1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

the gioi nghe thuat tho y nhi

88 604 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 384 KB

Nội dung

Cũng trong dịp đọc thơnày chị nói rõ hơn về suy nghĩ, quan niệm của mình: "Tôi có cảm tởng chínhtrong một đời sống hiện đại căng thẳng, ngời ta lại cần đến thơ nh một sự nơng tựa tinh th

Trang 1

Bộ giáo dục và đào tạo

Trờng đại học s phạm hà nội

Trang 3

B

ộ giáo dục và đào tạo

Trờng Đại học s phạm hà nội

Trang 4

Lời cảm ơn !

Với tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn TS Chu Văn Sơn, ngời thầy đã tận tình giảng dạy và hớng em hoàn thành luận văn này

Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo thuộc Khoa Ngữ văn, Phòng quản lý sau Đại học trờng Đại học S phạm Hà nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, hớng dẫn, giúp đỡ em trong khóa học vừa qua và trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp

Tôi xin đợc cảm ơn BGH Trờng THPT Quảng Xơng 3, gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tôi trong học tập và quá trình hoàn thành luận văn này

Do điều kiện thời gian nghiên cứu có hạn, luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định Kính mong các thầy giáo, cô giáo và bạn đọc lợng thứ,

góp ý kiến thêm

Hà Nội, tháng 11/2008 Tác giả luận văn Đỗ Thị Hoa Mục lục Mở Đầu 3

i Lý do chọn đề tài 3

ii lịch sử vấn đề 4

1 Những bài viết, công trình nghiên cứu bao trùm sự nghiệp thơ 4

2 Những bài viết về các tập thơ 7

Trang 5

3 Những bài viết về các bài thơ cụ thể 9

iii đối tợng và phạm vi nghiên cứu 10

iv phơng pháp nghiên cứu 11

v cấu trúc của luận văn 11

Chơng 1: Quan niệm nghệ thuật và những cơ sở hình thành thế giới nghệ thuật thơ ý nhi 12

1.1 quan niệm nghệ thuật 12

1.1.1 Quan niệm nghệ thuật của một nhà văn 12

1.1.2 Quan niệm thơ của ý Nhi 12

1.2 cơ sở hình thành thế giới nghệ thuật thơ ý nhi 27

1.2.1 Hoàn cảnh xã hội - thời đại 27

1.2.2 Hoàn cảnh quê hơng, gia đình và đặc điểm con ngời nhà thơ 30

Chơng 2: Thế giới hình tợng thơ ý nhi 35

2.1 hình tợng cái tôi trữ tình 35

2.1.1 Cái tôi luôn băn khoăn về đạo đức 36

2.1.2 Cái tôi trăn trở khôn nguôi về thời cuộc 43

2.2 hình tợng thế giới 47

2.2.1 Chốn yên bình 48

2.2.2 Miền khắc nghiệt 62

2.3 hình tợng ngời tình 70

2.3.1 Ngời đàn ông can trờng 71

2.3.2 Ngời đàn ông hào hoa 75

Chơng 3: Một số phơng diện nghệ thuật của thơ ý nhi 81

3.1 thể thơ và giọng điệu 81

3.1.1 Thể thơ 81

3.1.2 Giọng thơ 86

3.2 ngôn từ nghệ thuật 92

3.2.1 Ngôn từ giản dị, đời thờng 92

3.2.2 Ngôn từ mang xu hớng khái quát, triết luận 95

3.3 cấu tạo hình ảnh thơ 98

3.3.1 Từ những hình ảnh tơi rói chất sống đến những hình ảnh giàu tính t-ợng trng 98

3.3.2 Các biện pháp tạo dựng hình ảnh 100

Kết luận 109

Trang 6

Th mục tài liệu tham khảo 111

Mở Đầu

i Lý do chọn đề tài

1 Thế giới nghệ thuật là một chỉnh thể nghệ thuật bao gồm tất cả các yếu

tố, cấp độ của sáng tạo nghệ thuật Mỗi cấp độ, yếu tố này lại có thể là mộtchỉnh thể nhỏ hơn đợc đặt trong những mối quan hệ biện chứng nhất định, xâuchuỗi với các yếu tố khác Nghiên cứu thế giới nghệ thuật là để tìm hiểu quyluật của từng loại thế giới nghệ thuật, sự sáng tạo của chủ thể, quan niệm vềnghệ thuật, về cuộc sống, nhân sinh của ngời nghệ sĩ

Thơ trữ tình là biểu hiện trực tiếp thế giới chủ quan của nhà thơ Nhữngcảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ của thi sĩ thể hiện trong thế giới nghệ thuật chính

là những biểu hiện của cái tôi và các nguyên tắc thể hiện nó Tìm hiểu thế giớinghệ thuật thơ trữ tình là một cách đánh giá sáng tạo thơ ca từ góc độ thi pháp

Đây là hớng tiếp cận có nhiều triển vọng mà chúng tôi muốn ứng dụng vào quátrình giảng dạy và nghiên cứu

2 ý Nhi là một gơng mặt khá nổi bật của thế hệ thơ từ cuối giai đoạnchống Mỹ và là tác giả có nhiều thành tựu về thơ những năm đổi mới Ngay từkhi là sinh viên trờng Đại học Tổng hợp, ý Nhi đã làm thơ và đăng báo, nhữngbài thơ khai bút với những cảm xúc trong trẻo Đặc biệt đến khi tập thơ "Ngời

đàn bà ngồi đan" xuất hiện (1985) và đợc giải thởng hội nhà văn (1986) chị đãthực sự khẳng định đợc độ chín của mình Tập thơ này của chị đã đặt ra nhiềuvấn đề cho thơ ca đơng đại Đến nay tác giả đã có khối lợng tác phẩm kháphong phú - gồm gần chục tập thơ in chung, in riêng và ngoài ra còn các tácphẩm in ở các tập thơ tuyển khác

Thơ ý Nhi là một giọng thơ mới lạ với một bút pháp thơ riêng, tình điệuthơ riêng Chị đã sớm và dứt khoát bỏ lối làm thơ "ngòn ngọt" dễ dãi của mộtthời, tìm đến một bút pháp chắc thực, hiện đại Thơ chị đã có ảnh hởng đến

Trang 7

sáng tác của các nhà thơ trẻ nh Giáng Vân, Vi Thuỳ Linh, Trần Lê Sơn ý,… Tất Tấtcả đã khẳng định vị trí văn học sử của nhà thơ ý Nhi.

3 Theo thống kê của chúng tôi, đến thời điểm này đã có gần 40 bài viết

về thơ ý Nhi in trên các báo về tạp chí Trong các bài viết ngắn, thơ ý Nhi đã

đ-ợc khẳng định rải rác ở một số phơng diện nội dung và hình thức Tuy nhiênnhững nghiên cứu về thơ ý Nhi cha đợc hệ thống Đặc biệt cha có một luận vănnào nghiên cứu riêng về thơ chị Vì vậy, cần tìm hiểu, khám phá thế giới nghệthuật thơ ý Nhi một cách toàn diện và hệ thống Tiếp cận từ góc độ thi pháp, vớicái nhìn chỉnh thể, chúng tôi hy vọng sẽ góp phần nhận diện thơ ý Nhi sâu hơn,rộng hơn Kết quả nghiên cứu sẽ giúp chúng tôi nâng cao trình độ học tập vàgiảng dạy sau này

ii lịch sử vấn đề

Là nhà thơ viết có trách nhiệm, đều đặn và có chất lợng cao, đặc biệt từsau khi tập thơ "Ngời đàn bà ngồi đan" ra đời, thơ của ý Nhi đã đợc các cây bútnghiên cứu văn học, các nhà văn, nhà thơ lớn, các giảng viên và nhiều bạn đọcchú ý Những nghiên cứu về thơ ý Nhi chủ yếu là từ năm 1985 cho đến nay Đó

là những bài nghiên cứu rất có giá trị của Mã Giang Lân, Chu Văn Sơn, L uKhánh Thơ, Trần Trung, Nguyễn Hoàng Sơn, Hoàng Hng, Nguyễn Thị MinhThái, Ngô Thị Kim Cúc Nhìn chung, các tác giả đều đánh giá cao thơ ý Nhi,khẳng định giọng thơ và vị trí thơ rất riêng của chị Thơ của ý Nhi giản dị mà

đậm chất suy nghĩ, chất trí tuệ và là một giọng thơ trầm lắng, suy t

Đa số các bài viết đều tập trung nghiên cứu về giọng thơ mới lạ, bút pháp

thơ riêng của ý Nhi Năm 1998, trong bài viết "Trò chuyện về thơ với "Ngời

đàn bà ngồi đan" Nguyễn Thị Minh Thái đã khẳng định tập thơ "Ngời đàn bà

ngồi đan" là đỉnh cao nhất và là tập thơ đánh dấu phong cách thơ, giọng điệu thơriêng trong sự nghiệp thơ ca của ý Nhi Bút pháp thơ của chị là bút pháp ngoài

lạnh, trong nóng "bởi đằng sau cái vẻ ngoài gần nh lành lạnh khép kín ấy, là

trái tim ấm nóng, cái tình chín muộn của ngời đàn bà làm thơ."

ý trên đợc nhà thơ Hoàng Hng phát triển thêm trong bài viết "Thơ ý

Nhi" Ông khẳng định bút pháp thơ ý Nhi là trữ tình gián cách và cảm xúc đợc

kìm nén hoặc để nguội Thể thơ chủ yếu là thơ tự do không vần, lắm lúc vănxuôi một cách triệt để ý Nhi có xu hớng cảm nhận cuộc đời trong tính nghịch líhai mặt của nó Đây là lối thơ hiếm trong đời sống thơ ca quen thuộc lâu nay ởViệt Nam

Trang 8

Cũng cùng quan điểm trên, nhà thơ Nguyễn Hoàng Sơn (trong "ý Nhi

qua tuyển thơ") cho rằng đến khi tập thơ "Ngời đàn bà ngồi đan" xuất hiện, chị

đã khẳng định đợc "một giọng thơ mới lạ, đơng vào độ chín" của mình và chị

th-ờng sử dụng bút pháp đối lập để bộc bạch nội tâm

Trong bài viết "ý Nhi- một nghiệp thơ không bao giờ hết dây da" Khánh Phơng nghiên cứu phạm vi phản ánh trong thơ ý Nhi ý Nhi "thờng soi mình

vào nhiều kiểu ngời khác nhau trong xã hội để phần nào tự vẽ nên chân dung bản thân" "Nhà thơ luôn mong muốn là ngời khám phá sắc sảo đối với tất cả các góc cạnh cuộc sống".

Trân trọng con ngời tài năng, một cái tâm nghệ sĩ, một tấm lòng luôn

dâng hết cho đời, Nguyễn Nhã Tiên trong bài "Vờn lạ chợt thấy quen" ca ngợi

vẻ đẹp tâm hồn thi sĩ ở ý Nhi Tác giả nhận thấy thơ ý Nhi đạt tới nghệ thuật

của sự tiềm ẩn, chọn lựa thủ pháp ngôn từ tạo ra hình ảnh và sự đa nghĩa Và "sự

kiệm lời trong thơ chị là một đặc trng nổi bật cá tính, tạo ra sự hẫng hụt để gợi sức liên tởng, thấm sâu tất cả vị đắng cay hoặc ngọt ngào".

Tác giả Hà ánh Minh trong "Mạch đập thơ ý Nhi - dòng u t chảy xiết"

phân tích cảm xúc và trí tuệ trong thơ ý Nhi Thơ chị không thể ngâm, chỉ cóthể đọc, không thể trở thành lời của bài hát mà sức trào dâng vẫn dào dạt

Trong bài viết "Lửa từ trái tim trần run rẩy" tác giả Hà ánh Minh khái quát thơ ý Nhi "Một giọng thơ buồn nhng không lụy, một trái tim trần run rẩy

trớc nỗi đau và hạnh phúc nhng đầy kiêu hãnh về phẩm giá con ngời, những bài thơ không dễ trình bày trớc đám đông nhng sẽ để lại nỗi nhớ sâu đậm trong lòng ngời đọc …" Nhà thơ có lối t duy khúc chiết, mạch lạc, cách diễn đạt giản ".

dị, dễ hiểu

Nghiên cứu sâu và đầy đủ hơn cả về thơ ý Nhi phải kể đến những bài viết

của tác giả Chu Văn Sơn Bài viết "Lời nguyện cho nỗi yên hàn" là những cảm

nhận tinh tế và sâu sắc của tác giả về thơ ý Nhi cả về nội dung và hình thứcnghệ thuật Tác giả phát hiện sự dày vò đeo đẳng ý Nhi suốt chặng đờng thơ

của chị là một "nỗi khát yên bình"… Tất Theo hớng cảm nhận đó, tác giả phát hiện

thế giới trong thơ ý Nhi vì thế phân thành hai đối cực là "Miền yên bình" và

"Miền khắc nghiệt" So sánh ý Nhi với Xuân Quỳnh tác giả nhận ra cả hai ngời

luôn trên hành trình hớng về một cái đích ở phía trớc nhng "Xuân Quỳnh giàu

bản năng hơn, ý Nhi nặng căn sách vở hơn Xuân Quỳnh đi tìm kiếm sự yên lành trong đời, ý Nhi đi tìm kiếm sự yên tĩnh trong mình" Chúng tôi tiếp thu h-

Trang 9

ớng phân tích này để hệ thống hoá đầy đủ hơn hình tợng thế giới trong thơ ýNhi.

Khi bàn về hình thức nghệ thuật, tác giả chú ý đến sự phát triển của thơ ý

Nhi ở giọng thơ, lời thơ, hình tợng thơ Thơ ý Nhi "càng lúc càng đợm chất

giọng riêng", tăng dần "những lời thơ tiết chế nặng chất suy t", gia tăng những

lời phân tích sắc sảo, những biểu tợng làm diện mạo thơ biến đổi, nhiều độ nén,nhiều d vang hơn

Về thơ tình của ý Nhi, Nguyễn Thị Minh Thái cho rằng "ý Nhi có một

lối thơ tình kín đáo, dịu dàng và đắm đuối nh hoa quỳnh hiếm hoi, nở muộn, chỉ

nở một lần, thơm một lần và dâng hiến một lần vào thời khắc ngắn ngủi vào giữa đêm" ("Thơ tình Thành phố Hồ Chí Minh").

Tập thơ "Ngời đàn bà ngồi đan" ra đời đánh một dấu mốc đặc biệt trong

sự nghiệp thơ ý Nhi Tập thơ này và các tập thơ tiếp theo của chị nh "Ngày ờng", "Ma tuyết", "Gơng mặt", "Vờn" đã đợc các nhà nghiên cứu và đông đảobạn đọc yêu thơ quan tâm

th-Về tập thơ "Ngời đàn bà ngồi đan", ngay sau khi tập thơ ra đời năm 1985

Mã Giang Lân viết bài "Ngời đàn bà ngồi đan" Ông khẳng định hớng tìm tòi và

phẩm chất mới của thơ ý Nhi là nội tâm Nhà thơ có những mạnh bạo trong tduy sáng tạo, câu thơ có độ khái quát, độ sâu, bút pháp chính là hồi t ởng Theo

ông, thơ ý Nhi không dễ cảm nhận nhng thuyết phục ngời đọc ở tình cảm chânthành và đến tập thơ này ý Nhi đã bộc lộ đợc bản lĩnh nghệ thuật của mình

Tác giả Chu Văn Sơn trong bài "Thơ của tâm hồn" "xao xác giữa ngày

yên" gọi tên tâm trạng đặc thù của cái tôi ý Nhi là "nỗi lòng không xác thực".

Trong thơ ý Nhi "nỗi lòng không xác thực" không chỉ là đối tợng phản ánh mà

"nó còn là phơng tiện tơng đối thông dụng để phản ánh đời sống tinh thần của con ngời trong cuộc sống hiện tại" Bàn về nhân vật tác giả nhận thấy các nhân

vật đều hiện lên nh "một chân dung đa diện, đã lẳng lặng sống, lẳng lặng làm

việc với một nỗi lòng phức hợp" Thành công của ý Nhi là đã tăng cờng "chất nghĩ" cho thơ, đặc biệt "ngẫm nghĩ suy t đã đợc tâm trạng hoá"; cảnh vật thì đợc

"biểu tợng hoá để trở thành một biểu tợng nào đó của cảnh quan nội tâm bài thơ".

Qua bài "Sự giải toả bằng thơ" tác giả Chu Văn Sơn khẳng định tập thơ

"Ngày thờng" "thêm một lần nữa làm sáng danh cho định nghĩa "thơ trớc hết là

sự giải toả của tâm trạng" ý Nhi đang "gắng hình dung ra khuôn mặt tinh

Trang 10

thần" của các cá nhân trong cộng đồng chúng ta Và những chân dung đó thực

ra đều là những "bức tự họa" của cái tôi tác giả

ở tập thơ này chị chọn một lối thơ khác là: "Phổ cái Tôi của mình vào

nhân vật, ngay cả những nhân vật vốn có, những số phận xác định" Và tạo hình

là ở ít câu, ít đoạn với "kỹ thuật ký họa nhanh", "chớp lấy những khoảnh khắc

xuất thần trong hình thể nhân vật Còn nhiệm vụ của toàn bài là "dùng triết luận nh hoả lực mạnh đột phá vào tâm trạng rồi phổ vào đó nỗi niềm của chính mình"

Dõi theo từng bớc đờng sáng tác của nhà thơ ý Nhi, khi tập thơ "Ma

tuyết" và tập "Gơng mặt" đợc xuất bản, tác giả Chu Văn Sơn lại có bài "Đến với

từng bông tuyết" Tác giả nhận thấy lúc này ý Nhi đã tới "những bông tuyết nhẹ nhàng, tinh trong, buốt giá", đến với "sự trầm tĩnh, chất thơ của sự trầm tĩnh" và

thấy "thoang thoảng một khí vị thiền" So sánh giữa hai tập thơ, tác giả chỉ ra

đặc trng riêng của từng tập thơ: "Ma tuyết" nghiêng về Thiên tính phụ nữ, "Gơng

mặt" lại nghiêng về Thiên tính nghệ sĩ, nhng tựu trung đều là chuyện chân ngã".

Hình thức thơ giản dị, ý Nhi đang đứng ở ranh giới giữa Thơ và Phi thơ và chị

đã thành công chính ở chỗ "Thơ nh không" đó.

Tập thơ "Vờn" đợc đông đảo bạn đọc quan tâm với các bài viết: "Nỗi

khắc khoải từ miền ký ức" (Lu Khánh Thơ), "Vờn" của ý Nhi - Xúc cảm về cuộc sống và tình yêu" (Việt Hà), "Ngời đàn bà làm thơ" (N.T.K.C), "Vờn" của ý Nhi" (H.H), "Thơ tình của một đời ngời" (Thuý Nga).

Theo nhà nghiên cứu văn học Lu Khánh Thơ thì tập thơ "Vờn" bộc lộnhiều khoảnh khắc của tâm trạng - tâm trạng đợc dồn nén bởi suy t và xúc cảm

ở tập thơ này "khuôn khổ câu thơ luôn bị phá vỡ", ngôn ngữ là "ngôn ngữ thơ

văn xuôi chắt lọc, giàu suy tởng và hết sức kiệm lời", nhịp điệu trong thơ là

"nhịp điệu của tâm trạng" Cảm nhận của Việt Hà qua tập thơ "Vờn" là sự "dịu dàng, đằm thắm và đầy nữ tính với tình cảm yêu quê hơng, niềm hoài niệm và

đặc biệt là tình yêu Đó là tình yêu nồng nàn, dốc hết lòng mình với những buồnvui, hạnh phúc và cũng đầy mâu thuẫn

Tác giả Thuý Nga phát hiện về tình yêu và nỗi buồn của tập thơ - một "

tình yêu lại đậm đặc, đậm đặc hơn nhiều tập thơ của những ngày trẻ hơn" và " nỗi buồn không gào thét, không đau đớn vật vã, không gọi tên đợc, nhng cứ âm ỉ trong lòng, cứ trong ngần nh những giọt nớc mắt lặng lẽ".

Trang 11

ý Nhi có nhiều bài thơ đã thực sự sống trong lòng bạn đọc nhng đợc viết

đến nhiều nhất vẫn là bài thơ "Ngời đàn bà ngồi đan" Bài thơ đã đợc tuyển vàotập "100 bài thơ hay thế kỷ XX" Tất cả đều nhất trí bài thơ là đỉnh cao trong sựnghiệp thơ ý Nhi và khẳng định giọng thơ riêng của chị qua tác phẩm này

Nguyễn Hoàng Sơn chú ý đến sự "ngắn gọn, không vần, lập tứ rất vững"

của bài thơ và biểu tợng đẹp về cuộc đời qua hình tợng Ngời đàn bà ngồi đan

Khánh Phơng rút ra ý nghĩa của bài: "Ngoài ý nghĩa về sự nớc đôi của cuộc

sống, cái gì cũng có thể vừa là nó vừa là điều ngợc lại, bài thơ còn mang ý nghĩa dự báo" và "tác giả đã nhanh chóng tìm ra cánh cửa nhiều chiều" của

cuộc sống Cũng nh vậy, Hà ánh Minh tập trung khai thác tính ẩn dụ và suy ởng sâu sắc Bài thơ vì vậy vừa có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc vừa là lời phát biểu

t-về quan niệm sáng tạo nghệ thuật Tác giả Trần Trung trong bài bình t-về tácphẩm cũng khẳng định vẻ đẹp giản dị cả về nội dung và hình thức của tác phẩm

mà gợi nhiều suy ngẫm cho ngời đọc

Nguyễn Bảo Chân trong bài viết "Nơi nỗi buồn nơng náu" đặc biệt xúc

động trớc bài thơ "Thơ vui dới hàng cây cơm nguội" Tác giả phát hiện vẻ đẹp

của bài thơ là vẻ đẹp giản dị và cảm xúc ấm áp: "một bài thơ ngắn giản dị mà

từng câu, từng ý của nó cứ toả bóng mát lành, xoa dịu và che chở".

Trên đây là những ý kiến tham khảo hết sức quý báu đối với chúng tôitrong việc tìm hiểu thế giới nghệ thuật thơ ý Nhi Qua tìm hiểu chúng tôi nhậnthấy hầu nh các yếu tố, các cấp độ về thế giới nghệ thuật của thơ ý Nhi đã ítnhiều đợc đề cập tới Nhng các phơng diện đó cha đợc nghiên cứu một cách hệthống và còn một số yếu tố, cấp độ cha thật sâu, cha thật cụ thể Chọn hớng tiếpcận từ góc độ hình tợng và các biểu hiện của nó chúng tôi mong góp tiếng nóinhỏ bé của mình cùng với các bài viết, các công trình nghiên cứu đã có đểkhẳng định đầy đủ, sâu sắc hơn nữa sự nghiệp thơ của ý Nhi

iii đối tợng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu một số phơng diện trong thế giới nghệthuật thơ ý Nhi Cụ thể là hệ thống hình tợng cơ bản và các phơng thức, phơngtiện nghệ thuật nổi bật

Phạm vi khảo sát: Luận văn nghiên cứu thơ ý Nhi qua các tập thơ:

- Trái tim nỗi nhớ (1974)

- Đến với dòng sông (1978)

- Cây trong phố- chờ trăng (1981)

Trang 12

- Ngời đàn bà ngồi đan (1985)

nh một số phơng diện chúng tôi không xem nó nh những yếu tố riêng lẻ, rời rạc

mà đặt nó trong hệ thống chung để tìm ra một trật tự lôgic nhất định

2 Phơng pháp thống kê, phân loại:

Phơng pháp này sẽ giúp cho việc phân tích những nhận xét về thơ ý Nhi

có chứng cớ cụ thể Một mặt nó giúp cho việc so sánh đối chiếu thêm sức thuyếtphục Mặt khác qua những yếu tố lặp lại làm nổi bật phong cách của nhà thơ Phơng pháp thống kê dựa trên những khảo sát cụ thể giúp cho ngời nghiêncứu tổng hợp đợc những số liệu chứng minh cho các nhận định, đánh giá

v cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và th mục tài liệu tham khảo, luận văn đợcsắp xếp thành 3 chơng

Chơng 1 Quan niệm nghệ thuật và những cơ sở hình thành thế giới nghệ thuật thơ ý Nhi.

Chơng 2 Thế giới hình tợng trong thơ ý Nhi.

Chơng 3 Một số phơng diện nghệ thuật của thơ ý Nhi.

Trang 13

Chơng 1 Quan niệm nghệ thuật và những cơ sở hình thành thế

giới nghệ thuật thơ ý nhi 1.1 quan niệm nghệ thuật

1.1.1 Quan niệm nghệ thuật của một nhà văn

Quan niệm nghệ thuật là một khái niệm gần đây có nhiều cách sử dụngvới nhiều nội hàm khác nhau Trong luận văn này, chúng tôi dùng khái niệm

"Quan niệm nghệ thuật" với hàm nghĩa: Cách nhìn nhận, nhận thức về nghệ

thuật Nói một cách đơn giản: "Quan niệm nghệ thuật là cách hiểu "Thế nào lànghệ thuật" Đối với nhà văn, quan niệm nghệ thuật thuộc phạm trù ý thức tựgiác về nghệ thuật, là cách nhìn nhận, đánh giá của cá nhân nghệ sĩ về lĩnh vựcnghệ thuật, phần nào nh ý thức về nghề của ngời hành nghề

Quan niệm nghệ thuật bao gồm ba yếu tố cơ bản: Quan niệm về các vấn

đề cơ bản của nghệ thuật (đối tợng thẩm mĩ, các vấn đề nội dung, hình thức, vaitrò, chức năng của nghệ thuật ), quan niệm về nghệ sĩ (những phẩm chất đặcbiệt của nghệ sĩ ), quan niệm về công việc sáng tạo nghệ thuật (quá trình sángtạo tác phẩm nghệ thuật diễn ra nh thế nào, những yếu tố qui định nó, ảnh hởng

đến nó )

Đối với nghệ sĩ, quan niệm nghệ thuật là kim chỉ nam định hớng cho quátrình sáng tạo Còn đối với ngời đọc, hiểu biết về quan niệm nghệ thuật của mộtnhà văn là một trong những chìa khoá mở cửa đi vào thế giới nghệ thuật của tácphẩm

1.1.2 Quan niệm thơ của ý Nhi

Mặc dù có sáng tác cả truyện ngắn nhng sự nghiệp văn học của ý Nhichính là thơ Thơ là mối quan tâm, là sự trăn trở lớn nhất cuộc đời thi sĩ Vì thếnói quan niệm nghệ thuật của ý Nhi là thực chất nói về quan niệm thơ của chị

Không thích xuất hiện nhiều trớc công chúng, càng không thích nóinhững lời to tát nhng qua những cuộc trò chuyện với đồng nghiệp, những trao

đổi về công việc ở nhà xuất bản (nơi chị công tác nhiều năm) và đặc biệt qua

các tác phẩm cụ thể chúng ta có thể nhận rõ quan niệm của chị về thơ và về

Trang 14

Trớc tiên, với chị thơ là một cứu cánh Chị đã nhận ra rằng thơ là một kýthác, một bộc bạch, trớc hết với chính mình, và hơn thế nh một chọn lựa, mộtthái độ của ngời trong cuộc Chị chỉ làm thơ khi nội tâm cần lên tiếng và làmthơ là nhu cầu để giải toả tâm trạng Chị phát biểu: "Từ trớc đến nay, tôi chỉ viếtthơ khi nào nội tâm có nhu cầu chứ không bắt mình phải làm thơ vì bất cứ một

lý do nào, kể cả cái tiếng nhà thơ" [48] Lời phát biểu trên không chỉ cho thấy

sự ý thức cao nhất về bản thân, mà còn cho thấy thơ là một nhu cầu không thểthiếu trong cuộc đời chị Tất cả những phức tạp của tâm trạng, những trăn trở về

đạo đức, về lẽ sống, về con ngời, cuộc đời… Tất chị đã tìm đợc sự giải toả trong thơ

"Thơ gần nh là phơng cách duy nhất để trang trải nỗi xao xác, giải thoát nỗi bồnchồn Mỗi lần ớm bút gieo chữ xuống trang thơ là một lần gửi vào đó nhữngnguyện ớc, những mong cầu đợc yên hàn" [49] Nh vậy, thơ là một cứu cánhcho tâm hồn con ngời mà trớc hết là cần cho chính nhà thơ Trong một lần đọcthơ trên đất Mỹ, chị kể, chị đã ví thơ với cuộc đời chị giống nh cái bục đỡ, là

điểm tựa cho cuộc đời chị: "Tôi rất ít khi đọc thơ trớc công chúng nên lên đâytôi rất lúng túng, may mà có cái bục này cho tôi nơng tựa Tôi nghĩ thơ đối với

cuộc đời mình cũng giống nh cái bục ấy" [62] Lời nói giản dị chân thành ấy

của chị đã có sức thuyết phục lớn và đợc bạn đọc ở Mỹ hết sức tán thởng Suycho cùng thơ chỉ có thể có sức lây lan về tình cảm và nói lên tiếng lòng củanhiều ngời, có giá trị cho cuộc đời khi nó có ý nghĩa trớc tiên với chính nhà thơ

Không chỉ sáng tác, chị còn là ngời đỡ đầu cho rất nhiều nhà thơ trẻ vàcác tác phẩm để thơ có thể đến đợc với công chúng yêu thơ Công việc ở nhàxuất bản là một thuận lợi để chị thực hiện đợc tâm huyết của mình Theo chị thơrất cần cho cuộc sống và nhất là trong cuộc sống hiện đại khi mà nền văn minhcàng phát triển thì một số phơng diện văn hoá càng có nguy cơ bị xuống cấp vàtâm hồn con ngời càng có nguy cơ bị xơ cứng hoá Con ngời không thể là cỗmáy, không thể sống nh một cỗ máy vô hồn vô cảm Lúc này thơ là điểm tựa vềtinh thần, thơ sẽ tìm lại những rung cảm cho con ngời Cũng trong dịp đọc thơnày chị nói rõ hơn về suy nghĩ, quan niệm của mình: "Tôi có cảm tởng chínhtrong một đời sống hiện đại căng thẳng, ngời ta lại cần đến thơ nh một sự nơng

tựa tinh thần" [45] Bởi vậy nhà thơ rất tâm đắc với câu nói của O.Paz: "Thơ là

thuốc giải độc cho thị trờng và kỹ thuật''

Trang 15

Nhận rõ tầm quan trọng của thơ nh vậy, chị luôn biết ơn những vần thơ đãdạy cho chị bao điều quý giá để rồi một lần qua Tuy Hoà chị lại bồi hồi thổnthức:

Nhớ ngời làm thơ ngày trớc Xót lòng nghe gió quê hơng cầm súng ngời đi đánh giặc một đời hiểu nghĩa yêu thơng ( )

ơn mãi câu thơ ngời viết dạy tôi biết giận biết yêu biết nghe cồn cào tiếng gió miền trung quê mẹ tôi nghèo

(Qua Tuy Hoà)

Thơ đã dạy cho con ngời biết yêu thơng, biết trân trọng quá khứ Thơ làm đẹp và

đem lại sự giàu có cho tâm hồn, cho nhân cách con ngời

Sự trăn trở lớn nhất, khát vọng lớn nhất của ý Nhi là khát vọng thơ sẽ

đem lại hạnh phúc cho mọi ngời Hơn ai hết chị tự biết không phải khi nào thơcũng bám sát đợc hiện thực cuộc sống, đáp ứng đợc yêu cầu cuộc sống Bởi vì:

Có thể khi câu thơ mùa thu của tôi đến đợc cùng anh ngày đã sang xuân

khi nỗi buồn của tôi đến đợc cùng anh anh đang có niềm vui

hạnh phúc dẫu còn chẳng thể giống nh điều đã viết.

(Gửi một ngời bạn đọc)Nhng khi càng ý thức đợc nh vậy chị càng nuôi khát vọng và phấn đấu để thơ ngày càng đi gần hiện thực cuộc sống, là điểm tựa cho con ngời trong cuộc

sống Thơ chị là mái hiên tiềm ẩn sự độ lợng chở che, là tiếng nói thân yêu, là

ánh nhìn tin cẩn làm ấm lòng ngời:

Mong có khi nào câu thơ nh mái hiên kia anh đến trú giữa cơn ma tầm tã

nh tiếng nói thân yêu giữa miền xa lạ

nh ánh nhìn tin cẩn giữa hồ nghi.

(Gửi một ngời bạn đọc)

Trang 16

Và cũng nh vậy thơ là chiếc lá, là bóng mây che chở cho con ngời trên chặng

một mai đờng tha bóng cây

đem buồn thơng che ma nắng.

Lựa chọn của nhà thơ thật cả quyết Chị đã giữ lại cho mình nỗi buồn nhmột lẽ đơng nhiên Cảm xúc ăm ắp của câu thơ đợc giữ nhịp bởi một trí tuệminh triết Nó hớng ngời đọc tới bờ giác ngộ qua những hỉ nộ, ái ố mà ai cũngtrải qua trong đời Theo tác giả Nguyễn Bảo Chân "ý Nhi là một trong số khôngnhiều các nữ sĩ Việt Nam có thể nhìn thấu cuộc đời này bằng con mắt thứ ba.Chị điềm tĩnh bớc ra khỏi bản thể, đi qua chiếc cầu vồng cheo leo mà quyến rũkia để viết" [6] Quả thật vậy, bằng tấm lòng nhân hậu, bằng sự điềm tĩnh thơchị đã truyền cho ngời đọc có thêm rất nhiều sức mạnh

Chị là một nhà thơ "biết tiết chế" để tạo nên cái đẹp, để đem lại niềm

hạnh phúc cho con ngời Bằng sự nhạy cảm riêng của nữ giới nhà thơ có cách sosánh và lối diễn đạt giản dị đầy sức thuyết phục:

nh một nhà thơ biết tiết chế tôi vừa đun nấu trên ngọn lửa dầu chút thức ăn ít ỏi vừa nghĩ đến vẻ đẹp thực chất của bữa ăn

niềm hạnh phúc tôi có thể đem cho mọi ngời

(Ngày thờng)

Đó là khát vọng cuối cùng, là khát vọng lớn nhất trong đời thơ của chị Trongchuyến hành trình dài dằng dặc của đời ngời ai mà chẳng có lúc cần và đem

theo trong hành trang của mình ít nhất là một vài câu thơ Thơ sẽ là bóng mây,

là mái hiên, là chiếc lá, là chùm rau me đất… Tất chở che cho con ngời, làm lòng

Trang 17

ngời lắng lại giữa bao nhiêu ồn ào, phức tạp của cuộc sống Thơ là một cứu cánhcho tâm hồn con ngời, đặc biệt là con ngời trong cuộc sống hiện đại

Vẻ đẹp của thơ là sự giản dị, chân thực, gần gũi với cuộc sống đời ờng

th-ý Nhi luôn có th-ý thức tìm tòi, mở rộng khả năng biểu hiện của thơ theomột quan niệm riêng khá nhất quán của chị Quan niệm của chị về một bài thơhay là "về xúc cảm - phẩm chất cao nhất là sự thành thực Về hình thức, thì cầnphải đạt đến sự giản dị" [32, 355] Đúng vậy, không cần sự hoa mỹ, gọt giũacông phu đến mức chỉ còn là "kỹ thuật" mà cái đợc đề cao trong thơ chính là sự

tự nhiên dung dị Nhà thơ Lê Minh Hoài cũng khẳng định: "Trong trắng và giản

dị - đó là thơ Thơ phải vợt lên cái tôi bản ngã, phải đạt tới nghệ thuật của sựgiản dị và trong sáng Bởi đó là tất cả những gì tinh tuý của đất trời, của thế giớitâm linh" [15, 193]

Dù thơ có diễn tả điều gì trong cuộc sống thì nó cũng phải bắt nguồn từtrái tim để đến với trái tim, đi từ tình yêu thơng nhức nhối, cái bản ngã, cái tôi

đến với độc giả một cách chân thành, tha thiết "Thơ chỉ dâng lên khi trong tim

ta cuộc sống đã tràn đầy" Với nhà thơ ý Nhi, thơ bao giờ cũng là tiếng hát đợccất lên từ những cảm xúc chân thành nhất Đó là niềm xúc động trớc những conngời thân yêu của thành phố thân yêu trong ngày đánh giặc Với chị, tiếng hát

hay nhất của các diễn viên là khi "họ hát với pháo binh ngoài trận địa" Và

cũng thật tự nhiên, nhà thơ cất lên những lời ca đẹp nhất, chân thành nhất củamình - lời ca đánh thắng kẻ thù:

Các cô mặc áo màu cỏ úa mặt sạm đen vì những đêm mất ngủ giọng hát có đôi lần khan vỡ

mà bài ca hay hơn cả bao giờ mọi việc giản đơn đến độ bất ngờ Chúng tôi hát cùng các cô

để đánh kẻ thù

(Thành phố thân yêu)

Khi quay trở về thăm Đà Lạt, hồi tởng lại những kỷ niệm trong quá khứ

về những ngời bạn cũ, về "Củ sắn nớng chia đôi, cơn sốt rét ở rừng", về ngời

đồng chí đã ra đi thì cảm xúc trong thơ lại nghẹn ngào:

Câu thơ còn đến nghẹn lòng ta

Trang 18

(Thăm Đà Lạt)

Bài thơ "Lời cám ơn" là một minh chứng cụ thể nhất cho quan điểm

"không có thứ thơ tách biệt hoàn toàn với đời sống" [15, 322] Nguồn cảm xúc

vô tận của thơ chính là hiện thực cuộc sống, là "cây đời mãi mãi xanh tơi".Chính những tiếng cời, những nỗi đau, những đêm thức cùng con tàu của ngờithuỷ thủ… Tất đã đánh thức những lời thơ trong lòng tác giả. Thơ không phải là thứ

gì quá xa lạ, siêu hình mà thơ là những hình ảnh giản dị, thân thơng của cuộcsống: là cánh buồm, là cánh chim nâu; thơ đến từ những con sóng, những làngquê… Tất

Nh cánh buồm đột ngột hiện ra sau doi cát vàng tơi

nh con chim cánh nâu bỗng bay lên từ màu xanh bãi cói câu thơ đến từ con sóng đỏ bao niềm mong đợi

từ vệt xanh dài dặc những làng quê …".

(Lời cám ơn)

Quan niệm thơ của ý Nhi còn thể hiện qua chính những điều mà chị hếtsức ngỡng mộ ở những ngời nghệ sĩ khác - những tài năng và là những nhâncách đã đắc đạo Coi Dơng Bích Liên là một nghệ sĩ nh vậy, ý Nhi đã viết, mộtcách cũng trầm tĩnh:

Dơng Bích Liên uống rợu lặng im và vẽ

Ông đã vợt qua những vớng bận đời thờng, những vớng bận vinh quang, nhữngthứ phù vân, phù hoa Theo tác giả Chu Văn Sơn “Đắc đạo là lúc ngời nghệ sĩtrở thành chính mình, chân ngã hiện ra” [49] Đó là khi "Những đối cực đã tuyệtvời hài hoà - những tiếng kêu bi thơng, cuồng nộ đã tan trong lặng thinh kỳ bí -

và rợu đã thay cho mọi loài ngũ cốc" Nghệ sĩ đã trở thành huyền nhân, "Đến độ

ấy, nhà thơ không còn phải loay hoay kiếm về chất thơ mà đắp nên những câu,những bài vặt vãnh của mình nữa" [49] Vẻ đẹp mà nhà thơ ngỡng mộ là vẻ đẹpcủa sự chân xác, nguyên mẫu:

đến gần cái đẹp

đến gần các nguyên mẫu không ràng buộc, không tô vẽ.

(Họa sĩ)

Hành trình của nghệ thuật cuối cùng cũng là hành trình tớc bỏ những ớng bận để đạt tới sự giản dị Quan niệm này đợc thể hiện trong bài thơ chị tặng

Trang 19

v-một nhà thơ đã vào tuổi bảy mơi mà vẫn cứ loay hoay "đi tìm những câu thơ

hiện đại/ những chữ những vần/ những trật tự mới tinh" và những câu thơ hay

nhất của ông lại là những câu thơ “vô cùng giản dị ” Tuy nhiên vẫn cần khẳng

định lại rằng giản dị trong thơ không đồng nghĩa với việc chấp nhận sự đơngiản Giản dị "Là làn hơng của tâm linh, sự cất lời của chân ngã, thơ giản dị tấtnhiên khớc từ mọi sự đẽo gọt, tỉa tót, mài giũa, dẹp đi mọi thứ trang sức" [50]

Có ngời đã từng so sánh thơ và rợu: Thơ hay là thơ không còn dấu vết của kỹthuật Nó giống nh rợu đợc cất lên từ gạo, thứ nớc trong trẻo đó không còn dấuvết của vật chất nhng lại chứa lửa bên trong Đây cũng chính là quan niệm về vẻ

đẹp của thơ, là cái đích mà nhà thơ ý Nhi luôn hớng tới Vẫn là một quan điểm

nh vậy khi ý Nhi ca ngợi vẻ đẹp thơ Hàn Mặc Tử - một vẻ đẹp chân thực, giản

dị mà sống mãi với thời gian

Những câu thơ Hàn Mặc Tử không có gì để tô vẽ

không biết đến ghẻ lạnh hay vồ vập bốn mơi năm còn xanh ngời màu lá trúc qua khuôn mặt thời gian.

(Viếng mộ Hàn Mặc Tử)

Chị đặc biệt trân trọng những câu thơ đợc chắt lọc ra từ đời sống, từ

những bơn trải của một nhà thơ trẻ để nuôi "những đứa em thơ dại" Và rồi anh

đã có đợc những câu thơ nh giọt nớc trong vút lên từ bùn bẩn, từ những đau

th-ơng, là thứ "thanh âm trong trẻo" giữa bản đàn nhạc luật hỗn độn, xô bồ: Mặc

kệ cho ngời ta chen chúc/ mặc kệ cho ngời ta quay theo vũ điệu tân thời/ …" / anh

đã gạn lại giọt nớc trong từ bùn bẩn, từ đau thơng cùng quẫn/ Rồi ngày kia có một câu thơ/ lan toả nh sang/ quẫy cựa nh sang/ trắng xoá/ và xanh biếc.”

(Tặng một ngời làm thơ trẻ)

Những câu thơ đợc chắt lọc từ đời sống nh thế sẽ là những câu thơ thực sự

có ý nghĩa với con ngời Vẻ đẹp giản dị, chân thực chính là cái đích lớn nhất cầnvơn tới của nghệ thuật chân chính muôn đời

1.1.2.2 Về sáng tác thơ - "Vấn đề đặt ra là cách liên hệ giữa thơ và cuộc sống"

Chị quan niệm rất rõ: "Một tác phẩm hay không phụ thuộc vào việc anhviết cái gì mà là viết nh thế nào" [2] Đây cũng là khát vọng muôn đời củanhững ngời lao động nghệ thuật thật sự nghiêm túc Quan niệm này đợc nhà thơ

Trang 20

nói hết sức thấm thía, sâu sắc: "Có lẽ giờ đây mọi ngời đều hiểu rằng không cóthứ thơ tách biệt hoàn toàn với đời sống Vấn đề đặt ra là: Cách liên hệ giữa thơ

và đời sống Cái cách của mỗi nhà thơ phụ thuộc vào tài năng, và bản lĩnh thơcủa họ Có cái chung của những nhà thơ cùng thời, cùng khuynh hớng, trờngphái Nhng trong mỗi nhóm này, cái cách của nhà thơ để giải quyết mối liên hệgiữa họ và đời sống phải độc đáo riêng biệt" [15, 332]

Lơng tâm và trách nhiệm của ngời cầm bút

Mỗi ngời khi làm bất cứ làm nghề nào cũng cần phải có lơng tâm có tráchnhiệm trong nghề nghiệp của mình Nghề văn lại càng cần phải nh vậy Trong việclàm thơ, chị luôn giữ một nguyên tắc "chỉ viết khi nào thấy thực sự muốn viết"

Đó là những khi nội tâm cần sự lên tiếng Với ý Nhi, trung thực là phẩm chất caonhất cần có của ngời nghệ sĩ Khi đối diện với cát, với những mất mát hi sinh củadân tộc trong quá khứ, chị tự nhủ lòng mình:

Dù chỉ một lần bớc đi trên cát nóng Chỉ một lần thấu hiểu khúc ca kia Suốt đời tôi chẳng thể bao giờ

đặt bút viết những điều dối trá

đã thành sao lặng lẽ sáng trong tôi.

(Th mùa đông)

ý Nhi thuộc lớp nhà thơ trởng thành từ những năm ác liệt của thời khángchiến chống Mỹ Xuất phát từ góc độ công việc của mình, chị không trực tiếpnói nhiều đến tính khốc liệt của cuộc chiến tranh nhng chị cũng đã thể hiệnthành công những hình tợng mang suy t của con ngời trớc lẽ sống và chết, trớc lítởng cao cả mà họ hiến dâng cuộc đời mình Chị thấy mình có trách nhiệm khắchọa lại chân dung về nhân dân trong thời kỳ gian khổ ấy Đó là chân dung:

Những ngời đàn bà gánh trên vai hàng chục cái tang những trẻ sơ sinh chỉ một mình sống sót

Trang 21

những ngời yêu cách xa biền biệt những cụ già trơ trọi chẳng cháu con

là ngời giữ bài ca suốt tháng năm.

Thơ chị có cách nhìn, cách khai thác mới về phẩm chất của ngời chiến sĩhôm nay- con ngời quên đi bao nhiêu cám dỗ của hạnh phúc đời thờng, biết hisinh những cái nhỏ nhoi để giữ cho lòng mình thanh thản, giữ một lối sống phùhợp (Bài "Ngời lính") Đây cũng là một biểu hiện tiếp cận đời sống hôm nay củathơ ca

ý Nhi cũng có nhiều bài thơ gợi cảm thể hiện hiện thực tâm trạng, đàosâu vào tâm trạng, chắt chiu chất thơ từ nhiều phía, nhằm bộc lộ cảm xúc thậtcủa mình, qua đó nhà thơ muốn mang đến cho ngời đọc cái xao động của cuộc

đời Nhà thơ sâu nặng với tình mẹ con, với thành phố Hải Phòng nơi tuổi thiếuniên của chị với nhiều yêu thơng gắn bó, với Quảng Ngãi quê hơng có sông Tràgợi cảnh thanh bình thuở ấu thơ Rồi Thái Nguyên, Quảng Bình, trung du, miềntrung gió cát mỗi địa danh đều gắn với kỷ niệm buồn vui, nhiều ơn nghĩa vớibản thân chị Nhà thơ ý thức và gắng diễn đạt những trạng thái phức tạp vốn cócủa tâm trạng con ngời Và những buồn vui của chị trải lên các trang thơ cũngmong đợc nh "chùm rau me đất", nh "chiếc lá", "bóng mây", ở "những độ đờngkhông cây" trên đờng đời mỗi ngời sẽ trải

Đến với thơ, chị sẵn sàng chấp nhận những khó khăn gian khổ, chấp nhậnnghèo khó, đơn độc Bỏ lại sau lng những ham muốn, những đam mê vật chất

tầm thờng, hành trang của chị chỉ có bài ca "tự mình tôi hát/ tự mình khổ đau/ tự

mình hạnh phúc" Khát vọng của chị vơn tới sự cao cả, tới "trùng khơi", tới

"biển"

Có thể hình dung về "ngời phụ nữ làm thơ" ý Nhi qua chính những lời tự

bạch của chị Đó là con ngời suốt đời "tranh đấu cho sự cân bằng của giá cả/

cân đo đong đếm" để nghĩ đến vẻ đẹp thực chất của bữa ăn chị có thể đem lại

cho mọi ngời dẫu rằng không phải cuộc đời luôn trọn vẹn nh thơ

Hành trình đến với thơ là hành trình tìm tòi, sáng tạo không mệt mỏi, thậm chí chấp nhận sự đơn độc

Nghệ thuật là sáng tạo, bản chất của nghệ thuật là sáng tạo Với thi ca, sựsáng tạo phải trở thành mục đích, yêu cầu và nội dung của hoạt động Biêlinxki

đã từng xác định "tính nghệ thuật là sự sáng tạo"; và cũng có thể nói nh nhà thơPierre Gamarra "thơ ca là sự sáng tạo của sáng tạo" [Tạp chí Châu Âu, số 443]

Trang 22

Apôline cũng khẳng định "Thơ ca và sáng tạo chỉ là một" Hay nói nh NguyễnTuân "Thơ là mở ra một cái gì mà trớc khi có câu thơ đó, trớc khi có nhà thơ đóvẫn nh là bị phong kín" [Tạp chí văn nghệ, số 48] Cùng một quan niệm nh vậy,nhà thơ ý Nhi là ngời luôn ý thức cao về sự sáng tạo của văn chơng Với côngviệc làm thơ của mình chị luôn tự nhủ và cố gắng để vợt qua cái cũ, để có đợcnhịp của Trần Huyền Trân, Trần Mai Ninh, Hữu Loan, Trần Vàng Sao, ThanhTâm Tuyền phải ra khỏi cái khuôn thớc đã quá quen, quá cũ Tất nhiên nộidung thơ phải tơng xứng với hình thức mới ấy Mỗi nhà thơ phải tìm ra một cáchgiải quyết mối quan hệ giữa thơ và cuộc sống một cách độc đáo, riêng biệt Tìmtòi đổi mới thi pháp là sứ mệnh cao cả của mỗi nhà thơ Nhng đổi mới thi phápvới một cá thể thi sĩ không phải là chuyện nhỏ mà cần phải có một "bản lĩnhthơ" và đôi khi phải biết chấp nhận, kể cả sự mất trắng: "Thơ là một cuộc chơicần sự cá cợc cả đời, đôi khi nhà thơ là ngời mất trắng, hoặc ít nhất cũng luônluôn rơi vào hiểm họa mất trắng Muốn đi tới cùng cuộc chạy marathon vất vảnhọc nhằn này của thơ, tôi nghĩ nhà thơ trẻ cần có quan niệm triết học hẳn hoi

về làm thơ, và quan niệm đó phải thực sự trở thành một bản lĩnh thơ Tôi cứ cảnghĩ rằng làm thơ rất cần đến kỹ thuật cao về sử dụng ngôn từ, nhng cần hơn lại

là một bản lĩnh, là nội lực" [58] Chị đã thể hiện đợc bản lĩnh nh thế trong thơcủa mình

Trong bài thơ "Ngày thờng" chị so sánh rất hay và thấm thía về công việc

của ngời làm thơ với công việc bếp núc của ngời phụ nữ Cả hai công việc này

đều đòi hỏi sự tâm huyết, sự khổ công và sáng tạo trong công việc Công việcbếp núc của ngời nội trợ cần đến những đồng tiền để đi chợ và cũng phải tính cảcách tiêu tiền Ngời phụ nữ làm thơ ý Nhi trớc tiên là một ngời nội trợ đảm

đang nên chị rất rành về chuyện này Cũng nh vậy, cái vốn của nhà thơ là từngữ Nhà thơ từ đó phải tự đi tìm thi tứ cho tác phẩm của mình Nh một ngời nội

trợ đảm đang, nhà thơ cũng phải "đấu tranh cho sự công bằng của giá cả/ của

cân, đo, đong, đếm" Và đây mới là cái đích cuối cùng của nhà thơ: tìm đến cái

mới, đến những sắc màu riêng, đến sự đối chọi, tơng phản:

tôi tìm đến cái tơi mới của thực phẩm

đến màu sắc của rau cỏ

sự tơng phản, cái đối chọi của mùi vị.

Trang 23

Mục đích cuối cùng mà nhà thơ luôn hớng tới là vẻ đẹp, là niềm hạnh phúc cóthể đem lại cho mọi ngời Bài thơ cho thấy hình tợng một ngời phụ nữ, một nhàthơ luôn biết tạo ra cái đẹp và hớng tới cái đẹp

Chị khâm phục những nhà văn biết vợt thoát ra khỏi lối mòn của mình,không lặp lại mình dù đó là lối mòn từng dẫn tới vinh quang Chị rất ngỡng mộnhà văn Nguyễn Minh Châu - ngời đã đợc ghi nhận là "ngời mở đờng đầy tinhanh" ý Nhi đánh giá rất cao về những nhân cách, những tài năng thơ nh vậy:

Tự bớc khỏi lối mòn (cái lối mòn từng dẫn đến vinh quang)

điều chỉ xảy ra với một tài năng

(Nhà văn Nguyễn Minh Châu)

Chị khâm phục những nhà thơ có những bớc đi vợt tầm thời đại là ngời đến

tr-ớc ” Đối lập với họ là những kẻ huyênh hoang háo danh, thích nói những lời totát mà rỗng tuyếch Trong giới văn chơng thời nào cũng không hiếm những kẻ

nh vậy, nhất là trong thời đại ngày nay Chị tỏ rõ thái độ của mình: thi đàn

hôm nay/ chật ních những kẻ bất tài, những kẻ lỗi thời/ họ giống nh những ngời

đàn bà không biết mình đã qua thì xuân sắc/ cứ tô vẽ nói cời, giở mọi trò ngạo ngợc ” (Hà Nội, tháng 5-1987) Từ sự chiêm nghiệm của chính bản thân mình,chị đã nhận ra mình phải có cách nhìn khác về cuộc đời, phải có cách viết khác:

Tôi đã qua thời thanh xuân dẫu cha quên không thể hát bài hát cũ

Bài thơ "Gửi một ngời bạn đọc" là bản tự thuật chân thực về nhà thơ và côngviệc làm thơ của chị Đến với công việc làm thơ, chị chấp nhận những khó khăn,

kể cả sự nghèo khổ, cực nhọc: "Qua núi đá/ cỏ gai/ qua bùn lầy/ gió cát/ tôi đi

trên con đờng của mình " Nhà thơ đã vợt lên những ham muốn, những nhu cầu

vật chất để đến với lí tởng của mình Với chị biển là cái đích của sự ngỡng vọng.Nói nh tác giả Chu Văn Sơn đời chị "đã thành một hành trình", hành trình đếncát, đến dòng sông, đến biển Lòng không chịu nguôi yên, chị thậm chí vắt kiệtcả sức lực của mình trong cuộc hành trình đó, chấp nhận cả sự đơn độc:

Tôi làm ra bài ca

tự mình tôi hát

tự mình khổ đau

tự mình hạnh phúc tôi một mình lặng bớc tới trùng khơi

Trang 24

Bỏ lại phía sau những ham muốn dày vò những của cải hiếm hoi tôi cùng kiệt trên đờng tới biển.

Nh vậy, ý Nhi đặc biệt nhấn mạnh vai trò, ý nghĩa của thơ ca đối với đờisống con ngời; coi trọng vẻ đẹp giản dị, chân thực của thơ Về sáng tác thơ, nhàthơ đề cao lơng tâm và trách nhiệm của ngời cầm bút và sự tìm tòi, sáng tạo củanhà thơ Chị là ngời đã dũng cảm trong công việc tìm đờng của mình và đã thành

công thực sự Tập thơ "Ngời đàn bà ngồi đan" và những tập thơ sau này đã

khẳng định một thi pháp thơ riêng, một giọng thơ mới lạ của ý Nhi

1.2 cơ sở hình thành thế giới nghệ thuật thơ ý nhi

Con ngời là tổng hoà của nhiều mối quan hệ xã hội, là kết tinh của nhiềunguồn văn hoá lớn nhỏ Vì vậy, mỗi nhà văn thờng có những điểm xuất phát vànhững hớng đi riêng Con đờng nghệ thuật của một nhà văn, thế giới nghệ thuậtcủa một nhà văn đợc xác định bởi quan điểm nghệ thuật và cả hoàn cảnh xã hộichung, hoàn cảnh riêng của từng tác giả Cơ sở hình thành thế giới nghệ thuậtthơ ý Nhi cũng không nằm ngoài những phạm vi ấy

1.2.1 Hoàn cảnh xã hội - thời đại

Sáng tác của nhà văn không thể không chịu những tác động, ảnh hởng củathời đại mình, đặc biệt bầu không khí xã hội trong đó nhà văn hít thở ý Nhithuộc lớp nhà thơ trởng thành từ thời kháng chiến chống Mỹ, sự nghiệp văn họccủa chị trải qua hai giai đoạn là trớc và sau năm 1975 Đó là những thời điểm xãhội trong sự nhạy cảm và có nhiều biến đổi đã ảnh hởng lớn đến đời thơ của chị

Tuổi trởng thành và bắt đầu sự nghiệp thơ của ý Nhi là trong giai đoạnkháng chiến chống Mỹ Lúc này nhân dân cả nớc bớc vào cuộc kháng chiến cứunớc vĩ đại Với lòng yêu nớc và truyền thống đấu tranh anh dũng, bất khuất,nhân dân ta đã đảm nhận một nhiệm vụ lịch sử hết sức vẻ vang Cuộc khángchiến đã nảy sinh ra vô vàn những tấm gơng anh dũng, những sự tích hào hùngphát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, có sức cổ vũ lớnkhích lệ lòng tự hào và niềm tin vào sự nghiệp chính nghĩa của dân tộc Trên cơ

sở ấy là một chặng đờng mới của văn học nói chung và của thơ nói riêng Có thểnói cha bao giờ thơ lại phát triển cao rực rỡ nh thời kì này Một dân tộc cótruyền thống yêu thơ, đó là một mặt, mặt khác khá quan trọng, là cuộc sốngphong phú sôi nổi chứa đựng những t tởng tình cảm và hành động lớn của dân

Trang 25

tộc mà các nhà thơ của chúng ta đã tình nguyện lao vào với tinh thần tráchnhiệm và say mê.

Năm giặc Mỹ ném bom ra miền Bắc (1964), cô sinh viên ý Nhi lúc đóhọc hết học kỳ I năm thứ nhất đã theo trờng ĐH Tổng hợp sơ tán về Đại Từ,Thái Nguyên Chính trong những ngày cực khổ ấy cuộc sống lại vô cùng sôi nổi

và đẹp đẽ Chị kể rằng: "Những ngời thầy của chúng tôi, giáo s Hoàng XuânNhị, giáo s Hoàng Nh Mai, giáo s Lê Đình Kỵ, giáo s Kim Đính đứng giữa lớphọc bằng tre nứa, say sa nói về V.Hugô, Banzac, Molie, Gôgôn, Lỗ Tấn, QuáchMạt Nhợc, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hơng, Huy Cận, Nguyễn Bính, QuangDũng " [21] Những ngày đó sinh viên các chị tranh nhau đọc những tờ báoVăn Nghệ, Văn Nghệ Quân Đội, Tạp chí Văn Học Tên tuổi Xuân Quỳnh, BằngViệt, Vũ Quần Phơng, Phan Thị Thanh Nhàn, Đỗ Chu xuất hiện rực rỡ Có ai

về Hà Nội, biết thêm chút gì về thân thế, về chuyện riêng t, về những sáng tácmới của anh chị này, đem lên nơi sơ tán đã thành món quà quý Nhà thơ của

chúng ta thuộc Về Nghệ An thăm con, Trở lại trái tim mình của Bằng Việt; Vờn

trong phố và Thôn Chu Hng của Lu Quang Vũ; Tiếng gà tra và Hoa dọc chiến hào của Xuân Quỳnh vào những năm này Chị nhận xét: thời đó "Quả là thời

của thơ" Và chính trong không khí ấy chị đã viết những bài thơ đầu tiên củatuổi trởng thành Năm 1974 chị cho ra mắt tập thơ "Trái tim nỗi nhớ" in chungvới Lâm Thị Mỹ Dạ Và nói nh nhà thơ Hoàng Hng, chân dung thơ của chị lúc

đầu là chân dung của cô thiếu nữ mộng mơ, còn lẫn lộn trong một kiểu trang

điểm và y phục chung của những chân dung khác Đó là "lớp thiếu nữ đem tráitim đợc nuôi bằng văn Pautopxki và thơ Bergon đi vào cái thực tế lạ lùng - gianlao mà đầy lãng mạn - của đất Bắc thời chiến" [44]

Đến với thơ từ giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ nhng sứcviết và sự toả sáng của chị chủ yếu là ở giai đoạn sau năm 1975 Đây là mốcthời gian quan trọng đánh dấu bớc ngoặt của lịch sử đất nớc và dân tộc Đất nớcthống nhất, lịch sử hoà hợp trong một không khí và những điều kiện mới Vănhọc cũng vận động trong những đòi hỏi mới

Bớc ra khỏi chiến tranh, cùng với niềm vui chiến thắng, đất nớc ta rơi vàokhó khăn và khủng hoảng kinh tế trầm trọng Nền văn học cũng chững lại vàkhông ít ngời lâm vào tình trạng bối rối, không tìm thấy phơng hớng sáng tác

Đây là khoảng mà nhà văn Nguyên Ngọc gọi là "khoảng chân không trong vănhọc" Nhng ở ngay thời điểm này, những nhà văn có mẫn cảm với đòi hỏi của

Trang 26

cuộc sống, có ý thức trách nhiệm cao với ngòi bút của mình đã đi tiên phongtrong công cuộc đổi mới văn học ý Nhi là một trong số những nhà văn nh vậy.

Đại hội lần thứ VI của Đảng (1986) đã xác định đờng lối đổi mới toàndiện, mở ra một thời kì mới cho đất nớc vợt qua thời kỳ khủng hoảng để bớc vàogiai đoạn phát triển mạnh mẽ và ngày càng vững chắc Tiếp theo đó là nghịquyết 05 của bộ chính trị, cuộc gặp của Tổng Bí th Nguyễn Văn Linh với đạidiện giới văn nghệ sĩ vào cuối năm 1987, tất cả những điều đó đã thổi một luồnggió lớn vào đời sống văn học nghệ thuật nớc nhà, mở ra thời kì đổi mới của vănhọc Việt Nam trong tinh thần đổi mới t duy và nhìn thẳng vào sự thật Dòngchảy văn học vận động theo hớng dân chủ hoá, hiện đại hoá, tinh thần nhân bản

là cảm hứng bao trùm, phát triển phong phú đa dạng hớng đến hiện đại Nhiệttình đổi mới xã hội, khát vọng dân chủ và tinh thần nhìn thẳng vào sự thật đã lànhững động lực tinh thần cho văn học của thời kỳ đổi mới phát triển mạnh mẽ,sôi nổi Sự đổi mới ý thức nghệ thuật nằm ở chiều sâu của đời sống văn học, nóvừa là kết quả vừa là động lực cho những tìm tòi đổi mới trong sáng tác, đồngthời lại tác động mạnh mẽ đến sự tiếp nhận của công chúng văn học T duy vănhọc mới đã dần hình thành, làm thay đổi các quan niệm về chức năng của vănhọc, về mối quan hệ giữa văn học và đời sống, nhà văn và bạn đọc, về sự tiếpnhận trong văn học Đồng thời sự đổi mới t duy nghệ thuật cũng thúc đẩy mạnh

mẽ những sự tìm kiếm thể nghiệm về cách tiếp cận thực tại, về các thủ pháp vàbút pháp nghệ thuật, phát huy cá tính và phong cách nghệ thuật của nhà văn.Thơ Việt Nam sau 1975, đặc biệt từ sau đổi mới 1986 bộc lộ rõ ý thức cá nhân:

"cái tôi" bừng tỉnh, "cái tôi" ý thức về mình, về những vấn đề phong phú củacuộc đời Từ đó kéo theo một loạt tơng quan trong cấu trúc nhân cách: con ngờitrở nên phức tạp và đợc soi sáng dới nhiều bình diện Đó là những trăn trở, nhứcnhối, day dứt của chủ thể trữ tình khi cuộc sống đã đổi thay điều này có thểnhìn thấy trong thơ ý Nhi, D Thị Hoàn, Nguyễn Trọng Tạo, Thanh Thảo, TrầnNhuận Minh Các nhà thơ nhìn cuộc sống một cách tỉnh táo hơn, duy lí hơn.Thơ trở thành một hình tức tự vấn, phản tỉnh về các giá trị đời sống và hiện hữucủa bản thể ngời trong một thế giới có quá nhiều bi kịch

Từ những năm 90 của thế kỷ vừa qua, trong xu thế đi tới sự ổn định củaxã hội, văn học cũng trở lại với những quy luật mang tính bình thờng, nhngkhông xa rời những định hớng đổi mới từ giữa những năm 80 Văn học trở về

Trang 27

với cuộc sống thờng nhật quan tâm nhiều hơn đến sự đổi mới chính nó - về hìnhthức nghệ thuật và phơng thức thể hiện.

Nhà thơ ý Nhi ngay từ những năm trớc đổi mới bằng sự nhạy cảm vàtâm huyết của mình với "Ngời đàn bà ngồi đan" (1985) đã cùng với các nhà vănkhác đã góp phần tạo nên những chuyển động theo hớng mới của văn học Từsau tập thơ này chị đã thực sự khẳng định đợc phong cách, giọng thơ của riêngmình Những sáng tác của chị đã đem lại sự đa dạng và diện mạo mới cho thơ caViệt Nam sau năm 1975

1.2.2 Hoàn cảnh quê hơng, gia đình và đặc điểm con ngời nhà thơ

Hoàn cảnh quê hơng, gia đình, đặc điểm con ngời không những gópphần hình thành quan điểm sáng tác của nhà văn mà còn là nguồn cung cấp chonhà văn những hình tợng, những chi tiết, những phong cảnh và nguyên mẫunhân vật mà nhà văn cần đến để suy nghĩ, sáng tạo Cái kho hình tợng này đã đ-

ợc nhà văn tích lũy một cách hồn nhiên tự phát ngay từ khi còn cha có ý thứcviết văn, làm sách Những kỷ niệm hồn nhiên thời thơ ấu thờng để lại nhiều ấn t-ợng sâu sắc nhất, nó sẽ theo đuổi ngời cầm bút trong cả cuộc đời sáng tác Thếgiới nghệ thuật thơ ý Nhi đợc hình thành phần nhiều đợc dựa trên chính nhữngyếu tố này

Sinh ra ở Hội An, nhng từ lúc năm tuổi ý Nhi đã rời Hội An theo mẹ đitản c Và càng ngày nhà thơ càng đi xa miền đất chôn rau cắt rốn của mình ýNhi có mời năm ở Hải Phòng và gần ba mơi năm ở Hà Nội Những buồn vui củamột đời ngời tác giả đã trải qua ở những miền đất này, đặc biệt là Hà Nội Chịnói "Hà Nội vốn có một vẻ đẹp, một sức quyến rũ đặc biệt đối với ngời làm thơ,ngay cả khi họ chỉ ngang qua, hoặc cha tới" [48] Bởi vậy, qua thơ chị, ngời đọclại nhận thấy dấu ấn của những miền đất khác nh Thái Nguyên, Hải Phòng và

đặc biệt là Hà Nội ý Nhi hay ghi ngày tháng, địa điểm lên đầu bài thơ: HảiPhòng, tháng 11/1979; Hà Nội, tháng 5/1987; Thái Nguyên, 10/1984; Tác giả

có ý thức lu giữ tâm thế xã hội và những vùng đất mình đi qua trong những thời

điểm đáng nhớ Trong thơ ý Nhi xuất hiện rất nhiều hình tợng con đờng những con đờng nhà thơ trải qua trong suốt hành trình của cuộc đời mình Đặcbiệt, cả thời học sinh của chị là ở Hải Phòng - thành phố biển nên có lẽ biển đãtác động lớn đến hồn thơ của chị Chị yêu biển và biển là sự bao la, là khát vọnglớn nhất, là cái đích cuối cùng mà chị luôn hớng tới Biển vì thế vừa là hiện thựcsống động, vừa là hình ảnh mang ý nghĩa biểu tợng cao trong thơ chị

Trang 28

-Có thể nói gia đình là cái nôi nghệ thuật nuôi dỡng tâm hồn nhà thơ Ôngnội của ý Nhi giỏi chữ Nho ông làm nghề bốc thuốc và làm thơ Vì thế ở ông

có sự cả sự nhạy cảm trớc nỗi đau thể chất và cả nỗi đau tinh thần của con ngời.Tác giả có ngời cha đáng kính là nhà nghiên cứu tuồng Hoàng Châu Ký Ôngcũng đợc học chữ Nho, đọc nhiều thơ chữ Hán và làm thơ rất sớm với "nhữngcâu thơ tinh tế và trau chuốt" Sau này khi có tiếng Pháp ông đọc nhiều thơ hiện

đại và cũng thay đổi cách viết Bản thân chị đợc thừa hởng ở ông lối t duy khúcchiết, mạch lạc Nhà thơ vì thế luôn biết mình nói gì và biết cách làm cho sựviệc từ chỗ mơ hồ, rối rắm trở nên giản dị, dễ hiểu Ngời mẹ của chị là một phụnữ nội trợ nhng bà yêu và thuộc nhiều thơ Huy Cận, Xuân Diệu, Tế Hanh Nhàthơ cũng tự nhận thấy đợc sinh ra và lớn lên trong một gia đình nh thế thì việcmình yêu thơ và thích thơ cũng là sự tự nhiên Sau này ngời bạn đời của chịcũng là một nhà nghiên cứu và giảng dạy văn học, do đó ý Nhi có những điềukiện khá thuận lợi khi đi vào văn chơng

Dù vậy chị đến với thơ cũng không phải là sớm Khi học cấp 2, cấp 3, chị

có làm một vài bài thơ in trên đặc san của trờng, trên báo nhng rồi lại lắngxuống Phải sau khi dự trại viết dành cho các nhà văn trẻ lần II, năm 1969, chịmới tham gia cuộc thi thơ và đã đợc giải khuyến khích Năm 1974, chị tập hợp

những bài thơ lẻ của mình để in chung với Lâm Thị Mỹ Dạ thành tập Trái tim

-Nỗi nhớ Chính khi đọc lại phần thơ của mình trong tập, ý Nhi chợt nhận ra cái

gì đó còn bất chợt, còn mỏng, còn thiếu đầu t chuẩn bị và chị cảm thấy phải cầm

bút với tất cả sự suy t nghiêm túc Tập thơ thứ hai, Đến với dòng sông (1978)

bộc lộ suy nghĩ này Cuộc gặp gỡ nhà thơ Việt Phơng sau đó càng củng cố thêmnhững suy nghĩ của ý Nhi về thơ Chị đã nhận ra rằng thơ đúng là một ký thác,một bộc bạch, trớc hết với chính mình, và hơn thế nh một chọn lựa, một thái độcủa ngời trong cuộc Thơ, theo chị, phải vợt ra khỏi cái khuôn thớc du dơng đãquá quen, quá cũ Tất nhiên nội dung thơ phải tơng xứng với hình thức mới âý

Chính từ quan niệm này, tập thơ Ngời đàn bà ngồi đan của chị đã gây xôn xao

làng văn khi ra đời năm 1985 Chị đã khẳng định một giọng thơ mới lạ, một bútpháp thơ riêng, một tình điệu thơ riêng Thơ ý Nhi vừa nữ tính đồng thời lại cóchất trí tuệ Thơ chị luôn mang nỗi khắc khoải khôn nguôi trớc những gì trông

thấy và cảm nhận Sau tập thơ này, các tập thơ Ngày thờng, Ma tuyết, Gơng mặt,

Vờn tiếp tục khẳng định cảm xúc thơ riêng của chị ý Nhi đã trở thành một

trong những gơng mặt tiêu biểu của thơ Việt Nam đơng đại

Trang 29

Nhà thơ ý Nhi là ngời phụ nữ cá tính, bản lĩnh mà cũng hết sức lịch thiệp,dịu dàng và nhân hậu Con ngời ý Nhi có thể khiến cho ngời tiếp diện thấythích thú: Một chút ngang tàng, một chút sôi nổi của ngời dân xứ Quảng, mộtchút kiên nhẫn, một chút kiêu kỳ với dung mạo linh hoạt tự tin cuả ngời biết sứctoả sáng của mình Chị còn là ngời của ngày thờng với những vui buồn rất đàn

bà, rất nhân thế nhng luôn khát khao muốn vơn tới cái đẹp Chị a thích sự giản

dị "tôi không a những đồ trang sức/ kể cả nhẫn vòng và các chức danh" Chị thú nhận "Tôi rất ít bạn và cũng chẳng gần gũi gì đồng nghiệp" Nhng chị thực lòng

kính trọng những nghệ sĩ xa và nay, những ngời "tử vì đạo" Tính cách chị rấtthẳng thắn, khe khắt với chính mình nhng nhân hậu, bao dung với lớp đàn em

Đặc biệt chị rất hay thơng xót và tìm đến và giúp đỡ những ngời bạn văn chơnggặp khó khăn hay hoàn cảnh trớ trêu trong cuộc sống Mang trong mình trái timcủa ngời phụ nữ, chị cũng chịu thơng chịu khó, đảm đang vén khéo và một lòngvới gia đình: "Tôi yêu thơ, hết lòng vì thơ nhng cũng rất coi trọng đời sống gia

đình" [21] ý Nhi - một tâm hồn đẹp, một nhân cách đẹp đã đợc thể hiện rất rõtrong thơ

Tiểu kết:

Qua tìm hiểu về con ngời, gia đình, quê hơng và thời đại của nhà thơ ýNhi cũng nh quan điểm sáng tác thơ của chị, chúng ta có thể thấy đây là mộtcon ngời có nhân cách, một nhà thơ có tâm huyết với nghề, có quan điểm nghệthuật chân chính, lao động nghệ thuật nghiêm túc và đặc biệt không tự bằnglòng với chính mình, luôn luôn tìm tòi, đổi mới Đây chính là những điều kiện,cơ sở quan trọng hình thành thế giới nghệ thuật thơ ý Nhi

Chơng 2 Thế giới hình tợng thơ ý nhi

Khái niệm thế giới nghệ thuật rất rộng, nó bao gồm tất cả các yếu tố, cấp

độ của quá trình sáng tạo nghệ thuật Tuy nhiên, việc tìm hiểu thế giới nghệthuật thơ ý Nhi theo trình tự các vấn đề lí thuyết của khái niệm là điều khôngthể làm trong khuôn khổ của luận văn Vì vậy, từ chỗ thừa nhận hình tợng là yếu

tố trung tâm của chỉnh thể, nơi tập trung mọi mối quan hệ, chúng tôi coi đây làgóc độ tiếp cận tốt nhất để khám phá thế giới nghệ thuật của văn học nói chung

và thơ ý Nhi nói riêng

Trang 30

Thế giới hình tợng trong thơ trữ tình rất đa dạng Nó bao gồm hình tợngcái tôi, hình tợng thế giới… Tất thông qua tâm trạng cụ thể của nhà thơ Cũng nhhình tợng của các loại hình văn học khác, hình tợng thơ rất cần chi tiết nhngkhông cần nhiều nh văn xuôi và cần có sự lựa chọn kĩ càng để đảm bảo yêu cầukhông phải tả thực cuộc sống mà chủ yếu gây xúc động ở ngời đọc Không tác

động trực tiếp đến ngời đọc bằng đờng nét, màu sắc, hình khối nh hội họa, điêukhắc, hình tợng thơ đợc xây dựng qua hệ thống ngôn từ nên khó nắm bắt hơn.Tuy nhiên thông qua trí tởng tợng phong phú thì thế giới hình tợng trong thơ sẽ

đa dạng, bay bổng hơn nhiều Qua ngôn từ gợi tả của lời thơ, bằng trí t ởng tợngcủa mình, ngời đọc có thể hình dung các bức tranh thế giới với hình khối và đ-ờng nét, với màu sắc và âm thanh sống động

Thế giới hình tợng thơ ý Nhi rất đa dạng Các hình tợng thiên nhiên, conngời luôn kết hợp hài hoà giữa cảnh, sự, ý, tình Chúng tôi khám phá hình tợng

thế giới trong thơ ý Nhi qua hình tợng cái tôi trữ tình, hình tợng thế giới và hình

tợng ngời tình

2.1 hình tợng cái tôi trữ tình

Thơ trữ tình là thể loại mang tính chủ quan nhất trong các thể loại vănhọc Cái tôi trữ tình bao giờ cũng là yếu tố trung tâm của thể loại này Bởi thế,hình tợng cái tôi là hình tợng trọn vẹn, đóng vai trò trung tâm trong thế giớihình tợng của thơ trữ tình Hình tợng cái tôi trong thơ trữ tình chủ yếu hiện lênqua tâm trạng và bằng tâm trạng Vì vậy, muốn hình dung chính xác về hình t -ợng này ngời đọc phải nắm đợc tâm trạng của nó Hình tợng cái tôi tồn tại trongnhiều cấp độ của chỉnh thể nghệ thuật: bài thơ, tập thơ, nhà thơ, thời đại (hình t -ợng cái tôi mang tính loại hình)… Tất Trong luận văn này, chúng tôi nghiên cứuhình tợng cái tôi ở cấp độ nhà thơ nghĩa là hình tợng cái tôi ý Nhi xuyên suốt cả

đời thơ của thi sĩ Đó là cái tôi luôn băn khoăn về đạo đức và cái tôi trăn trở

khôn nguôi về thời cuộc

2.1.1 Cái tôi luôn băn khoăn về đạo đức

Là nhà thơ có tâm, luôn trăn trở về những giá trị, những chuẩn mực củacuộc sống, vấn đề mà cái tôi ý Nhi trăn trở khôn nguôi là vấn đề đạo đức Theo

"Từ điển tiếng Việt" đạo đức là "những tiêu chuẩn, nguyên tắc đợc d luận xã hộithừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con ngời đối với nhau và đối với xãhội" [16, 290] ở mỗi một nhà văn lại có những sự quan tâm riêng đến một hệ

Trang 31

thống chuẩn mực nhất định Chuẩn mực đạo đức trong quan niệm của ý Nhi là

sự chân thực, cao thợng và trong sáng

Trớc hết thơ ý Nhi thể hiện một cái tôi luôn hoài niệm về quá khứ Quákhứ là vất vả, là gian truân nhng cũng là nơi cất giữ những gì trong sáng vàthánh thiện nhất Ngay còn trong thời chiến tranh, chị đã luôn nhớ về một con đ-

ờng với một "nỗi nhớ khôn nguôi" Bởi đó là những con đờng đã gắn liền với kỷ

niệm về những cô gái mở đờng, những cô giao liên đầy dũng cảm ở tập thơ đầu

tay Trái tim nỗi nhớ ngời đọc có thể nhiều lần bắt gặp hình ảnh con đờng và

những cô gái mến thơng ấy:

Tôi thơng bàn tay em đêm ngày đập đá

gánh đất đắp đờng nặng đôi vai nhỏ nón Ba - đồn đầy vết ngụy trang

(Nỗi nhớ con đờng)

Hình ảnh con đờng thời chiến tranh đã luôn sống trong tâm hồn nhà thơ nh vậy

để sau này nó trở đi trở lại với những biến thể khác nhau (con đờng than đen,

con đờng đất đỏ… Tất) Chị không cho phép mình nguôi quên một thời đạn lửa vàmáu của bao con ngời đã đổ cho cuộc sống hoà bình sau này Khi cuộc chiến

tranh đã qua lâu rồi chị vẫn còn nghẹn ngào: "sao tôi chẳng thể nào quên đợc/

câu thơ viết về ngời đã khuất" Chị đồng cảm, sẻ chia với những con ngời bất

hạnh, chịu nhiều đau thơng mất mát: “Tôi trở về với ngôi nhà gạch vỡ/ với nỗi

đau mất con của ngời phụ nữ lần đầu làm mẹ/ với ngời ông chỉ còn lại một mình …".” (Trở lại Hải Phòng) Chị tự nhủ lòng mình "Nếu có thể một lần nói đ- ợc/ những gì cha nói đợc nên lời/ tôi xin nhắc lại tháng ngày gian khổ ấy/ đã thành sao lặng lẽ sáng trong tôi" (Th mùa đông)

Chị luôn căn dặn lòng mình, căn dặn con về những chiếc áo bạc màu,những giọt mồ hôi, những bàn tay sần chai của ngời lao động, những ngời thợ

mỏ "Là những áo bạc màu, những giọt mồ hôi/ những chân trần, những tay thợ

sần chai/ lòng moong rộng nắng về nh đổ lửa" Vẻ đẹp mà chị tôn sùng là vẻ

đẹp của sự chân thật Đó là sự thật về những mất mát, những hi sinh của cha ông

trong quá khứ, là những vất vả, gian lao của con ngời gây dựng: "Vẻ đẹp là cái

nhìn chân thật" Nhà thơ tự xác định không chỉ trong sáng tác văn chơng mà cả

trong cách sống của bản thân phải luôn sống chân thực, làm ngời chân thực:

"suốt đời tôi chẳng thể bao giờ/ đặt bút viết những điều dối trá" (Bài ca).

Trang 32

Cái tôi đó còn luôn có những day dứt, xót xa, ân hận nh nỗi ân hận vớingời mẹ, với quê hơng Ngời đọc nhiều khi thấy giật mình vì tâm trạng rất thật

Chính những điều đó làm nên phẩm chất đẹp của cái tôi nhà thơ Những day trở,

cái cách đem ký ức ra để soi nh là cái cớ để nhà thơ tồn tại: "Tôi xa cách và

th-ờng hay nhớ đến/ với nỗi đau lòng khôn nguôi/ Tôi đã nhớ về em, em gái của tôi/ Nhớ về mẹ một đời bao vất vả" (Nắng tháng t trên mặt đờng và gió).

ý Nhi đã đào sâu vào cái tôi bản thể, về những trạng thái phức hợp, có

khi đan chéo, lẫn lộn những nét trái ngợc nhau: "thiếu nữ đã là ngời đàn bà ở

tuổi bốn mơi/ cam chịu và cuồng nộ, mong mỏi và buồn nản/ đem cho và nhận

về, kiếm tìm và đánh mất/ giản đơn và rối ren, lớn lao và cạn hẹp/ tôi đứng kề bên giới hạn của mình" (Về Thái Nguyên) Khi cái tôi có những trăn trở là lúc

cái tôi ấy luôn tìm cách hớng thiện

Cái tôi ấy luôn dị ứng với ồn ào, giả trá Cảm xúc đó đã thực sự tìm đợc

sự giải toả trong thơ Sự phát biểu thẳng thắn và rõ ràng nhất về cách sống củacái tôi ý Nhi là lời phát biểu trong bài "Matxcơva" Bài thơ thể hiện nhân cáchrất đáng trọng của nhà thơ - một con ngời nhân hậu, chính trực và rất mực thẳngthắn, mạnh mẽ, quyết liệt nhiều khi khiến cho một số ngời khác giới không khỏigiật mình:

Tôi không thích ngời ta bắn lén Khi cần, tôi sẽ bắn chính diện tôi cũng không a những kết cục đợc bày đặt sẵn cũng chẳng thích chi những cái nửa vời.

Tôi chẳng a thói trơ tráo, lạnh lùng

và căm ghét sự đặt điều, ngờ vực Tôi không thích bạo lực

và không a sự bất lực, yếu hèn …".

(Matxcơva)

Trang 33

Điều cuối cùng, điều cao quý nhất mà cái tôi ấy tôn thờ đó là trái tim vớinhững nhịp đập rất "con ngời" của nó Đó là chất nhân hậu, đằm thắm của mộttấm lòng thiết tha với tình yêu, với con ngời, cuộc sống của thơ ý Nhi Với chị,

đáng ghét nhất vẫn là cái thói của bọn háo danh, ham quyền lực, tiền tài vậtchất Vì thế chị rất trân trọng một ngời làm thơ trẻ:

Mặc kệ cho ngời ta chen chúc mặc kệ cho ngời ta quay theo vũ điệu tân thời mặc kệ giấc mơ danh vọng của bọn háo danh mặc kệ giấc mơ vàng của đám nhà giàu anh đã gạn lại giọt nớc trong từ bùn bẩn, từ đau thơng, cùng quẫn

(Tặng một ngời làm thơ trẻ)

Cái thế giới của sự ồn ào giả trá đó đợc chị gọi tên là những "ràng buộc tối

tăm", những "hiềm khích", những "nơi ngời ta sống bám vào tên tuổi", "nơi mọi bàn tay đều đã nhúng chàm", "những tâm hồn tối tăm ham muốn"…" “Chị tô

đậm mặt này mặt khác của cuộc sống, phần tốt đẹp và phần nhếch nhác đều với

sự sắc sảo và thẳng thắn" [54] Điều đó là không thể khác đợc với một cái tôi đã

tự phát biểu rất rõ ràng "Tôi không a đồ trang sức/ kể cả nhẫn vòng và các chức

danh" (Tiểu dẫn)… Tất

Đối lập với những tối tăm, những xấu xa đó, cái tôi ấy ngỡng vọng, tônthờ sự trong sạch, cao thợng Chị ca ngợi một cô Khánh nào đó mà vẻ đẹp của

cô nh là vẻ đẹp mẫu mực nhất: “Giữa cái nơi mọi bàn tay đều đã nhúng chàm/

đôi tay Khánh trắng tinh/ dịu dàng/ kiên nhẫn/ Giữa những tâm hồn tối tăm ham muốn/ Khánh/ hồn nhiên/ thuỷ chung/ trong trắng” (Khánh) Cũng nh vậy, chị

ngỡng vọng vẻ đẹp trắng trong của tuyết "Sẽ còn lại/ tuyết tinh trong/ buốt giá".

Tuyết ở đây là giá trị tinh thần, là tợng trng cho vẻ đẹp tâm hồn con ngời

Cái tôi ấy khao khát đợc bày tỏ tình yêu của mình với những phẩm cáchcao quý, luôn hớng đến những nhân cách lớn đã đắc đạo, những con ngời "tử vì

đạo": "Đắc đạo dờng nh là lí tởng nhân văn của chị Theo thi sĩ, Đắc đạo là đã

đạt đến độ tự biết, đã tự vợt lên những vớng bận đời thờng Biểu hiện của nó làLặng lẽ sáng trong Sáng trong của dòng sông đã qua nhiều bão tố Và lặng lẽcủa chng cất … Tất ấy là nỗi lặng yên minh triết, vẻ khiêm nhờng cao sang” [49].Chị thực lòng kính trọng những nghệ sĩ xa và nay, những Nguyễn Du, NguyễnGia Thiều, những Nguyên Hồng, Nguyễn Minh Châu, những Bùi Xuân Phái, D-

Trang 34

ơng Bích Liên, Akhơmatôva, Xvêtêva… Tất Chị khắc họa hình tợng Nguyên Hồng

"trán đẫm mồ hôi/ tay kh kh ôm chiếc túi cũ sờn/ …" / với giọt lệ lớn nằm d ới đáy

đôi mắt đang nheo cời" Chị đối lập Nguyên Hồng với một kiểu nhà văn khác

"chống can và ngậm tẩu/ khủng khỉnh bàn đến các món ăn, rợu ngon và từ ngữ/ chạy nhông trên các diễn đàn/ rao giảng văn ch

…" ơng …" Còn với nhà văn "

Nguyễn Minh Châu, chị tôn trọng sự tự thức tỉnh, "điều chỉ ở một lơng tâm

trong sạch " Bài "Nguyễn Du, 1813" là một bài thơ hay và độc đáo Những câu

thơ sau hình dung về Nguyễn Du thật đúng "Không ai trói buộc/ không ai gông

cùm/ không ai đánh đập/ không ai chửi mắng/ sao ta nh sống trong lồng cũi".

Nhân cách của họ là những nhân cách đắc đạo, bởi họ:

Đã vợt qua mối vớng bận đời thờng đã vợt qua mối vớng bận vinh quang đã vợt qua nỗi lo sợ âm thầm

khi phải đứng riêng về một phía

Đắc đạo “đó là lúc bông tuyết trở thành chính mình, ngời nghệ sĩ trở thành

chính mình, chân ngã hiện ra" [49] Đó là khi "Những đối cực đã tuyệt vời hài

hoà/ …" / những tiếng kêu bi th ơng, cuồng nộ/ đã tan trong lặng thinh kì bí

Khi khắc hoạ chân dung các nhân vật, chị tập trung vào những khoảnhkhắc xuất thần trong hình thể nhân vật Viết về thuyền trởng khi anh giã từ đạidơng, họa sĩ không đứng trớc bảng màu, giá vẽ mà lặng lẽ đi… Tất Bởi "ấy là lúc

họ không sống với nghề nghiệp, con ngời xã hội mà sống với nhân cách, nhânphẩm tự nhiên của mình ấy là lúc họ nhìn thẳng vào giá trị và phản giá trị củacon ngời và cuộc đời ấy là lúc những tình đời, lẽ đời, sự đời hoặc đang bị đảolộn gay gắt hoặc đã lắng cặn rồi" [51]

Cái tôi ấy luôn tôn thờ sự chân thật Chị yêu bóng đá cũng nh yêu quí cáccầu thủ bóng đá theo một cách riêng của mình Chị phát biểu: "Bóng đá hấp dẫntôi bởi những thân phận; bởi sự toả sáng của những tài năng; tính độc lập củamỗi cầu thủ và mối dây liên kết giữa họ; sự thành bại, rủi may, niềm vui, nỗituyệt vọng… Tất" [3] Bởi vì ngời cầu thủ chỉ có thể đối diện với quả bóng bằngthực lực của mình, bằng sự chân thật:

Anh không lừa dối ai

và không ai có thể lừa dối anh

sự thật nằm trong đờng bóng.

(Bóng đá)

Trang 35

Khát khao đi tìm vẻ đẹp đích thực và chân giá trị cuộc sống, hình tợng cáitôi nhiều lúc đã đợc hiện diện dới hình tợng một ngời đàn bà sống chân thật,

không giả dối, nửa vời; "chấp nhận cái nghèo/ chấp nhận sự đơn độc/ nh ngời ta

chấp nhận cái khuôn mặt vốn có của mình" (Gửi bạn) Giữa những đám ngời

"Có chức vụ và quyền lực/ đợc khắc trên mình danh hiệu cao sang" họ không là

gì cả, chấp nhận sự đơn độc thậm chí "có thể bị quật ngã/ bị bôi nhọ/ tù đày/ có

thể chết" nhng họ luôn cầm nắm trong tay lẽ phải Đây chính là hình tợng thể

hiện rất rõ cái tôi ý Nhi trong đời và cả trong thơ:

nhng chị sẽ cầm giữ lẽ phải trong đôi tay mình

Và đa lên cao mãi

(Lẽ phải)

Vẻ đẹp lí tởng trong tình yêu của cái tôi ấy cũng chính là vẻ đẹp của sựcao thợng Cuộc sống luôn là những cuộc chạy tiếp sức không ngừng nghỉ Đỉnhcao của vinh quang sẽ phải có những sự thay thế tiếp theo của nó Điều đó đã trởthành tiền lệ nh một quy luật Chị yêu sự chung thuỷ và kính trọng những sự ra

đi đầy cao thợng nh một đơng kim vô địch nhờng ngôi/ đặt gánh nặng vinh quang lên vai ngời khác.” (Theo dõi một trận đấu cờ vua).

ý Nhi đã viết chân thực về những gì đã và đang xảy ra của cuộc sốngbằng cả thái độ, một quan niệm sống nghiêm túc của chị Với tất cả những điềunhà thơ trăn trở về đạo đức, chị cho thấy hình tợng cái tôi đầy ý thức tráchnhiệm về cuộc đời và một nhân cách thật đáng quý, đáng trọng

2.1.2 Cái tôi trăn trở khôn nguôi về thời cuộc

Với t cách, cơng vị của một công dân đầy trách nhiệm cái tôi ý Nhi lạichất chứa những trăn trở khôn nguôi về những vấn đề chính trị - xã hội của thời

đại mình

Trong thơ, ý Nhi luôn có sự đối sánh giữa thực tại và quá khứ của đất nớc

để nhớ về những gì con ngời đã trải qua trong quá khứ và để hiểu, để trân trọngnhững giá trị chúng ta có trong thực tại Mã Giang Lân đã có nhận xét "Chị hiểuthực tế bằng hai lần cảm nhận: Hiện tại và quá khứ Có lúc chị xót xa nhng baogiờ cũng chân thành Nhờ sự chân thành ấy mà chị tạo đợc sự thông cảm và tinyêu ở ngời đọc" [27, 483]

Vui niềm vui đất nớc ngày chiến thắng nhng cái tôi ấy vẫn ngậm ngùi và

nhắn nhủ: “Con hãy nhớ về hôm nay/ để hiểu mẹ cha/ để lòng yêu đất nớc/ Gian

nan bao tháng ngày/ Cho đoàn viên thống nhất ” (Mặt trời tháng t) C

Trang 36

Là ngời không nguôi quên quá khứ, chị luôn biết trân trọng ý nghĩa của quá khứvới cuộc sống hiện tại Dẫu cuộc đời có nhiều biến thiên đến thế nào thì những

sự hi sinh của cha ông trong quá khứ vẫn còn nguyên giá trị:

Có thể mai sau ngời ta dần quên Nhng họ đã thành hạt cát dới bàn chân Thành miền đất chói ngời bên biển sóng

(Cát)

Trong những suy t về quá khứ, về chiến tranh, chị không giấu đợc niềmvui trớc thành phố trong những ngày xây dựng Cái tôi ấy đã tìm thấy đợc sự nốikết giữa quá khứ và hiện tại Con ngời, cuộc sống sau khi trải qua những gianlao, thử thách càng gợi lên niềm tin yêu:

Khi thành phố đã qua những gian lao của ngày đánh giặc

Khi ta nhìn bạn bè qua từng gơng mặt thấy rộn lòng bao nỗi tin yêu.

(Thành phố ngày đánh giặc)

Nếu nh đã nhiều lúc nhà thơ thấy nhói lòng trớc mảnh "đất khổ nghèo

cay cực", "đất nhọc nhằn" với "những cây cằn những ruộng nắng cháy lng"… Tấtthì chị cũng vui khi tin tởng vào sự đổi thay của đất nớc, tin ở ngày mai:

Đến mai rồi đời đỡ nhọc nhằn hơn Con đờng mới không còn lầm bụi Những quả đồi không còn nhiều đá sỏi Cây lên xanh nhà ngói mới hồng tơi Hoa chạc chìu xanh nh thể sắc trời

(Ngọn gió với hoa chạc chìu)

Luôn nặng lòng trăn trở về quá khứ nhng đồng thời cái tôi ấy cũng luônbiết hớng về thực tại: “Đau thơng cũ nhng lòng tôi vẫn nhắc/ nhng lớn hơnnhiều là cuộc sống hôm nay” (Thăm Đà Lạt) Hôm nay với những bộn bề cuộcsống, con ngời dờng nh nghĩ đến cá nhân nhiều hơn, toan tính cũng nhiều hơn

.Giữa bận bịu cuộc đời thành phố

…".

Nh mỗi ngời có nỗi vui riêng

Nh mỗi ngời riêng một lo toan

(Th cho em)

Trang 37

Khi đã trải nghiệm nhiều hơn, đã qua những bão giông, ma gió của cuộc đời, cáitôi ấy càng nhận rõ nhân thế, thời cuộc quả thật nhiều biến thiên:

Nắng trên đờng, mây gió tháng năm qua Bớc thành bại giữa đời nhiều xoay trở

(Biển)

Những suy t khi viết về Nguyễn Du, về thời đại của đại thi hào dân tộc cũng

chính là những suy t về nhân thế nói chung "Tháng năm trôi qua nh giấc mộng/

mà nào nh giấc mộng chàng L / …" / Nào đâu những lâu đài đồ sộ nghìn x a/ những thành quách tởng muôn đời bền vững / …" / Hàng ngàn năm sau còn mấy tuổi tên/ trên mặt đất đầy việc dữ" (Nguyễn Du, 1813) Rồi những suy ngẫm về

Hà Nội cũng chính là những suy ngẫm về diện mạo xã hội, về văn hoá của cảmột dân tộc Nhà thơ xây dựng hình ảnh đối lập giữa một góc phố Hà Nội lặng

lẽ, tha ngời, một Hà Nội thanh cao với một phố cũ nay đã ồn ào chợ búa: Hà

Nội bao thăng trầm/ Phố thuốc bắc cũ xa/ đã ồn ào chợ búa/ Bác mãi giữ gìn một Hà Nội thanh cao ” Trong bài "Hà Nội, tháng 5- 1987" nhà thơ ghi lại

những thông tin nóng bỏng tính chất thời sự Nào là "Giá gạo cao chóng mặt/

ngời ta đánh số đề và chơi sổ số/ đờng phố la liệt hàng ăn/ la liệt hàng mỹ phẩm/ các anh chàng mới phất, phóng cúp đỏ ào ào qua phố" Nào là "thi đàn hôm nay/ chật ních những kẻ bất tài" Từ những suy t nh vậy, ngời đọc có thể

cảm nhận đợc "chất đời" nhiều hơn trong thơ của chị

Khi trăn trở về thời cuộc, ý Nhi luôn tìm ra đợc mối liên hệ giữa những

điều vốn dễ đổi thay với những giá trị vĩnh hằng, bất biến Những suy ngẫm đó

đợc thể hiện qua hình tợng rất cụ thể - hình tợng "Chùa trong phố":

Dẫu bao năm tháng nữa Cuộc đời rồi đổi thay Chùa vẫn còn bên phố

Và ngời còn qua đây.

Nh vậy, dù biết cuộc đời vốn nhiều những biến thiên, thế sự vốn khôn ờng nhng cái tôi ấy luôn tìm về đợc những giá trị bất biến, hớng tới thế giới của

l-sự yên bình Vì thế tác giả Chu Văn Sơn khẳng định "chứng bệnh" của cái tôi ýNhi là thi sĩ luôn mang trong mình nỗi khát - khát yên bình Chùa trong phố, v-

ờn trong phố… Tất và những chùm rau me đất chính là miền yên bình, là những giátrị vĩnh hằng giữa muôn nghìn đổi thay của cuộc sống:

Lòng đã nên nhẫn nại

Trang 38

sau muôn nghìn đổi thay

nh chùm rau me đất giữa độ đờng không cây

Trong những sự suy t, trăn trở về thời thế ý Nhi luôn thể hiện sự trầmtĩnh Thơ ý Nhi là thơ của sự trầm tĩnh lạ thờng Sự trầm tĩnh đó đã đợc hiện

thân qua hình tợng ngời đàn bà ngồi đan: "Ngời đàn bà ngồi đan bên cửa sổ/ vẻ

vừa nhẫn nại vừa vội vã/ nhẫn nại nh thể đó là việc phải làm suốt đời/ vội vã

nh thể đó là lần sau chót" Lặng lẽ ngồi, bí ẩn nh bản thân đời sống, bình thản

nh cuộn len dới chân - quả địa cầu của chúng ta đang chậm rãi lăn trong vũ trụ:

Giữa chiều lạnh một ngời đàn bà ngồi đan bên cửa sổ dới chân chị

cuộn len nh quả cầu xanh

đang lăn những vòng chậm rãi

(Ngời đàn bà ngồi đan)

Nhà thơ Hoàng Hng đã có nhận xét: "Đọc lại bài thơ mang tên ấy sau gầnhai mơi năm, tôi vẫn ngạc nhiên vì sự trầm tĩnh lạ thờng của ngời đàn bà nh côlập trong thế giới riêng của mình giữa những biến động và hiểm họa của thờicuộc khi ấy" [44] Trầm tĩnh nhng không xa lạ với thời cuộc mà luôn trăn trở vớinhững suy t đầy trách nhiệm đó là bản chất của cái tôi ý Nhi Đa chất đời vàcảm hứng thế sự vào trong thơ cũng là một đặc điểm nổi bật của thơ ca từ saunăm 1975

Tóm lại, cái tôi ý Nhi luôn dị ứng với những ồn ào, giả trá và ngỡng mộ,tôn thờ sự trong sạch, cao thợng Trăn trở về những kí ức trong quá khứ và cảnhững vấn đề tồn tại trong xã hội hiện tại, ý Nhi dần tìm đợc sự kiên hệ giữa quákhứ và hiện tại để hớng tới những giá trị bất biến, vĩnh hằng trong cuộc sống.Cái tôi từ những băn khoăn, trăn trở về đạo đức, về thời cuộc là nhằm tìm kiếmmột đạo đức xã hội mang tính thời sự, một nghĩa vụ đối với nhân dân, một chỗ

đứng của ngời nghệ sĩ, thể hiện khát vọng về một xã hội yên bình và hạnh phúc

2.2 hình tợng thế giới

Hình tợng thế giới trong thơ trữ tình vừa có tính khách quan, vừa mangtính chủ quan Hình tợng bao giờ cũng có cội rễ từ trong hiện thực vì thế dù đợctạo ra từ cảm xúc của chủ thể và tắm mình trong cảm xúc nhng hình tợng trữtình này vẫn mang tính xác thực tơng đối Tính khách thể của hình tợng thế giới

Trang 39

nh thế chứng tỏ khả năng xác định của nó về mặt không gian và thời gian.Những hình tợng thế giới trong thơ ý Nhi cũng đợc tổ chức theo các qui luật vềkhông gian, thời gian nhất định Tuy nhiên tính chủ quan đậm đặc trở thành đặc

điểm chung nổi bật của hình tợng ở thể loại trữ tình Hình tợng thế giới kháchthể trong thơ ý Nhi cũng chính là sự phơi trải của tâm hồn cá nhân thi sĩ Đâycũng là thể hiện của sự chi phối chặt chẽ từ hình tợng cái tôi cá nhân đến hình t-ợng thế giới trong thế giới nghệ thuật thơ ý Nhi

Nỗi ám ảnh, dày vò đeo đẳng của cái tôi ý Nhi là nỗi khát yên bình "Nỗikhát nằm sâu trong tâm thức đã kiến tạo toàn cõi thơ của thi sĩ” [49] Hình tợng

thế giới trong thơ ý Nhi vì thế phân lập thành hai đối cực: Miền yên bình và

miền khắc nghiệt Sự phân lập thế giới thành các đối cực không phải chỉ ở ý

Nhi mới có Mọi nhãn quan thơ ca đều có xu hớng này tuy nhiên tuỳ thuộc vàotừng tạng ngời, tạng thơ mà các cặp đối cực nào sẽ nổi trội lên giành lấy quyềnquán xuyến Thế giới thơ Xuân Diệu là "thế giới của du dơng" và thế giới của "usầu mù mịt" Thế giới thơ Hàn Mặc Tử là thế giới "ngoài kia" là chốn nớc nonthanh tú và thế giới "trong này" hay là trời sâu Thế giới thơ Xuân Quỳnh là sựtơng tranh không ngừng giữa khắc nghiệt và yên lành Thế giới thơ ý Nhi cũng

là sự tơng sinh tơng khắc của hai đối cực ấy Gắn với hai thế giới ấy có cả quanniệm nghệ thuật hầu nh phản trái nhau Và ở mỗi kiểu hình tợng thế giới này th-ờng gắn với một thời gian nghệ thuật, một không gian nghệ thuật và các yếu tốbiểu tợng quen thuộc riêng

2.2.1 Chốn yên bình

Nỗi khát yên bình đợc đánh dấu nỗi khát yên bình trong các trang thơ ý

Nhi bằng những từ "chìa khoá" nh: yên tĩnh, yên hàn, yên lành, trong lành, lắng

yên, yên lặng, bình yên, thanh bình, trầm tĩnh Từ cơn khát ấy đã hình thành cả

một thế giới hình tợng phong phú trải ra khắp các tập thơ Với nhà thơ ý Nhi,miền yên bình là nơi sinh ra để bao dung và thanh lọc, nơi chung sống củanhững gì trong trẻo, dịu lành Yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống lại đợc đi nhiều,sống và làm việc ở nhiều nơi đó là những yếu tố góp phần hình thành hình tợngthế giới rộng lớn trong thơ của chị Không gian trong thơ chị là không gian vờn,chùa và biết bao nẻo đờng, biết bao miền quê đất nớc mà cảnh trí nơi đây đã inkhắc sâu trong tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ

2.2.1.1 Thế giới của sự thanh bình

Trang 40

Khao khát sự yên bình, tĩnh lặng, cái tôi ý Nhi luôn hớng về một thế giớithanh bình Không gian của sự thanh bình là hình tợng không gian đối lập vớichiến tranh, với những bão tố trong cuộc đời Sự thanh bình, tĩnh lặng còn là sựtĩnh lặng trong chiều sâu tâm hồn con ngời

Trong thơ ý Nhi, không gian của cuộc sống thanh bình là không gianvùng ngoại ô, vùng nông thôn, những cánh đồng Nơi đó có gió, có trăng, có

đồng lúa, dòng sông, có cánh cò, cánh diều Tất cả đều là những khung cảnh

t-ơi đẹp, là cuộc sống bình yên không bão tố Nào là vầng trăng “cổ tích” mà ánh

sáng của nó trải đều lên vạn vật: Trong ánh sáng vầng trăng/ Mọi điều thành

cổ tích/ Lúa mềm nh thảm dệt/ Sông nh dòng lụa trôi/ Cái hạt mới đâm chồi ”

(Trong ánh sáng vầng trăng) Nào là gió ru ngọt ngào: "Gió ru nớc chảy nên

dòng/ Cánh cò vỗ với trời trong trên đầu/ Gió ru sai trĩu buồng cau/ Xanh bên vại nớc dây trầu mới leo,/ Gió ru bay bổng cánh diều/ Ru chim về tổ, ru chiều bình yên/ Đêm rằm tròn trịa trăng lên" (Hỏi và đáp) Hoặc là cảnh vùng ngoại

ô: "Đồng đang vào vụ gặt/ lúa uốn cong thân vàng/ cánh buồm nhỏ sang ngang/

gió theo về mát rợi/ mới xanh chùm trái bởi/ đã tím chùm dâu da/ mắt còn khép quả na/ da đã vàng đất bãi" (Đa con ra ngoại ô) Cùng với những khung cảnh

tơi đẹp ấy tiếng hát của những chàng trai, cô gái là tiếng hát gợi lên cuộc sống

thanh bình: "Chung chinh mặt trời/ chung chinh cây lá/ câu hát chạm vào lòng

tôi lanh canh tiếng gõ/ câu hát chạm vào lòng tôi, cánh rừng rộng mở/ thân nứa xanh trong nh ngọc/ cây vầu đeo đầy vàng bạc/ hoa hồi xoè cánh đa hơng"

(Nghe hát lợn ở chợ Kỳ Lừa)… Tất Điều đó lí giải vì sao sống ở thành phố ồn ào chị

vẫn luôn mơ về một chốn thanh bình với "hoa phợng đỏ tràn về/ và lá xoài non/

và nớc êm đềm kênh rạch/ và lúa/ và dừa/ và ánh vô t nơi đáy mắt" (Ra khỏi

thành phố)

Tiếp xúc với thế giới trong thơ chị, ngời đọc nhận thấy tần số xuất hiệncủa hình tợng lớn và rất đa dạng Trong quan niệm thơ của mình, nhà thơ đãmong mỏi thơ đợc nh là bóng mây, là mái hiên tiềm ẩn sự độ lợng chở che Cònvới bản thân mình, cái tôi của chị luôn khao khát hớng về cuộc sống thanh bình.Trong thơ chị xuất hiện nhiều hình ảnh những vòm cây, những cánh rừng Nỗikhát khao không thể kìm nén đợc nên đã rất nhiều lần bật thốt lên thành có lúc

là "vòm cây", có lúc là "bóng mát của vòm cây cổ thụ", là "vòm xanh lá sấu", là

"vòm hoa sữa" , "vòm hoa xoan tím ngát", "vòm lá non tơi", "vòm dẻ nhuốm

Ngày đăng: 26/07/2013, 01:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Thục Anh (2001), ở Mỹ, độc giả của thơ cũng không nhiều, Báo Phụ nữ Thủđô ( Ngày 15-8) Sách, tạp chí
Tiêu đề: ở Mỹ, độc giả của thơ cũng không nhiều
Tác giả: Thục Anh
Năm: 2001
3. Văn Bảy (2005), Nhà thơ ý Nhi: "Bóng đá hấp dẫn tôi bởi sự toả sáng của tài năng…", Báo thể thao (số 183/ 16-8) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bóng đá hấp dẫn tôi bởi sự toả sáng củatài năng…
Tác giả: Văn Bảy
Năm: 2005
4. Phạm Quốc Ca (2003), Mấy vấn đề về thơ Việt Nam 1975-2000 (chuyên luận), NXB Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề về thơ Việt Nam 1975-2000 (chuyênluận)
Tác giả: Phạm Quốc Ca
Nhà XB: NXB Hội nhà văn
Năm: 2003
5. Ngô Thị Kim Cúc (2002), Nhà thơ ý Nhi: Sự run rủi của số phận, Báo Thanh niên (số 54/ 23-2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà thơ ý Nhi: Sự run rủi của số phận
Tác giả: Ngô Thị Kim Cúc
Năm: 2002
6. Nguyễn Bảo Chân (2005), Thơ ý Nhi: Nơi nỗi buồn nơng náu, Báo Phụ nữTp Hồ Chí Minh (Ngày 8-3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ ý Nhi: Nơi nỗi buồn nơng náu
Tác giả: Nguyễn Bảo Chân
Năm: 2005
7. Hữu Đạt (2000), Ngôn ngữ thơ Việt Nam (tái bản lần 1), NXB Khoa học xãhội Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ thơ Việt Nam (tái bản lần 1)
Tác giả: Hữu Đạt
Nhà XB: NXB Khoa học xãhội Hà Nội
Năm: 2000
8. Hoàng Đạt (2004), Nhà thơ ý Nhi và câu chuyên Nàng Bân mùa hạ, Báo An ninh (số 39/ tháng 10) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà thơ ý Nhi và câu chuyên Nàng Bân mùa hạ
Tác giả: Hoàng Đạt
Năm: 2004
9. Hà Minh Đức (1997), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: NXBGiáo dục
Năm: 1997
10. Hà Minh Đức (2000), Đi tìm chân lí thơ, NXB Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đi tìm chân lí thơ
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 2000
11. Hà Minh Đức (1971), Các thể thơ và hình thức thơ, NXB Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các thể thơ và hình thức thơ
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1971
12. Nguyễn Đăng Điệp (2003), Vọng từ con chữ, NXB Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vọng từ con chữ
Tác giả: Nguyễn Đăng Điệp
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 2003
13. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu thơ trữ tình, NXB Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giọng điệu thơ trữ tình
Tác giả: Nguyễn Đăng Điệp
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 2002
14. Nhiều tác giả (1995), Thơ nữ Việt Nam 1945-1995, NXB Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ nữ Việt Nam 1945-1995
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 1995
15. Nhiều tác giả (2001), Các nhà thơ nữ Việt Nam sáng tác và phê bình, NXB Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhà thơ nữ Việt Nam sáng tác và phê bình
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: NXBGiáo Dục
Năm: 2001
16. Nhiều tác giả (2006), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: NXB Đà Nẵng
Năm: 2006
17. Nhiều tác giả (1997), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: NXB ĐHQG Hà Nội
Năm: 1997
19. Nhiều tác giả (1997), Văn chơng một thời để nhớ, NXB Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn chơng một thời để nhớ
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: NXB Hội nhà văn
Năm: 1997
20. Nhiều tác giả (1991), Thơ 1986-1990, NXB Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ 1986-1990
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: NXB Hội nhà văn
Năm: 1991
21. Khánh Hội (2001), Nhà thơ ý Nhi: Chung thuỷ với thơ và một lòng với giađình, Báo Phụ nữ (số 45/ 25-11) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà thơ ý Nhi: Chung thuỷ với thơ và một lòng với gia"đình
Tác giả: Khánh Hội
Năm: 2001
22. Bùi Công Hùng (2000), Tiếp cận nghệ thuật thơ ca, NXB Văn hoá- Thông tin Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp cận nghệ thuật thơ ca
Tác giả: Bùi Công Hùng
Nhà XB: NXB Văn hoá- Thôngtin Hà Nội
Năm: 2000

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w