Hiện nay, chương trình Tiếng Việt mới ở bậc Tiểu học đã chú trọng hơn đến việc phát triển kỹ năng hội thoại cho học sinh tiểu học thông qua việc đưa thêm vào phân môn Tập làm văn một số
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG HỘI THOẠI CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TRONG DẠY HỌC TIỀNG VIỆT
Chuyờn ngành: Giáo dục học (Bậc tiểu học)
LUẬN VĂN THẠC SỸ GIÁO DỤC HỌC
Người hướng dẫn: TS Chu Thị Thủy An
Quảng Bình- 2005
Trang 2Lời cảm ơn
Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, chúng tôi xin trân trọng cảm ơn Tiến
sỹ Chu Thị Thuỷ An, người thầy đã hết lòng tận tình hướng dẫn, giúp đỡchúng tôi trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thành luận văn
“Phát triển kĩ năng hội thoại cho học sinh tiểu học trong dạy học tiếng Việt”!
Chúng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy giáo, cô giáogiảng dạy, các phòng - ban của trường Đại học Đồng Hới đã tạo điều kiện
và giúp đỡ chúng tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài!
Chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn Sở Giáo dục & Đào tạo Nghệ An, phòng Giáo dục và các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Đồng Hới, cùng bạn bè, đồng nghiệp, những người thân đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi hoàn thành luận văn một cách tốt nhất!
Xin chân thành cảm ơn!
Đồng Hới, ngày 25 tháng 12 năm
2005
Trang 3Chương 1: Cơ sở lí luận
1.1 Hội thoại và các quy tắc hội thoại………. 6 1.1.1 Khái niệm về hội
thoại………
6
1.1.2 Các vận động hội thoại……… 7 1.1.3 Cấu trúc hội thoại……… 8 1.1.4 Các quy tắc hội thoại……… 10
1.2 Hành vi ngôn ngữ và hội
thoại………
16
1.2.1 Hành vi ngôn ngữ……… 16 1.2.2 Hành vi ở lời trực tiếp …………
………
17
1.2.3 Hành vi ở lời gián tiếp ………… ……… 18
1.3.Vai trò của môn Tiếng Việt trong việc phát triển kỹ năng hội
thoại cho HS tiểu học……… 20
1.3.1 Kỹ năng hội thoại ……… 20 1.3.2 Vai trò của môn Tiếng Việt với việc phát triển kĩ năng hội
Trang 41.4.1 Đặc điểm ngôn ngữ của học sinh tiểu học……… 26
1.4.2 Đặc điểm ngôn ngữ hội thoại của học sinh tiểu học………
28 Chương 2: Cơ sở thực tiễn 2.1 Chương trình, sách giáo khoaTiếng Việt với việc phát triển kĩ năng hội thoại……… 32
2.1.1 Nội dung Tập làm văn của chương trình Tiếng Việt Cải cách giáo dục với việc phát triển kĩ năng hội thoại……….… 32
2.1.2 Nội dung Tập làm văn của chương trình Tiếng Việt mới với việc phát triển kĩ năng hội thoại……… 35
2.1.3 Nhận xét……… 42
2.2 Thực trạng dạy học phát triển kĩ năng hội thoại cho học sinh tiểu học trong môn Tiếng Việt……… 52
2.2.1 Thực trạng nhận thức của giáo viên tiểu học……….…… 52
2.2.2.Thực trạng dạy học……… 53
Chương 3: phương pháp phát triển kĩ năng hội thoại cho học sinh tiểu học trong dạy học tiếng Việt 3.1 Các điều kiện để phát triển kĩ năng hội thoại cho HS tiểu học…. 58 3.2 Một số phương pháp phát triển kĩ năng hội thoại……… 63
3.3 Xây dựng hệ thống bài tập dạy học hội thoại………
70 3.3.1 Một số yêu cầu của bài tập hội thoại………
………
70 3.3.2 Hệ thống bài tập phát triển kỹ năng nghe ……… 73
3.3.3 Hệ thống bài tập phát triển kỹ năng nói………
76 3.4 Quy trình dạy học hội thoại……… ……… 85
4.1.Quy trình chung……… ……… … 85
4.2 Quy trình dạy học cụ thể……… ……… 88
3.5 Tiểu kết chương 3……… ……….
……
98 3.6 Tổ chức thực nghiệm sư phạm………… ……….
……
98 3.6.1 Mục đích thực nghiệm………… ……… 98
3.6.2 Đối tượng thực nghiệm………… ……… 98
3.6.3 Nội dung và cách thức tiến hành………… ……… 99
Trang 53.6.4.Tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm…………
Trang 6Phương pháp rèn luyện theo mẫu
Trang 7Phần mở đầu 1- Tính cấp thiết của đề tài
1.1 Mục tiêu giáo dưỡng của môn học Tiếng Việt trong nhà trường Tiểu
học hiện nay là giúp học sinh có kỹ năng sử dụng phương tiện ngôn ngữ đểhọc tập và giao tiếp
Xuất phát từ mục tiêu này, chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học đã đặtvấn đề dạy ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết trong đó việc dạy bốn kỹ năng giao
tiếp đọc, viết, nghe, nói là trọng tâm.
Trong những năm vừa qua, nhà trường Tiểu học chúng ta đã thu được
những thành công trong việc rèn luyện các kỹ năng đọc, viết cho học sinh, riêng việc rèn luyện các kỹ năng nghe, nói thì còn rất nhiều tồn tại Chúng ta
chưa xây dựng được một nội dung dạy học phù hợp với mục tiêu và còn nhiềubất cập trong phương pháp rèn luyện
Thực chất, lời nói, với tư cách là phương tiện giao tiếp của con người có
hai dạng: đơn thoại và hội thoại Trong đó, hội thoại là hình thức giao tiếp căn
bản, thường xuyên và phổ biến nhất của sự hành chức ngôn ngữ Thế nhưng, ở
nhà trường Tiểu học từ trước tới nay, việc rèn luyện kỹ năng hội thoại chưa được quan tâm đúng mức Bởi nhiều người cho rằng kỹ năng hội thoại của học
sinh có thể hình thành một cách tự nhiên thông qua các hoạt động giao tiếptrong gia đình và xã hội, kể cả trước khi học sinh đến trường Nhà trường chỉcần tập trung phát triển cho học sinh kỹ năng đơn thoại
1.2 Hiện nay, chương trình Tiếng Việt mới ở bậc Tiểu học đã chú trọng
hơn đến việc phát triển kỹ năng hội thoại cho học sinh tiểu học thông qua việc
đưa thêm vào phân môn Tập làm văn một số nội dung mới, cụ thể là: dạy chohọc sinh một số nghi thức lời nói, cách bắt đầu, kết thúc hoặc dẫn dắt tham dựvào các cuộc giao tiếp có tính chất nghi thức Nội dung mới này được đưa vào
Trang 8dạy ở các lớp 1,2 ,3 Thế nhưng trong quá trình thực hiện, giáo viên và họcsinh tiểu học còn gặp rất nhiều khó khăn, hiệu quả dạy học còn chưa cao.
Nội dung hội thoại trong chương trình tuy đã được chọn lọc, các nghi
thức giao tiếp điển hình đã đuợc chú trọng nhưng phạm vi giao tiếp còn hẹp,các nhà biên soạn chưa quan tâm đến bản chất của hành động ngôn ngữ Cáccuộc hội thoại đưa vào chương trình còn bị xé lẻ, tách khỏi ngữ cảnh, hoàncảnh giao tiếp, vi phạm các quy tắc hội thoại
Chương trình cũng chưa đưa ra được các chỉ dẫn cụ thể và phù hợp vềphương pháp dạy học nên đa số giáo viên đều dạy theo cảm tính và kinhnghiệm bản thân; việc đánh giá kĩ năng hội thoại của học sinh cũng chưa cócác tiêu chí cụ thể nên giáo viên còn rất nhiều lúng túng
Từ những phân tích trên, chúng tôi thấy rằng " Phát triển kỹ năng hội thoại cho học sinh tiểu học trong dạy học tiếng Việt" là một vấn đề có tính
thời sự, đòi hỏi phải có những công trình nghiên cứu để tháo gỡ những khókhăn về lí thuyết cũng như thực tiễn mà các nhà trường tiểu học đang gặp phải
2.2 ở Việt Nam, trong những năm gần đây đã có nhiều tác giả có cáccông trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề hội thoại và hành vi ngôn ngữ như:
Đỗ Hữu Châu, Cao Xuân Hạo, Nguyễn Đức Dân, Lê Đông, Hoàng Tuệ, HoàngPhê, Nguyễn Văn Hiệp, Bùi Minh Yến, Trần Thị Thìn, Hồ Lê, Hoàng TrọngPhiến, Nguyễn Thị Quy, Đỗ Thị Kim Liên Những công trình của các tác giả
Trang 9này đã đi sâu nghiên cứu những vấn đề như: cấu trúc hội thoại, các vận động hội thoại, các yếu tố kèm ngôn ngữ, các quy tắc hội thoại, ngữ nghĩa lời hội thoại của lý thuyết hội thoại và một số vấn đề về: cấu trúc của hành vi ở lời, điều kiện sử dụng hành
vi ở lời, những vấn đề hiện nay về các hành vi ngôn ngữ.
Có thể nói, việc công bố những công trình nghiên cứu về lý thuyết hộithoại của các tác giả đã mở ra một hướng mới trong dạy và học tiếng Việt ởcác nhà trường phổ thông nói chung và trường tiểu học nói riêng
2.3 Tuy nhiên, từ trước đến nay, việc ứng dụng lý thuyết hội thoại vào
dạy học tiếng Việt ở tiểu học chưa được nhiều người quan tâm, nghiên cứu Vì
thế, vấn đề dạy kỹ năng hội thoại cho học sinh tiểu học trong các chương trình
tiếng Việt tiểu học trước năm 2000 chưa được chú ý Từ khi chương trìnhTiếng Việt mới được triển khai thực hiện, đã có nhiều tác giả như: NguyễnQuang Ninh (1998, 2002), Hoàng Hoà Bình- Phan Phương Dung (2000),Hoàng Hoà Bình (2001), Lê Thị Thanh Bình (2003), Trần Thị Hiền Lương(2003), Nguyễn Trí (1996, 2003), Ngô Thị Minh (2003), Chu Thị Phương(2004), Nguyễn Thị Xuân Yến (2004, 2005) quan tâm đến vấn đề này Nhiều
bài viết liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề rèn kĩ năng hội thoại cho học sinh tiểu học trong dạy học tiếng Việt đã được đăng tải trên Tạp chí
chuyên ngành
Tác giả Hoàng Hoà Bình - Phan Phương Dung trong bài "Rèn luyện kỹ năng nói, viết cho học sinh (HS) tiểu học qua việc học phân môn Tập làm văn"[4] đã đề cập đến những tồn tại trong chương trình Tập làm văn – CCGD.
Các tác giả cũng đã đề ra một số giải pháp về phương pháp dạy Tập làm văntheo chương trình Tiếng Việt mới giúp HS sử dụng tốt tiếng mẹ đẻ trong giaotiếp
Trang 10Vấn đề nội dung và phương pháp thực hành giao tiếp để rèn luyện kỹnăng hội thoại cho HS tiểu học cũng đã được tác giả Ngô Thị Minh đề cập đến
trong bài " Thực hành giao tiếp - đặc điểm nổi bật của chương trình Tiếng Việt 2".[24]
Trong bài viết " Đặc điểm của chương trình Tiếng Việt tiểu học và yêu cầu đối với việc đào tạo giáo viên tiểu học"[1], tác giả Chu Thuỷ An cũng có đề
cập đến việc dạy kĩ năng hội thoại cho học sinh
Tuy nhiên, tác giả Nguyễn Thị Xuân Yến mới là tác giả có nhiều bài viết
đề cập trực tiếp đến vấn đề ứng dụng lý thuyết hội thoại vào dạy học tiếng Việtchương
trình mới nhằm rèn luyện kĩ năng hội thoại cho HS tiểu học.[41, 42, 43, 44]
Trong các bài viết của mình, tác giả đã đề cập nhiều đến vấn đề rèn kĩnăng hội thoại cho HS thông qua hệ thống các bài tập dạy hội thoại như bài tập
về luân phiên lượt lời kế cận, không kế cận, về mục đích giao tiếp, hoàn cảnhgiao tiếp, vai trò giao tiếp và các loại bài tập căn cứ vào thao tác nhận biếthành vi ngôn ngữ ở lời như nhóm bài tập tiền nhận biết, nhóm bài tập lựa chọn
và nhóm bài tập sắp xếp, nhóm bài tập sáng tạo…
Tóm lại, vấn đề ứng dụng Lý thuyết hội thoại, trong dạy học tiếng Việt
ở tiểu học đã có tác giả đề cập đến Nhưng chưa có một công trình nào đề cập
đến một cách có hệ thống và toàn diện về nội dung và phương pháp phát triển
kỹ năng hội thoại của HS tiểu học trong dạy học tiếng Việt.
Tuy vậy, những bài viết này đã mở ra cho chúng tôi một hướng nghiêncứu mới Đó là việc ứng dụng lý thuyết hội thoại vào dạy học tiếng Việt tiểu
học chương trình mới nhằm phát triển kĩ năng hội thoại cho học sinh.
3 Mục đích nghiên cứu
2.1.Bước đầu ứng dụng một số vấn đề của lí thuyết Ngữ dụng học vàoviệc xây dựng phương pháp phát triển kĩ năng hội thoại cho học sinh tiểu học
Trang 112.2 Góp phần giải quyết những khó khăn, vướng mắc của giáo viên khidạy- học các kiểu bài tập hội thoại trong phân môn Tập làm văn - chương trìnhTiếng Việt mới.
4 Đối tượng, khách thể nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp phát triển kỹ năng Hội thoại cho học sinh tiểu học
4.2 Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học tiếng Việt ở tiểu học
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu lí thuyết hội thoại và đặc điểm ngôn ngữ của học sinh Tiểuhọc
- Tìm hiểu thực trạng của việc phát triển kĩ năng hội thoại cho học sinhtrong dạy học tiếng Việt theo chương trình tiểu học mới
- Đưa ra một số đề xuất về phương pháp phát triển kỹ năng hội thoại chohọc sinh tiểu học
- Tổ chức thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính hiệu quả của phươngpháp đề xuất
6 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tổng hợp lý thuyết nhằm thu thập các thông tin
lý luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát, điều tra nhằm thu thập các thông tin thực tiễn
có liên quan đến đề tài
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá hiệu quả củaphương pháp phát triển kỹ năng hội thoại cho học sinh đã được đề xuất
- Phương pháp phân tích thống kê nhằm xử lý các số liệu thu được từthực nghiệm sư phạm
7 Cấu trúc đề tài: Đề tài gồm 4 phần:
Trang 12Phần I: Phần mở đầuPhần II: Phần nội dungPhần III: Phần kết luậnPhần IV: Phần phụ lục
Phần nội dung gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Cơ sở thực tiễn
Chương 3: Phương pháp phát triển kĩ năng hội thoại cho học sinh tiểu
học
Trang 13Chương 1: Cơ sở lí luận 1.1 Hội thoại và các quy tắc hội thoại
1.1.1 Khái niệm về hội thoại
Hội thoại, xét từ góc độ tâm lý – ngôn ngữ học là hình thức lời nói được
xây dựng theo nguyên lý “kích thích – phản ứng” [34 tr 27]
Khi bàn về vấn đề hội thoại, Đỗ Hữu Châu đã khẳng định “Hội thoại là hoạt động giao tiếp căn bản, thường xuyên, phổ biến của sự hành chức ngôn ngữ Các hình thức hành chức khác của ngôn ngữ đều được giải thích dựa vào hình thức hoạt động căn bản này ” [12 tr 276]
Sách “ Tiếng Việt 12” cho rằng: “ Hội thoại là hoạt động giao tiếp bằng lời (bằng miệng) giữa các nhân vật giao tiếp nhằm trao đổi các nội dung miêu tả và liên cá nhân theo đích được đặt ra” [11 tr 3]
Đỗ Thị Kim Liên đã đưa ra một định nghĩa cụ thể hơn về hội thoại: “Hội thoại là một trong những hoạt động ngôn ngữ thành lời giữa hai hoặc nhiều nhân vật trực tiếp, trong một ngữ cảnh nhất định mà giữa họ có sự tương tác qua lại về hành vi ngôn ngữ hay hành vi nhận thức nhằm đi đến một đích nhất định” [21 tr 18].
Được gắn với hành vi phát ngôn, Hồ Lê đưa ra quan niệm khác về hội
thoại: “Phát ngôn hội thoại là kết quả của một hành vi phát ngôn được kích thích bởi một sự kiện hiện thực (kể cả hội thoại hoặc một xung động tâm lý của người phát ngôn, có liên quan đến những người có khả năng trực tiếp tham gia hội thoại, nó tác động vào anh ta khiến anh ta phải dùng lời để phản ứng lại và hướng lời nói của mình vào những người có khả năng trực tiếp tham gia hội thoại ấy, trên cơ sở của một kiến thức về cấu trúc câu và về cách
xử lý mối quan hệ giữa phát ngôn và ngữ huống và của một dự cảm về hiệu quả của lời nói ấy đối với người thu ngôn hội thoại trực tiếp” [20 tr 180]
Nguyễn Quang Ninh định nghĩa: “Hội thoại là hoạt động giao tiếp bằng miệng giữa các nhân vật tham dự giao tiếp nhằm trao đổi những thông tin
Trang 14hoặc trao đổi tư tưởng, tình cảm, theo một mục đích đã được đặt ra” [29 tr
Hoạt động hội thoại hình thành là do vận động trao lời và trao đáp của
nhân vật giao tiếp Mục đích của hội thoại là giao tiếp, là làm mất đi sự khác
biệt, đối lập, thậm chí là trái ngược nhau về các mặt: hiểu biết, tâm lý, tình cảm,… giữa các nhân vật giao tiếp.
Căn cứ vào hoàn cảnh giao tiếp hẹp diễn ra hội thoại, chúng ta có thể
chia hội thoại thành:
- Hội thoại có tính chất nghi thức chính thức, mang tính chất quy phạm
(cuộc hội thoại trong các hội nghị, trong các cuộc toạ đàm…)
- Hội thoại không mang tính nghi thức, đó là những cuộc hội thoại mang
tính chất riêng tư, gia đình
Hội thoại chúng ta dạy cho HS tiểu học là hội thoại trong đó cả hai đều chủđộng tham gia giao tiếp hay còn gọi là kiểu hội thoại tích cực, mặt đối mặt
giữa các nhân vật hội thoại Đó chính là đối thoại Vì vậy, đề tài “Phát triển kĩ năng hội thoại cho HS tiểu học trong dạy học Tiếng Việt” của chúng tôi chỉ tập
trung nghiên cứu về đối thoại
Đối thoại là cuộc trò chuyện, trao đổi, thảo luận, tranh luận của hai hay
nhiều người Lời nói trong cuộc đối thoại gọi là lời đối thoại Nói cách khác,
“Lời đối thoại là lời trao đổi giữa hai hay nhiều người trong các cuộc giao tiếp, giao lưu”.[36 tr 74]
1.1.2 Các vận động hội thoại
Trang 15Các vận động hội thoại gồm: vận động trao lời, vận động đáp lời và vậnđộng tương tác.
1.1.2.1 Vận động trao lời
Trong một cuộc hội thoại, một người nào đó nói ra, hướng tới ngườinghe đang ở trước mặt, ta gọi vận động đó là vận động trao lời
Những yêu cầu chính của việc trao lời:
- Biết tự quy chiếu vị thế xã hội trong việc trao lời Điều này thể hiện ởviệc
chọn đại từ xưng hô dùng trong việc trao lời để xác định vị thế xã hội củangười trao và gián tiếp định vị thế xã hội cho người nghe trong giao tiếp
- Giữ vai trò khởi xướng hội thoại
- Phải bộc lộ rõ ràng sự quan tâm, chú ý đến nội dung cuộc thoại và thểhiện được thái độ, tình cảm, cũng như sự tôn trọng của người trao đối vớingười nghe
1.1.2.2 Vận động đáp lời
Khi đã có trao lời mà không có đáp lời thì không thành hội thoại Khi đã
có trao lời và đáp lời thì hình thành một vận động trao đáp, hình thành một hộithoại Vận động trao lời và vận động đáp lời là hai vận động cơ bản của hộithoại
Vận động trao đáp chịu sự chi phối bởi:
- Sự có mặt của người nghe trong lời trao và trong lời đáp
- Vị thế giao tiếp
1.1.3 Cấu trúc hội thoại
Cấu trúc hội thoại do các đơn vị hội thoại tổ chức lại làm thành Cấu trúcnày gồm:
1.1.3.1 Hành vi ở lời
Trang 16Khi tìm hiểu về câu, chúng ta thấy một câu gồm có: một nội dung miêu
tả (sự vật) và một cách thức nói năng nào đó để thể hiện nội dung miêu tả
Cách thức nói năng này chính là hành vi ở lời.
Ví dụ, ta có một nội dung miêu tả sau đây: Bây giờ là 9 giờ.
Với nội dung miêu tả này, ta có những hành vi ở lời khác nhau:
- Bây giờ là 9 giờ ( hành động miêu tả, kể )
- Bây giờ là 9 giờ phải không ?( hành động hỏi)
- Bây giờ đã là 9 giờ rồi đấy ! ( hành động nhắc nhở)
- Bây giờ mà đã 9 giờ rồi à ! ( hành động tỏ ý nghi ngờ)
Như vậy, là từ một lõi miêu tả, chúng ta có thể có nhiều hành vi ở lờikhác nhau Ta gọi nội dung miêu tả của câu là lõi miêu tả, còn hiệu quả mà cáchành vi ở lời mang lại cho người nghe là lực ở lời Khi tiếp nhận hành vi ở lời,
người nghe cần phải có một hành vi ở lời khác thích hợp đáp lại Ví dụ, khi tiếp nhận hành vi hỏi “Bây giờ là 9 giờ phải không ?” thì người nghe sẽ phải đáp lại “ Phải, bây giờ đúng là chín giờ”, hoặc “Không phải, bây giờ mới tám giờ” Các hành vi ở lời kiểu “Bây giờ là 9 giờ phải không ?”đòi hỏi một hành
vi hồi đáp được gọi là hành vi ở lời dẫn nhập Hành vi hồi đáp và hành vi ở lời
dẫn nhập làm thành từng cặp kế cận
1.1.3.2 Nghi thức ở lời
Nghi thức ở lời là việc người nói dùng các phương tiện ngôn ngữ để
báo cho người nghe biết hành vi ở lời của mình dùng là hành vi gì Ví dụ, nếu hành vi ở lời là hành vi hỏi thì phương tiện ngôn ngữ có thể dùng là các từ sao, phải không, gì nào…, còn khi hành vi ở lời là hành vi khuyên nhủ, răn bảo, thì
có thể dùng các từ như hãy, đừng, chớ, nên, bảo… Các dấu hiệu này được cả
cộng đồng người chấp nhận và sử dụng Việc lặp đi lặp lại chúng trong giaotiếp đã hình thành nên các nghi thức lời nói
Trang 17Khi xã giao, những người tham dự giao tiếp phải biết được các nghi thức
này thì việc giao tiếp mới có hiệu quả Có những nghi thức ở lời mở đầu lời
nói, có những nghi thức khép lại lời nói, có những nghi thức thưa gửi… Việc
sử dụng đúng lúc, đúng chỗ các nghi thức ở lời chứng tỏ sự giao tiếp có văn
hoá của những người tham dự hội thoại
1.1.3.3 Các đơn vị hội thoại
Hội thoại gồm những loại đơn vị sau:
- Các đơn vị lưỡng thoại: Đó là các đơn vị phải có ít nhất hai nhân vật
giao tiếp cùng tạo nên Đơn vị lưỡng thoại gồm có:
+ Cuộc thoại:
Cuộc thoại là toàn bộ cuộc đối đáp, trò chuyện giữa các nhân vật tham
dự giao tiếp kể từ khi bắt đầu tới khi kết thúc cuộc đối thoại, trò chuyện đó.Một cuộc thoại có thể có nhiều đề tài, nhiều đích hoặc cũng có thể chỉ có một
đề tài hoặc một đích duy nhất
+ Đoạn thoại chính là một bộ phận của cuộc thoại Một đoạn thoại được
đánh dấu bằng một đề tài và một đích Khi chuyển đề tài và chuyển đích ta cómột đoạn thoại khác
+ Cặp thoại là những cặp kế cận, gồm một hành động dẫn nhập và một
hành động hồi đáp Tuy nhiên, một cặp thoại bình thường lại nhiều hơn hai
hành động.Ví dụ: Đã vào học chưa hả ? Đưa quyển sách Tiếng Việt đây !/ Vừa vào học xong
Các đơn vị đơn thoại
Đó là những đơn vị do một người tạo ra trong một lần trao lời Đơn vịđơn thoại gồm có:
+ Tham thoại
Tham thoại là đơn vị đơn thoại do một người nói ra cùng với các tham
thoại khác lập thành một cặp thoại
Trang 18+ Hành vi ngôn ngữ
Đơn vị tối thiểu tạo nên một tham thoại là một hành vi ngôn ngữ
Mỗi một tham thoại cần được đáp lại bằng một hành vi ở lời tương ứng,phù hợp Nhưng một tham thoại có thể do nhiều hành vi ngôn ngữ tạo nên,song trong đó chỉ có một hành vi đòi hỏi người nghe phải dùng hành vi ở lờitương ứng đáp lại, còn hành động kia thì không cần
Ví dụ: - Trời nóng quá ! Mở cửa sổ ra đi Mai ơi !
- ừ, mình mở đây.
Trong tham thoại thứ nhất có hai hành vi ngôn ngữ Hành vi thứ nhấtbày tỏ ý kiến về thời tiết và hành vi thứ hai là lời đề nghị, yêu cầu mở cửa sổ.Nhưng ở hai hành vi này chỉ cần dùng một hành vi ở lời tương ứng đáp lại làđủ
1.1.4 Các quy tắc hội thoại
Trong bất kỳ một cuộc hội thoại nào, muốn giao tiếp đạt hiệu quả thìnhững người tham gia hội thoại phải nắm được các quy tắc nói năng để chủđộng tạo ra những lời nói phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp miệng Hay nóicách khác, để việc giao tiếp được tiến hành thuận lợi, những người tham giahội thoại phải tuân thủ các quy tắc sau:
1.1.4.1 Quy tắc thương lượng hội thoại
Đó là sự thoả thuận công khai (hoặc thoả thuận ngầm ẩn) của nhữngngười tham gia giao tiếp về hình thức, về nội dung, về vị thế, và về cấu trúchội thoại để việc giao tiếp được tiếp tục diễn ra theo hướng đã định Điều đó cónghĩa là trong giao tiếp phải có sự thống nhất về ngôn ngữ được dùng, vềphong cách nói, về ngữ điệu, về các vấn đề được đưa ra hội thoại Đồng thờiphải xác định đúng vị thế giao tiếp của từng người và phải đảm bảo sự luânphiên lượt lời để tránh sự giẫm đạp lượt lời của nhau
Trang 19Chẳng hạn, về cấu trúc hội thoại có sự thoả thuận (thương lượng) về
việc mở đầu có thể là những câu chào hỏi, những lời xã giao để thiết lập quan
Ví dụ 2:- Chào cậu bé Tên cậu là gì nhỉ?
- Cháu tên là Ngoan
- Cậu có cái tên mới đẹp làm sao!
- Cảm ơn cây [TV2, tập 2,tr 96]
Ví dụ 3: - Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không à?
- Cảm ơn các cháu Nhưng các cháu không giúp ông được đâu.
{TV2, tập 1, tr 62}
1.1.4.2 Quy tắc luân phiên lượt lời
Quy tắc này đòi hỏi những người tham gia giao tiếp phải có sự chú ý đếnviệc trao lời, đáp lời cũng như việc nhường lời, tiếp lời trong quá trình hộithoại
Chẳng hạn, khi có hai người tham gia giao tiếp thì khi người này nói,
người kia phải biết nhường lời, phải biết dừng lại để lắng nghe và phải nhậnbiết được dấu hiệu kết thúc (như ngữ điệu, hoặc sự có mặt của các từ kiểu như:
nhé, nhớ, à, đấy, hả, phải không, quá, ) để sẵn sàng tiếp lời làm cho cuộc hội
thoại diễn ra liền mạch Mỗi lần A nói hay B nói được coi là một lượt lời
Ví dụ: A: Bé con đi đâu sớm thế ?
Trang 20Hai cặp lượt lời trên là hai cặp kế cận.
Nhưng những lượt lời dưới đây không phải là một cặp kế cận:
Ví dụ: - Bố cháu đã về chưa?
- Bố cháu đi lúc 8 giờ sáng rồi.
Việc chỉ định và phân phối lượt lời sẽ không đặt ra đối với những cuộcsong thoại mặt đối mặt ở những cuộc đối thoại này thông thường người đangnói, nói xong thì người nói sau sẽ tiếp lời Như vậy, muốn cho cuộc hội thoại
có kết quả tốt thì phải vận hành quy tắc luân phiên lượt lời
1.1.4.3 Quy tắc liên kết hội thoại
Trong hội thoại, nếu giữa các lời của nhân vật hội thoại không có liênkết thì cuộc hội thoại sẽ không xẩy ra
Sự liên kết hội thoại này được thể hiện ở cả nội dung lẫn hình thức hộithoại
- Về nội dung, các lượt lời phải thống nhất về đề tài, nghĩa là cùng
hướng tới một nội dung hiện thực nhất định Sẽ không có sự liên kết hội thoại
về mặt nội dung nếu mỗi người tham dự giao tiếp nói tới một đề tài khác nhau.Ngoài ra, các lượt lời cần phải có sự thống nhất và liên kết chặt chẽ với nhau
về lập luận Bởi lập luận tạo thành cái mạch liên tục về nội dung
Ví dụ: A: Khoẻ không?
Trang 21B: Khỏe, cảm ơn!
Hành vi hỏi thăm của A đòi hỏi lời đáp của B Giữa hành vi ngôn ngữcủa A và B có sự liên kết với nhau về nghi thức giao tiếp
- Về hình thức, các lượt lời cũng cần có những dấu hiệu cụ thể Việc
dùng các phép thế, phép lặp, phép nối… chính là những dấu hiệu liên kết hộithoại về hình thức
Ví dụ: - Sao về sớm thế?
- Sớm gì mà sớm Chín giờ rồi còn gì?
Sự liên kết hội thoại này không nhất thiết phải diễn ra trong suốt cuộcthoại Có thể việc liên kết đó chỉ diễn ra trong một mảng đề tài nào đó, nếu nhưcuộc thoại đó đề cập tới nhiều đề tài khác nhau
1.1.4.4 Quy tắc tôn trọng thể diện của nhau
Quy tắc tôn trọng thể diện của nhau là quy tắc buộc người tham dự giao
tiếp phải giữ thể diện cho nhau Tức là, khi giao tiếp, người nói không chỉ phải
nói như thế nào để giữ thể diện cho mình mà còn phải nói sao để giữ thể diện
cho người nghe Vì thế, khi hội thoại cần phải biết lựa chọn những lời nói sao cho phù hợp Muốn vậy, khi nói nên sử dụng các biện pháp tu từ như: nói giảm, nói vòng để tránh những xúc phạm đến thể diện của người nghe cũng
như cố gắng gìn giữ thể diện của chính mình
Ví dụ: - Cậu làm ơn đóng giúp cửa lại được không?
Hay - Xin lỗi nhé, xử sự của bạn chưa phải là thông minh cho lắm.
Có thể dùng các phép phủ định lịch sự để nhắc nhở một việc làm chưađúng của một người nào đó
Ví dụ: Cách xử sự vừa rồi của cậu không phải là thông minh cho lắm! Hay dùng cách nói giảm khi chúng ta chê bai hoặc nhờ vả ai như:
- Canh ngon lắm, chỉ cái hơi mặn một chút thôi.
- Cho tớ mượn cái bút của cậu một lúc nhé!
Trang 22Trong hội thoại nguyên tắc này còn đòi hỏi chúng ta đừng xâm phạm lãnh địa hội thoại của người khác, đừng trả lời thay, đừng nói hớt, đừng cướp lời, giành
phần nói của người khác [12, tr 292]
Ví dụ: ở xã hội á Đông, hỏi về đời tư, tuổi tác là được phép, là tỏ ra quan
tâm tới người được hỏi Trái lại, ở xã hội phương Tây thì đề tài đó lại bị xem làkhông lịch sự, là "dí mũi" vào đời tư người khác
1.1.4.5 Quy tắc khiêm tốn
Quy tắc này đòi hỏi người nói không nên nói về mình quá nhiều Đặcbiệt người nói càng không nên tự khen, tự đề cao hay tán dương bản thânmình Điều này khiến người nghe khó chịu
Hãy nói về mình ít thôi, hãy hạ mình đi một chút thì hiệu quả giao tiếp
sẽ tăng lên Đây là điều chú ý khi hội thoại
Ví dụ: Mình chơi cầu lông không giỏi đâu, nhưng chúng ta thử đánh vài hiệp có được không?
Hay: - Bài toán này khó quá, bạn có thể giảng giúp mình được không?
1.1.4.6 Quy tắc cộng tác
Chỉ có người nói không có người nghe hoặc ngược lại chỉ có người nghekhông có người nói thì không thành hội thoại Khi có cả hai rồi thì họ phải có
sự cộng tác với nhau thì hội thoại mới diễn ra được
Vì thế khi nói, người nói phải nói những thông tin đúng với đích đặt ra,không nói những điều gì không đúng hoặc chưa chắc chắn, chưa đủ bằngchứng, tránh lối nói tối nghĩa, nói mập mờ, nói phải ngắn gọn, rõ ràng và nóinhững gì có quan hệ với nội dung hội thoại
1.1.4.7 Quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân – phép lịch sự
Trang 23Trong nhiều công trình nghiên cứu, phép lịch sự được xem như là một(hay một loạt chiến lược) được người nói dùng để hoàn thành một số mục đíchnhư thiết lập hoặc duy trì những quan hệ hài hoà.
Có thể định nghĩa lịch sự là một phương thức giảm thiểu sự xung đột
trong phát ngôn theo phương châm “Lời nói chẳng mắt tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân gồm các quy tắc sau:
- Quy tắc lịch sự quy thức là quy tắc không được áp đặt Quy tắc này
thích hợp với những ngữ cảnh trong đó giữa những người tham gia tương tác
có sự khác biệt về quyền lực và cương vị Lịch sự quy thức có tính phi cánhân Vì vậy, khi hội thoại không đưa ra mà cũng không dò tìm quan điểmriêng tư, tránh đả động đến cái riêng của cá nhân và tự hạ mình xuống
Để thực hiện quy tắc này, những người tham gia hội thoại thường dùngcác biện pháp đi kèm, các công thức đi kèm dùng trong câu cầu khiến như:
Làm ơn, làm phiền, xin lỗi, cảm phiền, giúp cho, hộ cho
Ví dụ: Làm phiền anh lấy giúp cho tôi chiếc cặp!
Tiếp đến, dùng cách báo trước cho người tiếp nhận bằng các kiểu tiềndẫn nhập
Ví dụ: Anh có thể giúp tôi một việc được không?
Hay: Tôi có thể hỏi anh được không?
- Quy tắc thứ hai phi quy thức hơn là quy tắc dành cho người đối thoại
sự lựa chọn
Có nghĩa là, bày tỏ ý kiến sao cho ý kiến hay lời thỉnh cầu của mình có
thể không được biết đến để không bị phản bác hay bị từ chối Muốn vậy,những điều người nói khẳng định hay thỉnh cầu đều được rào đón hoặc nóitheo lối hàm ẩn
Ví dụ: - Tôi có thể đọc tờ báo một lát được không?
Trang 24- Anh có thể bỏ giúp tôi lá thư được không?
- Quy tắc khuyến khích tình cảm bạn bè Quy tắc này thích hợp với
những bạn bè gần gũi hoặc thật sự thân mật với nhau Theo quy tắc này thì đã
là bạn bè phải chân tình, thẳng thắn, không phải rào đón, hàm ẩn khi nóichuyện với nhau
Ví dụ: Bạn lấy cho tôi cái ấm!
Đừng có làm như thế, không hay đâu!
Tóm lại, những quy tắc hội thoại đã chứng minh rằng, hội thoại - sự giao
tiếp bằng ngôn ngữ - không phải là sự kiện ngẫu nhiên, tùy tiện, không có quyluật Nhưng đây cũng chưa phải là toàn bộ những nguyên tắc có thể chi phốihội thoại Các nguyên tắc này khá linh hoạt, “mềm dẻo” và dễ dàng bị viphạm, chuyển hóa tùy theo các hoàn cảnh giao tiếp cụ thể Tuy vậy, những quytắc được nêu trên là quy tắc chính nên khi hội thoại chúng ta phải tôn trọngnhững quy tắc này thì hội thoại mới thành công
1.2 Hành vi ngôn ngữ và hội thoại
1.2.1.Hành vi ngôn ngữ
Thực chất đơn vị nhỏ nhất của hội thoại là cặp trao - đáp Mỗi cặp trao
đáp bao gồm các hành vi ngôn ngữ Hành vi ngôn ngữ có tính chất đơn thoạitrong cấu trúc hội thoại Đó là hành động phát ngôn, hành động nói năng
Đỗ Hữu Châu viết: “ Khi chúng ta nói năng là chúng ta hành động, chúng ta thực hiện một loạt hành động đặc biệt mà phương tiện là ngôn ngữ.”
[13, tr 88]
Xét trong quan hệ hội thoại, các hành vi ngôn ngữ có thể chia thành hai nhóm: những hành vi có hiệu lực ở lời và những hành vi liên hành vi Những
hành vi có hiệu lực ở lời – tức là những hành vi có hiệu lực thay đổi quyền lực
và trách nhiệm của người tham gia hội thoại Theo cách hiểu của O.Ducrot thìhành vi ở lời là những hành vi xét trong quan hệ giữa các tham thoại của các
Trang 25nhân vật hội thoại với nhau Khi thực hiện một hành vi có hiệu lực ở lời thànhmột tham thoại, người nói đã có trách nhiệm đối với phát ngôn của anh ta và
anh ta có quyền đòi hỏi đáp lại bằng một hành vi ở lời tương ứng Ví dụ: Hỏi/
trả lời; cầu khiến/ đáp ứng; chào/ chào; khen/ cảm ơn…
Những hành vi liên hành vi nằm trong quan hệ giữa các hành vi tạo nênmột tham thoại, chúng có tính chất đơn thoại trong khi các hành vi ở lời có tínhchất đối thoại
Theo lý thuyết hội thoại thì có các loại hành vi liên hành vi như: dẫn khởi, tiếp tục, nhắc lại, láy lại, ngắt lời, củng cố, kết thúc, chú thích, đánh gíá,
giải thích, tóm tắt, nhấn mạnh, điều chỉnh, biện minh, lập luận,
Theo quan điểm hội thoại thì các hành vi ở lời cần được xem xét theo
khả năng:
Thứ nhất, khởi phát lẫn nhau trong hội thoại Theo tiêu chí này thì các
hành vi ở lời có thể phân biệt với nhau ở vai trò dẫn nhập hay hồi đáp Cónhững hành vi có thể dùng để mở ra một cuộc thoại hay mở ra một đơn vị hội
thoại (như hành vi hỏi, hành vi chào, hành vi tái hiện) và có những hành vi dứt
khoát chỉ xuất hiện sau khi một hành vi khác của người đối thoại đã xuất hiện
(như hành vi trả lời câu hỏi, hành vi bác bỏ, hay từ chối, hành vi cảm ơn…)
Ví dụ: - Từ nay, các em có trốn học đi chơi nữa không?
- Thưa cô, không ạ, chúng em xin lỗi cô.
Thứ hai, hành vi ở lời được xem xét trong khả năng tác động đến chính
cuộc hội thoại Theo tiêu chí này, các hành vi ở lời được xem xét trong vai tròphục vụ cho chính tổ chức của hội thoại, cho mỗi hành vi ở lời tạo nên tổ chứchội thoại đó, thúc đẩy hay kìm hãm, thậm chí cản trở, thủ tiêu cuộc hội thoại
đang diễn tiến Chẳng hạn như hành vi dẫn nhập, ngắt lời, tiếp lời, hay hành vi đưa đẩy, xin phép, đánh dấu, giải thích, bổ sung, chú dẫn, trích dẫn, chuyển ý, dẫn thoại
Trang 26Những hành vi theo tiêu chí thứ hai này là những hành vi có đích, cóhiệu lực đối với chính cuộc thoại hay đối với các hành vi đơn vị của hội thoạichứ không nhằm trực tiếp vào các nhân vật tham gia hội thoại Ví dụ:
A - Hồng có nhà không cậu?
B - Có, hỏi làm gì thế?
Lời của B có hai hành vi: Có: mang chức năng thông tin; Hỏi làm gì thế? Có chức năng ở lời dẫn nhập buộc B phải cung cấp thông tin thúc đẩy
cuộc hội thoại tiếp tục
Hay: A - Hè này cậu đi nghỉ mát ở đâu?
B - Tớ định đi Sầm Sơn
A - Sầm Sơn, tuyệt vời ! (không nhằm trực tiếp vào nhân vật tham gia hội thoại)
Trong hội thoại, những người tham gia sử dụng ngôn ngữ để thuyết giải
cho nhau nghĩa của các sự kiện hiện hữu hay tiềm ẩn vây bọc xung quanh họ,
từ đó rút ra những hệ quả cho những hành động đã qua hoặc sẽ tới của họ.
[12,tr.146]
Hội thoại là địa bàn ở đó phép lịch sự phát huy tác dụng Theo phép lịch
sự, các hành vi ở lời lại có thể sử dụng theo hai cách: trực tiếp và gián tiếp
nhằm tôn Đồng Hới thể diện của người đối thoại
1.2.2 Hành vi ở lời trực tiếp là hành vi được thực hiện bằng những phương
tiện ngôn ngữ chuyên dùng cho nó
Ví dụ: - Hành vi hỏi thường được thực hiện một cách trực tiếp bằng câu
nghi vấn có chứa những phương tiện ngôn ngữ chuyên dùng như:
Đại từ nghi vấn: ai, gì, nào, đâu,
Cặp phụ từ nghi vấn: có không, đã chưa,
Tiểu từ nghi vấn: à, ừ, chăng, sao,
Quan hệ từ nghi vấn: hay (trong cấu trúc hỏi lựa chọn)
Trang 27- Hành vi cầu khiến thường được thực hiện một cách trực tiếp bằng câukhiến có chứa những phương tiện chuyên dùng biểu thị ý nghĩa cầu khiến như:
Phụ từ: hãy , đừng, chớ,
Tiểu từ tính thái: đi, thôi, nào, với, đã
Do được biểu thị bằng những phương tiện ngôn ngữ có ý nghĩa hiểnngôn phù hợp nên hành vi ở lời trực tiếp là thuộc nghĩa hiển ngôn của câu nói
1.2.3 Hành vi ở lời gián tiếp là hành vi được thực hiện một cách gián tiếp,
thông qua việc thực hiện một hành vi ở lời trực tiếp khác Một hành vi được sửdụng gián tiếp là một hành vi trong đó người nói thực hiện một hành vi ở lờinày nhưng lại nhằm làm cho người nghe dựa vào những hiểu biết ngôn ngữ vàngoài ngôn ngữ chung cho cả hai người, suy ra hiệu lực ở lời của một hành vikhác
Ví dụ: Con 1 : - Mẹ ơi, hôm nay con được 10 điểm toán.
Mẹ : - Nhưng trời lạnh thế này!
Con 2 : - ứ, mẹ phải giữ đúng lời hứa cơ!
Hành vi ở lời trực tiếp của con 1 là thông báo nhưng gián tiếp là "đòi" mẹ mua kem cho mình (vì mẹ đã hứa từ trước), lời đáp trực tiếp của mẹ là hành vi đánh giá nhưng gián tiếp là hành vi từ chối hoặc là "hoãn" việc thực hiện điều
Cơ chế thực hiện các hành vi ở lời gián tiếp là ở các điều kiện sử dụngcủa các hành vi ở lời trực tiếp
Trang 28Chẳng hạn, đối với trường hợp hỏi có hiệu lực gián tiếp là yêu cầu, cầu
khiến như:
- Anh có hút thuốc lá không? / cho tôi một điếu!
Có cơ chế thực hiện như sau: Nếu chúng ta mong muốn người nghe
hành động A cho 1 điếu thuốc (điều kiện chân thành) và chúng ta thấy người nghe hội đủ điều kiện chuẩn bị (có khả năng thực hiện A - có hút thuốc lá) thì
hỏi người đối thoại (người nghe) về khả năng thực hiện A nghĩa là yêu cầu
thực hiện A (cho một điếu thuốc)
Có những hành vi ngôn ngữ được dùng với hiệu lực ở lời gián tiếp vàđược lặp lại, trở thành một thứ quy ước, có tính chất là một nghi thức ngôn ngữ
trong giao tiếp Đó là những câu hỏi để chào như: Anh có khoẻ không? Đi đâu đấy? hay những câu trách móc: Về đây làm gì nữa? Sao mà về sớm thế? Sao không đi luôn đi?…
Hành vi ở lời gián tiếp được thực hiện bởi các biểu thức ngữ vi nguyên
cấp (biểu thức không có động từ nói năng) Trong đó, biểu thức nghi vấn có
nhiều khả năng diễn đạt các đích giao tiếp theo lối gián tiếp, hàm ẩn hơn cả
Chẳng hạn:
Hành vi chào: Bác ăn cơm chưa?
Hành vi mời: Chị ơi, chị có mua rau không? Rau của em non lắm Hành vi đe doạ: Mày có im đi không?
Hành vi chê bai: Sao mà nó lắm mồm thế?
Như vậy, các hành vi ở lời gián tiếp được thực hiện không chỉ thông qua
các điều kiện sử dụng hành vi ở lời trực tiếp mà chúng còn bị quy định bởiphép lịch sự, bởi các quy tắc hội thoại, bởi các phương châm hội thoại…Việcthực hiện hành vi ngôn ngữ với hiệu lực ở lời gián tiếp chắc chắn sẽ đưa chúng
ta vào sự sống động, phong phú, đa dạng của hoạt động ngôn ngữ, nó giúp
chúng ta ý thức được và lý giải từng bước cái sự thật là: trong giao tiếp thường
Trang 29nhật, chúng ta truyền báo được nhiều hơn điều mình nói ra Sự hiểu biết sâu
sắc các cách thức tạo các hành vi ở lời gián tiếp là cơ sở tạo nên sự tinh tế, tếnhị trong giao tiếp
1.3 Vai trò của môn Tiếng Việt trong việc phát triển kỹ năng hội thoại cho HS tiểu học
1.3.1 Kỹ năng hội thoại
tế đã cho
Theo Phan Quốc Lâm, Nguyễn Thị Mỹ Trinh: Kỹ năng là khả năng vậndụng kiến thức (khái niệm, phương pháp) để giải quyết một nhiệm vụ mới Nóicách khác, kỹ năng là con đường, cách thức để tri thức lý thuyết để lại với thựctiễn [20]
Như vậy, theo chúng tôi, kỹ năng chính là khả năng vận dụng những kiến thức đã thu nhận được để giải quyết những nhiệm vụ mới.
Chẳng hạn, kỹ năng sử dụng tiếng Việt là khả năng vận dụng những hiểu biết về tri thức tiếng Việt vào việc thực hành nghe, nói, đọc, viết.
Quá trình rèn luyện kỹ năng thường tiến hành trên cơ sở những kiếnthức đã lĩnh hội được Quá trình này đòi hỏi thực hiện một số lớn những hànhđộng thực tiễn Hình thành các kỹ năng một cách có ý thức, có nghĩa là HS biết
và hiểu tại sao phải làm như thế, làm để làm gì và làm như thế nào? Nói một
cách khác, các em phải hiểu rõ mục đích của việc làm, các em phải biết bắt tayvào công việc như thế nào và phải hoàn thành việc đó ra sao
Trang 30Chẳng hạn, muốn rèn luyện cho HS kỹ năng nói các nghi thức thông
thường, trước hết chúng ta cần phải đặt HS vào hoàn cảnh giao tiếp để giúp các
em hiểu tại sao phải nói - đáp lời cảm ơn, xin lỗi, phải chào hỏi…, tại sao phải học cách nói, cách đáp lời khen, lời yêu cầu, đề nghị, lời từ chối…học những nghi thức lời nói ấy để làm gì, và phải học như thế nào?
Quá trình nắm vững các kỹ năng thường bắt đầu từ chỗ HS tự mình thựchiện những hành động nhất định mà các em đã nắm vững HS tự mình thựchiện tất cả các hành động, song phải thực hiện dưới sự kiểm tra của giáo viên
ở đây, HS phải luôn suy nghĩ mình cần hành động như thế nào và phải biếtkiểm tra lại dựa vào quy tắc, vào mẫu
1.3.1.2 Kỹ năng hội thoại
Từ những định nghĩa về kỹ năng của các nhà tâm lý, chúng ta có thểhiểu khái quát về khái niệm kỹ năng hội thoại
Kỹ năng hội thoại là khả năng vận dụng những hiểu biết về tri thức lýthuyết tiếng Việt, về lý thuyết hội thoại và hành vi ngôn ngữ vào việc thựchành giao tiếp miệng của các nhân vật tham gia hội thoại
Quá trình rèn luyện kỹ năng hội thoại là quá trình giúp các em nắm vững
và vận dụng đúng các tri thức lý thuyết về hội thoại vào quá trình giao tiếp
Việc từng bước hình thành ý thức, thói quen sử dụng linh hoạt, phù hợpnhững tri thức về lí thuyết hội thoại trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày chính
là quá trình nắm vững kỹ năng hội thoại hay quá trình phát triển kỹ năng hộithoại
ở tiểu học, việc phát triển kĩ năng hội thoại cho học sinh chính là việcdạy cho các em biết sử dụng linh hoạt, phù hợp các nghi thức lời nói trong cáccuộc thoại một cách đúng quy tắc
Như vậy, phát triển kỹ năng hội thoại cho HS tiểu học là phát triển khảnăng tham gia hội thoại nhằm giúp các em luyện lời nói đối thoại có văn hoá
Trang 31Đây cũng chính là điểm phân biệt một đứa trẻ có giáo dục hay không có giáodục về mặt ngôn ngữ, nói cách khác, là biến kỹ năng thành năng lực hội thoại.
Việc phát triển kỹ năng hội thoại cho HS tiểu học phụ thuộc vào việcphát triển kỹ năng nghe và kỹ năng nói
- Kỹ năng nghe là sự vận dụng những tri thức lý thuyết về nghe vào việc
nghe đúng, nghe đủ, nghe chính xác để thực hiện nhiệm vụ
Trong trường tiểu học, HS phải nghe trong nhiều trường hợp: nghe thầy giảng bài, nghe bạn phát biểu, nghe trao đổi, thảo luận khi học… nhiều trường
hợp HS nghe mà chỉ hiểu một phần, thậm chí không hiểu hoặc có hiểu thì hiểukhông thấu đáo, không đầy đủ, không hiểu hết sự tinh vi của người nói hay
“nghe gà hoá quốc”.Vì thế, chúng ta cần phải rèn cho HS kỹ năng nghe, có nghe tốt thì mới hiểu thấu đáo để nói tốt Những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng nghe của HS là gì?
Trước hết, là sự lành mạnh của cơ quan thính giác Sau là vốn hiểu biếtxung quanh đề tài được nghe, là tâm thế bước vào nghe và cuối cùng là khảnăng phân biệt các yếu tố kèm lời như ngữ điệu, trọng âm, cường độ, độ dài,đỉnh giọng Nhiều khi chính việc nghe đúng những yếu tố kèm lời mới giúp
chúng ta hiểu đúng lời của nhau Chẳng hạn, qua ngữ điệu kéo dài mà chúng ta
biết một lời khen thực ra là một lời nói mỉa mai
Ví dụ: - Bạn xem, bức tranh tớ vẽ có đẹp không?/- Đẹp……đẹp !
- Kỹ năng nói:
Nói là hoạt động phát tin nhờ sử dụng bộ máy phát âm Đầu tiên ngườinói phải xác định nội dung lời nói, lựa chọn ngôn ngữ để diễn tả nội dung đó.Sau đó người nói sử dụng bộ máy phát âm để truyền đi chuỗi lời nói đã đượcxác định
Trang 32Kỹ năng nói là sự vận dụng những hiểu biết về lý thuyết lời nói và việcthực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ học tập vào trong giao tiếp cuộc sống thểhiện trình độ văn minh lịch sự của người có học.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng nói, trước hết phải kể đến hoạtđộng của bộ máy phát âm, sau đó là vốn sống, vốn hiểu biết sâu rộng củangười nói, khả năng ứng đối nhanh nhạy, thông minh, cách chọn đề tài… lànhững yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự thành bại của bài nói hoặc câu trả lời
Ngoài ra phải kể đến các thủ thuật để lời nói gây được sự hấp dẫn ( cách sử dụng giọng nói, lời kể, các yếu tố phụ trợ, ) là những yếu tố cần tính tới khi
rèn luyện kỹ năng nói
Hiện nay, tình trạng học sinh “ Ăn không nên đọi, nói không nên lời”còn khá phổ biến Vì thế, nhà trường tiểu học cần dạy cho HS kỹ năng nói, từ
những nghi thức lời nói thông thường (chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi…) đến cách
trình bày hoặc trả lời câu hỏi… để thể hiện trình độ trong giao tiếp theophương châm:
“Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Ngày nay, cùng với yêu cầu của việc sử dụng kỹ năng ngôn ngữ, kỹnăng nghe – nói ngày càng được coi trọng trong dạy học tiếng Việt ở tiểu học.Đây chính là cơ sở để phát triển năng lực hội thoại cho học sinh tiểu học
1.3.2 Vai trò của môn Tiếng Việt với sự phát triển kĩ năng hội thoại
1.3.2.1 Môn Tiếng Việt với việc phát triển các kỹ năng hoạt động lời nói
ở tiểu học, môn Tiếng Việt là môn học giữ vai trò to lớn trong việc pháttriển các kĩ năng hoạt động lời nói cho học sinh
Mục tiêu giáo dưỡng của môn Tiếng Việt ở nhà trường tiểu học đã đề
cập đến hai mặt: học để hình thành các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (đọc, nghe,
Trang 33nói, viết) và học để nắm được các tri thức tiếng Việt Sự khác nhau của các
chương trình Tiếng Việt hiện nay là việc xử lí mối quan hệ giữa hai mặt này
Chương trình Tiếng Việt Cải cách giáo dục (CCGD) đề cao mặt “Học đểnắm tri thức” Chương trình Tiếng Việt mới lại đề cao mặt “Học để hình thànhcác kĩ năng sử dụng tiếng Việt” Và nếu quan niệm như vậy thì môn TiếngViệt là môn học có vai trò chính trong việc phát triển kĩ năng giao tiếp bằngtiếng mẹ đẻ cho học sinh tiểu học Việc phát triển các kĩ năng hoạt động lời nói
(đọc, nghe, nói, viết) trong phân môn Tập làm văn sẽ góp phần phát triển kĩ
năng hội thoại cho học sinh
Để phát triển kĩ năng hoạt động lời nói, môn Tiếng Việt đã gợi mở cho
HS cảm nhận cái hay, cái đẹp của ngôn từ tiếng Việt và hiểu được phần nàocuộc sống xung quanh Đồng thời, nó bồi dưỡng cho HS những tình cảm chânchính, lành mạnh như tình cảm gia đình, tình thầy trò, tình bạn, tình yêu quêhương, đất nước, con người nhằm hình thành và phát triển cho các em nhữngphẩm chất tốt đẹp
Thông qua các phân môn, môn Tiếng Việt đã rèn cho HS các kĩ năng
nghe, nói, đọc, viết; tạo ra cơ hội để học sinh xem xét lời nói của mình, cách
mình giao tiếp với người khác trong những tình huống cụ thể, nhất là trongnhững tình huống giao tiếp mang tính chất chính thức nhiều hơn Nó khuyếnkhích HS tự tin để thích ứng điều mình nói với người nghe và với những tìnhhuống khác nhau
Như vậy, với mục tiêu giáo dưỡng của mình, môn Tiếng Việt đã gópphần quan trọng trong việc phát triển các kĩ năng hoạt động lời nói cho HS
1.3.2.2 Vai trò của môn Tiếng Việt tiểu học với việc phát triển kỹ năng hội thoại cho HS tiểu học
Đặc trưng cơ bản của tiếng Việt với tư cách một môn học là ở chỗ, nóvừa là đối tượng nghiên cứu, vừa là công cụ để học tập các môn học khác Kỹ
Trang 34năng nghe, nói, đọc, viết là điều kiện và phương tiện cần thiết trong lao động
học tập của học sinh Nói cách khác, môn Tiếng Việt là chìa khoá của nhậnthức, của học vấn, của sự phát triển trí tuệ và giao tiếp
Chương trình môn Tiếng Việt đề ra việc phát triển kĩ năng hội thoại chohọc sinh tiểu học trong mục tiêu rèn luyện và phát triển kỹ năng nghe và kĩ
năng nói trong các cuộc thoại Việc rèn kỹ năng nghe – nói được tiến hành
trong hầu hết các phân môn Tiếng Việt Đặc biệt là phân môn Tập làm văn,
Luyện từ và câu, Tập đọc, Kể chuyện…Chẳng hạn, ở phân môn Tập đọc, nội
dung các thể loại bài đọc phong phú đa dạng Đặc biệt, các văn bản hội thoại
đã được lựa chọn và đưa vào nội dung dạy Tập đọc ở lớp 2,3 Thông qua việchọc đọc các văn bản hội thoại, HS sẽ được củng cố thêm về tri thức hội thoại
ở phân môn Tập làm văn, nội dung rèn kĩ năng hội thoại cho HS thông qua
những hành vi ngôn ngữ như hành vi biểu lộ (khen ngợi, chúc mừng, xin lỗi, cảm ơn, ), hành vi cầu khiến (yêu cầu, xin phép, đề nghị, ) Qua đó, dạy cho
các em giá trị văn hoá của sự ứng xử người Việt để các em học hỏi, luyện tậptheo
Chương trình Tiếng Việt rất quan tâm đến việc rèn kỹ năng nghe - nóitrong hội thoại Điều này được thể hiện rõ trong nội dung dạy học của phânmôn Tập làm văn:
Dạy nghe trong hội thoại gắn với sinh hoạt ở tiểu học (nghe, nhớ đượclời người nói, hiểu nội dung lời nói) bước đầu nhận biết thái độ, tình cảm củangười nói qua nội dung, ngữ điệu, cử chỉ
Ví dụ: Nghe bạn trả lời câu hỏi ở bài tập 1, hãy nói lại những điều em biết về bạn ? [TV2, tập1,tr 12 ]
Dạy nói trong hội thoại gắn với việc dạy các nghi thức lời nói trong cáccuộc giao tiếp thông thường và chính thức như cách mở đầu, cách kết thúctrong hội họp, trong các cuộc thảo luận, sinh hoạt tổ, nhóm Dạy nói thành
Trang 35bài để giới thiệu về bản thân gia đình, bạn bè, nhà trường, xã hội với một ngưòikhác (như bạn mới quen, khách đến thăm gia đình, thăm trường , lớp…)
Phân môn Tập làm văn đã được xây dựng thành hai mạch chương trìnhriêng: mạch chương trình dạy ngôn bản nói và mạch chương trình dạy ngônbản viết Xây dựng theo cách này, việc dạy nói sẽ được chú trọng và vai tròcủa ngữ cảnh, của các quy tắc liên kết hội thoại, nguyên tắc tôn trọng thể
diện chi phối mạnh mẽ việc dạy và học hội thoại Mặt khác, các kỹ năng sử
dụng tiếng Việt được luyện tập ở tất cả các cấp độ từ thấp đến cao
ở lớp 1, lớp 2 và lớp 3, HS được luyện tập các kỹ năng giao tiếp trong phạm vi gia đình, nhà trường ( như kỹ năng chào hỏi, chia tay, mời mọc, kỹ năng hỏi / trả lời, chào/ chào, nói lời cảm ơn/ đáp lời cảm ơn ) Việc dạy học
kĩ năng nghe, nói ở giai đoạn này được tiến hành trong những tình huống giaotiếp thực có ở trường học, ở gia đình nhằm giúp HS biết chủ động trong khi
nghe và chủ động diễn đạt ý nghĩ của bản thân khi nói (chào thầy cô giáo khi đến trường, chào bố mẹ khi vào lớp, xin lỗi, cảm ơn ).
Lên lớp 4 và lớp 5, học sinh được luyện tập về kỹ năng giao tiếp trong các cuộc sinh hoạt mang tính chất chính thức như sinh hoạt nhóm, tổ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt đội, tranh luận, thảo luận , kỹ năng sử dụng ngôn ngữ mở
đầu, kết thúc; kỹ năng sử dụng các đại từ xưng hô trong các cuộc sinh hoạt đó
Như vậy, nội dung chương trình Tiếng Việt ở tiểu học đã chú trọng cung
cấp những kiến thức về các quy tắc sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động hànhchức Lý thuyết về ngôn ngữ được học không nhiều và các tri thức lý thuyếtnày cũng được trình bày ở mức độ đơn giản nhất, yêu cầu HS ứng dụng trithức tiếng Việt đã học vào giải quyết các nhiệm vụ, các bài tập cụ thể trong cáctình huống, hoàn cảnh giao tiếp khác nhau Các nội dung và yêu cầu luyện tậpcủa môn Tiếng Việt luôn gắn với chức năng hành dụng Vì thế, kỹ năng hộithoại của học sinh luôn được củng cố và ngày càng phát triển
Trang 361.4 Đặc điểm ngôn ngữ của học sinh tiểu học với việc phát triển kỹ năng hội thoại
Quá trình thụ đắc ngôn ngữ trước và trong tuổi đến trường của HS tiểuhọc ảnh hưởng đến việc rèn luyện kĩ năng hội thoại của các em Vì thế, việcnghiên cứu đúng hướng những đặc điểm ngôn ngữ này sẽ giúp chúng ta cóđược phương pháp phát triển kĩ năng hội thoại cho học sinh khi dạy học tiếngViệt ở tiểu học
1.4.1 Đặc điểm ngôn ngữ của học sinh tiểu học
Học sinh tiểu học thuộc lứa tuổi từ 6 đến 11, 12 tuổi là giai đoạn cónhiều biến đổi về tâm, sinh lý và hoạt động
1.4.1.1 Đặc điểm tâm sinh lí ảnh hưởng đến việc học tiếng mẹ đẻ của HS
Các nhà Tâm lý học đã chỉ rõ một số đặc điểm tâm sinh lý sau đây ảnh hưởng đến việc học tiếng mẹ đẻ của trẻ:
Căn cứ vào sự phát triển nhận thức, có thể chia học sinh tiểu học thành
2 giai đoạn:
+ Giai đoạn thứ nhất gồm các em từ 6 đến 9, 10 tuổi thường học từ lớp 1đến lớp 3 Giai đoạn này tri giác các em còn đượm màu sắc cảm xúc, số lượngchi tiết và tri giác ít.Trẻ thường bị thu hút bởi các chi tiết ngẫu nhiên, khả năngtổng hợp, quan sát kém Hoạt động phân tích, tổng hợp về hình thức cũng nhưnội dung còn mang nhiều vết tích tư duy của trẻ mẫu giáo Trong hoạt độngkhái quát hoá, các em thường căn cứ vào các dấu hiệu bề ngoài cụ thể, trựcquan chưa chú ý tới dấu hiệu chung, bản chất các em thường phán đoán theomột chiều, dựa vào dấu hiệu duy nhất
+ Giai đoạn thứ hai gồm các em từ 10 đến 11, 12 tuổi thường học từ lớp
4 đến lớp 5 Trẻ em ở giai đoạn này đã biết tìm các dấu hiệu đặc trưng cho sựvật, biết phân biệt các sắc thái của chi tiết để đi đến so sánh, tổng hợp, có khả
Trang 37năng tri giác sự vật như một chỉnh thể, có tính mục đích và phương hướng rõràng Khi khái quát hoá các em bắt đầu biết dựa vào dấu hiệu bản chất bêntrong, những dấu hiệu chung để tìm ra khái niệm, quy luật Các em đã nhìnthấy một sự vật có thể diễn biến theo nhiều hình thức, một hiện tượng có thể cónhiều nguyên nhân Các em có khả năng lập luận cho phán đoán của mình.
Ngôn ngữ của học sinh tiểu học phát triển mạnh cả về ngữ âm, ngữ pháp
và từ vựng; vốn từ, vốn ngữ pháp được tăng lên Cách diễn đạt của các emcũng ngày càng thêm phong phú Tuy nhiên, học sinh tiểu học còn mắc nhiềulỗi phát âm, lỗi dùng từ đặt câu, lỗi chính tả và thường lúng túng khi trình bàybài nói hoặc viết
1.4.1.2 Trình độ thủ đắc ngôn ngữ của HS tiểu học
Các nhà ngôn ngữ khi nghiên cứu đặc điểm trình độ thủ đắc ngôn ngữ của học sinh tiểu học đã chỉ ra như sau:
- Về vốn câu: Câu đơn chiếm đa số, khoảng trên dưới 75% Trong đó
câu đơn tối giản tương đối ít khoảng 15%, còn phần nhiều là câu đơn mở rộng
chiếm 60% ( kiểu: Hôm nay, con được 10 điểm toán )
Câu trung gian chỉ chiếm khoảng 6% ( kiểu: Nó sợ con chó cắn )
Câu ghép chiếm trên dưới 20% trong đó chủ yếu là câu ghép đẳng lậpchừng 17%, còn câu ghép chính phụ chỉ chiếm 3%
Câu đặc biệt chiếm khoảng 5% ( Mưa rồi Nắng quá.)
- Về thành phần câu
Trẻ 6 - 7 tuổi thường dùng các trạng ngữ chỉ địa điểm hay thời gian (nhưtrên, dưới, trong, ngoài, hay sáng, trưa, chiều, tối, hôm nay, ngày mai ) mà ítdùng trạng ngữ chỉ mục đích (vì, để ), chỉ điều kiện (nếu, với, ), chỉ nguyênnhân (do, vì, ) hay những câu phụ với ý nghĩa này trong câu ghép chính phụ
Trang 38Trẻ 6 tuổi: ngôn ngữ tương đối mạch lạc, nghe người khác nói có thểnắm bắt được ý nghĩa mạch lạc câu chuyện Khi diễn đạt có đủ từ, đủ lời, nóimột cách rõ ràng, ngắn gọn để cho người khác hiểu đúng ý mình.
Một điều khá thú vị là về mặt ngữ pháp, các em ở lứa tuổi 6 - 7 tuổi cóthể liên kết được nhiều câu và đã biết sử dụng phép tĩnh lược mà một ngườilớn
nước ngoài học tiếng Việt không phải là dễ dàng thực hiện được
Ví dụ: Nhà cháu có vô tuyến Hồi trước nhà ông bà cũng có ( ) Vô tuyến của ông bà, ai mua không biết, chú ạ Chú mà nghịch hỏng ( ) của ông
bà, chú phải chịu trách nhiệm đấy
Hoặc có thể dùng được những câu ghép hỗn hợp rất phức tạp như:
"Nếu mà chú thấy cô Vân về thì chú nói cô Vân bế em bé, đi xe đạp còn cháu đi bộ về nhà"
Như vậy, ngôn ngữ của học sinh lứa tuổi tiểu học đã phát triển và các
em có đủ khả năng để tiếp thu vốn kiến thức tiếng Việt mà nhà trường cungcấp nhằm rèn luyện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết trong đó có kĩ năng hộithoại
1.4.2 Đặc điểm ngôn ngữ hội thoại của học sinh tiểu học
Trước tuổi đến trường trẻ em đã biết “bản ngữ” ở một góc độ nhất định.
Sự hiểu biết này có được là do các em trong sự giao tiếp với người lớn, đã
thông qua cái cơ trình “từ lời nói của những người xung quanh đến hệ thống ngôn ngữ của bản thân để thụ đắc bản ngữ một cách không có ý thức, không
có chủ định”.
ở giai đoạn đầu, những hành vi ngôn ngữ ở trẻ chủ yếu nhằm trực tiếp
thoả mãn những nhu cầu và mong muốn có tính bản năng Hành vi ngôn ngữchưa xa lắm với các tập tính khác Ngôn ngữ của trẻ lúc này thuần đơn thoại,
vì nội dung thông tin khách quan trong giao tiếp mà trẻ muốn gửi gắm vào chỉ
Trang 39xuất phát từ ý nguyện chủ quan của nó với một hệ thống nghèo nàn về phương
tiện biểu đạt “Cái thông điệp khách quan” đó chỉ được người đối thoại hiểu ra
nhờ vào hoàn cảnh phát ngôn của trẻ trong thời điểm cụ thể và chủ quan củamình tích luỹ được do tiếp xúc lâu với đứa trẻ
Dần dần, những hành vi trực tiếp này đuợc thay thế nhờ phương tiệnhiệu lực hơn: các phát ngôn chứa từ ngữ giống như cộng đồng đang dùng Đó
là hành vi ngôn ngữ đích thực vì đã chịu sự chi phối của tính quy ước và tựchiếm dụng lấy những vùng ngữ nghĩa độc lập Để đạt được bản chất gián tiếp,vốn từ và hình thức của vốn từ của trẻ phải được thay đổi về căn bản Với mộtđiều
kiện mới về phương tiện biểu đạt, trẻ tự tin bước vào thời ký ưa thích hội thoại
Nhờ hội thoại và cố gắng hội thoại, ngôn ngữ trẻ em đã hướng hoạt độngcủa mình vào mục đích chính của quá trình thụ đắc ngôn ngữ để giao tiếp vàbên cạnh đó phải thụ đắc cả kỹ năng giao tiếp
Về chiến lược giao tiếp, bước từ đơn thoại sang hội thoại đứa trẻ buộcphải tìm đến sự phân biệt giữa nguời lạ và người quen, giữa những lợi ích được
và mất thông qua hành vi giao tiếp…Những cân nhắc đó dẫu còn là trực cảm,vẫn làm cho danh sách các thể thức và kỹ năng giao tiếp của trẻ tăng lên đángkể
Như vậy, trẻ em trước tuổi đến trường đã có một hệ thống kỹ năng kháphong phú và phức tạp, giúp các em nghe và nói được khá nhiều Các em đãdùng được ngôn từ để giao tiếp với người thân Vốn ngôn ngữ này rất quý, vìnhờ nó mà trẻ em đã học được nhiều điều mới lạ và có thể lượm nhặt đượcnhững kinh nghiệm cần thiết cho bản thân đứa trẻ trong giao tiếp bằng ngônngữ Tuy nhiên vốn ngôn ngữ này mang đặc điểm tự nhiên và cảm tính chỉthích hợp trong phạm vi giao tiếp hạn hẹp, chưa đáp ứng được yêu cầu mà nhà
Trang 40trường và xã hội đòi hỏi Đây chính là mặt hạn chế bởi những khả năng lứatuổi.
Lên 6 tuổi trẻ em bước vào tuổi đi học Những năm tháng học tập với
những điều kiện học tập hoàn toàn mới đang chờ đợi các em Từ môi trườnggiáo dục ngôn ngữ thiên về gia đình, các em bước vào giai đoạn học tập và traudồi ngôn ngữ mang tính xã hội quốc gia
ở trường tiểu học, hoạt động chủ đạo của học sinh là hoạt động học tập,một hoạt động mang tính chất trí tuệ Nhưng hằng ngày trẻ em luôn ở trạngthái hoạt động Ngoài hoạt động học tập thì một hoạt động cơ bản và khôngkém phần quan trọng là hoạt động giao tiếp
Hoạt động giao tiếp của HS tiểu học thường diễn ra ở dạng điển hình làđối thoại giữa hai hay nhiều người với nhau, có bên người nói, có bên ngườinghe và thường xuyên diễn ra hiện tượng đổi vai cho nhau: đầu tiên HS A nóicho HS B nghe, rồi sau đó đến lượt HS B lại giữ vai trò người nói, HS Achuyển sang vai người nghe Khi thực hiện hoạt động giao tiếp, hai học sinh A
và B tất nhiên là phải nhằm mục đích trao đổi "thông tin" về chuyện gì đó, việc
gì đó với nhau Nhưng mục đích đó không phải tự nhiên sinh ra, tự nhiên là có,
mà phải xuất phát từ chỗ: HS A cảm thấy có một nhu cầu nào đó thôi thúc emcần trao đổi thông tin với HS B
Như vậy, thông qua hoạt động giao tiếp, vốn ngôn ngữ của học sinh tiểuhọc ngày càng tăng lên và cũng thông qua hoạt động này, những tri thức về hộithoại của các em sẽ được củng cố và khả năng hội thoại sẽ phát triển theo lứatuổi
Tuy nhiên, chúng ta cũng thấy đuợc một số hạn chế về đặc điểm hộithoại của HS tiểu học trong học tập cũng như trong các cuộc giao tiếp hàngngày Nếu quan sát, chúng ta sẽ thấy cuộc thoại của các em thường không có
mở đầu, kết thúc Các em chưa quan tâm, chưa có ý thức về lượt lời của mình