2.2.1. Tình hình phát triển du lịch cộng đồng và sử dụng dich vụ ngân hàng, thanh toán số ở Việt Nam
2.2.1.1. Tình hình phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam
- Bản du lịch cộng đồng Cát Cát tại huyện Sa Pa, tỉnhLào Cai.
Bản Cát Cát là một làng của đồng bào dân tộc người Mông đen thuộc xã San Sả Hồ, cách thị trấn Sa Pa khoảng 2 km. Nơi đây được người Pháp phát hiện vào đầu thế kỉ XX và chọn làm nơi nghỉ dưỡng của các quan chức cấp cao đồng thời cho xây dựng tại đây một nhà máy thủy điện (hiện nay vẫn được bảo tồn và là nơi các chàng trai cô gái người Mông biểu diễn văn nghệ dân tộc phục vụ du khách).
Trên đường vào với bản Cát Cát, du khách sẽ được chiêm ngưỡng phong cảnh núi non hùng vĩ của dãy Hoàng Liên Sơn, những cánh ruộng bậc thang rực rỡ và kỳ vĩ như những nấc thang lên trời. Không chỉ có vậy, bản Cát Cát còn là nơi hội tụ của ba dòng suối ngày đêm rì rào với những tên gọi rất hoa mỹ như: suối Vàng, suối Bạc, suối Tiên Sa cùng ngọn thác Cát Cát tuôn trào xuống thung lũng tạo thành một khối lớn bụi nước bay làm hư ảo cả một khoảng không gian của bản làng.
Vào đến trong bản, du khách chắc chắn sẽ bị hấp dẫn bởi những nếp nhà của đồng bào dân tộc nơi đây. Người Mông ở bản Cát Cát thường xây nhà dựa vào sườn núi, các nóc nhà chỉ cách nhau khoảng vài chục mét. Đó là các căn nhà ba gian có vì kèo 3 bột ngang được kê trên phiến đá vuông hoặc tròn, mái lợp ván gỗ pơ mu, vách bằng gỗ xẻ. Ngôi nhà có 3 lối ra vào, gồm cửa chính ở gian giữa, 2 cửa phụ ở 2 đầu nhà. Cửa chính luôn được họ đóng kín và chỉ mở khi nào nhà có việc lớn như dịp lễ Tết, đám cưới, đám tang.
Ngoài trồng lúa, bản Cát Cát còn là nơi lưu giữ và phát triển những làng nghề thủ công truyền thống của người Mông như: trồng lanh, đan lát dụng cụ sinh hoạt, dệt thổ cẩm, chế tác bạc và rèn công cụ. Tất cả những sản phẩm được tạo ra từ đôi bàn tay khéo léo của người dân nơi đây đều mang những nét đẹp tinh xảo. Có lẽ vì vậy mà bất cứ du khách nào khi có cơ hội đến với bản Cát Cát đều mong muốn lựa chọn được những món quà ý nghĩa, mang đậm dấu ấn của bản làng người Mông mang về tặng cho người thân và bạn bè. Những món đồ độc đáo được người dân làm ra không chỉ mang lại sức sống cho bản làng mà còn thể hiện nét văn hóa đặc trưng được người Hmông gìn giữ qua bao thế hệ.
Bản Cát Cát không chỉ hấp dẫn du khách bởi phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, trữ tình mà còn bởi những nét văn hóa truyền thống đặc sắc, đa dạng của đồng bào dân tộc Mông nơi đây. Du khách sẽ thực sự thích thú khi cùng hòa mình vào điệu múa dịu dàng của những cô gái Mông xinh đẹp, điệu khèn, tiếng đàn môi say đắm lòng người hay cùng giao lưu nhảy sạp với những chàng trai cô gái người Mông. Nếu đến Sapa vào dịp đầu năm, du khách còn có cơ hội tham gia vào lễ hôi Gầu Tào, một trong những lễ hội lớn nhất trong năm của người Mông ở bản Cát Cát để hòa cùng không khí tươi vui, nhộn nhịp trong dịp đầu xuân cũng như cầu chúc những điều may mắn cho gia đình của mình. Ngoài ra, du khách sẽ có cơ hội thưởng thức nhiều đặc sản như rượu ngô, thắng cố, thịt hun khói, tiết canh gà, nhái nấu măng, bánh ngô, đậu xị... Bên cạnh đó, người dân địa phương còn bảo tồn được khá nhiều phong tục, tập quán độc đáo, trong đó không thể không kể đến “tục kéo vợ”.[5]
- Bản du lịch cộng đồng xã Bản Hon, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Cách TP. Lai Châu khoảng chừng 22km, bản Hon (xã Bản Hon, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) đem đến cho du khách một cảm giác yên bình.
Đây là nơi cư trú trên 150 hộ gia đình, với hơn 100 nếp nhà sàn truyền thống của người Lự vẫn được lưu giữ.
Đến thăm bản, du khách sẽ được nghe các bà, các chị hát những làn điệu dân ca Lự êm dịu, những tiết mục ca múa do chính những chàng trai cô gái trong bản biểu diễn với các loại nhạc cụ như trống, chiêng, sáo mẹ, sáo con hoặc được thưởng thức những món ăn đậm đà bản sắc do bà con dân bản chế biến… Du khách có dịp mua những mặt hàng thổ cẩm thủ công như túi xách, khăn, mũ, áo, váy…
Du khách tới tham quan bản Hon đều tỏ ra thích thú khi được cảm nhận hơi thở cuộc sống của bản Hon, được công nhận là Bản du lịch cộng đồng. Năm 2012, lượng khách đến bản tương đối ổn định, trung bình mỗi tuần có từ 1 - 2 đoàn khách (5 - 30 khách/đoàn), tuy nhiên vào mùa khô số đoàn khách có thể đến nhiều hơn.
Trong hơn 100 nóc nhà sàn ở bản Hon có khoảng 5 nhà có khả năng phục vụ khách lưu trú. Mức thu tiền khi khách lưu trú là 70 nghìn đồng/đêm/khách. Đặc điểm ngôi nhà sàn của người Lự là thường có diện tích nhỏ, sàn nhà không cao nên sức chứa không lớn. Do vậy, bình quân mỗi hộ gia đình có thể chứa khoảng 15 khách/đêm. Một số ngôi nhà lớn thì chứa khoảng 20 - 25 khách/đêm. Những năm gần đây khách tới bản Hon tham quan ngày càng nhiều, vì thế thu nhập của các gia đình khá dần lên. Các gia đình trong bản cũng đã quan tâm thực hiện vệ sinh môi trường, hầu hết đều xây dựng nhà vệ sinh tự hoại, có nhà tắm cho khách. Nhà ở cũng sạch sẽ, không nuôi trâu, nuôi lợn trong gầm nhà.
Tuy nhiên, để phát triển du lịch cộng đồng tại bản Hon, chính quyền địa phương cần tăng cường xúc tiến quảng bá điểm du lịch bản Hon trên các phương tiện thông tin đại chúng; kêu gọi sự đầu tư tài chính hỗ trợ người dân nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu tham quan của du khách;
đồng thời hỗ trợ người dân đưa ra định hướng tổ chức các hoạt động du lịch và khai thác tài nguyên du lịch phù hợp với đặc điểm riêng của bản. Người dân địa phương cần được nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có ý thức bảo tồn các giá trị tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn để đảm bảo sự phát triển bền vững trong tương lai. Ngoài ra, chính quyền và nhân dân cần liên kết với các doanh nghiệp lữ hành để nghiên cứu tạo ra sản phẩm du lịch độc đáo mang sắc thái riêng của bản Hon.[5]
- Ở Bản Hồ- Sa Pa- Lào Cai
Huyện Sa Pa thuộc tỉnh Lào Cao, cách Thái Nguyên khoảng 400km, bắt đầu phát triển du lịch bùng nổ vào những năm 1990. Sa Pa nổi tiếng với 14 phong cảnh đẹp, khí hậu dễ chịu, bản sắc văn hóa và các phong tục tập quán của dân tộc thiểu số trong vùng. Du lịch bắt đầu phát triển tại Bản Hồ vào năm 1997 nhờ các công ty điều hành du lịch tại Sa Pa. Năm 2001 SNV cùng với IUCN tiến hành một dự án 3 năm nhằm phát triển du lịch cộng đồng bền vững trong vùng: Dân số của Bản Hồ gồm 200 hộ gia đình thuộc dân tộc Tày. Trong đó có 29 hộ gia đình tham gia vào dự án phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương. Khách tham quan đến với Bản Hồ có thể ở tại nhà của dân địa phương và tham gia cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người Tày. Hướng dẫn viên du lịch là người dân sẽ hướng dẫn du khách tham quan làng bản, thưởng thức phong cảnh thanh nhã và yên bình cũng như tìm hiểu kỹ năng nhuộm chàm, đánh bắt cá, đồng áng và trồng thảo dược. Khách tham quan có thể tham gia vào các chuyến đi bộ và bơi ở những thác nước và suối nước khoáng nóng quanh vùng, tham gia các hoạt động thể dục thể thao văn hóa cùng với dân bản địa, thưởng thức các món ăn của người dân địa phương. Mỗi ngày Bản Hồ tiếp nhận trung bình từ 5 đến 7 khách du lịch với mức chi tiêu trung bình khoảng 700.000 - 1.000.000 VND. Kinh doanh nước giải khát, khuân vác hành lý cho khách du lịch, dịch vụ ăn uống, quà lưu niệm ... mang lại nguồn thu nhập từ 3.000.000VNĐ/tháng đến 5.000.000VNĐ/tháng cho
người dân trong bản tham gia vào hoạt động du lịch. Du lịch đã đóng góp đáng kể vào quá trình tái sinh các truyền thống văn 15 hóa. Các hoạt động du lịch đã khuyến khích người dân bản địa mặc quần áo truyền thống khi biểu diễn hoặc khi đón tiếp khách du lịch. Nhận thức về môi trường cũng được nâng cao thông qua các hoạt động du lịch, tiêu biểu là đường phố lối xóm trở nên sạch sẽ và cây được trồng nhiều hơn.[11]
2.2.1.2. Tình hình sử dụng các dich vụ ngân hàng, thanh toán số tại Việt Nam
Với sự chỉ đạo của Chính phủ, việc thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam đã có kết quả đáng ghi nhận trong năm 2018, hơn thế vẫn được tiếp tục tăng cao trong năm 2019. Trong đó ví MoMo là một loại ví điện tử nổi tiếng nhất ở Việt Nam, hiện có khoảng trên 10 triệu người dùng, 100.000 đối tác và hơn 100.000 điểm bán hàng (POS). Dịch vụ này đã thu hút nhiều người dùng hơn khi hợp tác với các ngân hàng và tạo ra nhiều điểm thanh toán hơn cũng như các dịch vụ ngoại tuyến và trực tuyến. Trước sự bùng nổ của thanh toán không dùng tiền mặt, thì thị trường thẻ tín dụng Việt Nam trở nên phát triển đáng kể. Nhiều ngân hàng trong và ngoài nước cũng như các công ty tài chính đang thực hiện các chương trình hoàn lại tiền và sử dụng miễn phí trong nhưng năm đầu tiên. Đồng thời vào làm việc với các nhà hàng, khách sạn và đại lý du lịch để thực hiện áp chính sách trên, ngoài ra còn áp dụng giảm giá cho người dùng thẻ tín dụng. Đặc biệt Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu chi nhánh các tỉnh, TP triển khai các giải pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, ưu tiên các lĩnh vực y tế, giáo dục, các khu du lịch và nhà hàng khách sạn. Ở các trường học, bệnh viện sẽ trang bị lắp đặt các thiết bị chấp nhận thẻ, thanh toán ứng dụng QR, cho phép phụ huynh, người bệnh... sử dụng thiết bị di động, thẻ ngân hàng để thanh toán, tương tự như việc mua hàng trong siêu thị .Theo Ngân hàng Nhà nước, Việt Nam hiện có 78 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán qua internet và 45 tổ chức cung ứng dịch thanh toán di động (mobile payment). Theo số liệu mà của Cục Thương mại điện tử và
Kinh tế số - Bộ Công Thương, thương mại điện tử tại Việt Nam thời gian qua đã có sự chuyển biến tích cực khi mà các giao dịch qua internet, di động tăng tới 238% về giá trị. Tuy nhiên, tiền mặt vẫn chiếm ưu thế với hơn 90% giao dịch. Chính phủ đã đưa ra mục tiêu đến năm 2020, tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt phải chiếm hơn 30% trên tổng phương tiện thanh toán tại Việt Nam. Song song đó, cần xây dựng cho được hệ sinh thái thanh toán điện tử ngày càng phổ biến và tiện lợi cho người giao dịch. Hiện đại hóa hệ thống thanh toán điện tử của ngân hàng sẽ giúp ngân hàng xây dựng được kết cấu hạ tầng hiện đại để cung cấp các sản phẩm dịch vụ tiện lợi và đa dạng, ngày càng thỏa mãn tốt hơn các nhu cầu của khách hàng, giảm chi phí vận hành, tăng cường hiệu quả quản lý và tăng hiệu quả kinh doanh.
Trong thời đại công nghệ 4.0, việc áp dụng linh hoạt công nghệ hiện đại vào phát triển hệ thống thanh toán hiện đại trong tất cả các lĩnh vực là một yếu tố quan trọng và tiện lợi hơn rất nhiều so với việc luôn cầm tiền mặt để thanh toán. Du lịch sẽ là một trong các lĩnh vực áp dụng hệ thống thanh toán hiện đại có hiệu quả cao. Ở Việt Nam, đặc biệt ở các nơi vùng sâu, vùng xa, du lịch cộng đồng đang là một mũi nhọm góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế nói chung và kinh tế hộ, cộng đồng nói riêng. Việc áp dụng được hệ thống thanh toán số hiện đại vào trong phát triển du lịch cộng đồng tại các vùng quê là một sự cần thiết và phù hợp. Ngoài ra việc liên kết với Ngân hàng để thực hiện sử dụng các dịch vụ, các chương trình chính sách vào phát triển du lịch cộng đồng cũng đống một vai trò to lớn góp phần vào sự thành công của du lịch cộng đồng. Nhiều vùng địa phương có điều kiện DLCĐ phát triển như: Du lịch Dù Lượng tại Xã Cao Phạ, Du lịch ruộng bậc thang tại xã La Pán Tẩn của huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái; Du lịch cảnh quan Cát Cát, Sa Pa-,Lào Cai; Du lịch Hoa Tam giác mạch Hà Giang....
2.2.2. Tình hình sử dụng các dịch vụ ngân hàng vào phát triển các mô hình du lịch cộng đồng ở Việt Nam
Theo tờ tạp chí tài chính ngân hàng Nhà nước cho biết, trong quý II/2016, các Ngân hàng thương mại trên địa bàn 13 tỉnh thành khu vực ĐBSCL (Đồng bằng sông Cửu Long) đã cho vay khoảng trên 2.600 tỷ đồng vào các dự án phát triển du lịch, chiếm khoảng gần 4% tổng dư nợ tín dụng du lịch trên địa bàn toàn quốc.
Theo lãnh đạo Ngân hàng BIDV đánh giá, để hướng đến một mục tiêu kết nối không gian du lịch toàn vùng ĐBSCL và mở rộng sang các quốc gia lân cận trong khu vực các nước ASEAN. Ngân hàng BIDV cũng đưa ra cam kết sẽ dành một khoản tài chính lớn để tài trợ vốn trung, dài hạn cho các dự án đầu tư hạ tầng kết nối du lịch 4 nước Việt Nam – Lào – Campuchia và Myanmar. Đồng thời, ngân hàng BIDV cũng sẽ ưu tiên dành vốn để cho vay phát triển các tuyến du lịch liên tỉnh, liên quốc gia như: tuyến du lịch dọc sông Mê Kông (Việt Nam – Campuchia), tuyến du lịch sinh thái đường 8 (Thái Lan – Lào – Việt Nam); tuyến hành lang phía Nam (Thái Lan – Campuchia – Việt Nam – Myanmar).[10]
Ngoài ra một số tổ chức tài chính quốc tế như WB, ADB cũng đã tài trợ hàng trăm triệu USD cho các dự án phát triển môi trường xanh, gắn với ứng phó tác động từ biến đổi khí hậu. Trong hiệp định tài trợ 560 triệu USD vốn vay của WB dành cho khu vực ĐBSCL, trong đó dành khoảng 310 triệu USD để cho vay phát triển các dự án xanh như các mô hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng và các dự án kết hợp tạo ra sinh kế mới cho người dân chịu ảnh hưởng từ xâm nhập mặn. Trong khi đó, Ngân hàng ADB các năm qua cũng đã tài trợ 100 triệu USD để phát triển cơ sở hạ tầng du lịch của 3 quốc gia thuộc tiểu vùng sông Mê Kông. Những khoản hỗ trợ này thời gian qua đã được giải ngân để xây dựng hàng loạt các cảng sông, thiết lập các hệ thống làm sạch nước thải tại nhiều địa phương ở Kiên Giang, Sóc Trăng, Cà Mau.[10]
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tương nghiên cứu của đề tài là nhu cầu, thực trạng tiếp cận, sử dụng và những rào cản trong tiếp cận các dịch vụ ngân hàng của các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng trên địa bàn.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu về tiếp cận các dịch vụ ngân hàng của các hộ dân tộc thiểu số tham gia kinh doanh du lịch cộng đồng trên phạm vi xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.
- Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp của đề tài được thu thập trong