1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Thân phận con người trong tập truyện ngắn Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư

68 1,9K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 727,34 KB

Nội dung

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận Thân phận con người trong tập truyện ngắn Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư được hoàn thành bời sự cố gắng, nỗ lực cảu bản thân cùng với sự h

Trang 1

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

HÀ NỘI, 2017

Trang 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học:

Th.S NGUYỄN PHƯƠNG HÀ

HÀ NỘI, 2017

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo, Ths.Nguyễn Phương Hà đã

tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện khóa luận

Tôi chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong tổ Văn học Việt Nam khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa luận

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 4 năm 2017

Tác giả khóa luận

Vũ Thị Bích Hải

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận Thân phận con người trong tập truyện ngắn Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư được hoàn thành bời sự cố

gắng, nỗ lực cảu bản thân cùng với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Ths Nguyễn Phương Hà cũng như các thầy, cô trong tổ Văn học Việt Nam

Khóa luận của tôi không trùng với kết quả nghiên cứu của tác giả khác Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4

3.1 Mục đích nghiên cứu 5

5 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Bố cục của khóa luận 6

Chương 1 TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ TRONG ĐỜI SỐNG V N HỌC ĐƯƠNG ĐẠI 7

1.1 Cuộc đời 7

1.2 Sự nghiệp văn học 8

Chương 2 SỰ THỂ HIỆN THÂN PHẬN CON NGƯỜI TRONG TẬP TRUYỆN CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN 17

2.1 Những người đàn ông sống cuộc sống du mục 17

2.2 Những người phụ nữ sống cuộc đời bất hạnh 22

2.3 Những đứa trẻ bơ vơ, bất hạnh 30

Chương 3 MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN THÂN PHẬN CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA

NGUYỄN NGỌC TƯ 36

3.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật 36

3.1.1 Nghệ thuật miêu tả ngoại hình 36

3.1.2 Nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật 39

3.2.1 Ngôn ngữ giản dị, đậm chất Nam Bộ 44

3.2.2 Ngôn ngữ chính xác, giàu hình ảnh 48

3.3 Giọng điệu 51

3.3.1 Giọng điệu lạnh lùng, tỉnh táo 52

3.3.2 Giọng điệu cảm thông, xót thương 54

KẾT LUẬN 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Văn học sau 1975 cho đến nay, sau hơn bốn mươi năm đã có những bước phát triển và đạt được nhiều thành tựu trên nhiều phương diện Trong đó thể loại văn xuôi được xem là có thành tựu nổi trội hơn cả, đặc biệt đây được coi là giai đoạn được mùa của truyện ngắn Bên cạnh những nhà văn nổi tiếng như: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng,… giai đoạn này có sự góp mặt của nhiều cây bút có thể kể đến những tác giả như: Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Tạ Duy Anh,… gần đây nhất là Nguyễn Ngọc Tư Với một sức viết dồi dào và có nhiều sáng tạo, thể nghiệm trong sáng tác Nguyễn Ngọc Tư đã tìm được tiếng nói, giọng điệu riêng trên văn đàn và được công chúng đón nhận

1.2 Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn trẻ xuất hiện trên bầu trời văn học Việt Nam trong những năm gần đây Sự xuất hiện của chị đã đem đến cho văn học đương đại Việt Nam một luồng sinh khí mới Sáng tác của Nguyễn Ngọc

Tư ghi dấu ấn khó phai trong lòng độc giả ở cách tác giả thể hiện hình ảnh con người trong tác phẩm Tác giả không trực tiếp lên án hay bênh vực ai, mà dùng cách “dìm” nhân vật của mình - những con người bé nhỏ, nghèo khổ xuống tận đáy cùng của sự bất hạnh Từ đó mở ra cho họ những con đường mới, những số phận mới,… Nói cách khác, Nguyễn Ngọc Tư luôn dành sự quan tâm đặc biệt về thân phận con người Vấn đề này cho đến nay không phải là mới song dưới sự quan sát nhạy bén, tinh tế của mỗi nhà văn, thân phận con người lại hiện lên với nhiều biểu hiện khác nhau

1.3 Hầu hết nhân vật trong những sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư đều mang số phận khổ cực, bất hạnh, luôn đi tìm chính mình và khao khát cuộc

sống mới nhưng không dễ tìm thấy: “Họ có nhà để về chúng tôi thì không Họ sống giữa chòm xóm đông đúc, chúng tôi thì không Họ ngủ với những giấc

Trang 7

mơ đep, chúng tôi thì không…” [22; 178] Đóng góp này cho thấy chân dung,

thân phận con người trong thời đại mới hiện lên chân thực và sâu sắc hơn Qua đó khắng định vị trí, tài năng và phong cách riêng của nhà văn Nam Bộ được coi là “Đặc sản miền Nam”

Đó là những lí do khiến chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài Thân phận con người trong tập truyện ngắn Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư làm đề tài khóa luận tốt nghiệp cho mình

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Nguyễn Ngọc Tư thực sự xuất hiện và được chú ý trên văn đàn Việt Nam năm 2000, sau khi đạt giải nhất cuộc thi “Văn học tuổi 20” (lần thứ hai) của Nhà xuất bản Trẻ, Hội nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh và Báo Tuổi Trẻ

Từ đó đến nay chị đã cho ra đời nhiều tác phẩm và gây được tiếng vang lớn đối với bạn đọc

Báo Văn nghệ số 39, ngày 24/09/2005, tác giả Hoàng Thiên Nga với

bài viết: Đọc Nguyễn Ngọc Tư qua Cánh đồng bất tận, tác giả cho rằng:

“Điều đáng nói là truyện quá hay và độc giả nào cũng thèm, cũng tha thiết cần cái sự hay ấy” Hoàng Thiên Nga đánh giá cao tài năng, phẩm chất của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư và đưa ra nhận xét về nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư: “Các nhân vật trong truyện đầy tính thiện nhưng cái vòng luẩn quẩn của đói nghèo, dốt nát, lam lũ và điều kiện sống nghèo túng, ngộ

ngạt, xô đẩy, người này là nạn nhân của người kia,…” [8; 1]

Trong bài Cánh đồng bất tận lệ rơi sau những khuôn hình, tác giả Hồ

Kiên Giang đánh giá truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư viết về “cuộc sống trôi dạt

trên sông nước với những cảnh đời vươn lên từ nghịch cảnh đói nghèo của con người miền Tây Nam Bộ mộc mạc chân quê” [3; 1] Đồng thời tác giả còn nhấn mạnh: Trong tác phẩm cuộc sống và văn hóa của con người Nam Bộ

Trang 8

hiện lên với tất cả vẻ nguyên sơ, chân thực mà không có chút hư cấu, gọt rũa của người viết

Tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, nhà nghiên cứu Phạm Xuân

Nguyên cho rằng: “Cánh đồng bất tận là một truyện hay, nó chứng tỏ bút lực

của Nguyễn Ngọc Tư trong việc đào sâu vào thể hiện cuộc sống, khơi sâu vào thân phận con người Viết được một truyện như thế chứng tỏ Tư có tài năng văn chương và có lòng thương người Đúng vậy, thương người bằng những nỗi đau của con người, bằng cái cách nhìn thẳng vào những vùng sáng tối chồng chéo lên những khuôn mặt người và trong những cõi lòng người” [14; 1] Quả là Nguyễn Ngọc Tư đã đi sâu vào thân phận con người, khai thác tình người Ở đó, chị bộc lộ cái nhìn nhân văn về con người, về cuộc sống những điều chị viết không mới nhưng “đã bắt đầu chạm vào những vỉa tầng cuộc sống của vùng đất cô sống và viết văn Dữ dội và nhân tình, văn Tư bắt đầu là

như thế” [15; 1]

Tác giả Trần Hữu Dũng nhận xét về văn của Nguyễn Ngọc Tư: “Cái mới trong văn Nguyễn Ngọc Tư chính là cái cũ, cái lạ ở cô là tài khui mở những sinh hoạt thân thuộc trước mắt Nguyễn Ngọc Tư không “vén màn” cho người đọc thấy cái chưa từng thấy, cô không dẫn dắt ta khám phá những ngõ ngách của nội tâm mà ta chưa từng biết (một điều cũng rất cần, nhưng để những nhà văn khác) Cô chỉ đưa ra một tấm gương rất trong, thật sáng, để chúng ta nhìn thấy những sinh hoạt tình tự rất thường Và qua đó lạ thay như

một tiếng đàn cộng hưởng, ta khám phá cái phong phú của chính đời ta” [2;1]

Nhà văn Nguyên Ngọc cũng có chung nhận xét Nguyễn Ngọc Tư thuộc

về “một cái gì đó đã cũ, một thế giới tinh thần và giá trị đã ổn định” Ông cho

rằng nếu muốn xếp loại các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư thì cũng phải khó lắm, bởi vì: “Đã có một thứ thang bậc tương đối ổn định để xếp cây bút này

Trang 9

vào đó…” [25; 1] Nét nổi bật trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư chính

là cái nhìn nhân ái về con người

Điểm lại các nghiên cứu về Nguyễn Ngọc Tư, nhà văn Dạ Ngân còn gọi đó là “quặng” Ngọc Tư Nghĩa là thế mạnh để chị khai thác, là nguồn năng lượng dồi dào, là bản sắc làm nên thành công tác giả, là yếu tố hấp dẫn người đọc

Tìm hiểu về sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, nhà văn Nguyễn Hữu Quý nhận xét: “Nguyễn Ngọc Tư cũng viết về cái xấu Nhưng sau những dòng văn quằn quại ấy là thông điệp mà Nguyễn Ngọc Tư muốn gửi đến chúng ta: Trong cuộc sống này những người tốt, những người vô tội chưa chắc đã được sống đàng hoàng, được đền đáp xứng đáng, được hưởng hương vị ngọt ngào của cuộc đời Xã hội phải thiết lập sự công bằng, và phải biết bảo vệ nâng niu

cái tốt Cũng cần nhớ rằng kẻ xấu, cái ác vẫn còn nhởn nhơ, có mặt mọi nơi”

Thời gian gần đây, tác giả Hoàng Đăng Khoa có bài viết: “Cánh đồng bất tận - từ góc nhìn nữ quyền” (đăng trên Vanvn.net - 14/03/2012) Dưới

góc nhìn này tác giả cho rằng tác phẩm là khúc bi ca về thân kiếp đàn bà và là khúc tụng ca về nhân vật nữ chính tận thiện tận mỹ Từ góc nhìn nữ quyền

chúng ta thêm nhận diện đầy đủ tính hiện đại của Cánh đồng bất tận

Nhìn chung đa số đều khẳng định: truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư ẩn sâu nỗi niềm của một con người đất Mũi với cái nhìn nhân ái về con người Tuy các bài viết phần đa tác giả dù ít nhiều đề cập đến vấn đề thân phận con người

ở một số phương diện như người nông dân, số phận người phụ nữ,… Riêng vấn đề thân phận con người thì cho đến nay những bài nghiên cứu chỉ dừng lại khảo sát lẻ tẻ hoặc mang tính chất gợi mở Kế thừa những người đi trước

chúng tôi quyết định chọn đề tài: Thân phận con người trong tập truyện ngắn Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 10

3.1 Mục đích nghiên cứu

Từ quan niệm nghệ thuật về con người, chúng tôi hướng tới tìm hiểu

Thân phận con người trong tập truyện ngắn Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư Qua đó khẳng định giá trị tác phẩm, đặc biệt là những đóng

góp của nhà vawntrong việc khám phá, phát hiện, thể hiện thân phận con người,… Từ đó giúp người đọc thấy được chiều sâu tư tưởng và tấm lòng nhân đạo sâu sắc của tác giả

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Khóa luận hướng tới nhiệm vụ sau:

Tìm hiểu thân phận con người ở phương diện nội dung (những người đàn ông sống cuộc sống du mục; những người phụ nữ sống cuộc đời bất hạnh; những đứa trẻ bơ vơ, bất hạnh)

Chỉ ra một số phương diện nghệ thuật thể hiện thân phận con người trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư: nghệ thuật miêu tả ngoại hình; nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật; ngôn ngữ giản dị, đậm chất Nam Bộ; ngôn ngữ chính xác, giàu hình ảnh; giọng điệu lạnh lùng, tỉnh táo; giọng điệu cảm thông, xót thương

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là Thân phận con người trong tập truyện ngắn Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư

4.2 Phạm vi nghiên cứu của khóa luận: tập trung nghiên cứu trong

phạm vi của tập truyện ngắn Cánh đồng bất tận, Nhà xuất bản Trẻ,

năm 2005

5 Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp thống kê

- Phương pháp so sánh

Trang 11

- Phương pháp khái quát tổng hợp

- Phương pháp phân tích tác phẩm văn học

6 Bố cục của khóa luận

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của khóa luận được chia làm 3 chương:

Chương 1: Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư trong đời sống văn học Việt Nam đương đại

Chương 2: Sự thể hiện thân phận con người trong tập truyện ngắn

Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư

Chương 3: Một số phương diện nghệ thuật thể hiện thân phận con người trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư

Trang 12

Chương 1 TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ

TRONG ĐỜI SỐNG V N HỌC ĐƯƠNG ĐẠI 1.1 Cuộc đời

Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976, quê ở huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau Xuất thân trong một gia đình lao động mang truyền thống Cách mạng, từ thế

hệ nội, ngoại, ba mẹ của Nguyễn Ngọc Tư đều là bộ đội trong kháng chiến chống Mỹ Nguyễn Ngọc Tư là con út nên cả nhà thường gọi là Bé Tư.Từ nhỏ, chị đã ảnh hưởng từ cha mình - một người hay làm thơ, viết báo Vì thế

mà máu văn chương, nghiệp báo chí đã ngấm sâu trong máu thịt Nguyễn Ngọc Tư Không những thế, quê hương Cà Mau nhiều sông, lắm rạch, phong cảnh hữu tình với những cánh đồng thẳng cánh cò bay, những rừng tràm ngào ngạt Cảnh sắc hữu tình ấy của quê hương đã góp phần quan trọng trong việc hình thành văn phong Nguyễn Ngọc Tư Bên cạnh đó, mảnh đất Cà Mau còn đậm đà bản sắc văn hóa Miền Tây sông nước, những câu hò, những câu vọng

cổ khoan thai theo nhịp mái chèo cũng đã thổi hồn vào trang văn của Nguyễn Ngọc Tư đầy ấn tượng và dư vị ngọt ngào

Tuổi thơ Nguyễn Ngọc Tư không may mắn như các bạn cùng trang lứa

Vì hoàn cảnh gia đình (ông ngoại bệnh năng, kinh tế gia đình lại khó khăn) nên chị chỉ học hết cấp II, sau đó xin nghỉ rồi học bổ túc tự tích lũy vốn sống

và trau dồi kinh nghiệm viết văn Vốn là một học sinh giỏi văn nhưng chị chưa bao giờ nghĩ mình có thể trở thành một nhà văn Ban đầu thích viết lách

và mục đích kiếm tiền phụ giúp gia đình, Nguyễn Ngọc Tư xin làm việc tại cơ quan Văn nghệ báo chí Cà Mau Những năm tháng sống cùng với ông ngoại, sớm lao vào cuộc sống mưu sinh và từ đó trở thành cái duyên cớ khiến Nguyễn Ngọc Tư bước chân vào con đường viết văn Công việc này đã rèn cho chị một lối viết sắc sảo, gọn chắc và chính môi trường làm việc đã tạo cơ hội để chị phát triển tài năng và đam mê của mình Những lúc thấy con gái

Trang 13

ngồi trầm tư, suy nghĩ trước trang giấy, cha của Nguyễn Ngọc Tư phát hiện ra tài năng thiên phú của con mình Ông không ngừng khuyến khích: “Viết điều

gì con đã trải qua” Phải vất vả, bươn trải kiếm sống từ rất sớm nhưng bù lại, Nguyễn Ngọc Tư lại có cái nhìn đằm thắm, sâu sắc hơn với con người, với cuộc đời Phải chăng đó là lí để sau này chị viết nhiều, viết hay về thân phận những con người nghèo khổ

Có thể thấy, ở Nguyễn Ngọc Tư con người văn chương và con người đời thường là một Nhà văn sáng tạo cho độc giả nhiều trang viết độc đáo, mới lạ và đầy tài hoa Dưới ngòi bút của nhà văn, mọi thứ đều sống động, lạ thường, người đọc cứ ngỡ như đã gặp những nhân vật của chị đâu đó ngoài đời Văn phong của Nguyễn Ngọc Tư hấp dẫn người đọc ở lối viết nồng hậu, hiền hòa, nó như một thứ duyên cuốn hút độc giả bởi cái vẻ đằm thắm, đậm

đà trong từng câu chữ Vì vậy, chị sớm gặt hái được nhiều giải thưởng văn học cao quý

1.2 Sự nghiệp văn học

Nguyễn Ngọc Tư sáng tác ở rất nhiều thể loại như: truyện ngắn, tạp văn, ký,… Ở thể loại nào chị cũng đạt được những thành công nhất định

Từ khi trình làng với tập truyện ngắn Ngọn đèn không tắt, tác phẩm

đạt giải nhất cuộc vận động sáng tác “Văn học tuổi 20” (lần II) năm 2000, giải

B Hội Nhà văn Việt Nam năm 2001, tặng thưởng dành cho tác giả trẻ - Ủy Ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học và Nghệ thuật năm 2000 Nguyễn Ngọc Tư đã đều đặn giới thiệu với độc giả nhiều tập truyện ngắn đặc sắc khác

như: Ông ngoại (2001), Giao thừa (2003), Nước chảy mây trôi (2004), Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (2005), Cánh đồng bất tận - những truyện hay và mới nhất (2005), Gió lẻ và 9 câu chuyện khác (2008), Khói trời lộng lẫy (2010), Đảo (2014), Không ai qua sông (2016)

Trang 14

Truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư chính là bức tranh đời sống và tâm hồn của con người Nam Bộ, là địa hạt mà chị chứng tỏ được khả năng bao quát và phát hiện những góc khuất, những điều tưởng chừng như đơn giản nhưng hệ trọng đối với đời sống con người Bằng những truyện ngắn dung dị

về đề tài nông thôn, thân phận và đời sống tình cảm của người nông dân Nam

Bộ thời hiện đại, tác giả đã đóng góp cho khuynh hướng văn học hiện thực một cái nhìn hồn hậu, với lối viết chân tình, thẳng thắn nhưng lại cũng rất hồn nhiên và nhẹ nhàng Đóng góp lớn nhất của Nguyễn Ngọc Tư ở địa hạt truyện ngắn chính là một văn phong Nam Bộ giản dị, thuần phác với sự điêu luyện trong việc sử dụng chất liệu ngôn ngữ Nam Bộ giàu giá trị biểu đạt và ẩn chứa tiềm lực sáng tạo đến vô tận Đánh giá những đóng góp của Nguyễn Ngọc Tư, nhà văn Dạ Ngân cho rằng: “Nguyễn Ngọc Tư giỏi ở chỗ cái tưởng không có

gì mà Tư cũng viết được, lại viết rất có duyên, rất nhân hậu Đọc cái nào xong cũng phải nhoẻn cười sung sướng, sung sướng mà lại ứa nước mắt, thấy nước mắt của mình cũng trong trẻo và đẹp đẽ, ấy là cái đáng giá mà Tư cho người đọc hôm nay” [6; 1]

Bên cạnh truyện ngắn, Nguyễn Ngọc Tư còn gặt hái được những thành công ở thể loại ký, tản văn và tạp bút Cuối tháng 12 năm 2005, Nhà xuất bản Trẻ phối hợp với Thời báo Kinh tế Sài Gòn đã trình làng cuốn tạp văn đầu

tiên của Nguyễn Ngọc Tư mang tên Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư, với mục đích

giới thiệu một “món ăn” mới của tác giả trẻ này, bên cạnh những thành công nhất định mà chị đã gặt hái được ở địa hạt truyện ngắn Bên cạnh những bài viết khá sắc sảo và tỉnh táo Nguyễn Ngọc Tư cũng rất nhẹ nhàng, trầm tĩnh trong những bài viết chở nặng những trăn trở, suy tư hết sức nghiêm túc của chị về cuộc đời, về lẽ sống mà có lẽ không phải người trẻ nào cũng có thể trải nghiệm và nắm bắt được Ngoài ra, ở thể loại ký, tản văn, tạp bút, Nguyễn

Ngọc Tư còn có những tác phẩm xuất sắc như: Sống chậm thời @ (2006),

Trang 15

Ngày mai của những ngày mai (2007), Biển của mỗi người (2008), Yêu người ngóng núi (2009), Sông (2012), Đong tấm lòng (2015)

Những trang tạp văn ấy không chỉ để giải trí mà còn để người miền khác hiểu biết về đời sống của một vùng đất, và để cho chính những người sống ở vùng đất đó kịp nhận ra được dù không đi đâu đất cũng hóa tâm hồn Nhờ những tạp văn của Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta hiểu thêm về nỗi cực khổ vất vả của những người nông dân, thấu hiểu những tâm tư tình cảm của họ, biết thương yêu, thông cảm cho những gian khổ của họ trong việc mưu sinh,

để thêm khâm phục và ngưỡng mộ tinh thần lạc quan, yêu đời, để sống vui và vượt lên hoàn cảnh của họ Và đằng sau những trang viết ấy, chúng ta dễ dàng nhận ra tấm lòng của một người con Đất Mũi, tấm lòng của một công dân lúc nào cũng đau đáu với quê hương

Trong các tập truyện, bút kí và tạp văn thì Cánh đồng bất tận là tập

truyện nổi bật nhất Tác phẩm ra đời thực sự tạo dấu ấn trên văn đàn Việt Nam đương đại Chưa bao giờ có quyển sách nào bán chạy mấy năm gần đây

và thu hút sự quan tâm nhiều như Cánh đồng bất tận, số lần tái bản của tập

truyện này đã lên tới hai mươi tư lần với hàng nghìn bản Tập truyện là tập

hợp của mười bốn truyện ngắn xuất sắc: Cải ơi!, Thương quá rau răm, Hiu hiu gió bấc, Huệ lấy chồng, Cái nhìn khắc khoải, Nhà cổ, Mối Tình năm

cũ, Cuối mùa nhan sắc, Biển người mênh mông, Nhớ sông, Dòng nhớ, Duyên phận so le, Một trái tim khô, Cánh đồng bất tận Mười bốn truyện

ngắn là mười bốn bức tranh xoay quanh cuộc sống của con người Nam Bộ với những mảnh đời và số phận khác nhau Cuộc sống của con người nơi đây hiện lên một cách chân thực và sinh động qua lối kể chuyện hấp dẫn và giọng kể hiền hậu của Nguyễn Ngọc Tư Tác giả đã khéo léo trong việc sử dụng ngôn ngữ Nam Bộ khi viết về chính con người ở mảnh đất này khiến cho những tác phẩm của chị rất gần gũi và quen thuen thuộc như chính cuộc sống hàng ngày

Trang 16

Trong mười bốn tác phẩm trên thì truyện ngắn Cánh đồng bất tận được đánh

giá là truyện ngắn xuất sắc nhất Tác phẩm đã đưa người đọc đến một thế giới của những mảnh đời bất hạnh trên những cánh đồng trải dài bất tận Đó là cuộc sống du mục với nhiều bất trắc và hiểm nguy, là cuộc sống cô đơn, bất hạnh của người nông dân Trong thế giới tàn khốc ấy con người là nạn nhân của nghèo đói, của hoàn cảnh Ở đó có người phụ nữ vì nghèo mà bỏ lại chồng con để theo người đàn ông khác, có người lại chấp nhận nghề “làm đĩ” chấp nhận bị người ta đánh ghen để đổi lấy miếng cơm, manh áo; có người đàn ông bị vợ phản bội, cả đời sống trong hận thù, đem nỗi đau ấy trả thù những người đàn bà khác và gây tổn thương cho những người xung quanh; có hai đứa trẻ theo cha đi hết cánh đồng này đến cánh đồng khác để mưu sinh khi tuổi còn quá nhỏ, thiếu tình yêu thương, sự chăm sóc của người mẹ lại phải sống trong sự lạnh lùng, thờ ơ, tàn nhẫn của người cha Câu chuyện là những nỗi đau trong tâm hồn, là những bi kịch mà nhân vật phải chịu trong cuộc sống nhưng vẫn lấp lánh tình người và khát khao yêu thương đến cháy bỏng

Đó chính là giá trị nhân văn mà Nguyễn Ngọc Tư đã thể hiện trong tác phẩm

Qua tìm điểu ta thấy với số lượng sáng tác khá lớn chứng tỏ Nguyễn Ngọc Tư là một cây bút trẻ, khỏe và rất có tiềm năng Với những thành công

ấy, Nguyễn Ngọc Tư đã nhận được nhiều giải thương cao quý:

- Giải nhất cuộc vận động sáng tác “Văn học tuổi 20” (lần II), năm 2000

- Giải B Hội Nhà văn Việt Nam, năm 2000

- Tặng thưởng dành cho các tác giả trẻ - Ủy Ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học và Nghệ thuật Việt Nam, năm 2001

- “Một trong mười gương mặt trẻ tiêu biểu năm 2003” do Trung ương Đoàn trao tặng

- Giải nhất Hội nhà văn Việt Nam, năm 2006

- Giải thưởng văn học các nước Đông Nam Á, năm 2008

Trang 17

Xuất hiện trên văn đàn một cách đầy ấn tượng với hương vị mặn mòi của ruộng đồng Nam Bộ, Nguyễn Ngọc Tư ngay lập tức làm ngỡ ngàng người đọc, lôi cuốn họ vào một “vùng văn chương Nam Bộ” đặc sệt từ phương diện nội dung cho tới ngôn ngữ sáng tác Bằng tất cả tài năng, lòng nhiệt huyết và

nỗ lực lao động của “người thư kí trung thành của thời đại” những tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư ngay từ khi ra đời đã được giới chuyên môn đánh giá cao, là những đầu sách ăn khách của nhà xuất bản, lọt vào tầm ngắm của những nhà đạo diễn điện ảnh Bấy nhiêu đó cũng đủ để Nguyễn Ngọc Tư vượt qua nhiều cây bút khác trở thành gương mặt sáng giá và triển vọng nhất trong đội ngũ các nhà văn đương đại

1.3 Quan niệm nghệ thuật về con người

Quan niệm nghệ thuật về con người là khái niệm cơ bản nhằm thể hiện khả năng khám phá, sáng tạo trong lĩnh vực miêu tả, thể hiện con người của nhà văn Có thể nói, nó giống như là một chiếc chìa khóa vàng góp phần gợi

mở cho chúng ta tất cả những gì bí ẩn trong sáng tạo nghệ thuật của mỗi người nghệ sĩ nói chung và từng thời đại nói riêng

Giáo sư Trần Đình Sử cho rằng: “Quan niệm nghệ thuật về con người

là một cách cắt nghĩa, lí giải tầm hiểu biết, tầm đánh giá, tầm trí tuệ, tầm nhìn, tầm cảm của nhà văn về con người được thể hiện trong tác phẩm của mình” [19; 15] Tiêu biểu quan niệm nghệ thuật về con người thể hiện ở việc

đi vào phân tích, mổ xẻ đối tượng con người đã được hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp thể hiện con người trong văn học của tác giả, từ đó, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho các hình tượng nhân vật trong đó Vì vậy, chúng ta sẽ thấy được giá trị của hình tượng nghệ thuật trong các tác phẩm

Trang 18

Giáo sư Huỳnh Như Phương cũng góp tiếng nói của mình bằng một

cách nhìn khá bao quát: “Quan niệm nghệ thuật về con người thể hiện tầm nhìn của nhà văn và chiều sâu triết lí của tác phẩm” [16]

Đề cập đến quan niệm nghệ thuật về con người, Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa như sau: “Quan niệm nghệ thuật về con người là hình thức

bên trong, là hệ quy chiếu ẩn chìm trong hình thức tác phẩm Nó gắn với các phạm trù khác như phương pháp sáng tác, phong cách của nhà văn, làm thành thước đo của hình thức văn học và cơ sở của tư duy nghệ thuật” [4]

Đối với Nguyễn Ngọc Tư, chị nhìn con người ở chiều sâu nội tâm Hiểu con người từ nội tâm, Nguyễn Ngọc Tư đã thể hiện một cái nhìn sâu sắc, một tấm lòng khoan dung, độ lượng Đây là một quan niệm nghệ thuật hết sức nhân bản Chính từ quan niệm nghệ thuật nay, Nguyễn Ngọc Tư đã xây dựng nhân vật từ phương diện tâm lí đa diện, tính cách nhân vật có chiều sâu và dễ

đi vào lòng độc giả Bằng sự trải nghiệp của bản thân và sự kế thừa quan niệm nghệ thuật về con người của thế hệ đi trước, Nguyễn Ngọc Tư đã đưa ra “cái nhìn” và “cách lí giải” về con người theo cách riêng của mình

Trước hết, theo quan niệm của Nguyễn Ngọc Tư, con người sống trên đời phải biết yêu thương và trân trọng nhau, điều đó với chị đã thành lẽ sống, niềm vui và hạnh phúc Chị luôn biết cách hóa giải những bi kịch bằng tình yêu thương, bằng thái độ trân trọng con người, đặc biệt là sự nâng niu nỗi đau, những khát vọng và những cảnh ngộ làm con người tha hóa Bởi thế cho nên hầu hết các nhân vật trong truyện ngắn của chị đều biết yêu thương và

khao khát yêu thương Ông Chín Vũ trong truyện Cuối mùa nhan sắc luôn

dành tình yêu và sẵn sàng dang rộng vòng tay che chở cho mẹ con đào Hồng

dù biết trái tim bà không đặt nơi ông, dù khi tuổi đã xế chiều ông vẫn muốn

đỡ đần bà một đoạn đời Nhân vật Nương trong truyện Cánh đồng bất tận dù

phải trải qua bao cay đắng, nhọc nhằn thế nhưng những suy nghĩ của Nương ở

Trang 19

phần cuối tác phẩm lại gửi đến cho bạn đọc một thông điệp: Hãy sống bằng

tình yêu thương và tha thứ cho mọi người “Đứa con gái thoáng nghĩ, rớt nước mắt, trời ơi, có thể mình sẽ sinh con Nhưng nó chấp nhận việc ấy, dù phũ phàng (với nó, chấp nhận cũng là một thói quen) Đứa bé đó nhất định sẽ đặt tên là Thương, là Nhớ hay Dịu, Xuyến, Hương,…Đứa bé không cha nhưng nhất định sẽ được đến trường, sẽ tươi tỉnh và sống đến hết đời, là trẻ con đôi khi nên tha thứ lỗi lầm của người lớn” [22; 212-213] Với Nguyễn

Ngọc Tư tha thứ và yêu thương là đường duy nhất để cứu vớt con người khỏi khổ đau, bất hạnh Trên tất cả, văn chương của chị nói lên cái tình người sâu

thẳm “Ai cũng cần được yêu thương Mà muốn như vậy phải biết chia sẻ lòng nhân từ, sự quan tâm từ trái tim mình trước nhất” [23; 1]

Thứ hai, Nguyễn Ngọc Tư quan niệm con người sống là luôn hi vọng Nguyễn Ngọc Tư đặt niềm tin vào con người và luôn biết tìm trong họ những đốm lửa tinh thần để thắp sáng lên tình yêu Trong các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư chúng ta thấy con người tuy phải chịu nhiều bất hạnh, oan trái nhưng trong từng lời nói và sâu thẳm trong suy nghĩ của họ vẫn luôn ánh lên một niềm tin: những khó khăn, vất vả cùng những đau khổ nhất định rồi sẽ qua đi Người đọc không khó để nhận ra thông điệp này xuất hiện trong nhiều

truyện ngắn như: Cải ơi!, Cuối mùa nhan sắc, Thương quá rau răm, Biển người mênh mông, Nhà cổ, Cánh đồng bất tận,… Hi vọng giúp con người

có thêm niềm tin để sống, vượt qua những khó khăn, thử thách, vượt qua những đau buồn để hi vọng tương lai sẽ hạnh phúc Ta thấy rõ quan niệm này của Nguyễn Ngọc Tư thể hiện qua các nhân vật của chị Nhân vật chị Hảo

trong truyện ngắn Hiu hiu gió bấc vẫn “Chờ người ta xức dầu Nhị Thiên

Đường của chị mà hết đau, chờ người ta thôi buồn khi đưa chốt qua sông”

[22; 36] Với tấm lòng như vậy người đọc tin sẽ đến một ngày anh Hết mở

lòng đón nhận tình cảm của chị Đọc truyện ngắn Cánh đồng bất tận, kết thúc

Trang 20

tác phẩm không phải là nỗi đau bất tận mà là sức sống bất tận sẽ được hồi

sinh từ sau nỗi đau của Nương Đứa con của Nương sau khi sinh ra sẽ không

có cuộc đời buồn như mẹ nó, nó sẽ được đến trường trong tình yêu thương của mọi người Dường như chính mảnh đất khó khăn, vất vả góp phần tạo nên tính cách và nghị lực sống phi thường của người dân Nam Bộ và hi vọng một ngày mai với tương lai tốt đẹp đã cho những con người nơi đây thêm sức mạnh để sống

Thứ ba, Nguyễn Ngọc Tư quan niệm con người sống trên đời là phải biết hết mình vì người khác Chính vì thế khi đi vào các tác phẩm của chị, chúng ta thấy các nhân vật của chị đều là những con người sẵn sàng hi sinh hạnh phúc của bản thân mình để cho tương lại hạnh phúc của người mình yêu

Nhân vật ông Chín Vũ trong truyện ngắn Cuối mùa nhan sắc bởi yêu thương

đào Hồng mà bỏ nhà, bỏ phú quý đi theo gánh hát, long đong lận đận cả đời nhưng hạnh phúc của ông là mỗi ngày được nhìn thấy đào Hồng, yêu và sống

vì cô Nhân vật Hết trong truyện Hiu hiu gió bấc vì yêu chị Hoài và không

muốn chị phải khổ nên tự biến mình thành một kẻ xấu để chị yên tâm ra đi…

Bên cạnh đó, Nguyễn Ngọc Tư cho rằng sống thành thật với chính mình và người khác là sự ý thức rõ địa vị và thân phận của mình trong đời sống xã hội Nhưng trong truyện ngắn của mình, chị lại thể hiện quan niệm này qua những con người sống nhẫn nhẫn nhịn và ít khi phản kháng Điều đó

là niềm hi vọng để cho cuộc sống của mình êm đềm và không làm tổn thương người khác đồng thời cũng là để cho tâm hồn mình được thanh thản Tiêu biểu cho thái độ sống, quan niệm sống này là hai chị em Nương và Điền trong

truyện ngắn Cánh đồng bất tận Ý thức được thân phận mình nên hai chị em

đã nhẫn nhịn và lặng lẽ sống, không muốn ai phải vì mình để rôi cuộc đời họ cũng toàn đau khổ bất hạnh Quan niệm này của Nguyễn Ngọc Tư rất khác so với quan niệm con người vô nghĩa lí trong văn học hiện thực 1930 - 1945

Trang 21

Như vậy, từ quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Ngọc Tư

ta có thể thấy được đó chính là biểu hiện của cái nhìn, cách lí giải về con người - một kiểu tư duy nghệ thuật độc đáo của nhà văn trong sự kế thừa và phát triển từ những thế hệ đi trước Nói cách khác, đây chính là một phương diện cho thấy một phong cách rất riêng mang tên Nguyễn Ngọc Tư mà không lẫn với các nhà văn khác

Trang 22

Chương 2 SỰ THỂ HIỆN THÂN PHẬN CON NGƯỜI

TRONG TẬP TRUYỆN CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN

2.1 Những người đàn ông sống cuộc sống du mục

Hình ảnh người nông dân chiếm một số lượng lớn trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư Họ đi vào trang văn của chị là những con người hiền lành, chăm chỉ nhưng lận đận bởi gánh nặng cơm áo Đặc biệt hình ảnh những người đàn ông sống cuộc sống du mục trở thành hình ảnh quen thuộc trong những trang văn của chị Họ lênh đênh trên sông nước, sống cuộc đời nay dây mai đó trên mọi nẻo đường để mưu sinh Dù có ở cố định một chỗ nhưng từ sâu xa nhân vật vẫn nghĩ về một cuộc ra đi, vẫn chịu ám ảnh về sự chia ly,

phiêu dạt Đó là ông già Sáu Đèo (Biển người mênh mông ), ông già Năm Nhỏ (Cải ơi! ), ông Chín (Nhớ sông ), người đàn ông (Cái nhìn khắc khoải ), người cha (Cánh đồng bất tận ),… Đây là những nhân vật tiêu biểu tượng

trưng cho những người đàn ông sống cuộc sống du mục trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư Những người đàn ông này vì một lẽ nào đó mà họ phải rời

bỏ quê hương của mình để đi kiếm kế sinh nhai hoặc trốn tránh thực tại phũ phàng Điều đó khiến họ phải lang bật như những con thuyền vô định, không

bờ bến

Người đàn ông trong Cái nhìn khắc khoải được nhà văn kể bằng cuộc

sống lang bạt “Ông làm nghề nuôi vịt đẻ chạy đồng hôm nay ở Rạch Mũi, ngày mai ở Nhà Phấn Ngọn, xa nữa lại dạt đến Cái Bát không chừng ông đậu ghe, dựng lều, lùa vịt lên những cánh đồng vừa mới gặt xong, ngó chừng chừng lên những cánh đồng khác lúa vừa no đòng đòng Đời của ông là một cuộc đời lang bạt Một cuộc sống đồng khơi (…) Ông đi dăm ba tháng về một lần, về đúng vụ đồng sau vừa chín” [22; 50] Không gian sống của ông cũng rất quạnh quẽ, cô độc: “Căn chòi đầy khói Cái mẻ un chất đầy vỏ dừa khô

Trang 23

Những sợi khói trắng ngui ngút Ngồi trên cái sạp ghe đóng thưa bằng tre chẻ thẻ, một người đàn ông ngồi nhìn ra cửa Cô độc Và gió vụt vụt vô chòi” [22;

50] Vóc dáng cô đơn tự nó gợi lên những bất định nổi trôi của cuộc sống, sự bấp bênh của hạnh phúc đời người Người đàn ông ấy đã từng trải qua biết

bao buổi tối buồn: “Buổi tối buồn lắm Đêm nào như đêm nấy, lùa vịt vô chuồng, tắm táp qua loa, ông khom lưng thổi phù phù vô cái bếp un cho căn chòi đầy khói rồi nằm đưa võng Gió vụt vụt vô chòi” [22; 51]

Chàng công tử Bạc Liêu (ông già Chín Vũ) trong truyện Cuối mùa nhan sắc vì mê đào Hồng, mê hát cải lương mà quyết định bỏ nhà, bỏ cửa, bỏ

cuộc sống giàu sang, bỏ cả phú quý để đi theo gánh hát “Ăn cơm quán, ngủ sàn diễn” để ngày ngày “được nhìn thấy đào Hồng đi ra, đi vô, đào Hồng hát” [22; 90] Sau này khi tuổi đã xế chiều, ông vẫn đi bán vé số, phiêu bạt

trên những con đường, kiếm chút tiền phụ thêm thịt cá cho bữa ăn

Nhân vật Văn trong truyện Thương quá rau răm cũng có một cuộc đời

trôi dạt Sau nỗi đau bị phụ tình, anh đã lang bạt về tận cù lao Mút Cà Tha xa lắc Cuộc sống quá khó khăn khiến mọi người dần dần bỏ cù lao mà đi hết thì văn xuất hiện Anh được đặc phái tới làm trạm xá của cù lao Ông Tư Mốt và

Nga cố tìm cách để chiều chuộng người xứ lạ “Phải làm cho anh chàng hiểu đời anh có ý nghĩa với đất nầy như thế nào, thiếu anh người cù lao sống không nổi chớ chơi à” [22; 21] Nga “Thường được ông Tư sai bưng thức ăn đến trạm xá cho Văn, dọn dẹp lăng xăng, quét trên quét dưới, bắc nồi cơm lên bếp, làm cá nấu canh chua trái giác, sung sướng thấy mình bận rộn giống hệt mấy đứa nhỏ mới lấy chồng” [22; 22] Nhưng sự ân cần chăm sóc của cha

con họ cũng không giữ chân Văn được, con cá, lá rau, hạt gạo mến thương của người cù lao cũng không ràng buộc được con người Văn đã bỏ cù lao mà

ra đi, lẳng lặng không nói một lời từ giã Rốt cuộc thì cù lao Mút Cà Tha cũng chỉ là một điểm dừng chân trong cuộc đời anh mà thôi

Trang 24

Trong truyện ngắn Biển người mênh mông, cuộc đời của ông già Sáu

Đèo là cuộc sống lênh đênh, phiêu dạt, bất định của kiếp người Khi hai vợ

chồng sống hạnh phúc, cuộc sống của họ lênh đênh trên sông nước“Hai vợ chồng lang thang xứ này xứ nọ Gặp mùa lúa thì gặt mướn, gặp vịt bầy đổi đồng thì chở thuê, gặp rẫy bí, rẫy khóm thì mua về bán lại chợ nổi Cà Mau, nước ngược cắm sào đậu lại thổi cơm, bìm bịp kêu, nước bò lên bãi ông cho ghe ra bến” [22; 108] Đó là cuộc đời của những du mục nay đây mai đó,

không biết đâu là bến bờ, không có điểm dừng, không có điểm kết thúc Gia đình không con, dễ sinh buồn bực trong lòng Ông nhậu say, hai vợ chồng cãi

cọ nên cô vợ đã bỏ đi Từ đó ông sống lang thang hết nơi này đến nơi khác Nhân vật Phi cũng là một người đàn ông, một nghệ sĩ lang thang, phiêu bạt

khắp nơi Đam mê ca hát, anh sống bơ vơ giữa biển người mênh mông “Mùa nắng thì đi hát nông thôn, mưa ở lại thị xã, bạn đồng nghiệp rủ Phi đi hát rong ở mấy quán nhậu, nhà hàng, chạy show đám tang, đám cưới” [22; 108]

Nhận vật Thàn và ông già Năm Nhỏ trong truyện Cải ơi! Đều chịu

cảnh có nhà mà không về được Thàn vì yêu ca hát, muốn được trở thành ca sĩ nổi tiếng nên đã bỏ nhà đi hát “Hôm đi ba Thàn còn cầm cây rượt nó chạy ngời ngời, nhảy xuống đò, nó ngoái lại nói để con làm ca sĩ nổi tiếng cho ba coi, thấy ông dứ cây lên trời” [22; 8] Nhưng số phận không mỉm cười với anh, hai năm sau “Ông già đã chỏng đầu cây xuống đất, tựa vào đó để bước đi” mà tên tuổi Thàn vẫn mờ mịt, Thàn muốn về nhà nhưng lại sợ ông già cười “thúi mũi” Rồi Thàn đi theo ông già Năm Nhỏ vừa đi hát vừa đi bán

kẹo kéo, xe kẹo kéo của ông nổi tiếng cũng nhờ giọng ca của Thàn Vì yêu thương Diễm Thương - một tiếp viên nhà hàng, Thàn phải tiếp tục kiếm sống, phiêu dạt nay đây mai đó Hoàn cảnh của ông già Năm Nhỏ lại khác Ông

phải chịu tiếng oan là giết con riêng của vợ khi đó Cải (đứa con gái riêng của

vợ) vì mải chơi à nó làm mất đôi trâu, sợ đòn nó trốn đi và không quay lại

Trang 25

nữa Ông bị vợ ghẻ lạnh, ngờ vực, bị mọi người xung quang bàn tán, quy kết

“Đã đau quá trời đất rồi, cái cánh bà con hàng xóm xầm xì, chỉ trỏ, người ở

xa còn thuê đò dọc lại nhà, ngó nghiêng, đâu thằng cha giết con đâu? Đâu, con nhỏ bị trôn chỗ nào? Đã đau quá chừng đau, khi ông nhìn sâu đôi mắt của vợ mình thấy không còn lấp lánh yêu thương, chỉ tối tăm những ngờ vực, hoài nghi” [22; 9] Vừa thương con, vừa muốn minh oan cho mình ông đã bỏ

xứ mà đi, lang thang khắp các hang cùng ngõ hẻm mong tìm được con Nhưng cuối cùng thì khắp mọi nẻo đường trên hành trình dài bất tận ấy ông vẫn không sao tìm được đứa con Chính điều đó khiến ông vẫn luôn canh cánh, day dứt trong lòng không lúc nào nguôi

Nhân vật Út Vũ - cha của hai đứa trẻ Nương và Điền trong truyện ngắn

Cánh đồng bất tận đã trở thành nỗi ám ảnh về người đàn ông du mục trên

những cánh đồng Út Vũ vốn là một thợ mộc, cuộc sống quanh năm trôi nổi trên ghe để tìm công việc Ngay từ ban đầu cuộc sống của anh ta đã không cố định, cộng thêm sự phản bội của người vợ khiến anh ta thêm phần đau đớn hơn Vậy là cái gia đình vốn yên ấm trước đây đã tan vỡ cùng với sự ra đi của

người đàn bà “có nụ cười lấp lánh cả khúc sông”

Tình yêu tan vỡ, trong lòng Út Vũ chỉ còn lại những oán hận, thù ghét

Nó đã trở thành nỗi đau ám ảnh suốt cuộc đời nhân vật này và còn gây đau khổ cho nhiều nhân vật khác như hai đứa con và những người phụ nữ trong cuộc đời ông ta sau này Nỗi đau quá lớn khiến Út Vũ không thể chấp nhận được nên nó đã biến thành lòng hận thù Anh ta căm ghét tất cả những gì liên quan đến người vợ bội bạc Anh ta đốt tất cả quần áo, đốt trụi căn nhà đã từng

là mái ấm gia đình để trốn chạy hiện thực Út Vũ đau đớn dắt hai đứa con nhỏ xuống ghe và bắt đầu cuộc hành trình lưu lạc, bắt đầu cuộc sống du mục trên những cánh đồng rộng lớn, dài bất tận như không có điểm dừng Đàn vịt trở

thành cái cớ cho cuộc ra đi, trốn chạy hiện thực của người đàn ông này “Đàn

Trang 26

vịt đưa chúng tôi đi hết cánh đồng này đến cánh đồng khác Đôi khi không phải vì cuộc sống, chúng là cái cớ để chúng tôi sống đời du mục, tới chỗ vắng người” [22; 180] Nhưng dù có đi hết những cánh đồng, có chạy xa đến đâu

thì Út Vũ cũng không thể quên được nỗi đau mà người vợ đã gây ra tổn thương cho mình Vì thế anh ta trở nên lạnh lùng, cục cằn đến tàn nhẫn Chính lòng thù hận mà Út Vũ đánh mất đi tình yêu thương, sự quan tâm chăm sóc cho hai đứa con, bỏ mặc chúng để chúng sống với bản năng hoang dã của mình, phải tự kiếm sống, tự bươn trải khi còn quá nhỏ Sống cuộc đời du mục,

Út Vũ đã lựa chọn cuộc sống cô độc và đẩy hai đứa con vào cuộc sống ấy khiến chúng trở nên xa cách với cuộc sống của con người Thậm chí, Út Vũ còn đánh đập chúng chỉ vì lí do chúng là con của người đàn bà bội bạc ấy

“Cha thường đánh chị em tôi, thường đánh khi vừa ngủ dậy” Người đàn ông

này đánh con chỉ vì quá hận vợ, chỉ vì chúng quá giống người má của chúng

Và mỗi khi nhìn thấy bọn trẻ là hình ảnh người vợ bội bạc như hiện lên trước mắt, Út Vũ đem những trận đòn trút lên thân thể hai đứa trẻ một cách không thương tiếc Út Vũ bỏ mặc những đứa con của mình và rồi cuối cùng anh ta cũng phải ân hận trong sự muộn màng Sự ra đi của Điền như một lời cảnh tỉnh cho lối sống thờ ơ, vô cảm và tàn nhẫn của anh ta Đau đớn hơn, Út Vũ còn phải tận mắt chứng kiến đứa con gái còn lại của mình bị hãm hiếp mà anh

ta bất lực, không làm gì được để cứu con “Người cha cởi cái áo trên người để đắp lên đứa con gái Ông bò quanh nó, tìm bất cứ cái gì có thể che cơ thể nó dưới mặt trời” [22; 218] Phải chăng đó là cái giá quá lớn mà nhân vật phải

trả vì những gì mình đã gây ra

Có thể nói, khắc họa hình ảnh những người đàn ông sống cuộc sống du mục, Nguyễn Ngọc Tư đã cho thấy cuộc sống bất định, phiêu bạt, lang thang của những người đàn ông Họ lựa chọn cuộc sống du mục là để mưu sinh, kiếm sống nhưng có khi lại là một cuộc chạy trốn với nỗi đau, với những cú

Trang 27

sốc trong cuộc sống Cuộc sống du mục đã phản ánh thực trạng sống nghèo túng, đói kém, đau khổ và bất hạnh của những người đàn ông này Từ đó cho thấy góc khuất bên trong tâm hồn những người đàn ông là nỗi đau, sự cô đơn bất tận của kiếp người, của những mảnh đời bất hạnh

2.2 Những người phụ nữ sống cuộc đời bất hạnh

Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nữ, viết nhiều và cảm động về người phụ

nữ, đặc biệt là người phụ nữ khổ đau, có cuộc đời bất hạnh Cho nên trong truyện ngắn của chị, môtíp những đôi nam nữ yêu nhau không đến được với nhau, những cặp vợ chồng không được hạnh phúc, những người phụ nữ lỡ thì, không chồng xuất hiện với tần số rất cao Tiêu biểu có thể kể đến các

truyện: Cải ơi!, Hiu hiu gió bấc, Huệ đi lấy chồng, Biển người mênh mông, Nhớ sông, Dòng nhớ, Nhà cổ, Một trái tim khô, Mối tình năm

cũ, Cái nhìn khắc khoải, Cuối mùa nhan sắc, Cánh đồng bất tận… Đọc

truyện chị, người đọc dễ bị ám ảnh bởi sự trở đi trở lại dày đặc của những số phận phụ nữ bất hạnh trong tình yêu, hôn nhân

Dễ dàng nhận thấy truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư thường đề cập đến những khổ đau, bất hạnh, đổ vỡ Trong sáng tác của chị, hầu như không có một người phụ nữ nào được hạnh phúc, không một đôi trai gái yêu nhau nào

có thể đến được hôn nhân, không một gia đình nào được hạnh phúc, ấm êm,

bình yên

Hai người phụ nữ trong truyện Dòng nhớ đều cô đơn trong tình yêu

của chính mình Họ đặt hạnh phúc của mình vào một người đàn ông để rồi cuối cùng tất cả đều ôm tiếc nuối sống một đời trong phiền muộn Người đàn

bà trên bến sông vì sự ngăn cản của gia đình chồng nên không đến được với tình yêu Khó khăn để có mụn con nhỏ thì vô tình khiến con chết đuối, để rồi chồng mình cũng đi lấy người đàn bà khác Thứ chị sống và tồn tại chính là một chuỗi dài những ký ức, mấy bộ đồ cũ của đứa con nhỏ và người chồng

Trang 28

còn giữ lại Ngày ngày mâm cơm dọn đủ ba người nhưng cuối cùng chỉ có một mình chị với cô đơn Người vợ (má tôi) hiện tại sống với chồng (ba tôi) cũng không có nổi hạnh phúc Hạnh phúc sao nổi khi chồng mình luôn nhớ đến bóng hình của người đàn bà khác Ngày ngày, anh ta ra đứng nơi bến sông, trông về một bóng hình cũ, đau đáu vì mình phụ bạc mà đời họ côi cút

đau thương “Mơ hồ dường như mình mắc nợ ai đó, cả nhà tôi lúc nào cũng không vui, dù hạnh phúc Không thấy ai đòi nhưng cứ là nợ, nó rờn rờn quanh quất trong chái bếp ngày ngày khói tỏa, trong mấy chiếc giường ngủ con con, trong hai bữa ăn mỗi ngày Ngồi quây quần như vậy nhưng trong bụng cứ nghĩ có một người nào đó cô độc, bơ vơ” [22; 127] Toàn bộ câu

chuyện là những mảnh ghép không trọn vẹn của tình yêu Không chỉ nhân vật nữ thấy cô đơn, mà nhân vật nam cũng sầu muộn không kém

Càng đi sâu vào khám phá thế giới tình cảm trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta dễ dàng nhận thấy tình yêu của nhân vật nữ hội tụ những

đổ vỡ, mất mát, đau thương Người phụ nữ như con thú bị thương, ôm vết thương bỏ trốn Một phần do lầm lỡ, một phần do đời sống tình cảm vợ chồng không được như mong muốn, khi người đàn ông vốn đầu gối tay ấp với mình mà không thể hiểu thông cảm và sẻ chia được Người vợ Út Vũ

trong truyện Cánh đồng bất tận đã chịu nhiều dèm pha của dư luận khi chị

bỏ gia đình theo tình nhân Nhưng chị cũng đáng thương Chồng ngày ngày

“hì hục lót những cục đá tảng, những thân dừa chẻ hai quanh hè, dài theo những lối đi ra vườn, ra bến”, để suốt mùa mưa vợ anh sẽ không bị bùn

dính chân Anh nghĩ, cứ trải hết lòng yêu thương thì sẽ được đáp trả, cứ chân thành rồi sẽ giữ được người mình thương Chính anh không hiểu rằng, có

những đêm vợ anh nằm “thở dài thườn thượt, nghe buồn mênh mang, chảy từng giọt như nước mắt” [22; 171] bởi cuộc sống cơm áo gạo tiền Thì ra,

điều Út Vũ đem cho vợ mình chính là lòng yêu thương vô tận, là tinh thần

Trang 29

vô giá Thực tế thì tình yêu thời hiện đại không còn đơn thuần là món ăn tinh thần nữa, quan trọng không kém nữa đó chính là món ăn về vật chất Thứ vợ anh muốn thì anh không thể nào đáp ứng được Hơn nữa, sau lần vụng trộm

bị chính những đứa con của mình bắt được, người vợ, người mẹ đã lựa chọn

sự ra đi vì không dám đối mặt với chúng Chị bỏ đi hôm nay thì ngày mai láng giềng đã có những người mừng ra mặt, bởi xóm mất đi một mối lo về

một người đàn bà có nụ cười “lấp lánh cả khúc sông” Liệu có người đàn bà

nào bất hạnh, cô đơn như chị không? Người phụ nữ ấy có hạnh phúc không khi phía sau lưng chị là cả một tấn bi kịch mà chị là người khởi nguyên tất

cả

Nhân vật Út nhỏ trong truyện ngắn Nhà cổ là mẫu nhân vật tiêu biểu

cho sự cô đơn trong tình yêu đơn phương Út nhỏ yêu Phương, nhưng hai anh em Phương đều yêu chị Thể Cuối cùng, Tứ Phương nhường chị Thể cho anh Tứ Hải và đi bộ đội Những lần về thăm nhà, Phương xót xa khi thấy chị Thể vì lo cho chồng cho con mà ngày càng héo mòn Tâm sự thầm kín này Phương chỉ biết giãi bày cùng Út nhỏ cũng như lúc trước thường nhờ Út nhỏ mua quà tặng người yêu Vòng luẩn quẩn này tạo thành hai mối tình câm: một là Phương yêu chị Thể, hai là Út nhỏ yêu Phương Mỗi lần nghe Phương tâm sự, Út đều an ủi anh, khuyên anh vì chị mà sống cho tốt

Để rồi đêm về, không một ai thấu nổi tâm can của chị Cô đơn lên đến cùng

cực khi Phương lấy vợ, Út nhỏ không khóc, chỉ buồn vì “chiều nay Nhân Phủ sụp đổ trong lòng” [22; 71] Sự sụp đổ của Nhân Phủ chính là sự sụp đổ

của một tình yêu đơn phương, không còn một tia hy vọng nào cả Ai cũng bảo Út khóc đi, Út không khóc, bởi tiếng khóc lớn nhất của người phụ nữ chính là sự im lặng

Bi kịch tình yêu lên đến đỉnh điểm khi người đàn ông đem tình yêu làm

đòn bẩy tiến thân Nhân vật Hậu trong truyện Một trái tim khô đã quá nhẹ

Trang 30

dạ cả tin Cô yêu thương với một tình yêu không so đo tính toán, tình yêu chân thành không so hơn thiệt Yêu thì chỉ biết mình yêu và người mình yêu hạnh phúc, bỏ ngoài tai tất cả những lời đồn đại rằng Thường yêu cô chỉ vì vật chất, tiền tài Cưới nhau về, đứa con gái là kết quả tình yêu của những tháng ngày hạnh phúc Một hôm, Hậu đi làm về ngang qua Bún bò thì bị đâm Trước khi bỏ chạy, tên kia còn rỉ vào tai cô một câu như lời sám hối:

“Đừng oán tôi nghe, có oán thì oán chồng bà” Sau khi thức dậy, câu đầu tiên Hậu nói với chồng: “Sao anh đành đoạn giết em?” [22; 146] Cú chấn

thương tinh thần đó khiến trái tim Hậu tan hoang như cánh đồng sau bão Có

gì cô đơn, bất hạnh hơn nữa khi chính người chồng của mình thuê người giết

vợ vì công ty Mặt Trời Có lẽ, sự mất mát niềm tin về tình yêu là điều khiến Hậu gục ngã Chị không mở lòng với ai nữa, tâm hồn chị lạnh ngắt Đau đớn hơn khi Hậu có tình cảm với người đàn ông láng giềng tên Nhâm Hậu nhận

ra rằng chính người đàn ông này năm xưa đã đâm chị “Hậu nghe tim mình

vỡ bục ra, giãy đành đạch và nín luôn” [22; 149] Thật xót xa cho những thân phận

Sự hấp dẫn của truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư nằm ở lối viết nồng hậu, đằm thắm, giàu hơi ấm trữ tình Mỗi câu chuyện của chị là một hoàn cảnh, một thân phận, một kiếp người, một con thuyền lạc lõng không bến đậu Không chỉ cô đơn trong tình yêu, nhân vật nữ trong sáng tác của chị còn cô đơn ngay giữa biển đời tấp nập, giữa những người thân thuộc, cô đơn ngay nơi chính mảnh đất, gia đình mà mình sinh ra Mỗi con người sinh ra trong

xã hội là một mảnh ghép riêng biệt Các Mác cho rằng: “con người là sự tổng hòa các mối quan hệ xã hội” Đạo Phật nhận định: “sự tồn tại của con người là sự hiện hữu của trùng trùng duyên khởi” Trong thế giới nhị

nguyên này, vạn vật đều tồn tại với quy luật hỗ tương, tương quan với nhau:

có nam thì có nữ, có trẻ thì có già, có vui thì có buồn, có thương thì có ghét,

Trang 31

có giận thì có thương, có âm thì có dương Và cô đơn bắt nguồn từ đó,

từ khi con người nhận ra bản thân mình là một mảnh ghép bị tách biệt, cô lập giữa dòng đời nghiệt ngã

Mỗi nhân vật nữ trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư đều cô đơn, trống trải Điều này như rễ cây ăn sâu bám chặt vào mảnh đất tâm thức, khó

và hầu như không mấy ai có thể hóa giải được Nhân vật đào Hồng trong

truyện Cuối mùa nhan sắc, một người phụ nữ khổ đau, bất hạnh đủ đường

Một người mẹ bị con mình chối bỏ thì mấy khi vui, còn động lực đâu nữa để sống tiếp Bà có một thời vàng son của tuổi trẻ về nhan sắc của chính mình, nhiều người mê bà vì nhan sắc đó Trong trái tim bà vẫn luôn canh cánh về mối tình cũ, chiều chiều bà vẫn ngóng về người năm cũ Bà đâu biết rằng, Thường Khanh chỉ yêu cái nhan sắc bề ngoài của bà Hơn nữa nhan sắc lại là thứ tạm bợ, mong manh dễ vỡ, sớm nở chiều tàn Một lần ông tìm bà, thảng thốt giật mình nhận ra nhan sắc ngày xưa mà ông yêu mến đã tàn phai theo thời gian Từ đó, người ta chẳng còn thấy ông già lái chiếc xe sang trọng vào xóm tìm bà nữa Một đời đào Hồng mong ngóng người tình, còn ông sau khi chiêm ngưỡng được cái nhan sắc thật của bà bị bào mòn theo thời gian thì tình cảm cũng lụi tàn Cuộc đời một nghệ sĩ có danh tiếng như bà quả thật đáng buồn Cuối đời đào Hồng chẳng còn gì ngoài cái nhan sắc tàn tạ, đứa con không nhận mẹ và người chồng không nhận ra vợ mình là ai

Hình ảnh người mẹ của hai đứa trẻ Nương và Điền trong truyện Cánh đồng bất tận với “tiếng thở thườn thượt, nghe buồn mênh mông, chảy từng

giọt như nước mắt” [22; 171] gây ám ảnh mạnh mẽ đối với bạn đọc Chị thở dài những lúc ngồi vá những bộ quần áo cũ, những lúc “tay bối rối nắn vào hai túi áo mỏng kẹp lép” Trước mỗi chuyến đi mới của chồng, chị lại hỏi câu hỏi con trẻ: “Đi chuyến này nữa là đủ tiền mua ti vi màu, phải hôn anh?” Chị cùng những người đàn bà lam lũ quê mùa ngày ngày trông

Trang 32

ngóng chiếc ghe của người đàn ông bán vải dạo “Tất cả họ đều trở thành trẻ thơ khi bước chân lên ghe, họ tíu tít, háo hức, họ thèm muốn đến bồn chồn rồi dùng dằng trở lên bờ với tâm trạng tiếc nuối, ngậm ngùi, thấy mình già khi ngang qua bồ lúa vừa hớt bớt một lỏm, thằng cha bán vải lấy mấy giạ mà như khứa một ít tuổi xuân đi Cả đời, cái bồ lúa luôn làm lòng họ đau đáu, khi nghĩ tới bệnh tật, chuyện cất lại cái nhà, hay dựng vợ gả chồng cho con cái” [22; 165] Số phận những người phụ nữ trong truyện ngắn

Cánh đồng bất tận là những con người bất hạnh khi phải sống không có tình

yêu, không được yêu thương, nâng niu, chiều chuộng Họ phải thường xuyên hững chịu những trận rượu say của chồng, thậm chí là cả những trận đòn của những người chồng vũ phu, thô lỗ, cục mịch Đó là những người đàn bà trước khi đến với Út Vũ chưa một ngày được làm vợ đúng nghĩa Bởi những

ông chồng “thích uống say, thích dùng tay chân để tỏ rõ uy quyền”, “có khi

cả đời, không nói với phụ nữ một câu yêu thương tử tế Họ không biết vuốt

ve, âu yếm, khi cần, họ lật cạch người phụ nữ ra và thoả mãn, rồi quay lưng ngủ khò” [22; 190] Thật xót xa khi những người phụ nữ vừa phải sống

trong sự nghèo khổ của cơm áo gạo tiền vừa phải sống trong cảnh thiếu thốn tình yêu Đau đớn hơn khi họ chỉ là thứ để đàn ông thỏa mãn chứ không hề được vuốt ve, âu yếm, yêu thương

Ở truyện ngắn Cánh đồng bất tận ta thấy Nguyễn Ngọc Tư đã đưa

người đọc đến một thế giới khác - một thế giới khắc nghiệt và tàn khốc Ở

đó người phụ nữ nghèo đến mức để có được miếng cơm manh áo họ phải đánh đổi bằng cả thân xác của mình Trong hoàn cảnh ấy, đã có những lúc người ta không chiến thắng được bản thân mình, bị lóa mắt bởi những cám

dỗ đời thường và hoàn cảnh số phận xô đẩy, ngã gục Đó là người đàn bà

can tội “làm đĩ” bị đồng loại trừng trị theo kiểu kinh dị thời trung cổ “Môi chị sưng vểu ra, xanh dờn (…) những mảng thịt người ta cấu nhéo tím ngắt”

Trang 33

[22; 156] “Người ta đã lòn tay, ngoay chúng để kéo chị lê lết hết (…) Họ giằng ném, họ quăng quật chị trên cái nền vương vãi trấu ( ) Họ dùng chân

đá vói vào cái thân xác tả tơi kia bằng vẻ hằn học, hả hê ( ) Họ dùng dao phay chạt mái tóc dày kia, dục dặc, hì hục như phạt một nắm cỏ cứng và khô”, “người ta đã đổ keo dán sắt vào cửa mình của chị…” [22; 158] Rồi

chị đã gặp Út Vũ cùng hai đứa trẻ Trước sức quyến rũ của người đàn ông tứ tuần, trước tình yêu thương, sự quyến luyến của hai đứa nhỏ thiếu mẹ, chị đã

“cun cút tin và yêu”, cun cút hướng thiện Những tưởng sẽ có riêng bến bờ

để neo đậu nhưng không ngờ Út Vũ lại phản bội “Cha đưa chị một ít tiền ngay trong bữa cơm, khi nhà đủ mặt, “Tôi trả cho hồi hôm…” Rồi cha điềm nhiên phủi đít đủng đỉnh đứng lên, sự khinh miệt và đắc thắng no nê trong mắt” [22; 165] Sau cuối, chị tan nát “quay đi Chân vướng dấp dúi vào cỏ Con đường nhỏ dầm chan trong màu hoa mua tím” [22; 204], tím như nỗi ê chề bẽ bàng của chị - người tưởng chừng bao quản lấm đầu kiếp thân lươn

Trong tình yêu, có lẽ không gì đau đớn bằng việc mình bị phản bội, bị phụ tình Cay đắng hơn người phản bội mình lại chính là người chồng đầu

gối má kề với mình Người đàn bà ở Bàu Sen trong truyện ngắn Cánh đồng bất tận bị chồng bỏ để chạy theo nhân tình trẻ Đau đớn bị phản bội, “chị te

tái cắp nón đi suốt, tìm ông thầy này, bà cốt kia, để thỉnh bùa chú cho ông chồng quay lại” [22; 180] Kết quả là chồng chị bỏ cô nhân tình này và chạy theo cô nhân tình khác, để người vợ sống trong cô đơn “Ba mùa lúa rồi chị

ra đồng một mình Một mình nuôi con Một mình nhìn gương, tự ve vuốt và yêu lấy mình…” [22; 181] Chị tin rằng sự lựa chọn của mình là đúng, tình

yêu của mình được đền đáp Vậy mà chị vẫn bị bỏ rơi, bị phản bội

Những người phụ nữ trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư không chỉ chịu thiệt thòi, bất hạnh, đau khổ bởi những gánh nặng cơm áo hoặc do hoàn cảnh, số phận mà còn do lòng tin yêu vô hạn ẩn chưa nơi tâm hồn khiến

Trang 34

cuộc đời họ nhiều mất mát, đau thương, tâm hồn nhiều chai sạn, cằn khô hơn Tình yêu và niềm tin là hai nét phẩm chất đáng quý ở người dân Nam

Bộ, đặc biệt là người phụ nữ Người phụ nữ yêu ai là yêu trọn đời, tin ai là tin tưởng tuyệt đối Chính bởi sự tin yêu trong họ quá lớn mà khi tình yêu không được đền đáp thì tâm hồn họ phải chịu một nỗi đau khó có thể lành lại được Bởi thế, tình yêu như con dao hai lưỡi mà rất dễ đẩy họ đến thất vọng, tổn thương không gì bù đắp được Tiêu biểu cho nét tính cách này là nhân

vật cô Út trong truyện ngắn Cái nhìn khắc khoải Cô Út đã yêu và đặt niềm

tin mãnh liệt vào anh thợ gặt dù cô không biết gốc gác ở đâu, chấp nhận làm

vợ thợ gặt, sống đời thợ gặt Cuộc sống một nắng hai sương, lam lũ vất vả

nhưng cô không hề ca thán, không ngại khó khăn Vì tình yêu, cô hi sinh cả bản thân mình, bỏ mặc những lời nói ngoài tai Thế nhưng niềm tin, trái tim

cô Út đặt nhầm chỗ cho một người đàn ông chỉ biết rượu chè Anh ta làm ít, nhậu nhiều, nợ nần chồng chất khiến cô phải nai lưng ra trả Đến khi bị bắt

nợ, người chồng chỉ nghĩ cho bản thân mình, bỏ lại vợ để trốn nợ Vậy mà

cô không hề thù hận anh, vẫn lang thang đi tìm, làm đủ việc để nghe ngóng tin tức của anh, biết chồng ở đâu là cô liền đến tìm Tin yêu mãnh liệt đến mức hi sinh cả bản thân mình nhưng cuối cùng thứ chị nhận lại cũng chỉ toàn là bi kịch, đớn đau, ê chề

Tóm lại, những người phụ nữ trong tập truyện ngắn Cánh đồng bất tận là thế giới của những người phận bạc Người phụ nữ không chỉ sống

trong nỗi đau cơm áo gạo tiền mà còn sống cuộc sống bất hạnh và chịu nhiều thiệt thòi, chịu nỗi đau của bi kịch tình yêu và khát vọng hạnh phúc đời thường Chính những bi kịch ấy khiến cho không một người phụ nữ nào của chị được hưởng một chút hạnh phúc Qua đó thấy được tấm lòng xót xa của nhà văn đối với thân phận của người phụ nữ bất hạnh trong cuộc sống, thấy được niềm cảm thông của nhà văn với nỗi đau mà những người phụ nữ đã

Ngày đăng: 06/09/2017, 09:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hạ Anh, Đọc tạp văn Nguyễn Ngọc Tư – Nguyễn Ngọc Tư quen mà lạ, Báo Thanh niên, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đọc tạp văn Nguyễn Ngọc Tư – Nguyễn Ngọc Tư quen mà
2. Trần Hữu Dũng, Nguyễn Ngọc Tư - đặc sản Miền Nam, Báo Diễn đàn, tháng 2/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Ngọc Tư - đặc sản Miền Nam
3. Hồ Kiên Giang, Cánh đồng bất tận lệ rơi sau những khuôn hình, Báo Văn nghệ quân đội số 716, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cánh đồng bất tận lệ rơi sau những khuôn hình
4. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
5. Lê Thị Hoa, Nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, Báo cáo khoa học, Khoa Ngữ văn, ĐHSP Hà Nội, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
6. Dạ Ngân, Nguyễn Ngọc Tư điềm đạm và thấu đáo, Báo Tuổi Trẻ ngày 22/04/2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Ngọc Tư điềm đạm và thấu đáo
7. Dạ Ngân, 2006, May mà có Nguyễn Ngọc Tư, Báo Tuổi trẻ cuối tuần, 16/4/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: May mà có Nguyễn Ngọc Tư
8. Hoàng Thiên Nga Đọc Nguyễn Ngọc Tư qua Cánh đồng bất tận, Báo Văn nghệ, số 6/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đọc Nguyễn Ngọc Tư qua Cánh đồng bất tận
9. Hoàng Đăng Khoa - Cánh đồng bất tận - từ góc nhìn nữ quyền, Báo Diễn đàn ngày 17/03/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cánh đồng bất tận - từ góc nhìn nữ quyền
10. Chu Lai, Đối thoại với Cánh đồng bất tận, Báo Tuổi trẻ ngày 12/04/2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đối thoại với Cánh đồng bất tận
11. Phạm Xuân Nguyên, Khi Cánh đồng bất tận mở ra, ngày 15/4/2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khi Cánh đồng bất tận mở ra
12. Phạm Xuân Nguyên, Cánh đồng bất tận dữ dội và nhân tình, Báo tuổi Trẻ 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cánh đồng bất tận dữ dội và nhân tình
13. Nguyễn Đăng Mạnh, Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nxb Giáo dục Hà Nôi, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn
Nhà XB: Nxb Giáo dục Hà Nôi
14. Phạm Thái Lê, Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
15. Phạm Thái Lê, Hình tượng con người cô đơn trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, Tạp chí Văn nghệ quân đội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hình tượng con người cô đơn trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
16. Huỳnh Như Phương, Lý luận văn học (nhập môn), Giáo trình, Nxb Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học (nhập môn)
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh
17. Nguyễn Quang Sáng, Nỗi nhớ qua Cánh đồng bất tận, Báo Tuổi trẻ, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nỗi nhớ qua Cánh đồng bất tận
18. Trần Đăng Suyền, Phương pháp nghiên cứu và phân tích tác phẩm văn học, Nxb Giáo dục, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu và phân tích tác phẩm văn học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
24. Cao Thoại Châu, Một ít phương ngữ Nam Bộ, http://www.phongdiep.net Link
26. Nguyễn Thị Lệ, Mong Nguyễn Ngọc Tư vững vàng, http://www.viet.studies.info/NNTu Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w