Chốn yên bình

Một phần của tài liệu the gioi nghe thuat tho y nhi (Trang 47 - 58)

v. cấu trúc của luận văn

2.2.1. Chốn yên bình

Nỗi khát yên bình đợc đánh dấu nỗi khát yên bình trong các trang thơ ý

Nhi bằng những từ "chìa khoá" nh: yên tĩnh, yên hàn, yên lành, trong lành, lắng yên, yên lặng, bình yên, thanh bình, trầm tĩnh... Từ cơn khát ấy đã hình thành cả

một thế giới hình tợng phong phú trải ra khắp các tập thơ. Với nhà thơ ý Nhi,

miền yên bình là nơi sinh ra để bao dung và thanh lọc, nơi chung sống của những gì trong trẻo, dịu lành. Yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống lại đợc đi nhiều, sống và làm việc ở nhiều nơi đó là những yếu tố góp phần hình thành hình tợng thế giới rộng lớn trong thơ của chị. Không gian trong thơ chị là không gian vờn, chùa và biết bao nẻo đờng, biết bao miền quê đất nớc mà cảnh trí nơi đây đã in khắc sâu trong tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ.

2.2.1.1. Thế giới của sự thanh bình

Khao khát sự yên bình, tĩnh lặng, cái tôi ý Nhi luôn hớng về một thế giới thanh bình. Không gian của sự thanh bình là hình tợng không gian đối lập với chiến tranh, với những bão tố trong cuộc đời. Sự thanh bình, tĩnh lặng còn là sự tĩnh lặng trong chiều sâu tâm hồn con ngời.

Trong thơ ý Nhi, không gian của cuộc sống thanh bình là không gian vùng

ngoại ô, vùng nông thôn, những cánh đồng... Nơi đó có gió, có trăng, có đồng lúa, dòng sông, có cánh cò, cánh diều... Tất cả đều là những khung cảnh tơi đẹp, là cuộc sống bình yên không bão tố. Nào là vầng trăng “cổ tích” mà ánh sáng của nó

trải đều lên vạn vật: “Trong ánh sáng vầng trăng/ Mọi điều thành cổ tích/ Lúa

mềm nh thảm dệt/ Sông nh dòng lụa trôi/ Cái hạt mới đâm chồi...” (Trong ánh sáng vầng trăng). Nào là gió ru ngọt ngào: "Gió ru nớc chảy nên dòng/ Cánh cò vỗ với trời trong trên đầu/ Gió ru sai trĩu buồng cau/ Xanh bên vại nớc dây trầu mới leo,/ Gió ru bay bổng cánh diều/ Ru chim về tổ, ru chiều bình yên/ Đêm rằm tròn trịa trăng lên" (Hỏi và đáp). Hoặc là cảnh vùng ngoại ô: "Đồng đang vào vụ gặt/ lúa uốn cong thân vàng/ cánh buồm nhỏ sang ngang/ gió theo về

mát rợi/ mới xanh chùm trái bởi/ đã tím chùm dâu da/ mắt còn khép quả na/ da đã vàng đất bãi" (Đa con ra ngoại ô)... Cùng với những khung cảnh tơi đẹp ấy tiếng hát của những chàng trai, cô gái là tiếng hát gợi lên cuộc sống thanh bình:

"Chung chinh mặt trời/ chung chinh cây lá/ câu hát chạm vào lòng tôi lanh canh tiếng gõ/ câu hát chạm vào lòng tôi, cánh rừng rộng mở/ thân nứa xanh trong nh ngọc/ cây vầu đeo đầy vàng bạc/ hoa hồi xoè cánh đa hơng" (Nghe hát lợn ở chợ Kỳ Lừa)… Điều đó lí giải vì sao sống ở thành phố ồn ào chị vẫn luôn mơ về một chốn thanh bình với "hoa phợng đỏ tràn về/ và lá xoài non/ và nớc êm đềm kênh rạch/ và lúa/ và dừa/ và ánh vô t nơi đáy mắt" (Ra khỏi thành phố).

Tiếp xúc với thế giới trong thơ chị, ngời đọc nhận thấy tần số xuất hiện của hình tợng lớn và rất đa dạng. Trong quan niệm thơ của mình, nhà thơ đã mong mỏi thơ đợc nh là bóng mây, là mái hiên tiềm ẩn sự độ lợng chở che. Còn với bản thân mình, cái tôi của chị luôn khao khát hớng về cuộc sống thanh bình. Trong thơ chị xuất hiện nhiều hình ảnh những vòm cây, những cánh rừng. Nỗi khát khao không thể kìm nén đợc nên đã rất nhiều lần bật thốt lên thành có lúc là "vòm cây", có lúc là "bóng mát của vòm cây cổ thụ","vòm xanh lá sấu","vòm hoa sữa" , "vòm hoa xoan tím ngát", "vòm lá non tơi", "vòm dẻ nhuốm vàng"...

Yêu những vòm cây tán lá, chị đã tìm đợc sự điểm tựa, đợc sự chở che sau những bão gió của cuộc đời:

Đã bao lần nhớ đến tán cây kia tôi đã tìm gặp một chút gì yên tĩnh một chút gì chở che thơng mến

trong nắng nôi, bão gió của đời mình.

(Trung du)

Màu xanh bao giờ cũng là màu của sự thanh bình. Gắn với những vòm cây, những tán lá là màu xanh tha thiết. Có lúc là màu xanh miên man của những cánh rừng nh chào mời, nh vẫy gọi "Tôi đi trong màu xanh của những cánh rừng".

lúc là màu xanh mang đầy hơi thở của sự sống "Cây lá xanh vờn tra/ Lại nồng nàn hơi thở". Có lúc nhà thơ đóng vai vòm lá "Tôi là vòm lá/ Xanh trớc phòng em". Sắc xanh của những vòm cây, tán lá cũng đợc miêu tả bằng những tính từ thật đẹp, thật phong phú. Đó là màu "xanh ngát" của vòm na, là màu "xanh mát"

của cây thay lá, màu "tơi non", màu "xanh biếc" của vòm lá sấu, màu "xanh chói lọi"...

Với một tâm hồn phụ nữ nhân hậu nhà thơ luôn mơ ớc về một thế giới đẹp - bình yên. Biểu tợng cho sự bình yên là bầu trời xanh, là một không gian rộng lớn

nhng yên bình không bão tố (Điều này không có nghĩa ý Nhi là ngời an phận

không dám chống chọi với bão tố cuộc đời). Trong thơ của mình ý Nhi nhiều lần

nhắc đến bầu trời. Đó là một không gian vô tận, vô cùng. Ta có thể liệt kê ra một loạt câu thơ nh thế : "Em đi qua khoảng trời mùa thu trong vắt", "Mà bầu trời tr- ớc tôi xanh nôn nao", "Là vòm trời xanh dịu kia", "Đất cho cỏ trái nên hoa/

Trời xanh mang đến bao la cho ngời"... Hình ảnh bầu trời xanh bao la - vô tận gắn với khát vọng khôn cùng và cũng gắn với những ớc mơ không mang tính cản trở. Trời xanh là biểu hiện của những nguyên vẹn kỳ diệu cũng là khát vọng vơn tới sự yên bình, sự thanh cao.

Nhng biển mới là khát vọng lớn nhất của cuộc đời chị, là cái đích của sự ngỡng vọng. Hình tợng biển xuất hiện nhiều trong thơ chị. Thực hiện phép thống kê chúng tôi thấy trong tổng số 203 bài thơ thì có 95 lần nói về biển. Đó là dấu hiệu chứng tỏ vai trò của hình ảnh biển ở hình tợng thế giới trong thơ ý Nhi. Hầu hết trong gia tài thơ ca của mình các thi nhân đều có thơ về biển. Nhà thơ Xuân Quỳnh có nhiều vần thơ hay viết về biển. Chị gặp ở biển sự phóng khoáng mãnh liệt. Đó là ớc mơ về những gì xa rộng, là khát vọng khôn cùng. Biển bao la đối lập

với những gì nhỏ bé, chật chội: “Suốt cuộc đời biển gọi ớc mơ/ Nỗi khát vọng

những chân trời cha đến .” Với ý Nhi cũng vậy, biển đã cho chị rất nhiều sự cảm nhận. Nhà thơ có nhiều bài thơ rất hay về biển: Biển miền Trung, Từ phố biển em

về, Biển, Biển chiều... Hình tợng biển hiện lên đẹp và luôn khắc khoải trong nỗi nhớ, niềm thơng của chị. Vẻ đẹp của biển bao giờ cũng có sức quyến rũ riêng với nhà thơ. Đã nhiều lần đắm tâm hồn mình trong sắc xanh của biển để rồi một lần qua biển miền Trung nhà thơ lại sững sờ trớc một sắc xanh kỳ lạ:

Tôi sững sờ trớc một sắc nớc xanh trong nh trời thẳm nh vô cùng cây lá

mà chẳng phải, chẳng phải là nh thế xanh lạ kỳ là nớc biển miền Trung.

Nhà thơ ý Nhi - một con ngời cả cuộc đời là cả một cuộc hành trình tìm về với

biển. Chị đã vợt qua cỏ gai, bùn lầy để đi theo sự vẫy gọi: “Có những gì chờ đợi phía xa kia/ Nơi đầu nguồn sông, nơi tận cùng biển lớn ” (Mùa thu cha tới). Bởi trong biển chị tìm thấy đợc mình "Tôi là đứa trẻ muốn kêu to lên để thấy lời mình trong biển" (Biển chiều).

Yêu biển và đắm say trớc biển, nhiều khi hình tợng biển đã hoà trong hình tợng ngời yêu. Và nỗi nhớ anh - một ngời tình lý tởng cũng hoà trong nỗi nhớ biển" Anh chan hoà trong nỗi nhớ biển của em". Nỗi nhớ biển khắc khoải chảy tràn trong mỗi câu thơ: "luôn luôn/ em mơ thấy/ Ngọn lửa/ Tiếng hót/ và biển".

Đứng trớc biển chị luôn đợc trải rộng lòng mình, đợc lắng nghe, đợc thấu hiểu đến tận chiều sâu nhất của cõi lòng mình với những trạng thái phức hợp

"Thoáng chút gì nh nỗi u t/ khi ngày hết trong bóng chiều sẫm tối/ một chút gì giống nh niềm bối rối". Nhng chính lúc này chị nhận ra một điều rõ ràng nhất, điều không dễ gì có đợc mà chỉ biển mới đem lại cho chị cảm giác này. Đó là sự thanh thản "Nhng lớn lao thanh thản vô cùng/ Là điều biển cho tôi nhiều nhất"

(Biển miền Trung). Và khi đã đợc bên biển, đợc hoà cùng sự vĩnh hằng của biển thì dù có phải đối chọi với những khắc nghiệt cuộc đời con ngời vẫn đủ sức mạnh để vợt lên đợc:

Ta đã có những tháng ngày của biển Ngời đã hát qua muôn trùng ma nắng Một bài ca xanh thắm nớc non này

(Biển)

Hớng về thế giới của sự thanh bình, nhà thơ luôn tìm về ký ức trong quá khứ. "Quá khứ là thời gian yên bình đã mất, ở đó tuổi trẻ và tuổi thơ lúc nào cũng mỉm cời tha thứ chở che" [49]. Từ thành phố Hồ Chí Minh nhà thơ nhớ về Hà Nội - một vùng đất thân thơng với những kỷ niệm đẹp bình dị, rất gần gũi với mọi ng- ời mà cũng rất riêng của mỗi ngời: "... những đêm Hồ Gơm/ hơi thu len trong cỏ cây, trong sóng nớc/ len trong ánh đèn mờ sơng Tháp Rùa/ len trong làn tóc, trong tiếng cời, trong tấm áo những ngời thiếu nữ/ len trong nỗi ngậm ngùi hai ta" (Ký ức), "Mặt hồ Tây trong vắt nỗi buồn thơ dại" (Một Hà Nội), nhớ "buổi tra làng gốm Bát Tràng"... Trở về quá khứ chị tìm thấy đợc sự ngọt lành, sự ôm ấp chở che:

Những con đờng này Những dòng sông này Những chùm hoa đỏ với những ngôi nhà cổ đã giữ lại của tôi tuổi thơ

(Trở lại Hải Phòng)

Bằng tâm hồn phụ nữ nhân hậu, nhà thơ luôn khao khát về một thế giới bình yên không bão tố. Hình tợng thế giới thanh bình vừa là những hình ảnh tơi rói đầy chất sống, vừa là những hình ảnh có tính biểu tợng cao.

2.2.1.2. Thế giới của sự lắng trong, yên ả

Trong thơ ý Nhi, phần lớn hình tợng “thế giới của sự lắng trong, yên ả” th- ờng xuất hiện ở ban mai, vào mùa xuân, mùa thu. Nhà thơ chọn buổi ban mai bởi vì đó là khởi đầu của một ngày, là bình minh - giờ khắc không khí mát mẻ trong lành, vạn vật vừa thức dậy, tinh khôi. Còn chọn mùa xuân và mùa thu bởi đây là

hai mùa đẹp nhất trong năm. Mùa xuân - mùa của sức sống tơi trẻ, còn mùa thu là mùa của sự trong trẻo, dịu lành. Hình tợng thế giới trong trẻo, dịu lành trong thơ

ý Nhi luôn gắn chặt với quan niệm, với cách nhìn đời sống của chị. Với chị đây

là nơi sinh ra để bao dung, để thanh lọc tâm hồn con ngời. Yêu những phút giây yên ắng, trong lành, chị khát khao hớng tới những cảnh giới u tĩnh, thanh nhã, tìm kiếm vờn trong phố, chùa trong phố, hồ trong phố...

Cảnh sắc của buổi ban mai bao giờ cũng mang vẻ đẹp trong trẻo tinh khôi. Có khi là buổi sáng mai của mùa xuân mới là “Buổi ban mai mát trong , buổi” “

sớm mai rực rỡ ,” có khi là một ban mai của Đà Lạt “Trời se lạnh hoa mọc đầy triền dốc/ những ô màu trôi đi trong ban mai” (Thăm Đà Lạt), có khi là một ban mai nào đó trong lời an ủi của cô gái với ngời yêu của mình “Thôi đừng buồn nữa anh/ ngày đã ban mai” (Ban mai). Và ban mai thờng gắn với nắng ửng, nắng

vàng “giống nh buổi sớm mai rực rỡ/ tháng ba vàng nắng trên hè xa ” (Tháng

ba). ở đó có giọt tiếng chim trong nh giọt ban mai “Đôi lần/ em nghe tiếng chim khuyên mà ứa nớc mắt/ vì sự trong trẻo ” (Vờn). ý Nhi vẫn luôn có xúc cảm và có cách diễn tả cảm xúc rất riêng của mình nh vậy. Khao khát hớng tới những màu xanh thanh cao, những sự trong trẻo nhng khi đối diện với nó chị lại thấy nghẹn ngào, thấy ứa nớc mắt vì chính sự trong trẻo, dịu lành của nó. Đó là tâm trạng điển hình của chị mà chị tự định danh cho nó là "nỗi lòng không xác thực".

ý Nhi cũng viết nhiều về ma - những cơn ma hết sức dịu nhẹ. Những hạt

ma trong thơ chị là những hạt ma nh trong truyện cổ tích, là "Ma long lanh ngọc trai" và cũng thật đẹp, thật ngọt ngào "Ma đọng đầy nhị hoa/ cho ong ngờ là mật" ". Có khi đó là những hạt ma hết sức dịu nhẹ nh có lại nh không: “mặt Hồ Gơm yên tĩnh/ hoa sữa đờng Nguyễn Du/ lối quen ngoài cửa ô/ trời xanh trên Thủ Lệ/ ma có về hay chăng” (Nghe ma). Chị tìm thấy sự mát lành sau mỗi cơn ma:

Mát rợi trong lòng suốt tháng năm qua

(Ma dạo tháng mời)

Với chị, tuyết là biểu hiện cho những gì trong trẻo nhất. Bởi vậy chị yêu những hạt ma tuyết, luôn mơ về những cơn ma tuyết “nhẹ nhàng/ tinh trong/ buốt giá .” Nỗi nhớ về những bông tuyết "tinh trong" cứ miên man trong tâm thức nhà thơ, nhiều lúc sự hớng vọng trở nên nghẹn ngào "Vẫn là bông tuyết/.../ Sao xa vời/ Xa nh thể cha bao giờ gặp/ Xa đến nỗi muốn trào nớc mắt" (Thấy tuyết trong phim). Thế giới của sự lắng trong yên ả cũng bắt đầu nhiều từ mùa xuân. Chị có những cảm nhận tinh tế về mùa xuân. Dấu hiệu của ngày lập xuân đợc nhà thơ cảm nhận từ cây lúa xuân đã “ngậm sữa”, với nắng vàng, với hạt nớc ma trong veo...

Lúa xuân đã ngậm sữa rồi

Con đê chống lụt chân trời màu nâu Nắng vàng trôi xuống lá dâu

Ong say đến cánh hoa ngâu sân chùa Trong veo là hạt nớc ma

Sấm vang gọi lúa, gọi mùa cá sông.

(Lập xuân)

Rồi mùa xuân đến trong tiếng dơng cầm, với màu xanh nơi vòm lá... Những bớc

chân mùa xuân thật mềm mại, những cảm nhận về mùa xuân thật tinh tế: “Bớc

chân ngời rất nhẹ/ Trên vạt cỏ xanh non/ ôi lạ sao mùa xuân/ về khi nào chẳng ” (Ngày sang xuân).

Nhng dịu dàng, trong trẻo nhất vẫn là mùa thu. Khoảnh khắc chuyển giao từ cái nóng nực của mùa hè sang cái lạnh giá của mùa đông tạo cho tiết thu có đặc trng riêng. Sự hoà giải ấy khiến cho tất cả đều nh đợc thanh lọc, tất cả đều êm ái hơn, nhẹ nhàng mênh mông và thoáng đãng, mát mẻ hơn. Có lẽ vì thế mà mùa thu thờng dễ gợi cảm xúc thơ ca. Thi ca nhân loại đã có nhiều áng thơ hay về mùa

thu. ý Nhi cũng là một thi sĩ của mùa thu. Chị yêu mùa thu bởi sự trong trẻo đặc biệt của nó "Em đi qua những khoảng trời mùa thu trong vắt". Nhà thơ mở tâm hồn mình để lắng nghe từng bớc đi của mùa thu "Trời xanh lắm/ sau những cơn ma rừng/ ai cũng biết là mùa thu đã về tới cung đờng". Và bớc chân thu chạm đến đâu là tâm hồn nhạy cảm của thi nhân rung lên trớc cảnh sắc thu ở đó:

Mùa thu đến trớc tiên ở chỗ cong cung đờng Nơi cây trám to cao lặng lẽ

Chiếc lá vàng lắt lay trong gió Là đốm lửa dịu dàng mùa thu

(Mùa thu ở cung đờng)

Cũng là chiếc lá vàng làm rung động tâm hồn thi nhân bao đời nay nhng cảm nhận của mỗi nhà thơ là mỗi khác. Nếu Bích khê là lá "Vàng rơi, vàng rơi thu mênh mông", với Xuân Diệu là "Với áo mơ phai dệt lá vàng", Xuân Quỳnh là

Một phần của tài liệu the gioi nghe thuat tho y nhi (Trang 47 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w