Đạo Tin Lành ra đời trong phong trào cải cách tôn giáo vào thế kỉ 16 mà chủ trương của nó là xoá bỏ tập quyền lãnh đạo Giáo hội. Do đó, về mặt tổ chức, đạo Tin Lành có một hệ thống các giáo hội chứ không phải là một
32
giáo hội duy nhất. Các Giáo hội độc lập với nhau không liên quan đến tổ chức, không liên quan đến công việc nội bộ của nhau trên các khía cạnh sinh hoạt tôn giáo, lễ nghi, xu hướng thần học giáo lý, tín điều. Các Giáo hội Tin Lành chỉ có giao lưu thông công trao đổi, đối thoại với nhau về thần học, tín lý. Tất cả các giáo hội Tin Lành đều hoạt động trên nền tảng Kinh Thánh nhưng vận dụng, cắt nghĩa Kinh Thánh cũng có sự đồng dị nên mới phát sinh nhiều tổ chức Tin Lành khác nhau. Đạo Tin Lành ở Hàn Quốc cũng không nằm ngoài điều này. Hiện nay, Tin Lành Hàn Quốc có khoảng 170 hệ phái, trong đó Giám Lý (Methodist), Luther (Lutheran), Báptít (Baptist), Trưởng Lão (Presbyterian) là những hệ phái chính.
1.4.1. Hệ phái Giám Lý Hàn Quốc (Korean Methodist Church)
Lịch sử giáo hội Giám lý được bắt đầu vào thế kỉ 18 từ cuộc cải cách Thanh giáo (Puritanism) tại Anh và chịu ảnh hưởng của phong trào sùng tín (Pietist) tại Đức, sau đó lại trở về nước Anh thông qua mô hình mới của John Wesley. Tích cực trong đời sống đạo, dấn thân trong công tác xã hội và sâu nhiệm trong kinh nghiệm thuộc linh là là những đặc trưng cơ bản của hệ phái này.
Giáo phái Giám Lý được truyền bá vào Hàn Quốc từ cuối thế kỉ thứ 19 bởi các nhà truyền giáo Giám Lý người Mỹ. Năm 1930, nó được tách ra thành hệ phái độc lập nhưngvẫn duy trì liên kết với các cơ quan hệ phái của Mỹ. Mặc dù trải qua nhiều khó khăn trong giai đoạn Nhật Bản chiếm đóng và sự tàn phá của cuộc chiến tranh chia đôi đất nước, hệ phái Giám Lý ở Hàn Quốc vẫn phát triển mạnh. Trong giai đoạn thập niên 1960 đến 1980, giai đoạn mà Hàn Quốc chuyển đổi từ một xã hội nông thôn lên một xã hội công nghiệp hoá cao thì giáo hội Giám Lý đã có nhiều đóng góp trong các
33
hoạt động xã hội. Cùng với xu hướng của đạo Tin Lành Hàn Quốc nói chung, sau khi trải qua vài thập kỉ phát triển nhanh chóng, số lượng tín đồ của giáo hội Giám Lý bắt đầu giảm trong những năm đầu thế kỷ 21 này. Hiện nay, giáo hội Giám Lý Hàn Quốc có khoảng 1.500.000 tín đồ với 8.306 mục sư [65].
1.4.2. Giáo hội Trưởng Lão Hàn Quốc (Presbyterian Church of Korea)
Giống như phái Giám Lý, Tin Lành Trưởng Lão được hình thành cùng với phong trào cải cách tôn giáo ở châu Âu vào thế kỉ 16. Sự xuất hiện của nó bắt nguồn từ việc xem tổ chức điều hành của Giáo hội cần quay lại Giáo hội ban đầu của Chúa Kitô và từ học thuyết “tiền định” của Jean Calvin. Những hội thánh Tin Lành Trưởng Lão đầu tiên được hình thành ở Anh, Scotland, Thuỵ sĩ, Pháp, Hà Lan,v.v.. Về mặt tổ chức, do Tin Lành Trưởng Lão muốn quay trở lại Giáo hội thời kỳ các tông đồ của Chúa Giêsu nên điều hành công việc của giáo hội bên cạnh các mục sư còn có các trưởng lão. Đến nay chưa có thống kê đầy đủ số lượng tín đồ Tin Lành Trưởng Lão trên toàn thế giới, chỉ biết vào đầu những năm 1980 hệ phái này đã có khoảng 25 triệu tín đồ ở trên 80 nước, trong đó chủ yếu tập trung ở các khu vực Tây Âu, Bắc Âu và Bắc Mỹ. Hệ phái Tin Lành Trưởng Lão được coi là một trong những hệ phái Tin Lành lớn nhất không chỉ bởi nó có đông tín đồ mà còn do vị trí ảnh hưởng của nó đối với các hệ phái Tin Lành khác trong lịch sử cũng như trong hiện tại.
Giống như hệ phái Giám Lý, Tin Lành Trưởng Lão được truyền bá vào Hàn Quốc vào năm 1884 bởi các nhà truyền giáo Trưởng Lão người Mỹ. Từ năm 1884, hàng loạt các nhà truyền giáo phương Tây đã đến Hàn
34
Quốc, tại đây, họ thành lập các trường học, cô nhi viện, bệnh viện, v.v.. Với sự nhiệt thành của các nhà truyền giáo, giáo hội Trưởng Lão tăng nhanh chóng trong nửa đầu thế kỉ 20. Trong khoảng thời gian chiếm đóng của Nhật Bản (1910 – 1945) giáo hội này đã đóng vai trò lãnh đạo trong phong trào độc lập năm 1919. Vượt qua những thời điểm khó khăn trong lịch sử, giáo hội Trưởng Lão Hàn Quốc đã phát triển nhanh chóng và trở thành một trong những giáo hội Trưởng Lão lớn nhất thế giới. Bước sang thế kỉ thứ hai có mặt tại Hàn Quốc, Tin Lành Trưởng Lão đã thay đổi trọng tâm truyền giáo là tăng trưởng về chất lượng hơn là sự tăng trưởng về số lượng. Hiện nay, ở Hàn Quốc, hệ phái này có khoảng 8.162 giáo đoàn (Congregation) với 2.852. 311 tín đồ và 799 nhà truyền giáo đang hoạt động ở 77 quốc gia trên khắp thế giới [65].
1.4.3. Hệ phái Luther Hàn Quốc (Lutheran Church in Korea)
Cuộc cải cách tôn giáo do Martin Luther khởi xướng và lãnh đạo không chỉ đưa đến sự ra đời của một tôn giáo mới: đạo Tin Lành, mà còn làm cơ sở cho sự tồn tại của một hệ phái mang tên ông: Lutheran, cũng thuộc đạo Tin Lành.
Như đã biết, bất bình trước việc các tu sĩ dòng Dominique Đức tổ chức “bán bùa xá tội” nên Luther đã đứng lên chống đối lại quyền lực của Giáo hoàng, Giáo hội Công giáo và khởi xướng phong trào cải cách. Tuy nhiên, khi phong trào phát triển lên đến đỉnh cao thì diễn ra sự phân rẽ: một nhánh do J. Calvin, U. Zwingli, J.Knox lãnh đạo theo hướng cực đoan. Những tư tưởng cải cách ôn hoà của M. Luther đã vượt khỏi biên giới nước Đức thu hút nhiều người Ba Lan, Nga, Hungary, Hà Lan, Thuỵ Điển, Na Uy, Đan Mạch, Ireland, v.v.. tin theo hình thành hệ phái Lutheran.
35
Hệ phái Lutheran bắt đầu truyền bá vào Hàn Quốc từ năm 1958 bởi ba gia đình truyền giáo. Năm 1972, giáo hội Lutheran Hàn Quốc đã trở thành thành viên của Liên đoàn giáo hội Lutheran thế giới. Trong quá trình truyền bá tại Hàn Quốc, hệ phái này cũng thành lập các trường học, điển hình là trường Đại học Thần học Luther (Luther Theological University), có các chương trình nghiên cứu Kinh Thánh, tiếp cận cộng đồng thông qua đài phát thanh và xuất bản sách báo. Hiện nay, giáo hội Lutheran Hàn Quốc có khoảng hơn 11.000 tín đồ với 37 giáo đoàn và 42 mục sư [65].
Như vậy, đạo Tin Lành là tên gọi chung của các giáo hội thoát thai từ cuộc cải cách tôn giáo ở châu Âu vào thế kỉ 16, có các nhánh chính theo chủ thuyết của Luther chủ yếu ở Đức và Bắc Âu; có các nhánh theo chủ thuyết Calvin chủ yếu ở Pháp, Thuỵ sĩ, Hà Lan, Mỹ...; Anh giáo chủ yếu ở nước Anh... Tính đa dạng hệ phái là một đặc trưng quan trọng của đạo Tin Lành. Một trong những quốc gia có cộng đồng đạo Tin Lành lớn mạnh nhất là Hàn Quốc. Hiện nay đạo Tin Lành Hàn Quốc có khoảng 170 hệ phái với các giáo phái chính như Trưởng Lão, Giám Lý... Với lối sinh hoạt tôn giáo cực kì năng động và linh hoạt, các hệ phái này đã đóng một vai trò quan trọng đối với việc hiện đại hoá xã hội Hàn Quốc.
Tiểu kết chƣơng 1
Giống như nhiều nước ở châu Á, xã hội Hàn Quốc truyền thống mang tính chất khép kín tự cung tự cấp, chính quyền nhà nước phong kiến đã có những chính sách bế quan toả cảng trong nhiều thế kỷ và người ta thường gọi đây là “Vương quốc ẩn sĩ” (Hermit Kingdom), “Đất nước của buổi sớm mai yên lành” (Land of Morning Calm)... bởi cho đến nửa đầu thế kỉ 19, đất nước này vẫn từ chối mối quan hệ hay giao tiếp với các quốc gia bên ngoài.
36
Tuy nhiên, họ buộc phải mở cửa hướng ra thế giới bên ngoài trước nhiều sức ép của phương Tây và kết quả là đạo Tin Lành đã du nhập vào Hàn Quốc thế kỉ 19. Trong suốt hơn 500 năm của Vương triều Choson, triết lý Khổng giáo là nền tảng tư tưởng, văn hoá, chính trị chính thống ở xã hội Hàn Quốc. Cho đến cuối triều đại, hệ tư tưởng này đã mất dần vai trò chủ đạo, những người theo Phật giáo và Khổng giáo đã cố gắng mang lại một trật tự xã hội mới cho Vương triều Choson nhưng họ đã không thành công. Đúng lúc đó, đạo Tin Lành đã được du nhập vào Hàn Quốc, mang đến một thông điệp cũng như triết lý mới tới những người đang tìm kiếm một xã hội mới, một kỷ nguyên đổi mới. Ngay từ buổi Tin Lành Hàn Quốc đã tham gia nhiệt tình, tích cực và thành tâm vào các hoạt động xã hội như giáo dục đào tạo, y tế... mở đường cho việc du nhập các cải cách tiến bộ, đồng thời Tin Lành Hàn Quốc cũng là ngọn cờ tiên phong trong công cuộc hiện đại hoá đất nước. Trong giai đoạn hiện nay, Tin Lành đang có những đóng góp tích cực vào quá trình dân chủ hoá và hiện đại hoá đất nước Hàn Quốc.
37
Chƣơng 2: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠO TIN LÀNH TỚI CÁC LĨNH VỰC KINH TẾ, GIÁO DỤC, Y HỌC VÀ VĂN HOÁ – XÃ HỘI HÀN QUỐC
Có thể nói lịch sử nghiên cứu tôn giáo trong khoa học xã hội chưa lâu. Tín ngưỡng tôn giáo đã tồn tại từ rất lâu trong lịch sử loài người nhưng những chuyên khảo về nó chỉ thực sự bắt đầu ở những thế kỉ gần đây. Việc nghiên cứu về tôn giáo được gọi là tôn giáo học.
Trong khoa học xã hội, đặc biệt là xã hội học, người ta đã có những quan tâm sâu sắc về tôn giáo từ ngay thời kì đầu. Emile Durkheim – nhà xã hội học người Pháp, một trong những người sáng lập ngành xã hội học đã tiến hành những nghiên cứu có tính hệ thống đầu tiên về tôn giáo. Ông quan tâm nhiều tới việc xã hội chuyển đổi từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại và việc họ đã làm thế nào để tạo nên trật tự mới phù hợp với xã hội hiện đại. Và Dukheim đã thấy tôn giáo của một xã hội, với vai trò tạo ra và đẩy mạnh sự đoàn kết xã hội (social solidarity), có chức năng duy trì trật tự xã hội. Như vậy, khi nghiên cứu về tôn giáo trong truyền thống khoa học xã hội, đặc biệt là xã hội học, người ta không quan tâm nhiều tới nội dung tín ngưỡng mà mỗi tôn giáo thờ phụng. Thay vào đó, người ta tìm câu trả lời cho những câu hỏi như tôn giáo đóng vai trò gì trong xã hội, tại sao ở mỗi xã hội, tôn giáo mà người ta tin theo và tiếp nhận lại khác nhau, những đặc trưng nào qui định sự khác nhau đó. Theo kết quả nghiên cứu của mình, Dukheim thấy tôn giáo đã tồn tại trong xã hội truyền thống thì sẽ không bị mất đi trong xã hội hiện đại, mà ngay ở trong xã hội hiện đại, tôn giáo vẫn tồn tại và có khả năng duy trì trật tự xã hội.
38
Một trong những ông tổ khác của xã hội học, Max Weber, đã phát hiện ra vai trò của tôn giáo ở góc độ khác. Trong nghiên cứu tiêu biểu về tôn giáo, Nền đạo đức Tin Lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản, ông đã chú ý đến vai trò của tôn giáo khi nó ảnh hưởng đến sự biến đổi của xã hội. Weber, một mặt, vừa nỗ lực tìm hiểu xem tại sao chủ nghĩa tư bản không phát triển ở những xã hội khác ngoài phương Tây, mặt khác, vừa chú ý đến ảnh hưởng của Kitô giáo, đặc biệt là đạo Tin Lành. Những người tin theo Tin Lành không thể tìm được bằng chứng chứng tỏ việc họ đã nhận được sự tha thứ tội lỗi và cứu rỗi của Thiên Chúa. Nhưng họ lại tin rằng nếu chăm chỉ làm việc, sống tiết kiệm và gặt hái được nhiều thành công trong công việc của mình thì đó chính là bằng chứng minh chứng Thiên Chúa đã cứu rỗi. Ông cho rằng đây là “đạo đức Tin Lành” và cuộc sống tuân thủ theo giáo lý này đã góp phần làm thay đổi cấu trúc xã hội phương Tây thành xã hội tư bản chủ nghĩa.
Đạo Tin Lành chính thức được truyền bá đến Hàn Quốc vào năm 1884 bởi Hội Gíam Lý. Sau đó các nhà truyền giáo phương Tây đến hoạt động truyền giáo mà không có xung đột gì lớn, các hệ phái ngày càng được mở rộng và đến nay đã phát triển thành một tôn giáo lớn ở Hàn Quốc có ảnh hưởng mạnh đến công cuộc hiện đại hoá của quốc gia này. Chính vì thế nhà nghiên cứu Choi Young – Geun cho rằng khi đề cập đến các yếu tố gây dựng Đại Hàn Dân Quốc hiện nay, người ta không thể bỏ qua yếu tố tôn giáo “Trong các cuộc hội đàm về hiện đại hoá Hàn Quốc thường có đề cập chặt chẽ với cơ đốc giáo. Cơ đốc giáo là một trong những thế lực chủ đạo của hiện đại hoá xã hội Hàn Quốc, bởi thông qua văn minh Cơ đốc nền giáo dục hiện đại, chủ nghĩa dân chủ, chủ nghĩa tư bản và văn hoá phương Tây được du nhập vào Hàn Quốc” [Dẫn theo 43, tr.35].
39