Thực trạng kinh doanh du lịch của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Tiếp cận dịch vụ ngân hàng của các hộ dân tộc thiểu số trong phát triển du lịch cộng đồng ở xã cao phạ, huyện mù cang chải, tỉnh yên bái (Trang 58)

4.2.1 Đặc điểm của các hộ khảo sát

Bảng 4.3. Đặc điểm cơ bản của người được phỏng vấn

STT Các đặc điểm cơ bản của người được

phỏng vấn

Đơn vị

tính Số liệu

1 Tuổi bình quân của những người phỏng vấn Tuổi 37 2 Tỷ trọng số người phỏng vấn là nữ giới % 13 3 Tỷ trọng số người phỏng vấn là dân tộc thiểu

số % 100

4 Trình độ học vấn

Tỷ lệ số người phỏng vấn tốt nghiệp tiểu học % 26 Tỷ lệ số người phỏng vấn tốt nghiệp trung

học cơ sở % 20

Tỷ lệ số người phỏng vấn tốt nghiệp trung

học phổ thông % 47

Tỷ lệ số người phỏng vấn tốt nghiệp trung

học chuyên nghiệp trở lên % 7

Tỷ lệ số người phỏng vấn không đi học % 0 5 Số năm kinh doanh du lịch cộng đồng bình

quân năm 3

6 Tỷ trọng số người được phỏng vấn có chứng

chỉ tham gia tập huấn về du lịch cộng đồng % 13

Trong tổng số các hộ khảo sát cho thấy, độ tuổi trung bình của các hộ tham gia vào kinh doanh du lịch cộng đồng là 37 tuổi. Với độ tuổi này là độ tuổi chín chán nhất trong sự nghiệp, bao gồm về cả lập trường cũng như tư duy và kinh nghiệm sống. Đây sẽ là lớp bậc thầy dẫn dắt, chỉ đạo, làm nền móng cho phát triển du lịch cộng đồng về sau. Đồng thời cũng là người định hướng cho các lớp trẻ tham gia vào phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương

Từ bảng 4.3 cho thấy, tỷ lệ nữ giới tham gia khảo sát là chiến 13,3% trong đó nam giới là 86.7%. Con số cho thấy khả năng được tham gia hội nhập vào cùng nắm giữ, phát triển kinh doanh du lịch cộng đồng cũng như để tiếp cận các dịch vụ của ngân hàng của người phụ nữ đã dần được tôn nghiên và khẳng định. Phụ nữa hoàn toàn có thể làm được bất kì những trọng trách nam giới có thể đảm nhiệm mà thậm chí nam giới không dám làm. Cụ thể tại Sa Pa, Lào Cai người đảm nhiệm dẫn khách tới nhà, tới du lịch tại cộng đồng hầu như là nữ giới, với nam giới lại là trọng trách xây, nhà xây cửa. Đồng thời nữ giới còn là người trụ cột chính về kinh tế trong gia đình tại Sa Pa, Lào Cai

Tỷ trọng các hộ khảo sát tham gia kinh doanh du lịch cộng đồng tại địa bàn xã hầu hết là người dân thiểu số. Cho thấy được tình trạng ngày càng tiến bộ của người dân tộc thiểu số trong lĩnh vực kinh doanh ngày càng được nâng cao và cải thiện được đi phần nào chính cuộc sống của họ. Để phát triển đúng với bản chất du lịch làng, du lịch cộng đồng thì yếu tố về văn hóa dân tộc sẽ như tô đậm lên giá trị của du lịch cộng đồng, tại ở đó du khách sẽ được thấy những phong tục, tập quán, những lối sống, nét sống đơn sơ, giản dị, những món ăn vô vị nhưng lại thấu đáo lòng người. Cũng tại đó du khách lại được chiên ngưỡng lẽ hội mới mẻ, tôn nghiêng đậm đà bản sắc dân tộc.

Trình độ học vấn còn thấp, đại đa số chỉ học hết cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Trình độ học vấn thấp cũng chính là những nguyên nhân gây ra hậu quả trong việc không sử dụng được thành thạo các

công nghệ hiện đại. Ngoài ra, học vấn thấp tương đương với thất nghiệp là nhiều, trở nên khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay của ngân hàng để phát triển du lịch cộng đồng, bởi sẽ không có tài sản để thế chấp hay tín chấp vay vốn. Thiếu kiến thức trong việc sử dụng các chức năng, tính năng hiện đại của ngân hàng như thanh toán trực tuyến, chuyển khoản, quyết mã thẻ QR code… Hơn thế, trình độ học vấn thấp sẽ khiến cho con người ta không biết sử dụng tối ưu các nguồn lực, không biết ưu tiên lựa chọn các hình thức kinh doanh sau cho phù hợp với khách hàng, khả năng marketing về du lịch kém, không tự xây dựng được trang wed cho mình, không biết sử dụng mạng xã hội…

Theo số liệu tổng hợp điều tra,số năm bình quân các hộ tham gia kinh doanh du lịch cộng đồng tại địa bàn xã còn thấp chỉ với 2,7 năm. Cho thấy kinh nghiệm kinh doanh, làm du lịch của người dân còn khá hạn chế. Kinh nghiệm tiếp cận, sử dụng các chính sách, dịch vụ của ngân hàng là còn khá hạn chế, ít kinh nghiệm trong việc vay vôn, ít kinh ngfhiệm trong việc sử dụng các dịch vụ khác như mở tài khoản ngân hàng, thanh toán, chuyển khoản trực tuyến, không thành thạo trong sử dụng thẻ ngân hàng… Ngoài ra cũng ít kinh nghiệm trong việc dẫn khách, giữ khách và phục vụ khách, xây dụng mô hình nhà ở...

Tình hình được tập huấn, cấp chứng chỉ tập huấn về du lịch, kinh doanh du lịch cộng đồng của các hộ còn khá hạn chế, cho thấy tình trạng tham gia tập huấn của các hộ cũng như khả năng quan tâm của chính quyền đến người dân trong phát triển du lịch cộng đồng chưa thực sự là con số lí tưởng. Để khai mở cho du lịch của một cộng đồng phát triển, ngoài việc phải đi học kinh nghiệm từ nhiều nơi khác, bạn bè, người thân, thì việc tham gia tập huấn cũng như mở lớp tập huấn để làm như thế nào sao cho du lịch phát triển được phù hợp với thế mạnh của vùng là rất cần thiết.

Bảng 4.4. Đặc điểm cơ bản của hộ gia đình được phỏng vấn STT Các đặc điểm cơ bản của hộ gia đình được

phỏng vấn

Đơn vị

tính Số liệu

1 Số nhân khẩu trung bình Người 5

2 Số lao động trung bình Lao động 3

Trong đó: Số lao động tham gia vào làm du

lịch Lao động 3

3 Diện tích đất thổ cư bình quân m2 545

4 Diện tích Homestay bình quân m2 200

5 Diện tích đất nông nghiệp bình quân m2 4947 6 Tỷ trọng số hộ có giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất và tài sản gắn với đất thổ cư % 13 7 Tỷ trọng số hộ có giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất nông lâm nghiệp % 13

8 Thu nhập bình quân tháng Triệu

đồng 6

-Thu nhập tháng cao nhất Triệu

đồng 12

-Thu nhập tháng thấp nhất Triệu

đồng 2

9 Tỷ trọng thu nhập từ du lịch trên tổng thu nhập % 55 10 Tổng giá trị bình quân nhà ở và homestay Triệu

đồng 450

11 Tỷ trọng số hộ có ô tô % 0

12 Tỷ trọng số hộ có máy vi tính % 27

13 Tỷ trọng số hộ có internet/wifi tại nhà % 93 14 Tỷ trọng số hộ có điện thoại thông minh % 93

15 Tỷ trọng số hộ có điều hòa % 0

16 Tỷ trọng số hộ có máy giặt % 100

17 Tỷ trọng số hộ có Tivi màn hình Led % 73

18 Tỷ trọng số hộ có tủ lạnh % 100

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2020

Qua bảng số liệu 4.4 cho thấy, số khẩu bình quân mỗi hộ làm du lịch là 5 người và số lao động chính bình quân tham gia kinh doanh du lịch cộng đồng cũng là 3 người. Yếu tố về nhân lực lao động trong phục vụ du khách du lịch tại các cơ sở như nhà hàng, nhà nghỉ, homestay là rất quan trọng. Đủ

nhân lực phục vụ khách trong thời điểm cao điểm là một yếu tố thành công của chủ kinh doanh. Đồng thời cũng sẽ khiến cho du khách cảm thấy hài lòng với chế độ phục vụ, quan tâm của chủ nhà. Nhưng ngược lại, nếu nguồn nhân lực không đủ, trong phục vụ sẽ khiến khách hàng cảm thấy mình chưa đthực sự được hỗ trợ, phục vụ chu đáo.Chính vì vậy cần đầu tư vào nguồn lực khi cảm thấy nguồn lực còn hạn chế.

Diện tích đất thổ cư trung bình mỗi hộ khoảng trên 540 mét vuông, đây là một con số cho thấy diện tích đất ở của các hộ còn tương đối cao, là tiềm năng cho khai phá để phục vụ mở dịch vụ kinh doanh du lịch cộng đồng. Diện tích bình quân các homestay tương đối rộng, đảm bảo được đầy đủ cho số lượng khách tới thăm lưu trú với cộng đồng.

Tình hình về quyền sở hữu sổ chứng nhận sử sụng tài sản vể đất và giá trị gắn trên đất của các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng trên địa bàn xã Cao Phạ là còn rất hạn chế. Không có giấy chứng nhận sử dụng đất, giấy chứng nhận giá trị gắn trên đất là một khó khăn khi thực hiện vay vốn ngân hàng đặc biệt là ngân hàng Nông nghiêp và phát triển nông thôn (Agribank).

Thu nhập bình quân tháng của các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng là hơn 6 triệu đồng/tháng, còn tương đối thấp. So với nhiều vùng cùng kinh doanh du lịch như Hầu Thào- Sa Pa với thu nhập bình quân là 21triệu/tháng, Du lịch cộng đồng Mường Lò- Nghĩa Lộ với thu nhập 10 triệu/tháng. Thu nhập cao hay thấp từ du lịch sẽ ảnh hưởng đến tâm lí lựa kinh doanh du lịch hay không của người dân. Nếu thu nhập thấp sẽ cảm thấy con đường kinh doanh du lịch trở nên chán nản và ngược lại nếu thu nhập cao sẽ khuyến khích lựa chọn kinh doanh du lịch hơn. Ngoài ra thu nhập cũng ảnh hưởng khá lớn đến bao gồm cả về tiêu cực và tích cực đến vấn đề vay vốn ngân hàng. Nhiều ngân hàng sẽ đưa ra quyết định cho vay vốn hay không khi thấy được khả năng thu nhập của người vay, và tất nhiên thu nhập cao sẽ là lợi thế hơn hẳn khi vay vốn ngân hàng.

Hầu hết các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng trên địa bàn xã không có hộ nào sở hữu ô tô riêng, đồng thời cũng không có hộ nào trang bị thiết bị điều hòa cho phòng khách. Đây là một hạn chế cho việc đi đón du khách và phục vụ chế độ ngủ nghỉ cho khách du lịch. Đặc biệt với trang bị điều hòa, điều hòa là thiết bị giúp cân bằng nhiệt độ nóng lạnh cho căn phòng khi nghỉ ngơi, tuy nhiên với nhiệt độ bất thường tại xã Cao Phạ lúc nóng, lúc lạnh thì có chiếc máy điều hòa sẽ là yếu tố góp phần thành công hơn khi kinh doanh du lịch cộng đồng.

Các trang thiết bị như tivi, tủ lạnh, máy giặt là các thiết bị cần thiết cần phải có để phục vụ cho một ngôi nhà dành cho khách du lịch. Giúp khách cảm thấy không bị thiếu thốn, đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu khi lưu trú tại cộng đồng.

Máy tính, mạng wifi sẽ giúp cho du khách được tra cứu, xem các thông tin, đồng thời cũng có thể phục vụ cho việc du khách giúp mình quảng bá các sản phẩm du lịch địa phương ngay tại vùng du lịch. Một ví dụ rất điểm hình về cách phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Mù Cang Chải, Yên Bái của ông Hảng A Dê. Ông Dê là cựu sinh viên của trường Đại học Kinh tế và Quảng trị kinh doanh Thái Nguyên, sau khi ra trường ông đã có một thời gian 3 đến 4 năm làm trong lĩnh vực viễn thông. Tuy nhiên cho đến những năm 2017- 2018 ông đã nhận ra rằng công việc viễn thông trở nên không phù hợp với mình, mà tại thời điểm đó ông nhận thấy du lịch ruộng bậc thang đang có tiềm phát triển mạnh. Vì vậy ông đã quyết định bỏ viễn thông chuyển sang con đường kinh doanh du lịch, cụ thể là làm homestay du lịch. Ở giai đoạn đầu ông gặp khá nhiều khó khăn trong vấn đề khách khứa, nhưng với tiềm năng vốn có của mình cùng với khả năng nói được thành thạo tiếng Anh của vợ mình ông đã dần dẫn được những đoàn khách về homestay của ông. Tại đây công cụ hỗ trợ lớn nhất để giúp du khách biết tới ông nhiều hơn chính là chiếc máy tính và mạng wifi. Có du khách đã giúp ông xây dựng trang wed và

quảng bá mô hình du lịch homestay của mình, thương hiệu của ông ngày càng trở nên rộng rãi trên các báo trí, truyền hình. Ông cũng được ví như người đã dẫn đầu trong làng du lịch cộng đồng tại huyện Mù cang Chải, tỉnh Yên Bái. Qua dụ đó chúng ta có thể thấy được vai trò to lớn của việc trang bị chiếc máy tính và mạng wifi.

4.2.2 Tình hình phát triển du lịch cộng đồng của các hộ khảo sát

Du lịch xã Cao Phạ đang là loại hình du lịch sinh thái kết hợp với du lịch cộng đồng của các đồng bào dân tộc Mông và Thái. Tuy nhiên sự bùng nổ, phát triển mạnh mẽ nhất của du lịch cộng đồng xã Cao Phạ là chỉ trong giai đoạn năm 2017 trở lại đây. Chính vì vậy các hộ kinh doanh du lịch tại địa bàn xã Cao Phạ còn rất ít, chỉ có 15 trên 1034 hộ kinh doanh du lịch chiếm khoảng 1,5 % so với tổng số hộ dân toàn xã. Hầu như các hộ kinh doanh kinh du lịch tại xã tìm kiếm khách hàng thông qua bạn bè giới thiệu . Thông qua số liệu thực tế cho thấy khoảng 40% các hộ dân tìm kiếm khách hàng qua quảng bá trên facebook, 20% qua youtobe và zalo. Trong đó có khoảng 27% trên tổng số hộ điều tra là có liên kết với các công ty lữ hành du lịch tại Hà Nội. Việc liên kết với các công ty lữ hành là một thuận lợi cho phát triển du lịch sau này như từ việc phân bổ khách hàng, đặt tour sẽ trở nên dẽ dàng hơn rất nhiều. Quan trọng hơn là sẽ tạo ra nguồn thu đều đặn cho các hộ kinh doanh du lịch. Đặc biệt, qua số liệu thực tế cho thấy còn hơn khoảng 73% các hộ chưa liên kết với các du lịch lữ hành và đây chính là cái khó khăn chung cho các hộ kinh doanh du lịch trong việc tìm kiếm khách hàng.

Bên cạnh những vấn đề về khách hàng cho các hộ kinh doanh du lịch thì các chính sách về hỗ trợ, vay vốn cũng là vấn đề đáng quan tâm để củng cố cho sự đầu tư phát triển du lịch của các hộ. Khi thực hiện vay vốn, việc đến trực tiếp tại ngân hàng hoặc thông qua cán bộ thôn, cán bộ xã là sự lựa chọn hàng đầu của các hộ dân kinh doanh du lịch. Qua số liệu điều tra cho thấy hầu hết các hộ có vay vốn ngân hàng có khoảng 56% đến trực tiếp tại

ngân hàng để vay vốn, gần 78% phải thông qua cán bộ thôn, cán bộ xã. Thông qua các hộ khảo sát cho thấy việc tạo điều kiện cho vay vốn của ngân hàng thông qua cán bộ thôn là điều rất tiện lợi, giúp rút ngắn đi khoảng cách đi lại giữa hộ vay với ngân hàng. Tuy nhiên bên cạnh đó có không ít những khó khăn trong việc vay vốn. Vay vốn ngân hàng phải đảm bảo tài sản thế chấp nên đây chính là vấn đề lớn, gây khó khăn cho các hộ có mong muốn vay vốn. Bên cạnh đó sổ đỏ là một trong những tài sản có thể dùng để thế chấp thực hiện vay vốn, nhưng hầu như khoảng 90% các hộ kinh doanh du lịch tại xã chưa được cấp sổ đỏ. Ngoài ra các thủ tục vay vốn còn phức tạp, rờm rà, thời gian dải ngân khá chậm nên cũng ảnh hưởng trực tiếp tới việc kinh doanh của các hộ.

Về chính quyền địa phương việc hỗ trợ tập huấn, hỗ trợ thủ tục vay vốn cho các hộ dân thực hiện kinh doanh du lịch là một yếu tố quan trọng góp phần vào định hướng phát triển du lịch địa phương. Qua số liệu khảo sát thực tế cho thấy có 13% trong tổng số 100% các hộ kinh doanh du lịch được tập huấn về về kiến thức cơ bản như trang trí nhà ở, nấu ăn, học tiếng giao tiếp để phục vụ phát triển du lịch cộng đồng. Con số này cho thấy việc thực hiện tập huấn của đia phương còn chưa được chú trọng và thật sự quan tâm, có gần 90% các hộ khảo sát cho thấy họ luôn có nhu cầu tập huấn nhưng không có thông tin tập

Một phần của tài liệu Tiếp cận dịch vụ ngân hàng của các hộ dân tộc thiểu số trong phát triển du lịch cộng đồng ở xã cao phạ, huyện mù cang chải, tỉnh yên bái (Trang 58)