- Phạm vi về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu về tiếp cận các dịch vụ ngân hàng của các hộ dân tộc thiểu số tham gia kinh doanh du lịch cộng đồng trên phạm vi xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.
- Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp của đề tài được thu thập trong khoảng 3 năm, từ năm 2017-2019. Số liệu sơ cấp được thu thập trong năm 2020 thông qua phỏng vấn trực tiếp các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng và các bên liên quan tại vùng nghiên cứu.
- Phạm vi về nội dung: Thực trạng tiếp cận, sử dụng và những rào cản trong tiếp cận dịch vụ ngân hàng của các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng tại xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.
3.2 Nội dung nghiên cứu
- Tình hình kinh doanh du lịch của các hộ được phỏng vấn:
+Tuổi, giới tính, thành phần dân tộc, trình độ học vấn, kinh nghiệm kinh doanh du lịch cộng đồng của chủ hộ.
+ Số lượng, chất lượng của lao động tham gia phát triển du lịch cộng đồng. + Loại hình kinh doanh du lịch cộng đồng và các đặc điểm cơ bản; + Vốn, tài sản và thực trạng sử dụng tài sản cho kinh doanh du lịch cộng đồng;
+ Thời điểm thăm quan, trải nghiệm; các hoạt động trải nghiệm của du khách; mối quan tâm của du khách về các dịch vụ du lịch tại địa bàn.
+ Hình thức thanh toán của du khách: tiền mặt trực tiếp, thẻ, chuyển khoản. + Những lợi ích của các hộ dân tộc thiểu số về mặt nâng cao kiến thức, kỹ năng thông qua tiếp xúc với khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch nước ngoài: giao tiếp tiếng Anh; cách thức nấu ăn, trang trí phòng; thiết kế các tour cộng đồng, cách thức xây dựng các kênh quảng bá du lịch; và quản trị mô hình.
+ Thực trạng ứng dụng các công nghệ số trong kinh doanh du lịch cộng đồng của các hộ dân tộc thiểu số: đăng ký các kênh du lịch trực tuyến, xây dựng trang web, tạo trang facebook.
+ Mức độ và cơ cấu đầu tư cho các hoạt động phát triển du lịch. + Doanh thu từ các hoạt động du lịch.
+ Những hỗ trợ của huyện, của xã trong phát triển du lịch cộng đồng. - Thực trạng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng:
+ Thực trạng tiếp cận vốn vay từ ngân hàng: tên ngân hàng; lượng vốn vay; lãi suất; kỳ hạn; mục đích sử dụng vốn cho kinh doanh du lịch, cho mục đích khác; phương thức đảm bảo bằng tài sản thế chấp hoặc tín chấp; mức độ đáp ứng của lượng vốn vay so với nhu cầu của hộ; cách thức giao dịch với ngân hàng (gặp mặt trực tiếp, điện thoại, email, website).
+ Thực trạng tiếp cận các dịch vụ khác: thanh toán, tiết kiệm, mở tài khoản..
+ Các nguyên nhân chính mà các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng không tiếp cận các dịch vụ ngân hàng.
+ Những đề xuất của các hộ để tiếp cận dịch vụ ngân hàng và phát triển du lịch tại cộng đồng: đối với ngân hàng, đối với xã, đối với doanh nghiệp lữ hành.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
3.3.1.1 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Tại địa bàn nghiên cứu thực hiện tham vấn ý kiến cán bộ xã để lựa chọn và phỏng vấn các hộ đại diện tại các thôn bằng phiếu khảo sát đã chuẩn bị trước. Phỏng vấn trực tiếp các hộ sẽ được tiến hành tại địa bàn nghiên cứu.
Bảng 3.1. Số hộ dân tộc thiểu số được vấn trực tiếp tại xã Cao Phạ
Thôn Dân tộc
Số hộ tham gia kinh doanh du lịch được
phỏng vấn tại địa bàn Số hộ được phỏng vấn Tỷ lệ số hộ được phỏng vấn trên tổng số hộ (%) Tà Chơ Mông 5 5 100 Lìm Mông Mông 1 1 100 Lìm Thái Thái 5 5 100 Tà Sung Thái 4 4 100
Tại địa bàn nghiên tôi đã tham vấn chỗ ông Thào A Thênh - Phó chủ tịch xã, ông Giàng A Thênh - Bí thư đoàn xã và ông Sùng A Hồ - Văn phòng thống kê xã Cao Phạ để lấy thông tin về số lượng các hộ tham gia kinh doanh du lịch cộng đồng trên địa bàn xã Cao Phạ. Cũng từ đó tôi đã nắm được tổng số hộ tham gia kinh doanh du lịch cộng đồng tại địa bàn xã Cao Phạ là 15 hộ, đó là con số chính xác được phản hồi từ ban lãnh đạo xã. Do vậy tôi quyết định lựa chọn 15 hộ làm số mẫu để tiến hành khảo sát và phỏng vấn ,làm đề tài này.
3.2.1.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Các dữ liệu thứ cấp về du lịch cộng đồng sẽ được thu thập từ các cơ quan thống kê, các sở, phòng văn hóa thể thao và du lịch và ủy ban nhân dân cấp xã. Nghiên cứu này sẽ tiếp cận và sử dụng tối đa số liệu từ các cuộc điều tra chuyên đề để hỗ trợ cho phân tích.
3.3.2. Phương pháp phân tích số liệu
Số liệu sau khi thu thập, sẽ được tổng hợp theo chỉ tiêu nghiên cứu trên cơ sở so sánh giữa thực trạng và sự kỳ vọng về tiếp cận dịch vụ tài chính ngân hàng để chỉ ra những khoảng cách, những khó khăn cần tháo gỡ.
3.4. Địa điểm và thời gian tiến hành
3.4.1. Địa điểm nghiên cứu
Địa điểm: Xã Cao Phạ- huyện Mù Cang Chải- tỉnh Yên Bái
3.4.2. Thời gian tiến hành
Thời gian tiến hành: Từ tháng 01 năm 2020 đến hết tháng 4 năm 2020
3.5 Các chỉ tiêu dùng trong phân tích
3.5.1 Chỉ tiêu về thực trạng kinh doanh du lịch cộng đồng
- Thu nhập bình quân hàng tháng: Thu nhập bình quân tháng là khoản của cải thường được tính thành tiền mà một cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hoặc một nền kinh tế nhận được trong một khoảng thời gian là một tháng từ công việc, dịch vụ hoặc hoạt động nào đó đem lại.
+ Công thức tính thu nhập: I=TR-TC trông đó: I là thu nhập; TR là tổng doanh thu; TC là tổng chi phí.
- Số lượng du khách bình quân tháng: Là số lượng du khách trung bình mỗi tháng trong một năm đã có mặt để thăm quan tại cơ sở kinh doanh du lịch.
- Số ngày ở lại lưu trú của du khách: Là số ngày trung bình mỗi khách du lịch ở lại tại địa điểm du lịch, cơ sở kinh doanh du lịch.
- Mức tiêu bình quân của du khách cho một ngày lưu trú: Là số tiền du khách sẵn sàng bỏ ra để chi tiêu cho các dịch vụ của cơ sở kinh doanh du lịch.
3.5.2 Chỉ tiêu thực trạng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ ngân hàng
- Số hộ vay vốn kinh doanh du lịch: Là số lượng các hộ tham gia kinh doanh du lịch đã thực hiện vay vốn ngân hàng hay vay từ nguồn khác để phục vụ phát triển du lịch.
- Lượng vốn vây bình quân: Là số vốn vay trung bình của các hộ, các cá nhân, tổ chức kinh doanh đang thực hiện vay vốn.
+ Công thức: Qtb= ∑ (số vốn vay)/∑(số hộ đã vay vốn)
- Lãi suất bình quân hàng tháng: Là tỷ lệ bình quân mà theo đó tiền lãi được người vay trả cho người đã cho vay với số tiền gốc cụ thể nào đó trong một tháng.
Công thức tính lãi suất kép: Tn= a(1+r)n trong đó: Tn là số tiền tổng gốc lẫm lãi; a là số tiền gốc; r là lãi suất ngân hàng trong một tháng; n là số tháng vay.
- Kỳ hạn vay vốn: Là khoảng thời gian được tính từ ngày giải ngân vốn vay cho người vay cho đến thời điểm người vay phải trả hết nợ gốc và lãi theo thỏa thuận của tổ chức tín dụng với người vay.
- Số hộ sử dụng vốn vào du lịch: Là số lượng các hộ đã thực hiện vay vốn mà sử dụng số vốn đó vào kinh doanh, phát triển du lịch.
- Hiệu quả sử dụng vốn: Là tình hình khai thác, sử dụng và quản lí nguồn vốn để cuối cùng mang lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất, nhằm đáp ứng được các nhu cầu kinh doanh,tạo ra nguồn sinh lời lợi nhuận cho cơ sở kinh doanh.
- Số hộ có tài khoản ngân hàng: Là số lượng các hộ đã tham gia mở tài khoản ngân hàng cá nhân tại các tổ chức tài chính ngân hàng.
- Số hộ biết sử dụng các ứng dụng thanh toán số: Là số lượng các hộ đã biết tiếp cận và sử dụng các dịch vụ thanh toán nhanh trên ứng dụng điện thoại, trên các wedsite có cổng thanh toán điện tử qua tài khoản ngân hàng cá nhân của mình.
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của của địa bàn nghiên cứu
4.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trị địa lý
Xã Cao Phạ là một xã vùng sâu, vùng xa của huyện Mù Cang Chải, nằm cách trung tâm huyện khoảng 45 km về phía Nam và nằm ở phía Tây của Tỉnh Yên Bái. Cách thành phố Yên Bái 138 km theo tuyến đường từ Cao Phạ- Tú lệ - Văn Chấn.
- Phía Đông giáp với xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải và xã Tú Lệ của huyện Văn Chấn - Yên Bái.
- Phía Tây giáp với xã Púng Luông , huyện Mù Cang Chải, Yên Bái. - Phía Bắc giáp với xã La Pán Tẩn và xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải, Yên Bái.
- Phía Nam giáp với xã Nậm Khắt, Mù Cang Chải, Yên Bái.
Với một xã có vị trí địa lí như xã Cao Phạ thì xã là trung tâm của các xã có điểm du lịch phát triển như La Pán Tẩn, Chế Cu Nha, Nậm Có, hay Tú Lệ- Văn Chấn. Cao Phạ là xã có đường QL32 đi qua trụ sở của UBND xã, đây là con đường cầu với các điểm du lịch nổi tiếng trong toàn huyện và các điểm du lịch Tây Bắc Việt Nam. Chính vì vậy vị trí địa lí xã có một vai trò quan trọng trong phát triển du lịch của huyện Mù cang Chải. Bên cạnh những thuận lợi đó, với vị trí của xã cũng là một trong những khó khăn trong việc giữ chân khách ở lại cư trú. Có QL32 đi qua thuận lợi, đồng thời cũng là một xã có điểm du lịch nằm chính giữa nên khả năng giữ chân khách ở lại lưu trú là khá khó vì du khách sẽ còn phải đi các điểm lân cận. Đây chính là vấn đề bất cập không thể tránh khỏi của xã Cao Phạ.
4.1.1.2 Khí hậu, thủy văn, địa hình địa chất
a) Khí hậu
Xã Cao Phạ có khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng mưa tương đối ít, nhiệt độ và độ ẩm thấp, có gió lào thổi mạnh. Nhiệt độ trung bình năm là 19,6°C, mùa hè cao nhất là 40°C, mùa đông thấp nhất là 00C, Lượng mưa trung bình ở Cao Phạ là 1.990mm/năm. Mùa mưa ở đây bắt đầu sớm, từ tháng tư và kết thúc vào tháng mười. Lượng mưa trong mùa mưa chiếm tới 90% lượng mưa cả năm, Độ ẩm trung bình năm là 55%, vùng rẻo cao là 70 - 75%. Sương mù là một hiện tượng khá phố biến ở Cao Phạ trong suốt mùa đông. Do độ ẩm không cao, ít mây nên Cao Phạ có nhiều nắng. Số giờ nắng một năm là gần 1.800 giờ. Thời kỳ nhiều nắng nhất trong năm là cuối mùa đông và đầu mùa hạ.
Với một xã có khí hậu như Cao Phạ và đặc biệt còn tiếp giáp với các xã có du lịch phát triển như Tú Lệ, Nậm Có hay La Pán Tẩn, Chế Cu Nha... ngoài việc thích hợp cho sự phát triển nông nghiệp thì cũng rất thích hợp cho du lịch phát triển, đặc biệt vào mùa hè và mùa thu hằng năm. Hơn thế xã Cao Phạ là một xã vẫn có khoảng gần 2000 ha rừng nguyên sinh tạo nên một hệ sinh thái đa dạng về sinh học và một môi trường xanh sạch đẹp và trong lành.
Khí hậu là yếu tố quan trọng làm ảnh hưởng đến sự phát triển của các nghành nông lâm nghiệp, chăn nuôi và cả về ngành du lịch. Tuy nhiên xã Cao Phạ vẫn phải chịu sự tác động mạnh của khí hậu nhiệt đới gió mùa, do khí hậu có sự biến động lớn cho nên hàng năm thường xảy ra rét đậm, rét hại kéo dài từ đó sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất nông lâm nghiệp cũng như về cả du lịch của xã. Đáng lo ngại nhất là vào mùa đông và mùa xuân trên địa bàn xã gần như 80% có xương mù dày đạc ở tầng cao, kết hợp với nhiệt độ rất thấp là một yếu tố thời tiết gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển du lịch của vùng.
b) Thủy văn
Xã Cao Phạ là một xã nằm ở độ cao khoảng 2000m so với mặt nước biển nên hệ thống sông ngòi ít, trong toàn xã có khoảng 10 công trình thủy lợi đã được xây dựng nhằm cung cấp nước tưới tiêu cũng như cung như nước sạch để phục vụ sinh hoạt cho bà con. Lượng nước tập trung chủ yếu được lấy ra bởi các khê, vách nhỏ được tạo hóa bởi sự chia cắt địa hình, lượng mưa phùn rải rác trên đèo Khau Phạ cũng là yếu tố quan trọng để cung cấp dòng chảy cho nhiều khê của xã. Mặc dù xã Cao Phạ ở một độ cao như vậy nhưng lượng nước vẫn đáp ứng được đầy đủ cho phục vụ sinh hoạt cũng như tham gia hoạt động sản xuất hàng ngày của người dân địa phương. Cùng với sự tạo hóa của địa hình thì trên địa bàn xã cũng có khá nhiều tháp nước nhỏ giữ được những nét đẹp, nét đặc trưng riêng và luôn thu hút được lượng du khách khi ngang qua. Tuy nhiên bên cạnh đó thì lượng nước, hệ thống thuỷ văn ít là trở ngại lớn cho phục vụ công tác PCCCR và đây cũng là hạn chế lớn khi có cháy rừng xảy ra. Ngoài ra khi có lượng mưa lớn thì thường hay xảy ra lũ ống, lũ quét gây nguy hiểm, phá hại nhiều mùa màng, của cải cũng như việc giao thông đi lại lưu thông giữa các địa phương với nhau. Đặc biệt vào mùa du lịch thì việc đi lại sẽ trở nên khó khăn hơn.
c) Địa hình địa
Xã Cao Phạ có địa hình nằm trên sườn núi cao, hiểm trở thuộc vào hệ thống của dãy núi Hoàng Liên Sơn (có độ cao trung bình trên 800m so với mặt nước biển). Cao Phạ là một xã vùng cao nằm ở độ cao khoảng 2000m so với mặt nước biển mang địa hình đặc thù hiểm trở và phức tạp, có sự phân tầng cao, sườn có độ chia cắt mạnh, nhiều núi cao, khe cạn, vực sâu gây nhiều khó khăn cho việc đi lại cũng như sản xuất. Địa hình xã có hướng dốc theo hướng Tây Bắc – Đông Nam nhiều nơi tạo thành vách đứng có thể gây ra sạt lở nguy hiểm. Ngoài địa hình là sườn núi thì dưới chân của đèo Khau Phạ thuộc địa phận của xã cũng là một thung lũng tương đối bằng phẳng rất thích hợp cho phát triển nông nghiệp.
Với đặc điểm địa hình trên đã tạo ra những khó khăn cho công tác quản lý đất đai, sản xuất nông lâm nghiệp, việc bố trí xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông thuỷ lợi cũng như việc chăn nuôi gia súc, gia cầm trên toàn xã. Đặc biệt trong vấn đề đường giao thông đi lại là một trở ngại lớn, từ trung tâm ủy ban xã Cao Phạ đến huyện Mù Cang Chải phải trải qua con đường đèo Khau Phạ dài khoảng 30km với những cung đường đèo gấp khúc hiểm trở. Đèo Khau Phạ là một trong bốn tứ đại đỉnh đèo khó đi nhất ở phía Bắc nước ta. Tuy nhiên bên cạnh những khó khăn đó thì địa hình xã Cao Phạ đã tạo ra một hệ sinh thái tự nhiên tuyệt đẹp. Những cảnh quang tự nhiên của rừng núi kết hợp với những dãy sườn dốc đã tạo nên một bức tranh hùng vĩ mang đậm chất thiên nhiên. Đặc