Hoàn cảnh xã hộ i thời đại

Một phần của tài liệu the gioi nghe thuat tho y nhi (Trang 28 - 31)

v. cấu trúc của luận văn

1.2.1. Hoàn cảnh xã hộ i thời đại

Sáng tác của nhà văn không thể không chịu những tác động, ảnh hởng của

thời đại mình, đặc biệt bầu không khí xã hội trong đó nhà văn hít thở. ý Nhi

thuộc lớp nhà thơ trởng thành từ thời kháng chiến chống Mỹ, sự nghiệp văn học của chị trải qua hai giai đoạn là trớc và sau năm 1975. Đó là những thời điểm xã hội trong sự nhạy cảm và có nhiều biến đổi đã ảnh hởng lớn đến đời thơ của chị.

Tuổi trởng thành và bắt đầu sự nghiệp thơ của ý Nhi là trong giai đoạn

kháng chiến chống Mỹ. Lúc này nhân dân cả nớc bớc vào cuộc kháng chiến cứu nớc vĩ đại. Với lòng yêu nớc và truyền thống đấu tranh anh dũng, bất khuất, nhân dân ta đã đảm nhận một nhiệm vụ lịch sử hết sức vẻ vang. Cuộc kháng chiến đã nảy sinh ra vô vàn những tấm gơng anh dũng, những sự tích hào hùng phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, có sức cổ vũ lớn khích lệ lòng tự hào và niềm tin vào sự nghiệp chính nghĩa của dân tộc. Trên cơ sở ấy là một chặng đờng mới của văn học nói chung và của thơ nói riêng. Có thể nói cha bao giờ thơ lại phát triển cao rực rỡ nh thời kì này. Một dân tộc có truyền thống yêu thơ, đó là một mặt, mặt khác khá quan trọng, là cuộc sống phong phú sôi nổi chứa đựng những t tởng tình cảm và hành động lớn của dân tộc mà các nhà thơ của chúng ta đã tình nguyện lao vào với tinh thần trách nhiệm và say mê.

Năm giặc Mỹ ném bom ra miền Bắc (1964), cô sinh viên ý Nhi lúc đó học

hết học kỳ I năm thứ nhất đã theo trờng ĐH Tổng hợp sơ tán về Đại Từ, Thái Nguyên. Chính trong những ngày cực khổ ấy cuộc sống lại vô cùng sôi nổi và đẹp đẽ. Chị kể rằng: "Những ngời thầy của chúng tôi, giáo s Hoàng Xuân Nhị, giáo s Hoàng Nh Mai, giáo s Lê Đình Kỵ, giáo s Kim Đính... đứng giữa lớp học bằng tre

nứa, say sa nói về V.Hugô, Banzac, Molie, Gôgôn, Lỗ Tấn, Quách Mạt Nhợc, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hơng, Huy Cận, Nguyễn Bính, Quang Dũng..." [21]. Những ngày đó sinh viên các chị tranh nhau đọc những tờ báo Văn Nghệ, Văn Nghệ Quân Đội, Tạp chí Văn Học. Tên tuổi Xuân Quỳnh, Bằng Việt, Vũ Quần Phơng, Phan Thị Thanh Nhàn, Đỗ Chu... xuất hiện rực rỡ. Có ai về Hà Nội, biết thêm chút gì về thân thế, về chuyện riêng t, về những sáng tác mới của anh chị

này, đem lên nơi sơ tán đã thành món quà quý. Nhà thơ của chúng ta thuộc Về

Nghệ An thăm con, Trở lại trái tim mình của Bằng Việt; Vờn trong phố Thôn Chu Hng của Lu Quang Vũ; Tiếng gà traHoa dọc chiến hào của Xuân Quỳnh... vào những năm này. Chị nhận xét: thời đó "Quả là thời của thơ". Và chính trong không khí ấy chị đã viết những bài thơ đầu tiên của tuổi trởng thành. Năm 1974 chị cho ra mắt tập thơ "Trái tim nỗi nhớ" in chung với Lâm Thị Mỹ Dạ. Và nói nh nhà thơ Hoàng Hng, chân dung thơ của chị lúc đầu là chân dung của cô thiếu nữ mộng mơ, còn lẫn lộn trong một kiểu trang điểm và y phục chung của những chân dung khác. Đó là "lớp thiếu nữ đem trái tim đợc nuôi bằng văn Pautopxki và thơ Bergon đi vào cái thực tế lạ lùng - gian lao mà đầy lãng mạn - của đất Bắc thời chiến" [44].

Đến với thơ từ giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ nhng sức viết và sự toả sáng của chị chủ yếu là ở giai đoạn sau năm 1975. Đây là mốc thời gian quan trọng đánh dấu bớc ngoặt của lịch sử đất nớc và dân tộc. Đất nớc thống nhất, lịch sử hoà hợp trong một không khí và những điều kiện mới. Văn học cũng vận động trong những đòi hỏi mới.

Bớc ra khỏi chiến tranh, cùng với niềm vui chiến thắng, đất nớc ta rơi vào khó khăn và khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Nền văn học cũng chững lại và không ít ngời lâm vào tình trạng bối rối, không tìm thấy phơng hớng sáng tác. Đây là khoảng mà nhà văn Nguyên Ngọc gọi là "khoảng chân không trong văn học". Nhng ở ngay thời điểm này, những nhà văn có mẫn cảm với đòi hỏi của

cuộc sống, có ý thức trách nhiệm cao với ngòi bút của mình đã đi tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học. ý Nhi là một trong số những nhà văn nh vậy.

Đại hội lần thứ VI của Đảng (1986) đã xác định đờng lối đổi mới toàn diện, mở ra một thời kì mới cho đất nớc vợt qua thời kỳ khủng hoảng để bớc vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ và ngày càng vững chắc. Tiếp theo đó là nghị quyết 05 của bộ chính trị, cuộc gặp của Tổng Bí th Nguyễn Văn Linh với đại diện giới văn nghệ sĩ vào cuối năm 1987, tất cả những điều đó đã thổi một luồng gió lớn vào đời sống văn học nghệ thuật nớc nhà, mở ra thời kì đổi mới của văn học Việt Nam trong tinh thần đổi mới t duy và nhìn thẳng vào sự thật. Dòng chảy văn học vận động theo hớng dân chủ hoá, hiện đại hoá, tinh thần nhân bản là cảm hứng bao trùm, phát triển phong phú đa dạng hớng đến hiện đại. Nhiệt tình đổi mới xã hội, khát vọng dân chủ và tinh thần nhìn thẳng vào sự thật đã là những động lực tinh thần cho văn học của thời kỳ đổi mới phát triển mạnh mẽ, sôi nổi. Sự đổi mới ý thức nghệ thuật nằm ở chiều sâu của đời sống văn học, nó vừa là kết quả vừa là động lực cho những tìm tòi đổi mới trong sáng tác, đồng thời lại tác động mạnh mẽ đến sự tiếp nhận của công chúng văn học. T duy văn học mới đã dần hình thành, làm thay đổi các quan niệm về chức năng của văn học, về mối quan hệ giữa văn học và đời sống, nhà văn và bạn đọc, về sự tiếp nhận trong văn học. Đồng thời sự đổi mới t duy nghệ thuật cũng thúc đẩy mạnh mẽ những sự tìm kiếm thể nghiệm về cách tiếp cận thực tại, về các thủ pháp và bút pháp nghệ thuật, phát huy cá tính và phong cách nghệ thuật của nhà văn. Thơ Việt Nam sau 1975, đặc biệt từ sau đổi mới 1986 bộc lộ rõ ý thức cá nhân: "cái tôi" bừng tỉnh, "cái tôi" ý thức về mình, về những vấn đề phong phú của cuộc đời. Từ đó kéo theo một loạt tơng quan trong cấu trúc nhân cách: con ngời trở nên phức tạp và đợc soi sáng dới nhiều bình diện. Đó là những trăn trở, nhức nhối, day dứt của chủ thể trữ tình khi

cuộc sống đã đổi thay. điều này có thể nhìn thấy trong thơ ý Nhi, D Thị Hoàn,

Nguyễn Trọng Tạo, Thanh Thảo, Trần Nhuận Minh... Các nhà thơ nhìn cuộc sống một cách tỉnh táo hơn, duy lí hơn. Thơ trở thành một hình tức tự vấn, phản tỉnh về

các giá trị đời sống và hiện hữu của bản thể ngời trong một thế giới có quá nhiều bi kịch.

Từ những năm 90 của thế kỷ vừa qua, trong xu thế đi tới sự ổn định của xã hội, văn học cũng trở lại với những quy luật mang tính bình thờng, nhng không xa rời những định hớng đổi mới từ giữa những năm 80. Văn học trở về với cuộc sống thờng nhật quan tâm nhiều hơn đến sự đổi mới chính nó - về hình thức nghệ thuật và phơng thức thể hiện.

Nhà thơ ý Nhi ngay từ những năm trớc đổi mới bằng sự nhạy cảm và tâm

huyết của mình với "Ngời đàn bà ngồi đan" (1985) đã cùng với các nhà văn khác đã góp phần tạo nên những chuyển động theo hớng mới của văn học. Từ sau tập thơ này chị đã thực sự khẳng định đợc phong cách, giọng thơ của riêng mình. Những sáng tác của chị đã đem lại sự đa dạng và diện mạo mới cho thơ ca Việt Nam sau năm 1975.

Một phần của tài liệu the gioi nghe thuat tho y nhi (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w