Đạo Tin Lành với vấn đề hiện đại hoá

Một phần của tài liệu Vai trò của đạo tin lành đối với quá trình hiện đại hóa xã hội Hàn Quốc (Trang 78)

Giống như nhiều quốc gia phương Đông khác như Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam, Hàn Quốc đã trải qua nhiều thế kỉ của chế độ phong kiến. Sự kéo dài của hình thái kinh tế xã hội phong kiến đã ít nhiều kìm hãm sự phát triển của đất nước này. Tuy nhiên, sau khi thoát khỏi ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân cùng với sự ra đời của nhà nước mới, Hàn Quốc đã bắt tay ngay vào công cuộc hiện đại hoá đất nước. Nhưng trên thực tế, không phải sau khi giành độc lập quá trình hiện đại hoá mới bắt đầu mà từ những năm cuối thế kỉ 19, công cuộc này đã bắt đầu manh nha, đánh dấu bằng việc Hàn Quốc ký kết các điều ước thông thương với nước ngoài và tiếp nhận một cách chủ động với nền văn minh phương Tây, đồng thời tìm kiếm sự thay đổi thể chế hiện có.

Hiện đại hoá (Modernization) là việc chuyển đổi từ xã hội nông thôn, nông nghiệp truyền thống sang một xã hội đô thị lấy công nghiệp hoá làm đặc trưng trung tâm. Hiện đại hoá là kết quả của một quá trình lâu dài kết tinh những giá trị các nền văn minh phương Đông và phương Tây trong nhiều thế kỉ. Qúa trình này ở mỗi quốc gia, mỗi dân tộc được thực hiện không giống nhau. Nếu như nền văn minh phương Tây tự lực phát triển từ thời cổ đại đến trung đại để đi tới hiện đại hoá thì ở một số nước châu Á để đi tới hiện đại hoá, đều chịu ảnh hưởng ít hay nhiều từ những giá trị văn minh phương Tây.

Hiện đại hoá, về ý thức chính trị xã hội, đó là ý thức về quyền tự do, độc lập, dân chủ, bình đẳng, đại chúng, quyền con người. Về khoa học đó là

74

sự tiến bộ về khoa học kĩ thuật ở trên tất cả các lĩnh vực sản xuất, thông tin, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông… góp phần đưa năng suất lao động phát triển, của cải dồi dào, con người có thể giải thích và chinh phục tự nhiên... Các lĩnh vực khác của đời sống xã hội khác được quá trình hiện đại hoá làm cho chuyên môn hoá cao hơn.

Đến nay, hiện đại hoá đã được bắt đầu hơn một thế kỉ. Rất nhiều nhà lý luận xã hội đã lập luận rằng các biến đổi công nghệ, kinh tế và văn hoá, tôn giáo đều có sự liên kết chặt chẽ với tiến trình hiện đại hoá. Nhưng cuộc tranh luận về các mối liên hệ nhân quả đã diễn ra, phải chăng sự biến đổi kinh tế gây ra sự biến đổi văn hoá, tôn giáo, hay diễn ra theo hướng ngược lại.

Nhóm thứ nhất chủ trương tôn giáo không có vai trò đối với công cuộc phát triển xã hội. Các triết gia xuất sắc thế kỉ 19 như Come, Spencer, Marx cũng đều cho rằng sự phát triển ở Tây – Nam – Châu Á đã bị ngăn trở bởi Phật giáo và Ấn Độ giáo. Theo các triết gia này giáo lý của Phật giáo, Islam giáo và Ấn độ giáo đã tạo nên một trở ngại rất lớn cho công cuộc hiện đại hoá vì tín hữu của các tôn giáo này hầu hết đã gửi niềm tin vào đời sau với niềm tin tưởng vào vận mệnh mà quên đi hành động ở đời này với niềm tin vào chính con người mình. Đặc biệt, Marx còn xếp tôn giáo vào một dạng hình thái ý thức xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng, bị chế ước bởi các điều kiện kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng.

Khác với lập luận trên, Max Weber lại nhấn mạnh ảnh hưởng của văn hoá, đó không chỉ là hiện tượng phụ của hệ thống kinh tế, mà còn là một yếu tố nhân quả tự thân quan trọng; văn hoá có thể định hình hành vi kinh tế cũng như do hành vi kinh tế định hình. Với cách tiếp cận này, Max

75

Weber có lẽ là một trong số rất ít các học giả xã hội học, nếu không muốn nói là người duy nhất đã coi các nhân tố tôn giáo như có vai trò trung tâm trong sự hình thành các của các nền văn minh và đặc biệt là trong sự ra đời của tư duy duy lý phương Tây. Ông đã chỉ ra quá trình duy lý hoá trong tôn giáo có vai trò quan trọng trong việc hình thành tính hiện đại. Do đó, trong các tác phẩm của mình, Weber đã cố gắng chứng minh những tôn giáo lớn khác nhau đã tạo thuận lợi hay gây trở ngại như thế nào đối với quá trình hiện đại hoá và quá trình thế tục hoá.

Người viết xin được nêu luận điểm của Max Weber trong tác phẩm

Nền đạo đức Tin Lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản để nói lên mối liên hệ giữa đạo Tin Lành và vấn đề hiện đại hoá. Chủ nghĩa tư bản được xem như là kết quả của quá trình hướng đến hiện đại hoá. Weber nhìn nhận sự xuất hiện và phát triển của đạo Tin Lành là một sự kiện cốt yếu trong sự hiện đại hoá ở châu Âu. Ông nhấn mạnh đến một thực tế là sự diễn giải theo tông phái Calvin của đạo Tin Lành khuyến khích những chuẩn mực thuận lợi cho thành công kinh tế. Theo đó, đạo đức Tin Lành nhấn mạnh đến nỗ lực của cá nhân, không coi trọng của định chế, loại trừ xu hướng nặng về nghi thức, huyền bí. Nền đạo đức Tin Lành nhấn mạnh đến sự chu toàn của con người ngay trong chính thế gian này, xem đó như một thiên chức, một bổn phận của mỗi người để làm đẹp lòng Thiên Chúa chứ không phải lối sống khổ hạnh trong tu viện. Đây cũng chính là lối tư duy về lối sống của tín hữu Tin Lành, khác với tinh thần của đạo Kitô truyền thống chỉ chú trọng đến những lời khuyên răn, mệnh lệnh. Như vậy, sự xuất hiện của đạo Tin Lành với nội dung đặc thù đã phá vỡ một loạt các chuẩn mực tôn giáo ngăn cấm thành công kinh tế vốn tồn tại trong hầu hết các xã hội tiền công nghiệp. Nói cách khác, công cuộc cải cách Tin Lành đã giúp phá bỏ

76

sự kìm hãm của thế giới quan Kitô giáo trung đại trong thế giới châu Âu. Trong suốt 150 năm đầu của cuộc cách mạng công nghiệp, sự phát triển công nghiệp diễn ra hầu như hoàn toàn trong các vùng của Tin Lành châu Âu.

Do vậy, theo Weber, nếu chỉ đơn thuần lý giải sự hình thành của chủ nghĩa tư bản từ những nguyên nhân kinh tế thì chúng ta sẽ không giải thích được tại sao ở những nước chịu ảnh hưởng của nền văn hoá Khổng giáo chủ nghĩa tư bản lại không được hình thành. Tuy nhiên, Weber không khẳng định và cũng không bao giờ nghĩ một cách đơn giản rằng chủ nghĩa tư bản chỉ là “sản phẩm” của nền đạo đức Tin Lành, mà chỉ xem sự xuất hiện của giáo lý Tin Lành đã tạo điều kiện thúc đẩy chủ nghĩa tư bản, góp phần tích cực vào cuộc cách mạng công nghiệp. Khái quát hơn của quan điểm này là hệ thống niềm tin ảnh hưởng đến kinh tế và đời sống xã hội cũng như chịu ảnh hưởng của chúng.

Chuyên luận về đạo đức Tin Lành của Weber đã gây tranh cãi hơn một thế kỉ qua và tiếp tục cho thấy giá trị khi các nhân tố văn hoá có thể gây ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Thực tế cho thấy lý thuyết về vai

Một phần của tài liệu Vai trò của đạo tin lành đối với quá trình hiện đại hóa xã hội Hàn Quốc (Trang 78)