1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA XUÂN QUỲNH

92 277 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 492 KB

Nội dung

Đây cũng chính là hướngtiếp cận nghiên cứu của khóa luận đối với mảng thơ viết cho thiếu nhi của XuânQuỳnh.Về mặt lí luận, các công trình nghiên cứu của GS.Trần Đình Sử như chuyênluận Nh

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ THIẾU NHI XUÂN QUỲNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH

KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI

Anh Lung

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ VIẾT CHO

THIẾU NHI CỦA XUÂN QUỲNH

Khóa luận tốt nghiệp đại học hệ chính quy

Đồng Hới - 2018

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH

KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI

Anh Lung

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ VIẾT CHO

THIẾU NHI CỦA XUÂN QUỲNH

Khóa luận tốt nghiệp đại học hệ chính quyNgành : Giáo dục tiểu học – mầm non

Cán bộ hướng dẫn : TS Nguyễn Thị Nga

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được

ai công bố trong bất kì công trình nào khác

Quảng Bình, tháng năm 2018

Sinh viên

Anh Lung

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Là giáo viên tiểu học tương lai bên cạnh việc học tập để có kiến thức chuyên môn sâu sắc, không ngừng tìm hiểu, học hỏi nhằm tích lũy kinh nghiệm cho thân đểphục vụ tốt cho công tác giảng dạy sau này Chính vậy, thực đề tài khóa luận công việc cần thiết bổ ích Đối với tôi, thực tháng ngày quý giá có ý nghĩa

Thực tế thành công mà không gắn liền với giúp đỡ dù hay nhiều, lời động viên

dù trực tiếp hay gián tiếp Trong suốt trình thực khóa luận nhận nhiều quan tâm, giúp đỡ quý thầy cô, gia đình bạn bè Với lòng biết ơn sâu sắc xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại học Quảng Bình, Khoa sư phạm Tiểu học - Mầm non tạo điều kiện cho hoàn thành khóa luận này

Đặc biệt, em xin chân thành biết ơn cô TS Nguyễn Thị Nga, người tận tình hướng dẫn, bảo giúp đỡ em suốt trình nghiên cứu khóa luận Dù có nhiều cố gắng

đề tài chắn không tránh khỏi thiếu sót, mong nhận dẫn góp ý quý thầy cô giáo bạn

để đề tài hoàn thiện hơn

Sau cùng, xin kính chúc quý thầy cô dồi sức khỏe để tiếp tục thực sứ mệnh cao đẹp truyền đạt kiến thức cho hệ mai sau

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Đồng Hới, tháng năm 2018

Sinh viên

Anh Lung

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1 XUÂN QUỲNH - TỪ CUỘC ĐỜI ĐẾN QUAN NIỆM SÁNG TÁC CHO THIẾU NHI

1.1 Cuộc đời nữ sĩ Xuân Quỳnh

1.1.1 Một tuổi thơ nhiều biến động

1.1.2 Một hành trình tìm hạnh phúc

1.2 Quan niệm sáng tác thơ cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh

1.2.1 Thơ - “món quà bạn nhỏ ngày xưa tặng bạn nhỏ bây giờ”

1.2.2 Thơ - nơi gởi lại tình yêu thương con trẻ

1.3 Thơ Xuân Quỳnh với thiếu nhi

1.3.1 Một khu vườn địa đàng hấp dẫn trẻ thơ

1.3.2 Những bài học giàu tính giáo dục

CHƯƠNG 2 THẾ GIỚI HÌNH TƯỢNG TRONG THƠ THIẾU NHI XUÂN

QUỲNH21

2.1 Hình tượng người mẹ

2.1.1 Duyên dáng và giản dị

2.1.2 Bao dung và chan chứa yêu thương

2.1.3 Sâu sắc và bất ngờ trong những câu trả lời

2.2 Hình tượng trẻ con

2.2.1 Bé bỏng trong vòng tay yêu thương

2.2.2 Hồn nhiên trong từng câu hỏi và lớn lên với từng câu trả lời

2.3 Hình tượng thiên nhiên

2.3.1 Thế giới rực rỡ sắc màu

Trang 6

2.3.2 Thế giới rộn rã âm thanh

CHƯƠNG 3 HÌNH THỨC BIỂU HIỆN TRONG THƠ THIẾU NHI XUÂN

QUỲNH

3.1 Thể thơ và ngôn ngữ thơ

3.1.1 Thể thơ

3.1.2 Ngôn ngữ thơ

3.2 Giọng điệu - “Lời ru trên mặt đất”

3.2.1 Giọng điệu nhẹ nhàng, êm ái của lời ru

3.2.2 Giọng điệu tự nhiên, phóng khoáng

3.3 Sự thâm nhập của chất tự sự trong thơ

3.3.1 Kết cấu đối thoại

3.3.2 Nghệ thuật kể “chuyện cổ tích về loài người”

KẾT LUẬN

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BDTX : Bồi dưỡng thường xuyên

ĐHQG : Đại học quốc gia

GS : Giáo sư

NXB : Nhà xuất bản

KHXH : Khoa học xã hội

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA ĐỀ TÀI

Bất cứ một nền văn học nào trên thế giới cũng chứa đựng trong lòng nó một

bộ phận không thể thiếu là văn học thiếu nhi Đó là những tác phẩm văn học hàmchứa tất cả những xúc cảm và tình cảm tinh tế, ngây thơ, hồn nhiên của trẻ thơ,được các em thích thú, say mê và có giá trị giáo dục, hình thành tâm hồn và nhâncách trẻ thơ

Vai trò của chủ thể có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhất là trong thơ trữ tìnhcho thiếu nhi Về bản chất của thơ trữ tình, Hêghen trong công trình “Mỹ học” đãkhẳng định: “Nguồn gốc và điểm tựa của nó là ở chủ thể và chủ thể là người duynhất, độc nhất mang nội dung Chính vì vậy cho nên cá nhân phải có một trí tưởngtượng phong phú, phải có một cảm xúc dồi dào, và có thể lĩnh hội được những ýniệm sâu sắc và lớn lao” [17, tr.36] Vì vậy, khám phá được thế giới nghệ thuậttrong thơ trữ tình cho trẻ thơ chính là đã chiếm lĩnh được tâm hồn và tài năng củanhà thơ - những người bạn thân quý của các em

Trong dòng văn học hiện đại, Xuân Quỳnh (1942-1988) là một cây bút nữ có

vị trí khá quan trọng Năm 2001, Xuân Quỳnh được truy tặng giải thưởng Nhànước về Văn học nghệ thuật Trên văn đàn đương đại, chị đã có một chỗ đứng màbất cứ nhà thơ nào cũng ao ước Tên tuổi của chị mãi gắn liền với những tác phẩm

đã đi vào cõi bất tử, đặc biệt là những tác phẩm thơ tình : Sóng, Thuyền và biển,Thơ tình cuối mùa thu, Hoa cỏ may,

Ngoài những đóng góp với mảng thơ viết về đề tài tình yêu, chị cũng cónhiều đóng góp cho mảng văn học thiếu nhi Những tác phẩm của chị viết cho các

em là “món quà của một bạn nhỏ ngày xưa tặng các bạn nhỏ bây giờ” [58, tr.235].Thật ra, thơ tình yêu hay thơ thiếu nhi của chị đều toả ra từ một tâm hồn nghệ sĩgiàu xúc cảm

Trang 10

Xuân Quỳnh còn là một trong những tác giả tiêu biểu được lựa chọn đểgiảng dạy trong chương trình phổ thông ở cả ba cấp học Ở cấp Tiểu học, các emđược biết đến chị qua “Tuổi ngựa”, “Truyện cổ tích về loài người” Ở cấp Trunghọc cơ sở, tác phẩm “Tiếng gà trưa” tiếp tục nuôi dưỡng tâm hồn các em Rồi đếncấp Trung học phổ thông, các nam sinh, nữ sinh say mê với “Sóng” - một trongnhững bài thơ tình hay nhất của thơ tình Việt Nam.

Với những lí do ấy, nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học đã tìm hiểu XuânQuỳnh ngay từ khi tác giả còn đang sáng tác Song, các công trình ấy chủ yếu lànghiên cứu phong cách thơ tình Xuân Quỳnh Về mảng thơ viết cho thiếu nhi, một

số ít công trình đã quan tâm hiểu về thế giới trẻ thơ, hình tượng người mẹ,…nhưng phần lớn chú ý nhiều hơn đến nội dung, có phần xem nhẹ hình thức

Xuân Quỳnh từng tâm sự : “Đừng lo âu đi tìm ngôn ngữ Cảm xúc sẽ tự chọnngôn ngữ cho mình” [58, tr.232] Song chị lại có ý thức rất cao trong quá trìnhsáng tạo nghệ thuật, tuy không chú ý đến kỹ thuật làm thơ nhưng sự chân thànhcủa cảm xúc và ý thức nghiêm túc về vai trò của sáng tạo nghệ thuật đã đẩy cảmxúc thơ chị đến độ chín của tài năng nghệ thuật Khám phá mảng thơ viết chothiếu nhi của nữ sĩ trên cơ sở vận dụng thi pháp học hiện đại, người viết muốn gópphần tạo nên một cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về những đóng góp của nhà thơ

nữ xuất sắc nửa cuối thế kỷ XX này; từ đó có những định hướng đúng đắn trongviệc nhận thức, phân tích và đánh giá một tác phẩm văn học dành cho thiếu nhi,đồng thời xác định một phương pháp phù hợp trong dạy học thơ thiếu nhi ở nhàtrường phổ thông hiện nay

2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

2.1 Những nghiên cứu về thế giới nghệ thuật nói chung

Vấn đề thế giới nghệ thuật được xem là vấn đề quan trọng của lí luận vănhọc Nghiên cứu thế giới nghệ thuật là nghiên cứu một chỉnh thể với những quy

Trang 11

luật vận động nội tại trong nó Không thể tách rời hai phạm trù nội dung và hìnhthức, hoặc chỉ tập trung xem xét thế giới nghệ thuật như một hiện tượng xã hội.Phương pháp luận nghiên cứu văn học đòi hỏi phải đi vào thế giới nghệ thuật củamột nhà thơ như đi vào một cấu trúc logic của một tổ chức bên trong, có sự thốngnhất biện chứng, hài hoà giữa nội dung và hình thức Đây cũng chính là hướngtiếp cận nghiên cứu của khóa luận đối với mảng thơ viết cho thiếu nhi của XuânQuỳnh.

Về mặt lí luận, các công trình nghiên cứu của GS.Trần Đình Sử như chuyênluận Những thế giới nghệ thuật thơ (1995), Giáo trình Dẫn luận thi pháp học(1998) đã giới thiệu đến người đọc những vấn đề cơ bản của lí luận văn học, trong

đó có hình tượng nghệ thuật và vai trò của hình tượng nghệ thuật trong sáng tácvăn học, những yếu tố của một thế giới nghệ thuật

Các tác giả Bùi Thanh Truyền, Trần Thị Quỳnh Nga, Nguyễn Thanh Tâmtrong Thi pháp trong văn học thiếu nhi (2009) đã nghiên cứu chuyên sâu về thipháp văn học thiếu nhi, chỉ ra nét đặc thù của hình tượng nghệ thuật cũng như hìnhthức biểu hiện trong những sáng tác dành cho thiếu nhi so với những sáng tác dànhcho người lớn

2.2 Những nghiên cứu về thế giới nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh

Nhà phê bình Lại Nguyên Ân trong “Con người và nhà thơ” nhận xét: “XuânQuỳnh là hiện tượng rất quan trọng của nền thơ chúng ta” [31, tr.109] Các sángtác của chị, đặc biệt là thơ được các nhà nghiên cứu, phê bình, độc giả yêu thơquan tâm với rất nhiều bài viết chuyên biệt hoặc được tổng hợp trong các tuyển tậpnghiên cứu khá dày dặn Trong “Cuộc đời để lại”, tác giả Vương Trí Nhàn đã dẫnlời của nhà phê bình văn học Nguyễn Đăng Mạnh: “Thơ Xuân Quỳnh tự nhiên,như đã gọi là phụ nữ thì phải sinh con để cái vậy” [31, tr.123] Còn trong “Cảmnhận về thơ Xuân Quỳnh”, PGS.TS Lưu Khánh Thơ đã nhận định: “Dù đi vào

Trang 12

những vấn đề lớn của đất nước hay trở về với những tình cảm riêng tư, thơ XuânQuỳnh bao giờ cũng là tiếng nói rất riêng của một tâm hồn phụ nữ thông minh, sắcsảo, giàu yêu thương” [31, tr.137] Mỗi nhà nghiên cứu, phê bình văn học có cáchcảm nhận riêng với những ý kiến đánh giá khác nhau nhưng đều gặp nhau ở mộtđiểm : Đây là một nữ sĩ của tình yêu cuộc đời và tình yêu con người mà thơ chính

là lẽ sống của đời chị

Bên cạnh thành công với những vần thơ tràn đầy nỗi khát khao hạnh phúc,tình yêu, chúng tôi muốn nói đến Xuân Quỳnh ở một phương diện khác, phươngdiện của một nhà thơ viết cho thiếu nhi Ở lĩnh vực này, có nhiều nhà giáo dụchọc, đặc biệt là những người đang giảng dạy về văn học thiếu nhi quan tâm

Có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về mảng thơ thiếu nhi của XuânQuỳnh Những công trình nghiên cứu này đã phác họa thế giới nghệ thuật thơthiếu nhi Xuân Quỳnh với hình tượng nghệ thuật, ngôn ngữ, giọng điệu thơ và cảtính giáo dục trong những sáng tác về đề tài thiếu nhi của nữ sĩ tài năng này.Chẳng hạn, ở bài viết “Xuân Quỳnh – Cuộc đời gửi lại trong thơ”, Lưu Khánh Thơ

có nhận định: “Trong sáng tác của Xuân Quỳnh mảng thơ viết về thiếu nhi chiếmphần đáng kể Thơ thiếu nhi của chị phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu” [58,tr.236] Còn trong “Xuân Quỳnh với thơ thiếu nhi”, Vân Thanh khẳng định:

“Trong tư cách người mẹ, Xuân Quỳnh cũng đã để lại một gia tài thơ viết cho con,cũng là viết cho các thế hệ trẻ thơ, thật dồi dào và trong trẻo, thật ngộ nghĩnh và dễthương” [55, tr.34]

Nhìn chung, khi tiếp cận các tác phẩm thơ thiếu nhi của cây bút nữ này, cácnhà nghiên cứu đều dừng lại ở tầm khái quát hoặc hướng trọng tâm vào một sốphương diện nhất định trong phong cách cầm bút của chị như Sắc màu, Thiênnhiên, Tình yêu,… Đến nay, chưa có một bài viết hay chuyên luận nào nghiên cứumột cách tổng thể, có hệ thống về thế giới nghệ thuật thơ thiếu nhi của XuânQuỳnh để từ đó có những nhận xét, đánh giá thấu đạt về đời người và đời văn của

Trang 13

chị nói chung, mảng sáng tác cho trẻ thơ của chị nói riêng Tuy nhiên, đó lại là cơ

sở để người sau tiếp tục nghiên cứu thế giới nghệ thuật thơ thiếu nhi Xuân Quỳnhmột cách hoàn chỉnh về diện mạo và hình thức thể hiện, góp phần làm rõ phongcách và cá tính nghệ thuật, đồng thời khẳng định những đóng góp của cố thi sĩ chonền văn học thiếu nhi Việt Nam

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Khóa luận tập trung nghiên cứu thế giới hình tượng và hình thức biểu hiệntrong thơ thiếu nhi Xuân Quỳnh

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong một số tập thơ tiêu biểucủa Xuân Quỳnh, cụ thể là :

+ Bầu trời trong quả trứng, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1982.

+ Lời ru trên mặt đất, NXB Tác phẩm mới, 1978.

+ Cây trong phố - Chờ trăng, NXB Hà Nội, 1981.

+ Không bao giờ là cuối, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2011.

+ Các bài in rải rác trong các tập thơ của Xuân Quỳnh : Hoa dọc chiến hào, NXB Văn học, Hà Nội, 1968; Gió lào cát trắng, NXB Văn học, Hà Nội, 1974.

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1 Phương pháp đọc và xử lí tài liệu : thu thập, phân tích những tài liệu cóliên quan đến đề tài, hướng đến tạo dựng cơ sở các luận điểm trong quá trìnhnghiên cứu

4.2 Phương pháp phân tích, tổng hợp và bình luận văn học : phân tích các tácphẩm tiêu biểu để làm rõ các luận điểm trong khóa luận

Trang 14

4.3 Phương pháp đối chiếu, so sánh : So sánh các sáng tác của Xuân Quỳnhvới các tác phẩm của các tác giả khác để có cái nhìn đầy đủ, trọn vẹn hơn về tàinăng của nữ sĩ.

5 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA KHÓA LUẬN

Trên cơ sở thành quả của những người đi trước, chúng tôi mong muốn sẽ làmnổi bật được những nét đặc sắc của thế giới nghệ thuật thơ viết cho thiếu nhi củaXuân Quỳnh trong cái nhìn chỉnh thể Kết quả của khóa luận một mặt khẳng địnhbản sắc riêng độc đáo của ngòi bút Xuân Quỳnh, đồng thời, thấy được đóng gópmảng thơ thiếu nhi của chị đối với văn học thiếu nhi Việt Nam

6 CẤU TRÚC KHÓA LUẬN

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung của luận vănchia làm 3 chương :

Chương 1 : Xuân Quỳnh - từ cuộc đời đến quan niệm sáng tác cho thiếu nhi.Chương 2 : Thế giới hình tượng trong thơ thiếu nhi Xuân Quỳnh

Chương 3 : Hình thức biểu hiện trong thơ thiếu nhi Xuân Quỳnh

Trang 15

CHƯƠNG 1

XUÂN QUỲNH - TỪ CUỘC ĐỜI ĐẾN QUAN NIỆM SÁNG TÁC CHO THIẾU NHI

1.1 Cuộc đời nữ sĩ Xuân Quỳnh

1.1.1 Một tuổi thơ nhiều biến động

“Mỗi người có một quê - Ngày dại thơ để ở - Tuổi niên thiếu để yêu - Và lớn lên để nhớ” - trong bài thơ “Thành phố quê anh”, Xuân Quỳnh đã từng tâm sự

như thế Với chị, tuổi thơ ấy còn để lại ấn tượng mạnh mẽ hơn bởi nó bắt đầu bằng

những năm tháng nhọc nhằn, thiếu hạnh phúc của một đứa trẻ mồ côi.“Tuổi thơ

của chị không có tình yêu thương và chở che của mẹ, không được nghe mẹ hát ru, không được nghe những lời âu yếm, ngọt ngào như những đứa trẻ khác” [33,

tr.37] Sinh ra trong một gia đình công chức ở làng La Khê ven bờ sông Nhuệ, có

ba anh trai và một chị gái Không may, ba người anh đều mất khi còn nhỏ, chị vàchị gái Đông Mai sống trong sự chở che của mẹ Nhưng, số phận không mỉm cười

với gia đình ấy Chị gái nhà thơ kể lại : “Mẹ tôi mắc bệnh lao, một bệnh hay lây

mà thời bấy giờ chưa có thuốc nào chữa được Thương con, không muốn con lây bệnh, mẹ tôi tự nguyện sống xa con Người gạt nước mắt giao Quỳnh cho người khác nuôi và sống lặng lẽ âm thầm trong căn phòng phía Nam ngôi nhà cổ Yêu chồng thương con, nhất là thương Quỳnh còn trứng nước, người cố bám víu vào

Trang 16

cuộc đấu tranh với tử thần, người tìm mọi cách để tồn tại nhưng cái chết vẫn gần

mẹ tôi từng ngày” [33, tr.15].

Vậy là, ngay từ khi còn bé bỏng, chị đã mất mẹ Người cha đi bước nữa vàvào Nam sinh sống Không cha mẹ, tuổi thơ chị lớn lên từng ngày bên bà ngoại vàchị gái Thiếu bàn tay chăm sóc của mẹ, tình yêu thương của cha, chị khát khao

hơi ấm của tình cảm gia đình, như chính chị từng nói : “Gia đình như là bà mẹ

duy nhất với tất cả ý nghĩa chở che, đón đợi, thuỷ chung và tin cậy, như sự trở về của những đứa con…” [64, tr.223].

1.1.2 Một hành trình tìm hạnh phúc

Côi cút, thiếu tình yêu thương của cha mẹ từ thuở ấu thơ, Xuân Quỳnh luônkhao khát hạnh phúc mà với chị, thật mong manh mà cả cuộc đời mải miết kiếmtìm :

Tôi không có một căn phòng Lang thang suốt những năm ròng tuổi thơ

Gia tài là mấy bài thơ Dẫu bao người đọc vẫn chờ đợi ai

Núi cao biển rộng sông dài Tôi đi khắp chốn tìm người tôi yêu.

(Thơ viết tặng anh)

Chu Văn Sơn, trong bài viết “Cánh chuồn trong giông bão” nhận xét:

“Cõi đời vốn đã đầy cay cực, Xuân Quỳnh lại sinh đúng vào những năm tháng không yên, bản thân ngay từ khi trứng nước đã đa mang một cõi lòng không yên định, đầy những lo sợ không đâu như một thứ nghiệp dữ, thế mà người đàn

bà ấy lại coi hạnh phúc là yên lành và suốt một đời cứ cố kiếm tìm, vun trồng, gìn giữ cái yên trong một thế giới đầy nắng nôi, giông bão, trong một thời buổi

cơ hồ chẳng có chút nào yên Vì thế mà khát khao cơ hồ vô vọng Nhưng càng

vô vọng, thì lại càng mãnh liệt và khắc khoải” [64, tr.177- 178].

Trang 17

Rời tuổi thơ, một lần tan vỡ hạnh phúc và có một đứa con riêng, tình yêuđầu cho Xuân Quỳnh nhiều cay đắng nhưng cũng giúp chị nhận ra thế nào làtình yêu đích thực Rồi số phận cho chị gặp Lưu Quang Vũ - người mangcho chị một bờ vai tựa, một điểm dừng trong cuộc hành trình, mang cho chịhạnh phúc thật sự :

Và hạnh phúc trong bàn tay có thật Chiếc áo mắc trên tường

Màu hoa sau cửa kính Nồi cơm reo trên ngọn lửa bếp đèn Anh trở về

Trời xanh của riêng em.

(Bầu trời đã trở về)

Để có được hạnh phúc giản đơn ấy, Xuân Quỳnh đã phải trải qua bao cayđắng, mất mát Chị ra sức vun vén, gìn giữ tổ ấm của mình Có lẽ như thế màtrong thơ chị có rất nhiều bài thơ hay về gia đình, về người bạn đời và đặc biệt

là những đứa con - “nguồn thi hứng không bao giờ cạn” [15] của chị Song, dù

tha thiết đến bao nhiêu hạnh phúc có thật ấy, tâm hồn Xuân Quỳnh vẫn luônluôn rộng mở, háo hức trong những khát vọng kiếm tìm vô tận

1.2 Quan niệm sáng tác thơ cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh

Xuân Quỳnh đến với thiếu nhi, trong cuộc hành trình dài một đời thơ, khôngphải như một phút dừng chân của một khách lãng du, chị đến với các em bằng mộttình yêu đích thực, một tâm nguyện trở thành nhà thơ của các em

1.2.1 Thơ - “món quà bạn nhỏ ngày xưa tặng bạn nhỏ bây giờ”

Chu Văn Sơn trong “Mấy suy nghĩ về thế giới nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh” khẳng định: “Trở thành thi sĩ của tình yêu là một tất yếu, Xuân Quỳnh cũng tất

yếu thành nhà thơ viết cho con trẻ” [64, tr.184] Chiếc cầu nối chị đến với các em

Trang 18

thiếu nhi chính là các con mình Xuân Quỳnh đã để lại một gia tài thơ cho các em

thật dồi dào, thật ngộ nghĩnh và dễ thương Các sáng tác của chị là “món quà của

một bạn nhỏ ngày xưa tặng bạn nhỏ bây giờ” [58, tr.235] “Bạn nhỏ ngày xưa” là

chị - người đang nhìn ngày hôm qua bằng con mắt rất đỗi nhớ thương và đang

dang rộng vòng tay ấp ủ bé thơ và “bạn nhỏ bây giờ” là bao bé thơ - người đang

sở hữu một tuổi thơ thánh thiện Nhiều bài thơ của chị được các em yêu thích bởitính

hóm hỉnh, vui tuơi và phù hợp với tâm lí tuổi thơ, mang lại cho các em bao điềuthú vị:

Thế mà nắng cũng sợ rét Nắng chui vào chăn cùng em Các bạn

để ý mà xem Trong chăn bao nhiêu là nắng Mà nắng cũng hay làm nũng

Ở trong lòng mẹ rất nhiều Mỗi lần ôm em, mẹ yêu

Em thấy ấm ơi là ấm.

(Mùa đông nắng ở đâu ?)

Xuân Quỳnh từng tâm sự : “Viết cho các em, tôi có hai niềm vui lớn : đem

cho và nhận được Đem cho các em những điều bổ ích, lý thú, những tình cảm trong sáng, chân thật và ngược lại nhận được ở các em sự hồn nhiên, tươi mát, làm giàu có thêm tình cảm của mình” [54, tr.777].

Chị quan niệm rất rõ ràng : “Viết cho các em để phục vụ các em và đồng

thời nuôi dưỡng cho mình tâm hồn của các em” [54, tr.778] Đề tài chị viết cho trẻ

thơ rất phong phú nhưng tất cả đều xoay quanh cái trục chính là đời sống của các

em Chị nhận ra rằng : “sự không cảm thông được của người lớn đối với trẻ em là

Trang 19

do người lớn nhìn con trẻ bằng cái nhìn của người lớn, từ đó mà mọi quan niệm đúng, tốt, xấu thường nhầm lẫn cả” [54, tr.778].

Sáng tác cho trẻ em phải được "nhìn bằng đôi mắt trẻ thơ”, phải xuất phát từcảm xúc hồn nhiên, trong trẻo, tự nhiên như trẻ thơ mới có thể làm cho các em yêu

thích Mỗi lần sáng tác cho các em là một lần người viết “được sống lại tuổi thơ

của mình và hoà đồng tâm hồn với tuổi thơ hôm nay, miền xanh thẳm của văn chương và cội nguồn trong trẻo của đời người” [3, tr.213] Chính vì tự đặt mình

vào vị trí của các em để nhìn, để cảm nhận, để suy nghĩ và viết mà thế giới trongthơ Xuân Quỳnh hiện lên thật trong trẻo, ngộ nghĩnh, đáng yêu Chị không chỉ viếtbằng tấm lòng của một người mẹ mà còn bằng chính tuổi thơ của mình Chị tâm sự

: “Là một người làm thơ cho các em, qua những đau khổ và khao khát thuở nhỏ,

qua những lầm lỗi của tôi khi cư xử với các con tôi, tôi luôn tự nhủ : “Muốn viết cho các em, điều đầu tiên là sự cảm thông với các em chứ không phải là sự áp đặt Đừng bắt các em sống và nghĩ theo cách của mình Nếu muốn giáo dục các em thì phải nhìn bằng con mắt của các em mà nhận xét, đánh giá mọi việc Cách giải quyết bắt đầu từ đây” [46, tr.15] Có một điều lạ là những câu thơ được viết ra từ

những ẩn ức của một đứa trẻ côi cút, sớm xa cha mất mẹ lại mang đậm chất trữtình, tron;g sáng và hết sức ngọt ngào

1.2.2 Thơ - nơi gởi lại tình yêu thương con trẻ

Trong gia tài thơ mà Xuân Quỳnh để lại cho bạn đọc thiếu nhi, chúng tathấy ẩn hiện hình dáng của mẹ, của chị, của một người bạn Chính vì thiếu tìnhthương từ tấm bé, như để bù đắp lại cho tuổi thơ các em nhỏ, thơ chị tràn ngập mộttình yêu thương nồng hậu, tha thiết Thế giới trong thơ Xuân Quỳnh được tái hiệnqua lăng kính của tình mẹ con và được gạn lọc qua lớp màn của một trái tim trànđầy tình thương yêu dành cho các em

Không như những nhà thơ viết cho thiếu nhi khác, chiếc cầu nối để Xuân Quỳnh đến với các em chính là các con của chị :

Trang 20

Con làm bằng yêu thương Của

ba và của mẹ Của bà và của ông Của má nữa biết không ? Con làm bằng tất cả

(Cắt nghĩa)Nhưng không phải chỉ dành tình yêu cho chính những đứa con của mình,tâm hồn nhân hậu, giàu yêu thương của chị hướng đến tất cả những đứa trẻ trênđời Chính tấm lòng người mẹ tha thiết yêu con khiến chị có thể đi sâu vào thếgiới trẻ thơ, nhìn thế giới bằng con mắt của chính các em, làm thế giới ấy trởnên trong trẻo, thánh thiện Và mỗi bài thơ như một nốt nhạc tình yêu cất lên từtrái tim dịu dàng của mẹ, có yêu thương và ẩn chứa nhiều nỗi lo âu :

Lời mẹ ru không chỉ ngọt ngào

“Cái bống ngủ ngon cánh cò bay mãi…”

Bởi khi bay có cánh cò đã gãy Trong lúc ngủ say cái bống vẫn giật mình.

(Khi con ra đời)

Năm 1983, tập thơ Bầu trời trong quả trứng đã được tặng Giải A, một giải

thưởng văn học hằng năm của Hội Nhà văn Việt Nam Đó là một ghi nhận hoàntoàn xứng đáng vì thành quả lao động nghệ thuật của chị Song, món quà lớn nhấtdành cho chị chính là từ bao năm nay, thơ chị vẫn được các em, và cả người lớnthuộc và yêu thích

1.3 Thơ Xuân Quỳnh với thiếu nhi

1.3.1 Một khu vườn địa đàng hấp dẫn trẻ thơ

Bài học mở đầu và niềm khao khát hiểu biết của con người ở lứa tuổi bé thơ

là bài học về tự nhiên bao la Nhưng không giống như các khoa học khác, giải

Trang 21

thích thế giới bằng những con số, bằng khái niệm, định nghĩa, thơ tái hiện thế giớithật lạ, thật kì diệu, vừa có tính chính xác lại vừa lung linh, sống động Đặc biệt,đối với trẻ thơ, phải khiến cho trẻ lĩnh hội thế giới theo cách riêng của chúng, vớinhững quan sát trực quan, nhưng phải hấp dẫn và lí thú Điều đó có thể đượcchứng minh bằng nhận xét của Quang Huy:

“Chiếc bàn ư ? Nó vốn được xẻ ra từ một cây gỗ Vậy cứ tưới nước vào bốn chân là nó sẽ đâm cành mọc lá ra được Cửa sổ ư ? Đó là bốn mùa thay nhau đến treo các bức phong cảnh Tiếng gà gáy khoẻ lắm, có thể khiêng mặt trời lên được Ngọn gió sinh ra từ tay quạt của mẹ và quê hương của nó là một chiếc vỏ ốc ngoài đảo xa Mặt trăng là con của mặt trời Và mỗi khi nhìn lên trời phải nheo mắt lại, như thế là ông trời cũng đang nheo mắt nhăn nhó cười với các em Con dế kêu suốt đêm là nó đang luyện giọng chuẩn bị cho cuộc thi

ca hát, khi nó bất ngờ kêu lên the thé thì quả bưởi cũng giật mình rơi bịch xuống sân Và một chiếc lông chim nhặt được trong vườn đã sống dậy thành một truyện cổ tích.

…Cách nhìn, cách nghe, cách cảm nghĩ cũng như cách tưởng tượng của các em đều lấp lánh niềm vui Nhìn cánh cò bay qua sông trong ráng chiều, các

em bảo nó đang “khiêng nắng qua sông” Nghe tiếng sấm rền trong cơn mưa rào, các em bảo là “Sấm/Ghé xuống sân/Khanh khách/Cười” Chiếc ba lô con cóc vì thương chú bộ đội đeo nặng sau lưng nên nằm im, không nhảy lung tung Ngọn gió là cô giáo dạy cho bầu trời múa cùng mặt đất Quả đấm ở cánh cửa chẳng đấm ai bao giờ mà lúc nào cũng sẵn sàng mời mọc em vào nhà Rồi bao điều thú vị khác nữa, mắt cá lại mọc ở cổ chân người, lá mía thì luồn vào trong sống mũi của em, ruột gà lại nằm trong chiếc bút máy, con tép con tôm trốn vào trong múi bưởi, giọt nước chẳng có mồm lại biết ăn chân chúng mình được, quyển sách ta xem lại mọc ra cái gáy, con nhộng thì bức sốt hay sao mà lúc nào

Trang 22

cũng cởi trần, còn cối xay lúa thì rất điệu, bao giờ cũng mặc áo hẳn hoi” [55,

tr.353-354]

Cũng cùng quan niệm như thế, mỗi tác phẩm thơ viết cho thiếu nhi củaXuân Quỳnh mở ra trước mắt trẻ một khu vườn địa đàng rực rỡ màu sắc, nângcánh cho tâm hồn, cho trí tưởng tượng vô hạn của trẻ

Những ngọn rau bình dị, vào thơ chị lại vô cùng rực rỡ và lạ mắt :

Hàng bí ngô bên cạnh hàng bầu Xanh mườn mượt màu xanh rau muống Những bắp cải vo tròn đẫm nước

Lớp rau cần óng ả xếp đầy quang

Đỏ ối cà chua, vàng rực đậu vàng.

(Rau) Những con gà mái vàng, mái mơ cũng trở nên lộng lẫy :

Này con gà mái mơ Khắp mình hoa đốm trắng Này con gà mái vàng Lông óng như màu nắng.

(Tiếng gà trưa)Nếu như đại thi hào Ấn Độ Tagore, bằng trí tưởng tượng hết sức phong phúcủa mình, đã dựng lên trong thơ một không gian huyền ảo như cổ tích với nhữnghình ảnh của thiên nhiên, vũ trụ để tâm hồn trẻ thơ được thoả sức cất cánh trongkhông gian mang đậm sắc màu thần tiên :

Chúng ta vui chơi từ tinh mơ đến hết ngày Chúng ta giỡn với sớm vàng rồi lại đùa cùng trăng bạc.

(Mây và Sóng)Xuân Quỳnh lại để các em bay bổng trong thiên đường được xây bằngnhững hình ảnh thiên nhiên quen thuộc :

Trang 23

Tiếng chim hót khẽ bên tường Trời xanh nhè nhẹ, con đường lặng xa

……….

Ông sao đang đến rất gần

Có con vịt đứng một chân kia kìa.

(Ngày mai thêm tuổi)Một thế giới quả (Kể chuyện quả), một thế giới cây (Bài hát về cây) được

nữ sĩ phác họa, tô màu rất sinh động, lung linh Những bức tranh ấy không chỉthỏa mãn khát khao khám phá của trẻ, mà còn dựng lên một thiên đường cho trẻthỏa sức vui chơi :

Cây thông là cây của đồi Cây nhãn của bãi đất bồi triền sông

Bờ ao thường mọc cây sung Cây xoan trước ngõ, cây hồng rìa sân Cây chanh là cây của vườn

Làm bạn với đường là sấu, là me

Em yêu lắm : cái cây tre Quạt ru em những đêm hè nóng ran Trường em có một cây bàng

Bàng là bạn của trò ngoan chúng mình Cây đa mọc ở bên đình

Còn như bãi cát sống cùng phi lao

Bà em thích nhất cây cau Mùa xuân cây mận, cây đào nở hoa…

(Bài hát về cây)

Trang 24

Mượn tuổi con, Xuân Quỳnh đưa các em vào cuộc rong ruổi với bao khámphá thú vị :

- Mẹ ơi con sẽ phi Qua bao nhiêu ngọn gió Gió xanh miền trung du Gió hồng vùng đất đỏ Gió đen hút đại ngàn Mấp mô triền núi đá…

………

Ngựa con sẽ đi khắp Trên những cánh đồng hoa Lóa màu trắng hoa mơ

………

Mùi hoa huệ ngọt ngào Gió và nắng xôn xao Khắp đồng hoa cúc dại…

(Tuổi ngựa)Trên khu vườn địa đàng ấy, trẻ còn tìm thấy sự chăm chút yêu thương bằngtấm lòng hiền hoà, bao dung của mẹ :

Dẫu cách núi cách rừng Dẫu cách sông cách bể Con tìm về với mẹ Ngựa con vẫn nhớ đường.

Trang 25

Nhận xét về tính triết lí trong thơ thiếu nhi Xuân Quỳnh, Vân Thanh khẳng

định : “Ngộ nghĩnh và hồn nhiên, thơ Xuân Quỳnh nói chính là lời trẻ thơ, nghĩ

cách trẻ thơ Rồi lại có thể tách ra khỏi trẻ thơ, để ngụ vào đấy một triết lí hồn nhiên của sự sống, thứ triết lí mà ở mỗi tuổi có thể hấp thụ một cách riêng” [54,

tr.1002]

Những bài học về cách sống, về cách ứng xử của trẻ được chị lồng vàotrong thơ nhẹ nhàng, tự nhiên, không một chút gượng ép, khiên cưỡng Bài học về

giữ gìn sức khỏe được trẻ rút ra qua phép so sánh giữa “bé Kiên” và “cái nấm” :

Bé Kiên chẳng ngoan đâu Không được bằng cái nấm

Cái nấm là ngoan lắm Luôn ô mũ chỉnh tề Lúc trời mưa trời nắng Nấm khi nào cũng che.

(Mí ngoan hơn cái nấm)Bài học về tình bạn là điều trẻ học được sau khi dõi theo câu chuyện của

“trăng” và “em” :

Trăng đã lớn Lại còn lười

Bỏ bạn rồi ! Trăng hư lắm !

(Trăng hư lắm)Điều đáng khâm phục ở Xuân Quỳnh là cách giải thích cho trẻ thật tự nhiên,đơn giản những khái niệm trừu tượng Ẩn sau bài học về sức khỏe là triết lí cho vànhận được giải thích hồn nhiên, dễ hiểu :

Cái ngoan mà đem cho Thì lại ngoan hơn nữa.

Trang 26

(Mí ngoan hơn cái nấm)

và :

A bàng tốt lắm Bàng che cho em Nhưng ai che bàng Cho bàng khỏi nắng.

(Cây bàng)Giá trị của bàn tay con người được thể hiện ngộ nghĩnh mà sâu sắc Một bài đồng giao hiện đại về trò chơi đánh chắt, đánh chuyền được sáng tạo để gửi gắm bài học ấy :

Nhưng chuyền chẳng biết

Là : những que chuyền Làm bao nhiêu việc Cũng nhờ tay em.

(Que chuyền)Lại có một khái niệm có ý nghĩa lớn lao trong cuộc sống mà mỗi chúng ta,ngay từ khi còn là bào thai cũng đã cảm nhận được, đó là tình yêu thương Chỉ tìnhyêu thương mới cứu rỗi tâm hồn, mới vun đắp nên những điều diệu kì của cuộcsống Nhưng với trẻ, thật khó giải thích để trẻ hiểu được khái niệm tình yêu Vậy

mà Xuân Quỳnh, bằng những hình ảnh quen thuộc đã chuyển tải đến trẻ một cáchthật dung dị và tự nhiên điều chị muốn trẻ cảm nhận Rất nhiều bài thơ của XuânQuỳnh nhắc trẻ nhớ về tình yêu thương chỉ bằng một lí lẽ giản đơn và tất yếu :

“Con làm bằng tất cả”.

Và còn biết bao nhiêu bài học làm người khác nữa mà trẻ được tiếp nhậnqua thơ chị Có thể đó là tình yêu thiên nhiên :

Mí thì Mí thích yêu thương : Con chim, con dế, con đường, con sông.

Trang 27

(Mí thích)

Nước mình bao nhiêu quả

Đố cháu thích quả gì Chú thử đoàn xem đi ?

Mà còn vài cây diếp cá Cũng nhiều lợi ích chứ sao ?

- Nhưng thôi đừng khóc đừng buồn Nín đi nào, nín chóng ngoan

Mí gọi là chua me đất.

(Cây chua me đất khóc)Như bao nhiêu người con đất Việt, lại lớn lên trong thời bom đạn, XuânQuỳnh mang trong tim tình yêu quê hương thầm kín, sâu nặng Tình yêu ấy đượcthi sĩ gửi vào trong những trang viết, cả ngay trong những trang thơ thiếu nhi :

Mẹ nuôi ngọn lửa trong hầm

Để khi khôn lớn con cầm trên tay Những điều mẹ nghĩ hôm nay Ghi cho con nhớ những ngày còn thơ Ngày mai tròn vẹn ước mơ

Trang 28

Yêu thương thêm chuyện ngày xưa nước mình.

(Tuổi thơ của con)Phải nói rằng, tính giáo dục là một đặc tính bắt buộc của văn học thiếu nhi,nhưng để chuyển tải một cách tự nhiên mà trẻ có thể chấp nhận và học theo thìXuân Quỳnh là một trong số không nhiều tác giả làm được Chính vì lẽ đó, nhiềutác phẩm thơ thiếu nhi của Xuân Quỳnh được đưa vào dạy ở các trường phổthông; một số tác phẩm viết cho thiếu nhi của chị được phổ nhạc, được thính giảđón nhận và yêu thích

CHƯƠNG 2

THẾ GIỚI HÌNH TƯỢNG TRONG THƠ THIẾU NHI XUÂN QUỲNH

Người nghệ sĩ bao giờ cũng kí thác tâm sự của mình thông qua những hìnhtượng nghệ thuật Đây chính là cơ sở để dựng lại bức chân dung tâm hồn nhà thơ.Cũng như mảng thơ tình yêu, thơ thiếu nhi Xuân Quỳnh thật sự cuốn hút độc giả.Một trong những yếu tố tạo nên sức hút ấy là thế giới hình tượng nghệ thuật rấtriêng, trong đó nổi bật hơn cả là hình tượng người mẹ, hình tượng trẻ con và hìnhtượng thiên nhiên Chúng tạo thành một bức tranh khá hoàn chỉnh, thể hiện cáinhìn riêng của người - đàn - bà - viết hết lòng vì trẻ thơ

2.1 Hình tượng người mẹ

Trang 29

“Nếu thơ ca là sự tự thể hiện ở mức cao nhất cái tôi trữ tình của nhà thơ thì

ở Xuân Quỳnh, đặc điểm bản chất này của thơ càng được bộc lộ nổi bật” [58,

tr.226] Trong nhiều bài thơ, chị đã tự hát về mình, về cuộc đời với những buồn,vui cuộc sống Trong thơ tình yêu, chị là người phụ nữ thiết tha, sôi nổi, một tráitim lúc nào cũng thức đập tình yêu, cũng cồn cào mong nhớ :

Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức.

(Sóng)thì trong thơ thiếu nhi, hình tượng người mẹ là điểm nhấn sáng tạo nổi bật, đem đến cho thơ chị sức hấp dẫn mới lạ

giải thích cho câu hỏi “Tại sao gà con sinh ra ?”, chúng ta hiểu hơn tình mẫu tử

thiêng liêng và cao cả Tình yêu thương con vô hạn, niềm khao khát được sinh con

ra đời, gà mẹ khắc khoải gọi con trong điệp khúc yêu thương: “Cục… cục tác…

cục ta” Và hình ảnh gà mẹ trong những ngày ấp iu những đứa con yêu của mình

được chị miêu tả :

Cứ nằm liền ổ rơm Thân xác xơ gầy mòn

Trang 30

Không ăn mà mãi thức…

Và “thương mẹ, đạp vỏ trứng - Thế là gà sinh ra”

Một cách lí giải nhẹ nhàng, ngộ nghĩnh nhưng sâu sắc vô cùng, thấm đẫmtình mẫu tử Chỉ bằng những nét vẽ đơn sơ, Xuân Quỳnh đã dựng lên hình ảnhmột người mẹ tần tảo, giàu tình yêu thương và đức hi sinh

Hình ảnh gà mái mẹ trong bài thơ chính là hiện thân của cái tôi trữ tình

người mẹ Xuân Quỳnh trong thơ Không cần những cử chỉ chăm sóc cụ thể :“Cơm

con ăn - Tay mẹ nấu - Nước con uống - Tay mẹ đun” (Bàn tay mẹ, Tạ Hữu Yên),

không cần là bàn tay che chở, bao bọc :“Ba mẹ là lá chắn, che chở suốt đời con”

(Cho con, Phạm Trọng Cầu), chỉ gián tiếp thông qua cuộc sinh nở của gà mẹ, XuânQuỳnh chọn cho mình cách thể hiện riêng độc đáo Và phải chăng như thế mới phùhợp với tâm hồn chị - tâm hồn của một người mẹ luôn lặng lẽ hi sinh vì niềm vui,

vì hạnh phúc của con Chính điều này đã đem đến cho bạn đọc thơ Xuân Quỳnhnhững rung động mãnh liệt

Ý nghĩa của cái tôi trữ tình sẽ được bộc lộ qua những mô típ trữ tình, quanhững hình ảnh tượng trưng, hình tượng chủ đạo, giọng điệu và cảm hứng trữtình Sự duyên dáng, giản dị nhưng không kém phần sâu sắc của hình tượngngười mẹ có khi xuất hiện trực tiếp trong cuộc trò chuyện với con :

Mẹ ơi, bông hoa kia

Là của ai hở mẹ ? Cái màu xanh trên cửa Kia nữa là của ai ?

- Của con đấy con ơi Đều của con tất cả.

(Mẹ và con)

Có khi xuất hiện gián tiếp thông qua những nhận xét rất hồn nhiên,

đáng yêu của con :

Trang 31

Thế mà nắng cũng sợ rét Nắng chui vào chăn cùng em Các bạn để ý mà xem

Trong chăn bao nhiêu là nắng

Mà nắng cũng hay làm nũng

Ở trong lòng mẹ rất nhiều Mỗi lần ôm em, mẹ yêu

Em thấy ấm ơi là ấm.

(Mùa đông nắng ở đâu?)

Có hai lần Xuân Quỳnh nhắc đến “lòng mẹ” trong thơ Một là trong bài thơ

“Mùa đông nắng ở đâu ?” và hai là trong bài thơ “Đi trốn đi tìm” Từ góc độ nàocũng thấy hiện lên chân dung một người mẹ giản dị nhưng hết mực yêu thươngcon Những bài thơ viết cho con chiếm số lượng không nhỏ trong mảng thơ viếtcho thiếu nhi của chị Ở đó, qua cái tôi trữ tình, Xuân Quỳnh đã nói được phầntình cảm chung của tất cả những người mẹ trên thế gian này

2.1.2 Bao dung và chan chứa yêu thương

Nếu nói : “Thơ ca là tình yêu về cái khoảnh khắc và làm cho cái khoảnh

khắc ấy tái hiện, biến thành hiện tại, tách biệt với dòng tiếp biến của thời gian”

(Octavio Paz, nhà thơ đoạt giải Nobel văn chương năm 1990) [2, tr.44] thì thơthiếu nhi của Xuân Quỳnh cũng là những dấu ấn bất tử về những khoảnh khắcđược làm mẹ Chị - một đứa bé mồ côi từ thuở nhỏ đã luôn tìm về với mảnh làng,

bờ ao, triền cỏ, bãi sông, màu hoa, sắc nắng, luôn khao khát một bóng dáng, mộtvòng tay yêu thương,… Đọc thơ Xuân Quỳnh, thấy những câu thơ bình dị mà rưngrưng cảm xúc :

Tháng xuân này mẹ có về không Con thắp nén hương thơm ngát

Bờ tre cỏ ướt

Trang 32

Lá tre xào xạc đường làng…

(Gửi mẹ)

Và vì thế, khi yêu, chị dịu dàng, mãnh liệt, hi sinh ; khi làm mẹ, chị trởthành một người phụ nữ giàu nữ tính, một người mẹ thông minh, nhưng nồng hậu,bao dung và luôn lo lắng cho những “thiên thần bé bỏng” của mình

Một tuổi thơ không êm đềm, lam lũ, một tuổi trưởng thành nhiều đau khổ,mất mát Những nét tự họa ấy về số phận được Xuân Quỳnh ghi lại qua mấy câuthơ :

Bàn tay em ngón chẳng thon dài Vệt chai cũ, đường gân xanh vất vả

Em đánh chắt chơi chuyền thưở nhỏ Hái rau dền rau dệu nấu canh

Tập vá may, tết tóc cho mình Rồi úp mặt lên bàn tay khóc mẹ.

(Bàn tay em)Song, không một chút oán trách số phận, lại rất bao dung, bàn tay đầy vất

vả, đau đớn ấy đã chăm chút cho chồng, cho con, cho cuộc đời những gì đẹpnhất, nhiều tình yêu nhất như một sự bù đắp cho những thiếu thốn, xót xa củachính chị

Thiên tính nữ cao đẹp cũng giúp Xuân Quỳnh đi sâu vào thế giới trẻ thơ,nhìn mọi vật bằng con mắt trẻ thơ Những câu thơ của chị cứ hồn nhiên như lờicủa một em bé :

Tôi kể với các bạn Một bầu trời đã lâu

Đó là một màu nâu Không có gió có nắng

Trang 33

Không có lắm sắc màu Một vòm trời như nhau : Bầu trời trong quả trứng.

(Bầu trời trong quả trứng)Hạnh phúc biết bao nhiêu khi được nghe lời thủ thỉ ấy từ những đứa con bébỏng:

Con yêu mẹ bằng ông trời Rộng lắm không bao giờ hết

… À mẹ ơi có con dế

Ở trong bao diêm con đây

Mở ra là con thấy ngay Con yêu mẹ bằng con dế.

(Con yêu mẹ bằng con dế)Xuân Quỳnh - người mẹ trẻ đã dành hết những yêu thương, đã chở che conđến cả ở trong những giấc mơ :

Nếu giấc mơ là ngôi nhà cửa mở Thì mẹ sẽ vào che chở cho con.

(Dải đất thuộc về tôi)

Sở dĩ Xuân Quỳnh viết nhiều, viết hay về tình mẫu tử bởi chị không chỉ viếtbằng tâm hồn của một người nghệ sĩ, bằng tấm lòng của một người mẹ, mà cònbằng chính những mặc cảm côi cút của tuổi thơ mình Những thiếu thốn thời thơ

bé trở thành những nỗi khao khát được giãi bày, chia sẻ và cụ thể thành những câuthơ ngọt ngào, tha thiết Chính điều đó, thơ Xuân Quỳnh đã đem lại cho bạn đọcnhững dư vị thật ngọt ngào của tình mẫu tử Hơn mọi ngôn từ đẹp nhất, ánh sángdiệu kì của tình mẫu tử tạo cho thơ chị sức hút mãnh liệt, không chỉ với bạn đọcnhỏ tuổi mà còn cả với người lớn

Trang 34

Là mẹ của ba người con nhỏ, nhưng điều đặc biệt là đứa con đầu của chị Tuấn Anh, là con riêng của chị với chồng cũ, Minh Vũ là con riêng của LưuQuang Vũ với vợ trước, còn Quỳnh Thơ là con chung của Xuân Quỳnh và LưuQuang Vũ Tuy hoàn cảnh đặc biệt là vậy, nhưng bằng tất cả tình yêu thương củamột người mẹ, chị đã chăm sóc, lo lắng cho các con bằng một tình yêu khôngthiên vị và chứng kiến từng bước trưởng thành của những đứa con bé bỏng củamình.

-Năm 1966, Tuấn Anh chào đời, chị đã hạnh phúc xiết bao khi đón nhậntrong gia đình mình một thành viên mới “Một con người bé nhỏ - Vì mình màbuồn vui” Khi Tuấn Anh bước vào tuổi đến trường, một ngày ở trường trở về, con

đã kể cho mẹ nghe biết bao chuyện Chị đã viết để “mừng con thêm một tuổi” :

Con kể bao chuyện mới

Về ngôi trường của con Cái cửa sổ mới sơn Cái cây bàng đỏ lá

Xuân Quỳnh vui và rất tự hào khi thấy con trưởng thành dần lên từng

ngày:

Bài toán làm tuy khó Con cũng giải được mà Con biết nhân biết chia Biết trừ và biết cộng Con đóng sổ lao động Ghi việc con giúp bà Nào dọn cơm, quét nhà Nào nhặt rau, lấy muối

(Mùa xuân mừng con thêm một tuổi)

Trang 35

Xuân Quỳnh nói đùa với bạn bè của mình rằng : “Ngày tôi và ông Vũ lấy

nhau, mỗi người đem theo một đống của “hồi môn” ương bướng và nghịch ngợm như quỷ sứ Đó là hai cậu con trai trứng gà trứng vịt…” Hai người con riêng của

hai vợ chồng Xuân Quỳnh- Lưu Quang Vũ là hai tính cách khác nhau : Tuấn Anh

có vẻ người lớn, tính tình kín đáo, trầm lặng, còn Minh Vũ lúc bấy giờ do còn nhỏtuổi nên nghịch ngợm và khá hiếu động Xuân Quỳnh hiểu được tính cách của cáccon nên chị đã có cách cư xử với các con rất khéo léo, rất tâm lí Chị biết đượcrằng :

Thằng em thì hay hỏi Không kể chuyện như anh

Nếu Tuấn Anh lớn tuổi hơn, đã đi học, biết được nhiều điều nên rất ham kểchuyện thì Minh Vũ lại nhỏ tuổi hơn, chưa có nhiều “vốn sống” để “kể chuyện”như anh nên “hay hỏi” để đòi “cắt nghĩa” :

Má ơi, ai sinh cá

Ai làm ra cái kem Đêm sao lại màu đen Ban ngày sao màu trắng?

Đã từng “đi qua một lần đò” và đã làm mẹ nên Xuân Quỳnh hiểu đượcnỗi đau đớn, những mất mát của Minh Vũ khi phải chứng kiến cảnh ba mẹ lyhôn, chị hiểu được những thiệt thòi của con và thương Vũ như con ruột củamình Có lẽ vì thế mà ngay từ khi mới bốn, năm tuổi, cháu đã rất tự nhiên khigọi chị là Má Vốn có một tâm hồn tinh tế, tấm lòng giàu tình thương và trànngập bao dung, vượt qua những định kiến, chị đã giúp các con của mình không

một phút thấy tủi thân, cô độc khi nhẹ nhàng âu yếm : “Con làm bằng yêu

thương Của cha và của mẹ Của ông và của bà Của má nữa biết không Con làm bằng tất cả” (Cắt nghĩa).

Trang 36

-Người con thứ ba - Quỳnh Thơ (tên gọi lúc nhỏ là Mí) là kết quả của tìnhyêu sâu sắc giữa chị và Lưu Quang Vũ Là đứa bé nhất nên Mí luôn dành đượcnhiều sự quan tâm của mọi người trong gia đình Ngay từ khi còn trong bụng

mẹ, Mí đã được quan tâm, vỗ về, yêu thương :

Mẹ đi trên hè phố Nghe tiếng con đạp thầm

Mẹ nghĩ đến bàn chân

Và con đường tít tắp

Có thể không quá lời khi nhận xét rằng Xuân Quỳnh là một người mẹ đặcbiệt Chính tình yêu thương vô bờ bến, không thiên vị của Má Quỳnh đã là sợi dây

vô hình thắt chặt hơn tình cảm anh em của Tuấn Anh, Minh Vũ và Quỳnh Thơ Có

lẽ chị làm được những điều cao cả đơn giản chỉ “Vì tất cả của con / Mà con là của

mẹ” Thật đúng khi Nguyễn Xuân Nam nhận định : “Chùm thơ xuân dành cho ba con nhỏ” đã nâng bản chất người mẹ lên nghệ thuật làm mẹ” [37, tr.186].

Có thể nói rằng, nỗi lo âu là điệu hồn Xuân Quỳnh Điệu hồn ấy đã đượcXuân Quỳnh phổ vào những trang thơ da diết của mình Với chị, như Chu Văn

Sơn trong bài viết “Cánh chuồn trong giông bão” đã nhận xét : “Lo âu phải là

bản năng, phải là phẩm chất hàng đầu của một người mẹ, là mẫu tính Mà Xuân Quỳnh cả lo quá, nó như một thứ “giời đày” Suốt một đời rặt những lo toan : lo bom đạn, lo bão giông, mưa nắng, lo tổ ấm chẳng được yên lành, lo cách trở diệu vợi, lo không được gắn bó, không được chở che,…” [64, tr.186-187] Khi làm mẹ,

bản chất này của Xuân Quỳnh càng được thể hiện rõ nét Yêu thương con baonhiêu, chị lại lo lắng bấy nhiêu Trong những vần thơ đầy yêu thương luôn ẩn chứabiết bao âu lo, xót xa :

Con thức ban ngày, mẹ chở che con Khi con mơ mẹ làm sao che chở Trong giấc mơ chỉ mình con bé nhỏ

Trang 37

Chỉ mình con chống chọi với quân thù.

(Dải đất thuộc về tôi)

Xuân Quỳnh là người mẹ yêu thương con hết mực “Chị chăm chút chi li

cho con cái từng tí một, nhất là mỗi khi trái nắng trở trời, con ốm, chị cứ cuống lên…” [64, tr.83], những người bạn của Xuân Quỳnh thường kể về chị như vậy.

Chị từng nói : “… Có con, tôi ghét cả con muỗi, con ruồi Ghét cả tiếng đi mạnh,

cả tiếng ho làm con tôi giật mình” [64, tr.83] Chị lo lắng, đau đớn :

Mười một tháng theo bà đi sơ tán Còn dại thơ con chưa biết cách xaNghĩ thương con cai sữa suốt đêm qua

Vú mẹ căng con khóc hoài không ngủ!

(Đưa con đi sơ tán)

Xa con, nỗi nhớ thương bao giờ cũng đi kèm với niềm lo lắng :

Thương con mẹ lại nhớ Căn hầm hẹp trước kia Nước ngập và gió se Bùn lấm vào giấc ngủ.

(Mùa xuân mừng con thêm một tuổi)Nỗi lo như một trải nghiệm của yêu thương và trách nhiệm Trong cảm thức

lo âu thường trực của chị vẫn thấy thấp thỏm những nỗi niềm sâu kín Trong mỗibước đường đời, Xuân Quỳnh luôn luôn lo cho hết thảy, chỉ thường xuyên quênmất chính mình mà thôi

2.1.3 Sâu sắc và bất ngờ trong những câu trả lời

Có thể khẳng định, Xuân Quỳnh luôn nhìn cuộc sống qua tiêu điểm “tổ ấm”,

ở đó có những mối quan hệ huyết thống: quan hệ vợ - chồng, quan hệ mẹ - con,quan hệ bà - cháu, quan hệ chị - em Trong những sợi dây kì diệu liên kết những

Trang 38

thành viên trong gia đình lại với nhau ấy, sợi dây của tình mẫu tử thiêng liêng vàcao đẹp biết bao Làm mẹ, cùng với thiên chức cao cả ấy, Xuân Quỳnh bước vào

cuộc hành trình không mệt mỏi để giải đáp những “vì sao ?” sáng long lanh trong

con mắt của con yêu

Trong thơ Xuân Quỳnh, ta bắt gặp mạch thơ kéo dài trong cấu trúc đối thoại

hỏi đáp giữa mẹ và con Như Ngân Quỳnh trong bài viết “Xuân Quỳnh - Người

tìm câu trả lời trong yêu thương” nhận định: “Xuân Quỳnh dành một quãng thơ của mình để ngân nga khúc nhạc yêu thương, và trong đó người đọc bắt gặp những cuộc trò chuyện tâm tình giữa con và mẹ, giữa người hỏi - người đang “sở hữu” một tuổi thơ thánh thiện và người trả lời - người đang nhìn ngày hôm qua bằng đôi mắt rất đỗi nhớ thương và đang dang rộng vòng tay ấp ủ những bé thơ”

[44]

Mỗi nhà văn khi viết cho thiếu nhi thường có một cách nhìn nhận riêng vềtrẻ em, cũng như trách nhiệm với bạn đọc nhỏ tuổi Nguyễn Văn Chương quan

niệm : “Tuổi thơ bao giờ cũng hồn nhiên, tươi mát như dòng suối trên nguồn, như

khí trời ban mai trong trẻo Yêu mến tuổi thơ, say mê viết cho các em là mong muốn những dòng suối ấy, khí trời ấy mãi mãi trong lành, tươi mát” [55,

tr.168].Võ Quảng - một trong những nhà văn thân quý của trẻ thơ lại tâm niệm

:“Viết văn làm thơ cho các em là phải luôn giúp cho các em lớn lên về tâm hồn”,

“giúp các em biết sống đẹp, biết cảm thông, biết yêu thương, biết quý trọng cái đẹp, biết rõ nghĩa vụ làm người” [55, tr.611] Nhà văn Phạm Hổ lại cho rằng :“Người sáng tác cho thiếu nhi phải có tâm hồn thơ trẻ, phải hiểu trẻ, biết cách thâm nhập vào cuộc sống trẻ thơ” [61, tr.52] Có lẽ, với Xuân Quỳnh, chị là điểm

chung của tất cả những quan niệm ấy Xuân Quỳnh quan niệm : “Viết cho các em

để phục vụ các em và đồng thời nuôi dưỡng cho mình tâm hồn của các em” [58,

tr.778]

Trang 39

Xuân Quỳnh có một lợi thế riêng - hầu hết những sáng tác cho thiếu nhiđược viết ra khi chị đã là một người mẹ, có điều kiện thuận lợi để tìm hiểu và thâmnhập vào thế giới đáng yêu của trẻ thơ Nhờ tấm lòng yêu thương của một người

mẹ, Xuân Quỳnh đã có những lí giải thật sâu sắc, bất ngờ, đem lại cho các emnhững cảm giác thật thú vị Nhiều bài thơ của Xuân Quỳnh đã chứng minh chođiều này : “Vì sao ?, Cắt nghĩa, Mùa đông nắng ở đâu ?, Tại sao gà con sinh ra ?”,rồi “Truyện cổ tích về loài người, Chuyện về những dòng nước”,…

Hãy nhìn câu trả lời chị dành để giải đáp thắc mắc rất ngây thơ của con:

Má ơi, ai sinh cá ?

Ai làm ra cái kem ? Đêm sao lại màu đen ? Ban ngày sao màu trắng ?

Là :

Ban ngày làm bằng nắng Màu xanh làm bằng cây Quả ớt làm bằng cay Tiếng ồn sinh tàu điện Gió trong con ốc biển Lắng tai nghe mà xem,…

A lại còn cái kem Thì làm bằng mùa rét Bông hoa làm bằng Tết Tết làm cho hương thơm…

(Cắt nghĩa)Xuân Quỳnh luôn tìm tòi, khám phá, sáng tạo để thi vị hoá những biến độngtrong cuộc sống, để mỗi câu trả lời là một nốt nhạc của tình yêu, nốt nhạc ngân lên

từ trái tim Người mẹ trẻ gom góp từng câu hỏi hồn nhiên của con :

Trang 40

Mùa hè nắng ở nhà ta Mùa đông nắng đi đâu mất ?

(Mùa đông nắng ở đâu ?)

Để rồi, chị lí giải thật dễ thương :

Nắng ở xung quanh bình tích,

Ủ nước chè tươi cho bà…

… Nắng vào quả cam nắng ngọt

… Nắng lặn vào trong mùi thơm

… Nắng thương chúng em giá rét Nên nắng vào áo em đây…

Giải thích tự nhiên, qua điểm nhìn trẻ thơ, rồi từ thế giới tự nhiên màhướng các em trở về với thế giới người, với đời sống xã hội, để từ những câutrả lời bất ngờ ẩn chứa trong đó những triết lí, những bài học nhân cách sâu sắc

Từ những câu trả lời để “cắt nghĩa” cho con, chị kết luận : “Con làm bằng tất

cả” (Mẹ và con) Qua cách trả lời của người mẹ, đứa trẻ hiểu được rằng : chính

tình thương yêu của ông bà, cha mẹ tạo ra mình và mình là niềm tin, là cuộcsống, là “tương lai” của những người thân yêu; rằng tình yêu thương là chất keokết nối những thành viên trong gia đình

Trong bài thơ “Tại sao gà con sinh ra ?”, nhà thơ tiếp tục câu trả lời xungquanh tình yêu của mẹ :

Thấy gà mẹ khổ quá

Cứ nằm liền ổ rơm Thân xác xơ gầy mòn Không ăn mà mãi thức Thương mẹ đạp vỏ trứng Thế là gà sinh ra.

Vì gà mẹ mong chờ

Ngày đăng: 10/02/2019, 09:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
19. Nguyễn Trọng Hoàn (2002), “Xuân Quỳnh, thơ và tác phẩm trong trường phổ thông”, Tiếp cận văn học, NXB KHXH, Hà Nội, tr.88-110 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xuân Quỳnh, thơ và tác phẩm trongtrường phổ thông
Tác giả: Nguyễn Trọng Hoàn
Nhà XB: NXB KHXH
Năm: 2002
20. Phạm Hổ (1983), “Thêm mấy suy nghĩ về việc làm thơ cho nhi đồng”, Bàn về văn học thiếu nhi, NXB Kim Đồng, tr.23 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thêm mấy suy nghĩ về việc làm thơ cho nhiđồng
Tác giả: Phạm Hổ
Nhà XB: NXB Kim Đồng
Năm: 1983
21. Mai Hương (2001), “Xuân Quỳnh”, Nữ sĩ Xuân Quỳnh - cuộc đời để lại, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, tr.56-81 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xuân Quỳnh
Tác giả: Mai Hương
Nhà XB: NXB Văn hóa - Thông tin
Năm: 2001
29. Phong Lê (1998), “Xuân Quỳnh – Lưu Quang Vũ, Tình yêu và số phận”, Tạp chí văn học, (Số 8), tr.41-46 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xuân Quỳnh – Lưu Quang Vũ, Tình yêu và sốphận
Tác giả: Phong Lê
Năm: 1998
37. Nguyễn Xuân Nam “Vẻ đẹp thơ Xuân Quỳnh”, Nữ sĩ Xuân Quỳnh - cuộc đời để lại (2001), NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, tr. 184- 201 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vẻ đẹp thơ Xuân Quỳnh
Tác giả: Nguyễn Xuân Nam “Vẻ đẹp thơ Xuân Quỳnh”, Nữ sĩ Xuân Quỳnh - cuộc đời để lại
Nhà XB: NXB Văn hóa - Thông tin
Năm: 2001
43. Vương Trí Nhàn (2002), “Xuân Quỳnh, cuộc đời để lại trong thơ”, Cây bút, đời người, NXB Trẻ, tr.9-27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xuân Quỳnh, cuộc đời để lại trong thơ
Tác giả: Vương Trí Nhàn
Nhà XB: NXB Trẻ
Năm: 2002
46. Xuân Quỳnh (1983), “Làm thơ cho thiếu nhi”, Bàn về văn học thiếu nhi, NXB Kim Đồng, tr.14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làm thơ cho thiếu nhi
Tác giả: Xuân Quỳnh
Nhà XB: NXB Kim Đồng
Năm: 1983
57. Vũ Duy Thông (1983), “Con đường đến với trẻ thơ”, Bàn về văn học thiếu nhi, NXB Kim Đồng, tr.51 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con đường đến với trẻ thơ
Tác giả: Vũ Duy Thông
Nhà XB: NXB Kim Đồng
Năm: 1983
62. Bùi Thanh Truyền, Trần Quỳnh Nga (2010), “Đặc trưng thơ viết cho thiếu nhi sau 1986”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, (Số 2), tr.13-26 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc trưng thơ viết cho thiếu nhi sau 1986
Tác giả: Bùi Thanh Truyền, Trần Quỳnh Nga
Năm: 2010
63. Trần Đăng Xuyền (2002), “Mấy ghi nhận về thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ”, Nhà văn, hiện thực đời sống và cá tính sáng tạo, NXB Văn học, tr.89 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy ghi nhận về thế hệ các nhà thơ trẻ thờichống Mĩ
Tác giả: Trần Đăng Xuyền
Nhà XB: NXB Vănhọc
Năm: 2002
38. Trà Ngân (2007), Yêu thương ngân thành tiếng hát, http://sgddt.hue.gov.vn , (Ngày 24/10/2010) Link
44. Ngân Quỳnh (2010), Người tìm câu trả lời trong yêu thương, http://edu.go.vn/e-tap-chi , (Ngày 15/9/2010) Link
59. Nguyễn Hoàng Diệu Thúy (2011), Xuân Quỳnh – Không bao giờ là cuối, http://www.tienphong.vn , (Ngày 31/7/2011) Link
3. Bách khoa thư văn học thiếu nhi Việt Nam (2002), NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội Khác
4. Trần Hòa Bình (2000), Dạy văn cho học sinh Tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội Khác
5. Hoàng Văn Cẩn (2005), Dạy học tác phẩm văn học dành cho thiếu nhi, NXB Giáo dục, Hà Nội Khác
6. Trương Đăng Dung (1990), Các vấn đề của khoa học văn học, NXB KHXH, Hà Nội Khác
7. Hữu Đạt (2000), Ngôn ngữ thơ Việt Nam, NXB KHXH, Hà Nội Khác
8. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình, NXB Văn học, Hà Nội Khác
9. I.R.Galperin (1987), Văn bản với đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học, NXB KHXH, Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w