v. cấu trúc của luận văn
3.2.1. Ngôn từ giản dị, đời thờng
Thơ trữ tình điệu nói là thể thơ đợc văn xuôi hoá ở mức cao, ngôn ngữ thơ
gần với ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày. Thơ ý Nhi bằng ngôn từ này tạo cho chị
giọng kể tự nhiên, chân thực nh câu chuyện của đời sống. Thơ chị có rất nhiều
câu chuyện kể nh vậy: “Năm 1976/ Trên chuyến tàu Hà Nội- Hải Phòng/ Tôi đã
gặp nhà văn/ Giữa đám đông hành khách/ ông thét gọi ngời quen/ Tiếng vang suốt cả toa tàu... ” (Nhà văn Nguyên Hồng).
Những đại từ: anh, em, chị, cô, ông, họ, tôi, ta, chúng ta... đợc ý Nhi sử dụng nhiều. Các đại từ này khi sử dụng làm cho thơ chị in đậm dấu ấn của cuộc sống, tạo cho ngời đọc có cảm giác nh chị đang trò chuyện với chính mình, vừa giúp cho đối tợng đợc miêu tả trực tiếp có giá trị biểu cảm hơn. Chẳng hạn đại từ "anh", "em" giúp chị thể hiện tốt tình cảm, hơng vị tình yêu say đắm, ngọt ngào:
em tìm thấy nơi anh tất cả/ để đem mình gắn với cuộc đời anh
“ ” (Trong mùa
thu); “Ngủ đi anh, ngủ đi anh/ Em ru cho giấc ngọt lành đêm nay ” (Tập làm thơ lục bát)... Đại từ “bác” thể hiện lòng kính yêu, là nén hơng lòng của chị với vong
linh ngời họa sĩ: “Tha bác/ cháu thắp nén hơng này/ xa Hà Nội hàng nghìn cây
số/ và xa bác biết chừng nào...” (Khóc bác Bùi Xuân Phái). Nhng đại từ chị sử dụng nhiều nhất là đại từ “tôi”, xuất hiện 308 lần/ 203 bài. Rất nhiều bài thơ của
ý Nhi đều bắt đầu bằng chữ “tôi” (hoặc “ta”). Theo nh giáo s Trần Đình Sử
“Thiếu đại từ này, nhà thơ dờng nh chỉ trữ tình bằng mắt, bằng ý, bằng tâm, mà miệng thì câm lặng. Thiếu đại từ này thì nhà thơ hoà tan vào thế giới xung quanh, làm lu mờ bản ngã” [56, 218]. Từ Thơ mới, các nhà thơ đã lên tiếng khẳng định cái tôi bản ngã. Thơ Việt Nam sau năm 1975, đặc biệt sau 1986 bộc lộ rõ ý thức
cá nhân, cái tôi nh bừng tỉnh, cái tôi ý thức về mình, về những vấn đề phong phú của cuộc đời. Cái tôi thể hiện những cảm nhận, xúc cảm, suy nghĩ về cuộc đời.
Thơ ý Nhi sử dụng rất nhiều những h từ. Nếu thơ trữ tình điệu ngâm sử
dụng nhiều thực từ (chữ đúc) thì thơ trữ tình điệu nói sử dụng nhiều h từ (chữ nớc) làm câu thơ giãn ra nhng lại có hiệu quả thực tế là kéo câu thơ trở về gần với cuộc sống, với lời ăn tiếng nói hàng ngày. Trong thơ điệu nói của ý Nhi, các phụ từ nh
vẫn, sẽ, đã, là, không; các quan hệ từ và, với, cùng, nh... đóng vai trò hết sức quan trọng. Nó góp phần thể hiện chân thực, trọn vẹn cảm xúc vui sớng, hạnh phúc khi hớng đến tơng lai đất nớc: “rồi ngày mai, ngày kia ta sẽ về thành phố/
những con đờng bình dị bớc chân ta/ ta sẽ đón nụ cời vui trên mặt mẹ bàn cờ/ sẽ nắm tay bạn bè cùng lứa tuổi” (Mặt trời tháng t); niềm hạnh phúc ngập tràn khi
ngời yêu dấu bỗng nhiên xuất hiện “Cánh cửa mở rồi anh đang ở trớc em/ Nh
chẳng có một thời cách biệt” (Cánh cửa). Hoặc niềm tiếc thơng, đau xót nghẹn ngào “Đã trở về với động cát gió bay/ nơi em chết giữa năm mời tám tuổi/ .../ Đã trở về với đồi sỏi vắng cây che...” (Quảng Bình). Nhiều khi h từ đợc lặp lại
nhiều lần trong một bài hoặc đứng thành câu độc lập: “Nhng đã từng có tuyết
trên vai buốt giá/ đã từng có hoa trong tay thắm đỏ/ đã từng/.../ Thôi/ từ biệt” (Thơ tặng Êlêna). Trong bài “218.97.13” dòng đầu của mỗi khổ thơ là “Có lẽ”...
Rồi một quan hệ từ đứng thành một dòng thơ riêng “Vinh quang mới/ Và/ Chia
lìa mới” (Trận đấu giã từ của Olek Blokhin). Các bài thơ nh “Hai ngời”, “Một buổi chiều ở Praha”... h từ xuất hiện dày đặc trong các câu thơ.
Thơ ý Nhi cũng sử dụng rất nhiều từ địa danh. Mỗi từ ở đây luôn ghi đợc
bản sắc, nỗi niềm, đặc trng riêng của cuộc sống, của con ngời nơi đó. Chị viết về, Hải Phòng, Thái Nguyên, Vinh, Huế, Tuy Hoà, Đà Lạt, Cà Mau, rồi Praha, Matxcơva... Nhng có lẽ viết nhiều nhất vẫn là về Hà Nội. Nào là “Lời từ biệt Hà Nội”, Hà Nội, tháng 5.1987”, “Hà Nội một ngày nào”, “Một Hà Nội”... Hà Nội trong thơ chị là “một Hà Nội ngói nâu/ lặng lẽ trời mây/ .../ những phố dài hoa
sữa ” (Lời từ biệt Hà Nội). Đây là vùng đất đẹp và in dấu một thời kỉ niệm không
thể nào nguôi quên “Trên mặt hồ xanh/ trên vòm cây cuộn gió/ trên sơng lam/
trên ngói nâu lặng ngủ/ hiển hiện bóng hình hai ta ” (Hà Nội một ngày nào). Địa danh Hà Nội gắn liền với mặt hồ thơ mộng làm nên đặc trng riêng của vùng đất vốn gần gũi với thơ ca này. Nào là mặt hồ Tây trong vắt nỗi buồn thơ dại“ ”, là
Hồ Gơm với “hơi thu len trong cỏ cây, sóng nớc/ len trong ánh đèn mờ sơng
Tháp Rùa... , ” là hồ Thuyền Quang với những cây sồi trầm tĩnh. Hà Nội gắn liền với những tên tuổi của các nghệ sĩ nổi tiếng nh họa sĩ Dơng Bích Liên, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Minh Châu, Xuân Quỳnh và Hà Nội cũng thật trống vắng khi đa tiễn họ.
Nhắc đến Huế là nhắc đến sông Hơng, cầu Tràng Tiền, Ngự Bình, Thợng tứ, Tĩnh tâm... Nhắc đến Hải Phòng là nhắc đến Thuỷ Nguyên, Cầu Đất, Tràng Kênh..., nhắc đến Quảng Bình là nhắc đến Đồng Hới, Quảng Trạch, sông Bến Hải... Có một số bài thơ, các từ địa danh xuất hiện nhiều nh “Một Hà Nội” 7/ 19 dòng, “Mặt trời tháng T” 10/ 42 dòng...