm nhìn không gian, thời gian, điểm nhìn bên ngoài, bêntrong, điểm nhìn đánh giá tư tưởng, cảm xúc
Từ các quan niệm trên có thể hiểu điểm nhìn trần thuật là vị trí để từ đóngười kể chuyện nhìn và kể, miêu tả các sự kiện, hiện tượng, hành vi của đờisống Điểm nhìn là khởi điểm mà việc trần thuật trải ra trong không gian và thờigian của văn bản “Giá trị của sáng tạo nghệ thuật một phần không nhỏ là do đemlại cho người thưởng thức một cái nhìn mới đối với đời sống Sự đổi thay của
nghệ thuật bắt đầu từ sự đổi thay điểm nhìn” (Từ điển thuật ngữ văn học).
1.3.3 Ngôn ngữ trần thuật
Trong “Đổi mới ngôn ngữ và giọng điệu - một thành công đáng chú ý củavăn xuôi sau 1975”, Nguyễn Thị Bình có viết: “Một nhà văn đích thực phải ýthức về mình như một nhà ngôn ngữ bởi đây là “yếu tố đầu tiên quy định cungcách ứng xử” của anh Đối với văn chương ngôn ngữ là phương tiện bắt buộc đểanh ta giao tiếp với bạn đọc, nó không chỉ là “cái vỏ của tư duy” mà còn là tàinăng, cá tính và quan điểm nghệ thuật, do đó “giọng điệu của tác phẩm trước hếtcũng là giọng điệu ngôn ngữ”
Qúa trình khám phá, tìm hiểu giá trị của tác phẩm văn học không thể tách rờinhững vấn đề của ngôn ngữ nghệ thuật, đặc điểm kết cấu ngôn từ của tác phẩm.Bởi tác phẩm văn học là công trình nghệ thuật ngôn từ, là yếu tố đầu tiên khi bạn
đọc tiếp xúc với tác phẩm Các tác giả cuốn Từ điển thuật ngữ văn học đưa ra khái niệm về ngôn ngữ văn học như sau: “Ngôn ngữ là công cụ là chất liệu cơ bản
của văn học, vì vậy văn học được coi là loại hình nghệ thuật ngôn từ M Gorki
Trang 15khẳng định: ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học” [7, tr.185] Ngôn ngữ vănhọc bắt nguồn từ ngôn ngữ nhân dân, được chọn lọc, rèn giũa qua lao động nghệthuật của nhà văn, đến lượt mình nó góp phần làm phong phú thêm cho ngôn ngữcủa nhân dân Một nhà văn đích thực phải tự ý thức về mình như một nhà ngônngữ vì ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên quy định cung cách ứng xử của anh ta, làphương tiện bắt buộc để anh ta giao tiếp với bạn đọc Tuy nhiên ở mỗi thể loạivăn học, ngôn ngữ lại có những đặc trưng riêng.
Ngôn ngữ trần thuật là ngôn ngữ đa dạng, ngôn ngữ của nhiều tính cách baogồm ngôn ngữ của người trần thuật, ngôn ngữ nhân vật và lời nói nước đôi Trong
đó, ngôn ngữ người trần thuật và ngôn ngữ nhân vật giữ vai trò quyết định tạonên giá trị nghệ thuật của tác phẩm tự sự
Từ điển thuật ngữ văn học đã đưa ra quan điểm về ngôn ngữ người trần thuật
như sau: “Ngôn ngữ người trần thuật chẳng những có vai trò then chốt trongphương thức tự sự mà còn là yếu tố cơ bản thể hiện phong cách nhà văn, truyềnđạt cái nhìn, giọng điệu, cá tính của tác giả”
Bên cạnh quan điểm về ngôn ngữ người trần thuật, Từ điển thuật ngữ văn học còn đưa ra quan điểm về ngôn ngữ nhân vật: “là một trong những phương
tiện quan trọng được nhà văn sử dụng nhằm thể hiện cuộc sống và cá tính nhânvật và “trong tác phẩm nhà văn có thể cá thể hóa ngôn ngữ nhân vật bằng nhiềucách: nhấn mạnh cách đặt câu, ghép từ, lời phát âm đặc biệt của nhân vật lặp lạinhững từ, câu mà nhân vật thích nói kể cả từ ngoại quốc và từ địa phương…” Dùtồn tại dưới dạng nào hoặc được thể hiện bằng cách nào thì ngôn ngữ nhân vậtcũng phải đảm bảo sự kết hợp sinh động giữa tính cá thể và tính khái quát
1.3.4 Giọng điệu trần thuật
Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo, nên một trong những điều quan trọngnhất với một nhà văn là phải tạo được tiếng nói riêng cho mình, tức là một giọngđiệu riêng không lẫn với ai cả: “Nếu tác giả nào đó không có lối nói riêng củamình thì người đó không bao giờ là nhà văn cả” (Sêkhop)
Trang 16Nói đến giọng điệu là nói đến môt hiện tượng mang tính cá nhân cao độtrong sáng tạo nghệ thuật Nó là một trong những yếu tố chủ đạo cấu thành hìnhthức nghệ thuật của một tác phẩm Giọng điệu chính là yếu tố hàng đầu tạo nênphong cách riêng của mỗi nhà văn, tạo nên sự khác nhau giữa nhà văn này vớinhà văn khác Đặc biệt, giọng điệu góp phần không nhỏ để làm nên sức hấp dẫncho mỗi tác phẩm.
Bàn về giọng điệu, G.N.Pospelov cho rằng: giọng điệu là “cái kiểu cáchdùng để kể câu chuyện”
Nghiên cứu một cách có hệ thống về giọng điệu với tư cách là một trongnhững yếu tố biểu hiện phong cách nghệ thuật của người nghệ sĩ,
M.B.Khrapchenko trong Cá tính sáng tạo của nhà văn là sự phát triển của văn học đã khẳng định: “… Phong cách là một hệ thống phức tạp Trong hệ thống đó,
trước hết cần phải chú ý tới sự tổng hợp của các phương tiện giọng điệu…”, “cáiquan trọng trong tài năng văn học (…) là tiếng nói của mình (…), là cái giọngđiệu riêng biệt của chính mình không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kì mộtngười nào khác” Không dừng lại ở đó, M.B.Khrapchenko nhấn mạnh thêm: “Đềtài, tư tưởng, hình tượng chỉ được thể hiện trong một môi trường và giọng điệunhất định đối với một đối tượng sáng tác, đối với những mặt khác nhau của nó.Hiệu suất cảm xúc của lối kể chuyện, của hành động kịch, của lời lẽ trữ tình trướchết thể hện ở giọng điệu chủ yếu vốn là đặc trưng của tác phẩm văn học với tưcách là một thể thống nhất hoàn chỉnh”
Còn Từ điển thuật ngữ văn học thì đưa ra khái niệm về giọng điệu như sau:
“Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trường, tư tưởng đạo đức của nhà văn đốivới hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn suồng sã, ngợi ca hay châmbiếm… Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm
mĩ của tác giả, có vai trò rất lớn trong việc tạo thành phong cách nhà văn và tácdụng truyền cảm cho người đọc Thiếu một giọng điệu nhất định nhà văn chưa thểviết ra được tác phẩm, mặc dù đã có đủ tài liệu và sắp xếp trong hệ thống nhân
Trang 17vật” Giọng điệu giúp chúng ta nhận ra tác giả Không nên đồng nhất giọng điệunghệ thuật với giọng điệu tác giả vốn có ngoài đời Cũng không nên lẫn lộn giọngđiệu với ngữ điệu, là phương tiện biểu hiện của lời nói, biểu hiện qua cách lêngiọng, xuống giọng, nhấn mạnh, nhịp điệu…
Giọng điệu chịu sự chi phối của chủ thể sáng tác, có quan hệ gần gũi vớicảm hứng của người nghệ sĩ, liên quan đến đối tượng phản ánh và được bộc lộqua sự kết hợp hài hòa các yếu tố ngôn ngữ trong tác phẩm Để xác định giọngđiệu của tác phẩm, người ta có thể căn cứ vào hệ thống từ ngữ, cách xưng hô, kếtcấu, cách sử dụng môtip và xây dựng hình tượng trong tác phẩm dưới sự chi phốicủa một cảm hứng chủ đạo và sự quy chiếu của một cái nhìn
1.4 Vài nét về nghệ thuật trần thuật trong văn học Việt Nam đương đại
Sau thời kì đổi mới, tư duy về văn học nghệ thuật của dân tộc cũng pháttriển, để tiến kịp những trào lưu văn học tiên tiến trên thế giới, văn học nói chung
và truyện ngắn nói riêng cũng có những biến đổi trên nhiều phương diện Khi
hưởng ứng ý kiến Hãy đọc lời ai điếu cho một nề văn học minh họa của nhà văn Nguyễn Minh Châu, nhiều nhà văn đã cố gắng tìm tòi, cách tân cho sáng tác của
mình Nhận xét về truyện ngắn đương đại Việt Nam, Nguyễn Thị Bình khẳngđịnh ý kiến đồng tình với độc giả và cho rằng truyện ngắn giai đoạn này “tậptrung nhiều nhất những yếu tố cách tân… và kết tinh nhiều yếu tố cách tân” và
“với truyện ngắn thì văn học Việt Nam đang tiếp cận với văn học đương đại thếgiới ở tư duy thể loại”
Nằm trong mạch nguồn văn học Việt Nam, tiếp nối những giá trị mà văn học
đi trước để lại Văn học Việt Nam giai đoạn sau 1975 không còn là nền văn học
có khuynh hướng tác động đến người đọc bằng chân lí có sẵn của nhà văn –người thầy thông thái luôn đúng nữa Cùng với đó nghệ thuật trần thuật của vănhọc Việt Nam sau 1975 đã không dừng lại ở điểm nhìn trần thuật do người phántruyền chân lí đảm nhận Mỗi tác phẩm thường chỉ có một điểm nhìn nữa… Vănhọc giai đoạn này xét trên phương diện nghệ thuật trần thuật đã có nhiều sự thayđổi Ở đây, người đọc không bị áp đặt chân lí mà được quyền bình đẳng với nhà
Trang 18văn trên hành trình tìm chân lí Trần thuật nhiều điểm nhìn là bằng chứng quantrọng về đổi mới quan niệm văn xuôi Mỗi điểm nhìn là một ý thức độc lập, qua
đó sự việc, con người cũng được nhìn nhận từ nhiều phía Sự gia tăng điểm nhìn,dịch chuyển điểm nhìn linh hoạt của nghệ thuật trần thuật được xem là một trongnhững vấn đề quan trọng của văn xuôi thời kì đổi mới
Bằng nhiều cách nhìn khác nhau, văn học giai đoạn này đã thể hiện được sựbình đẳng của nhà văn với bạn đọc trên con đường tìm kiếm chân lí Tác phẩmvăn học giai đoạn này đã sử dụng khá linh hoạt các điểm nhìn, từ đó thấy đượcđối thoại giữa nhà văn với nhân vật trong tác phẩm văn học “Sự thay đổi điểmnhìn trần thuật tạo ra nhiều cơ hội cho nhà văn cách tân cốt truyện, chú ý đến cấu
trúc tác phẩm” [17, tr.167 ] Câu chuyện về anh họa sĩ quên lời hứa trong Bức tranh của Nguyễn Minh Châu sẽ được phán xét hoàn toàn khác khi được đặt vào
hai điểm nhìn: một điểm nhìn của chính anh ta và một điểm nhìn của người thợcắt tóc
Đến với Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp, ta nhận thấy tướng Thuấn và
các con của ông ta có niềm tin khác nhau về “nguyên tắc bình quân” và về sự “cảtin” về tiền bạc… Như vậy cuộc đối thoại về tư tưởng giữa các nhân vật trở thànhcuộc đối thoại với chính bạn đọc Sự gia tăng điểm nhìn trần thuật tác phẩm vănhọc sau 1975 bắt đầu hướng đến cấu trúc ngỏ đa thanh Những tác giả có cách tânnổi bật ở phương diện này là Nguyễn Minh Châu, Bảo Ninh, Nguyễn Huy Thiệp,Nguyễn Khải… sáng tác của họ nhìn chung khước từ quan niệm “chủ đề rõ ràng”với tinh thần tin cậy, tôn trọng bạn đọc
Văn học Việt Nam sau 1975 có sự mở rộng đáng kể các phạm trù thẩm mĩ.Bên cạnh “cái cao cả “ còn có “cái đời thường” “cái thực” hiển diện đan xen “cáiảo” “cái hư”… tất cả các phạm trù thẩm mĩ đó làm tăng thêm tính chân thật chocuộc sống trong nghệ thuật Theo đó, mà đời sống văn học Việt Nam giai đoạnsau 1975 có nhiều điều đáng chú ý, cùng với những biến hóa phong phú, linhhoạt
Trang 19CHƯƠNG 2 SỰ KHAI THÁC ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT TRONG TẬP
TRUYỆN CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ
Tác phẩm văn học chính là tấm gương phản chiếu đời sống, là nơi gửi gắmcái nhìn, chiều sâu tư tưởng của nhà văn về cuộc đời Vì thế, sự đa dạng về điểmnhìn có thể phản ánh được hiện thực đời sống ở nhiều góc cạnh đa dạng nhất Tìm
hiểu điểm nhìn trần thuật trong tập truyện Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc
Tư, chúng tôi nhận thấy phổ biến là điểm nhìn bên trong, bên ngoài, điểm nhìnkhông gian, thời gian và sự chuyển điểm nhìn
2.1 Điểm nhìn bên ngoài và bên trong
Tìm hiểu các truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư trong tập truyện Cánh đồng bất tận, chúng tôi nhận thấy có nhiều truyện được kể từ điểm nhìn bên trong.
Điểm nhìn bên ngoài cũng xuất hiện nhưng chỉ ở một vài đoạn ngắn, sau đó lạiđược di chuyển vào điểm nhìn bên trong Nhà văn đã khéo léo kết hợp linh hoạtcác điểm nhìn nhằm tạo ra cái nhìn đa dạng, nhiều chiều cho độc giả đối với nhânvật của mình
Điểm nhìn bên ngoài thể hiện được tính khách quan tối đa cho trần thuật.Các sự kiện diễn ra tự nhiên như cuộc đời vẫn thế Nó giúp nhà văn bao quátđược nhiều phương diện và góc độ của hiện thực cuộc sống hơn Người kểchuyện ẩn mình đi để câu chuyện được kể đạt mức độ khách quan cao nhất
Ở truyện Cải ơi, ở một vài đoạn người kể chưa đi sâu vào nội tâm nhân vật
mà chủ yếu nhằm dẫn dắt sự phát triển của cốt truyện, cho người đọc một cái nhìnbao quát nhất về toàn bộ câu chuyện: “Nên ông Năm Nhỏ trụ lại ngã ba Sương,tiếp tục cuộc kiếm tìm Ông mướn một cái nhà nhỏ như hộp quẹt, đủ cho haingười còm nhom chui ra chui vào, vét túi trên túi dưới sắm một chiếc xe kẹo kéo
có dàn nhạc sống xập xình, kéo thằng Thàn theo Ngày chạy ra bán ở chợ rau, chợ
cá, tối ghé vài quán nhậu, khuya về đậu ở ngã ba ” [21, tr.9 ].
Trang 20truyện ngắn Huệ lấy chồng, với điểm nhìn bên ngoài, người kể chuyện đã tái
hiện khung cảnh buổi tối trước hôm đám cưới Huệ: “Vẫn tiếng nói cười xao độngtừng chòm nhóm của các chị, các dì trong nhà bếp Tiếng máy đèn chạy tạch tè.Đằng trước rạp, nhóm ca cải lương dạo đờn lửng ta lửng tửng rồi ai đó vô câuvọng cổ ngọt xớt Không biết vô tình hay cố ý, anh chàng nọ kê micro gần miệng
mà uống rượu Nghe đánh cái chóc giòn thiệt giòn rồi khà ra tuồng như cay đắnglắm, chua xót lắm, bắt thèm” [21, tr.37]
Khảo sát truyện ngắn Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi
nhận thấy việc nhà văn sử dụng điểm nhìn bên ngoài ở một số trường đoạn cụ thểnhằm thể hiện khả năng dẫn dắt các tình tiết của truyện, tái hiện số phận nhân vật
và tạo ra cái nhìn chân thực, sắc nét và khách quan hơn Đó là đoạn văn xoáy vàocái nhìn khách quan kể về việc bọn trẻ phải chứng kiến cảnh má ngoại tình vớingười đàn ông khác trên “chiếc giường tre quen thuộc” khiến mỗi người lớn trongchúng ta giật mình: sự vô tâm của người lớn đã làm tổn thương tâm hồn trẻ con
“Đứa mười tuổi quay lưng lại, đứa chín tuổi úp mặt vô áo chị nó, nhưng cả haivẫn như thấy rõ ràng trên chiếc giường tre quen thuộc, má oằn uốn người dướitấm lưng chơm chởm những nốt ruồi Họ cấu víu Vật vã Rên xiết” [21, tr.169]
Có thể thấy, sử dụng điểm nhìn bên ngoài khiến cho câu chuyện được kể rấtkhách quan như chính bản thân cuộc sống đang tồn tại
Một số truyện của Nguyễn Ngọc Tư có người kể chuyện ở ngôi thứ nhất, kể
về chính câu chuyện của bản thân mình Với điểm nhìn từ bên trong, truyện đãtạo được ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc về tính chân thực.Truyện vừa
Cánh đồng bất tận chủ yếu được kể qua điểm nhìn của nhân vật Nương và Nương
được đặt trong mối quan hệ với các nhân vật khác Đặc biệt điểm nhìn bên trongđược miêu tả một cách rõ nét qua việc hồi tưởng lại của Nương về hình ảnh mánó: hai túi áo má “mỏng kép lẹp” má tôi thường thở dài khi ngồi vá bộ quần áo cũ
“tiếng thở dài thườn thượt nghe buồn mênh mang như những hàng nước mắt chảytừng giọt” [21, tr.171] Rõ ràng việc để cho một đứa con gái kể chuyện về
Trang 21mẹmình như thế người đọc càng thấm thía hơn cảnh ngộ nghèo khổ, cơ cực củathân phận những người phụ nữ nghèo ở nông thôn Con bé Nương lờ mờ hiểurằng việc má phản bội đã để lại một vết thương lòng đau đớn với cha khiến ôngtrở nê lầm lì, vũ phu và thù hận: “Cha vẫn thường đánh chị em tôi, thường đánhkhi vừa ngủ dậy Đó là khi người ta thấy hoang hoải, chán chường sau một giấcdài và tôi tự nhớ lại coi hồi sáng nay, hồi trưa nay mình đã làm gì giống má”.Nhưng “những thói quen, những cái gì liên quan đến má tôi phủi sạch rồi, nhưngtôi làm sao có thể từ bỏ hình hài nầy” [21, tr.175] Nương nghĩ “cha hơi khác con
- người trong cha tôi không còn một chút cảm xúc nào, nét mặt tràn ngập nhữngráp tâm, chưa gặp mặt đã tính chuyện phũ phàng” [21, tr.190]
Từ điểm nhìn Nương, Út Vũ không cần xuất hiện nhiều, không cần nhữngđoạn đối thoại, những lời độc thoại nội tâm để thể hiện tính cách, nhưng chândung người cha vẫn hiện lên một cách đầy đủ nhất trước sự hình dung của bạnđọc
Điểm nhìn bên trong của nhân vật Nương cũng cho người đọc hiểu nhữngnỗi uất nghẹn trong lòng thằng Điền lúc lên 9 tuổi trong một bữa trưa, nó thấy mẹoằn mình dưới một người đàn ông lạ Mặc dù khóc nhưng cái hình ảnh mẹ càocấu “rên xiết” đã ám ảnh khiến nó hành động như hoang dại trước một người đàn
bà lần đầu tiên nó biết cũng có thể làm như mẹ Nhưng những nghi hoặc vẫn loayhoay trong mắt Điền, nó quyết định chịu đựng một mình, khám phá một mình.Tất cả đều được Nương nhìn qua cảm nhận qua sự chứng kiến của chính mình đểngười đọc hiểu và cảm thông
Trong gần 60 trang truyện số lần nhân vật Nương xưng “tôi” để tái hiện tâm
tư của mình tới 15 lần, mỗi lần một suy nghĩ, một trạng thái cảm xúc khác nhau.Trong dòng suy nghĩ của nhân vật “tôi”, nỗi nhớ chính là những lớp sóng tâmtrạng miên man, cồn cào và giằng xé Mỗi lần nhớ, mỗi lần thương, mỗi lần đau,
“tôi” thường bộc bạch dòng suy nghĩ của chính mình Nguyễn Ngọc Tư đã khéo