Thể thơ và giọng điệu

Một phần của tài liệu the gioi nghe thuat tho y nhi (Trang 75)

v. cấu trúc của luận văn

3.1. thể thơ và giọng điệu

3.1.1. Thể thơ

Thơ ý Nhi sử dụng nhiều loại thể nhng chủ yếu là thể tự do. Theo thống kê của chúng tôi, trong 203 bài có 2 bài sáu tiếng, 6 bài bốn tiếng, 7 bài lục bát, 42 bài năm tiếng và 146 bài tự do. Trong các thể này thì thơ tự do của chị đợc đánh giá cao hơn cả về số lợng và cả về chất lợng. Nó tạo nên một phong cách thơ, một giọng thơ riêng của ý Nhi. Bởi vậy, việc nghiên cứu thơ tự do của ý Nhi là rất cần thiết, nhng trớc tiên vẫn cần tìm hiểu một số thể thơ khác của chị.

Các bài thơ 4 tiếng, 6 tiếng không nói gì nhiều về thơ ý Nhi. Thơ lục bát chị có 7 bài và là những bài chị viết cho chồng, cho con. Những bài lục bát làm thơ chị trở nên mềm mại hơn. Chị viết về con với những lời thiết tha, dịu ngọt, là khúc hát ru, là những lời dặn dò, lời giãi bày, tâm sự. Rồi chị hát ru chồng với khúc ru tình nồng nàn, với hình ảnh đáng yêu, nhân hậu, đằm thắm:

Ngủ đi anh, ngủ đi anh

Em ru cho giấc ngọt lành đêm nay Em ru vầng trán đắng cay

Ru đôi mắt đã tháng ngày chờ trông Em ru mái tóc phiêu bồng

Ru đôi môi đã mặn nồng tình em

(Tập làm thơ lục bát)

Có ngời cho rằng ý Nhi đâu cần làm thơ lục bát để rồi bị bẫy vào những khuôn

sáo không xứng với thơ của chị. Chúng tôi thì lại thấy rằng những bài thơ này tuy

cha thể hiện đợc diện mạo riêng của thơ ý Nhi nhng với ngời làm thơ đôi khi có

những xúc cảm mà sự giãi bày của nó chỉ có thể nói bằng thể thơ này, bằng những

lời thơ này chứ không phải bằng những thể thơ, những lời thơ khác. ở những bài

thơ lục bát hình ảnh thơ hiện lên sống động, tơi nguyên, cảm xúc thơ tràn trên từng câu chữ và thơ vẫn đậm đà chất nghĩ.

Thể thơ 5 tiếng chiếm tỉ lệ thứ hai sau thơ tự do. Những bài thơ này nằm rải rác ở tất cả các tập thơ, nhiều nhất là ở các tập: Đến với dòng sông 11 bài, tập

Cây trong phố - Chờ trăng 9 bài, tập Ngày thờng 12 bài. Thơ 5 tiếng của ý Nhi cân đối, hài hoà về bằng trắc. ở tập thơ dành cho thiếu nhi Cây trong phố - Chờ trăng chị sử dụng thể thơ này với lời thơ ngắn gọn, giản dị hợp với tâm lí tiếp nhận của các em. Nhiều bài giống nh một câu chuyện kể. Chẳng hạn bài "Hỏi và đáp”, "Mùa đông, mặt trời và chú gà trống", "Chuyện đêm giao thừa"... Các bài còn lại viết về thiên nhiên với những hình ảnh rất ngộ nghĩnh nh bài "Cây bàng

mùa đông", "Màu xanh lá sấu"... ở những tập thơ khác bài thơ 5 tiếng ngắn gọn hơn và nằm xen kẽ giữa các bài thơ tự do giống nh khoảng lặng để dành sự dồn nén cho những bài thơ tự do vốn không phải là dễ đọc của chị. Tuy nhiên những bài ấy vẫn đậm đà chất nghĩ, chất triết luận vốn là đặc trng riêng của thơ ý Nhi.

Trong các thể thơ đã sử dụng thì thể tự do làm nên diện mạo chính cho thơ

ý Nhi. Về thể thơ tự do, theo "Từ điển thuật ngữ văn học": "Thơ tự do là thơ phân dòng nhng không có thể thức nhất định. Nó có thể là hợp thể, phối xen các đoạn thơ làm theo các thể khác nhau hoặc hoàn toàn tự do" [17, 262]. Do nội dung mới, cảm xúc mới tràn đầy nồng nhiệt, thơ có xu hớng phá thể. Cùng với đó là xu hớng hợp thể, biến thể tạo nên khả năng thể hiện đồng thời nhiều sắc thái tình cảm. Nh vậy, thơ tự do xuất hiện từ nhu cầu đòi hỏi thơ đi sát cuộc đời hơn, phản ánh đợc những khía cạnh mới của cuộc sống đa dạng, thể hiện đợc những cách nhìn nghệ thuật mới của nhà thơ. Các nhà thơ trẻ vẫn là những tác giả xông xáo trong thơ tự do và phần nào đáp ứng đợc nhu cầu phản ánh cuộc sống phong phú, bề bộn, sôi động. Đó là sự thể hiện rõ quy luật nội dung gắn bó mật thiết với hình thức. Nội dung yêu cầu phải có hình thức thích hợp. Thơ tự do có u thế, có khả năng phản ánh rộng rãi hơn bất cứ một thể thơ nào khác và nhờ vậy nó gần gũi với cuộc sống hơn.

Theo Hoàng Hng, thơ ý Nhi là "thơ tự do không vần, lắm lúc văn xuôi một cách triệt để. Vì đó là thứ trữ tình của cái ngày thờng, rũ bỏ ảo tởng lãng mạn" [44].... Thơ tự do của ý Nhi hầu hết là những câu thơ không vần. Nó miêu tả một cách trực diện đối tợng thực tế theo những ấn tợng và cảm xúc trong lòng tác giả. Đây là những câu thơ miêu tả hoa quỳ "Xin nhận về/ hồn ngân nga reo/ hồn phơi lá mở/ xanh ngây chiều/ hồn tuôn thác trắng/ lng chừng núi/ ơi hoa quỳ/ hoa quỳ thân yêu" (Cùng hoa quỳ). Hoặc kể trực tiếp câu chuyện mà nhà thơ đang muốn thuật lại "Qua núi đá/ cỏ gai/ qua bùn lầy/ gió cát/ tôi đi trên con đờng của mình"(Gửi một ngời bạn đọc)...

Phần lớn những câu thơ ý Nhi đợc bẻ ra thành nhiều dòng nối tiếp vào nhau gây ra một nhịp điệu thơ xô đẩy nhau giống nh sự xô đẩy của mạch ngầm cảm xúc, tâm trạng: "Đôi lần/ em nhìn tán cây mà ứa nớc mắt/ vì màu xanh./

Đôi lần/ em nghe tiếng chim khuyên mà ứa nớc mắt/ vì sự trong trẻo/ .../ Rồi em nhớ miên man tới bến sông chiều/ tới cơn ma trên mái đầu trần/ tới chiếc võng đơn sơ ngoài hiên vắng/ lời bản tình ca cầu ớc sum vầy (Vờn). Có khi một câu thơ đợc ngắt ra đến 7 dòng "Xanh/ mịn màng/ rộng rãi/ bầu trời/ ngăn cách tôi/ nh một bức rèm/ ngăn cách tôi/ cùng tất cả." (Không đề). Hầu hết ở tất cả các khổ thơ thì mỗi khổ là một câu đều với cách chia dòng nh vậy. Bởi thế thơ ý Nhi không bao giờ có dấu chấm câu trong khổ thơ mà chỉ ở cuối khổ mới có dấu chấm, có khổ không thơ không hề chấm câu một lần nào có bài phải đến câu kết của mới có một dấu chấm (ví dụ bài "Tiếng gọi"). Đây chính là một trong những điểm thể hiện "chất văn xuôi triệt để" trong thơ ý Nhi.

Xét riêng trong các dòng thơ thì những dòng dài ngắn khác nhau kết hợp rất linh hoạt giúp cho việc biểu đạt nội dung đạt hiệu quả cao. Nhiều khi câu thơ kéo dài, và có những câu cực ngắn, là một danh từ, một động từ, thậm chí một quan hệ từ cũng đứng riêng thành một dòng thơ độc lập: "Nớc/ hiếm nh nớc mắt./ Nớc/ đợc đón đợi nh nớc mắt... " (Mùa khô 1992); "Và ta/ cùng kiệt đã tràn đầy/ và ta/ bền vững đã chơi vơi/ và ta/ câm nín đã thốt lời... " (Dự cảm);...

Không bị câu thúc bởi các khổ thơ, cũng nh sự cấu tạo của các câu thơ, bài thơ tự do của ý Nhi có u thế trong việc khai thác những đề tài mới mẻ trong hiện thực đất nớc. Nó nói đợc những mặt gồ ghề, gân guốc của cuộc sống: "chị nhớ không/ bao lần ta đi trên phố phờng Hà Nội/ với tri thức và kinh nghiệm đã học đợc trong buôn bán/ vậy mà cái bộ mặt áp-phe/ cái cung cách mặc cả của họ/ vẫn khiến ta chán ch- ờng, sợ hãi/ lại mua đắt kinh ngời/ và lại đem bán rẻ/ rồi ớc chi không khi nào còn phải bán, phải mua"(Gửi bạn).

Thơ tự do của ý Nhi thờng trùng điệp trong các từ ngữ, các vế câu đẩy cho ý thơ đạt đến đợc độ sâu cần thiết. "Không phải niềm vui/ không phải nỗi buồn/ không phải hạnh phúc/ không phải đau khổ/ có thể là tất cả/ có thể là một cái gì hoàn toàn khác biệt/ .../ lòng bồn chồn giữa Praha bình yên/ tôi nh ngời vừa đánh mất... " cứ nh thế ý thơ trùng điệp để diễn tả đến tận cùng cảm xúc phức hợp của tâm trạng nhân vật trữ tình. Tâm trạng của nhân vật trữ tình ở đây là sự bồn chồn, là "nỗi lòng không xác thực" - một trạng thái cảm xúc điển hình, tiêu biểu của thơ ý Nhi.

Càng về sau thơ ý Nhi càng có độ nén hơn nên những câu thơ ngắn chiếm tỉ lệ nhiều hơn những câu thơ dài. Nếu ở tập thơ Ngời đàn bà ngồi đan, tập Ngày thờng đa số trong các bài thơ là những câu thơ dài thì những tập thơ sau nh Gơng mặt, đặc biệt đến tập thơ Vờn thì những câu thơ đã cực ngắn. Rất nhiều dòng thơ chỉ có 1 từ, 2 từ, 3 từ... Chẳng hạn bài "Mùa khô 1992" có 9 dòng thơ, trong đó 4 dòng 1 từ, 2 dòng 3 từ, 1 dòng 4 từ và 2 dòng 6 từ. Những dòng thơ, những từ thơ hiếm hoi cũng giống nh những giọt nớc hiếm hoi mà ý thơ đang miêu tả. Bài "Một Hà Nội" có 9 dòng thơ thì đến 6 dòng chỉ có 2 từ, các dòng còn lại 3 từ, 4 từ, 5 từ...

Cùng với những câu thơ ngắn, những tập thơ về sau của ý Nhi xuất hiện nhiều hơn những bài thơ ngắn. Chẳng hạn bài "Con" chỉ có 2 dòng, bài "Giáp tết" 8 dòng, bài "Chiều xuân" 12 dòng, bài "Mùa thu" 13 dòng và các dòng thơ rất ngắn từ 2 từ đến 4 từ, bài "Tiếng gọi" 7 dòng... ở những bài thơ này cảm xúc đợc dồn nén, nhiều ẩn dụ, hàm xúc, nhanh chóng đi đến kết luận rất phù hợp với nhịp độ hiện đại.

Thể thơ tự do của ý Nhi đợc chị sử dụng theo cách riêng của mình giúp chị thể hiện tốt những phức hợp tâm trạng, những bề bộn, phức tạp của cuộc sống và tạo nên một giọng thơ, một phong cách thơ riêng đặc biệt của nữ nhà thơ đầy cá tính này.

3.1.2. Giọng thơ

Thơ không thể thiếu giọng điệu, hình tợng thơ nào cũng đợc thể hiện bằng những giọng điệu của riêng nhà thơ hoặc giọng điệu chung của cả thời đại. Sê khốp đã từng nhận xét: "Nếu tác giả không có lối nói riêng của mình thì ngời đó

không bao giờ là nhà văn cả". Cái mà tác giả gọi là "lối nói riêng" ấy chính là giọng điệu. Theo Nguyễn Đăng Điệp giọng điệu là yếu tố cơ bản của phong cách nghệ thuật. Nó "cho phép ngời đọc nhận ra cái vẻ riêng của ngời nghệ sĩ, vừa có ý nghĩa nh một tiêu chí xác định chân tài nhà văn" [13]. Trong lí luận văn học, giọng điệu biểu hiện lập trờng, thái độ, tình cảm của nhà văn với đối tợng đợc miêu tả đợc thể hiện qua lời văn nghệ thuật với các yếu tố hợp thành nh: cách xng hô, gọi tên sự vật, hiện tợng, xây dựng hình ảnh, tổ chức từ ngữ... Các tác phẩm có giá trị thờng đa dạng về giọng điệu, tuy nhiên vẫn có sắc thái của giọng chủ đạo.

Thơ ý Nhi không phải ngay từ khi xuất hiện đã tạo nên đợc giọng điệu

riêng. Chị dần dần tạo nên giọng điệu mình theo từng mốc thời gian. Từ Nỗi nhớ

con đờng đến Ngời đàn bà ngồi đan, thơ ý Nhi đã tiến một bớc dài. Kể từ tập

Ngời đàn bà ngồi đan thơ chị đã chính thức khẳng định đợc giọng thơ riêng mới

lạ của mình. Trần Nhã Thụy cho rằng: "Thơ ý Nhi không làm duyên, không tạo

dáng, không lu bu nh giọng điệu của nhiều nữ sĩ khác. Thơ ý Nhi nh nằm ở dạng

chất liệu của những trầm tích" [61]. Thơ chị là thơ của sự lắng sâu, là "chất thơ của sự trầm tĩnh" [50]. Nếu nh thơ Xuân Quỳnh là giọng thơ sôi nổi, mãnh liệt thì thơ ý Nhi là một giọng thơ trầm lắng, suy t điềm tĩnh mà chua xót. "Thơ ý

Nhi không dễ thuộc lòng và hình nh cha có nhạc sĩ nào cao hứng phổ nhạc cho một lối thơ có lẽ là không thuận lắm về bằng trắc thông thờng ấy. Nhng đó là một tiếng thơ đẹp, giàu có những trắc nghiệm nội tâm, với một cái Tôi trăn trở và lỡng cực, với một cặp mắt nhìn đời thâm trầm và cả nghĩ. Nếu cuộc sống nh một dòng trôi chảy tự nhiên thì với ý Nhi sự trôi chảy ấy nh đã ngng lại trong tâm tởng, và đợc xoay lật lại về mọi phơng qua một chủ thể thơ nhiều tâm trạng" [58, 133].

3.1.2.1. Giọng thơ trầm lắng, suy t.

Chất giọng chủ đạo trong thơ ý Nhi là chất giọng ở cung bậc trầm. Thơ ý

Nhi tràn đầy chất nghĩ. Đọc thơ chị luôn luôn phải vừa đọc vừa suy nghĩ, chiêm nghiệm. Nhiều lúc những dòng suy t của chị đuổi theo nhau không dứt và dõi theo

nó không hề đơn giản chút nào. Trong bài Hà Nội, tháng 5.1987, từ chuyện nghĩ về "hoa loa kèn nhiều và rẻ", chị lại nghĩ đến "Thẩm mĩ môi trờng Hà Nội", chuyện Platini giã từ sân cỏ, nghĩ đến mẹ, đến một ngời tuy "không phải là bạn" nhng lòng chị trĩu nặng khi nghe tin ngời ấy qua đời và chị nghĩ "sao ta cứ luôn phải mất đi những ngời tốt nhất", rồi nghĩ đến "Một ngời làm thơ trẻ/ da tái xanh vì thiếu ăn/ đang viết những câu thơ đầy dự cảm", đến sự thành đạt, vấp ngã trong cuộc đời. Nhìn một số điện thoại "218.97.13" nhặt đơc chị cũng có nhiều suy nghĩ, phỏng đoán. Những dòng suy t triền miên nh thế ta có thể bắt gặp trong rất nhiều bài thơ khác nữa của ý Nhi nh bài "Cát", "Nguyễn Du"... Ngời đọc luôn bị cuốn theo dòng suy t của chị cùng những ngẫm suy, những chiêm nghiệm, giãi bày trong cuộc sống.

Thơ ý Nhi suy t về nhiều lẽ, nhiều vấn đề trong cuộc sống. Suy t về mẹ, về những nhân cách lớn mà chị ngỡng mộ, về ngời ăn mày, về "Hai ngời" nào đó... Trớc cây sồi, chị ngẫm nghĩ về hạnh phúc, về nỗi đau:

ý nghĩ về hạnh phúc bền vững hơn hạnh phúc ở giữa đời ý nghĩ về niềm vui lớn hơn niềm vui có thực

và nỗi đau trong ta ghê gớm hơn những gì ta có thể giãi bày

(Những cây sồi bên hồ Thuyền Quang)

Khái quát này có thể là riêng cho ý Nhi, còn cuộc sống đôi khi lại đảo ngợc. Vì chính chị cũng từng tự nhủ "Tôi chợt hiểu giữa cuộc đời ta sống/ có những điều chẳng dễ nhận ra đâu". Nhng quả thực những câu thơ nh thế đã không để cho ng- ời đọc đợc yên ổn mà cho họ rất nhiều sự suy nghĩ, luôn luôn phải suy nghĩ.

Thơ chị có nhiều những hoài niệm. Từ hiện tại chị ngoái nhìn quá khứ. Bút pháp hồi tởng luôn đợc vận dụng trong tác phẩm. Với những dòng thơ hoài niệm,

giọng thơ ý Nhi càng trở nên trầm lắng, suy t. Chị nhớ về Hải Phòng là nhớ về

với tuổi thơ "với tóc tết đuôi sam/ với áo rộng thùng thình/ đi lang thang qua phố nhà sông nớc/ đợc nhìn thấy tuổi thơ xa tít tắp/ đang mỉm cời, tha thứ, chở

che"; nhớ về Thái Nguyên "tôi đi trên đoạn đờng còn lại/ không quên nguồn sáng mặt trời chảy nh xối qua cánh từng 20 năm cũ", về với miền trung du, với vùng đất Quảng Bình đầy mất mát, hi sinh... Bài ”Ký ức” là bài thơ dài chứa đầy những hoài niệm nh vậy.

Thơ ý Nhi không có một quy luật riêng nào cho cách ngắt nhịp. Nhịp điệu

thơ chị là nhịp điệu bên trong của cảm xúc, và cảm xúc lại đợc dồn nén bên trong không mấy khi lộ diện trực tiếp trên ngôn từ. Thành ra đọc thơ chị thờng ta đọc hết dòng thơ là một nhịp và không thể đọc nhanh, vừa đọc vừa trầm ngâm suy

Một phần của tài liệu the gioi nghe thuat tho y nhi (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w