– xã hội
2.2.1. Đối với y học
Trước khi có sự du nhập của nền y học phương Tây, y học Hàn Quốc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, y thuật dựa chủ yếu vào chủ yếu vào tín ngưỡng bản địa và phương pháp chữa trị dân gian liên quan đến Saman giáo (Shamanism) vốn không có cơ sở khoa học. Lúc đó, tuổi thọ trung bình của người Hàn Quốc là 41 và tỉ lệ trẻ sơ sinh tử vong cao. Nhưng nhờ có các hoạt động y tế của đạo Tin Lành mà các liệu pháp thi liệu, thi dược, dự phòng và điều trị được thực hiện. Bệnh tật được chứng minh không phải là kết quả do mê tín hay ác thần, và nhờ đó người dân được giải phóng khỏi những sự sợ hãi do mê tín.
Giống như các nước khác trong khu vực Đông Bắc Á, các hoạt động y tế của đạo Tin Lành như xây dựng trạm y tế Thi dược sở, giáo dục vệ sinh môi trường, xây dựng bệnh viện... được coi là phương sách hiệu quả để xoá bỏ rào cản truyền giáo. Nếu cho rằng Matteo Ricci (1552 – 1610) là người đã lay động tâm hồn người Trung Quốc bằng “thiên văn học” thì các nhà truyền giáo Tin Lành lay động tâm hồn người Hàn Quốc bằng “y học hiện đại”.
61
Đóng góp của đạo Tin Lành đối với nền y học Hàn Quốc được thể hiện trên những phương diện sau:
Thứ nhất, hoạt động y tế của đạo Tin Lành đã điều trị về thể xác, tinh thần và tâm lý cho người Hàn Quốc.
Năm 1884, Dr. Allen đến Hàn Quốc không phải với tư cách là một nhà truyền giáo mà với tư cách là bác sĩ người Mỹ bởi trên mảnh đất đang chống lại văn hoá phương Tây ông không thể xuất hiện với tư cách một nhà truyền giáo. Với thân phận là một bác sĩ ông đã được mời đến để trị thương cho Min Yongsik, một vị quan rất có vị trí trong triều. Qua đó, Allen đã thiết lập được mối quan hệ khá thân thiết với dòng họ Min, vua Kojong và một số quan đại thần khác. Đó thực sự là chiếc cầu nối quan trọng để truyền giáo vào thời điểm lúc bấy giờ. Kết quả, năm 1885, với sự giúp đỡ của vua Kojong và gia đình họ Min, ông đã thành lập bệnh viện hiện đại Kwanghyewon (sau này đổi tên là Chejungwon) ở Seoul.
Sau sự kiện này, tháng 9 năm 1885, bệnh viện tư thục là “Bệnh viện Thi”, và bệnh viện dành riêng cho phụ nữ là “Bảo Cứu Nữ Quán” cũng được thành lập. Hoạt động y tế không chỉ được giới hạn ở Seoul mà còn được mở rộng ra các địa phương khác do các nhóm truyền giáo thực hiện. Bệnh viện Ladd (Ladd Hospital) ở Yeongyang, bệnh viện Junkin Memorial (Junkin Memorial Hospital) ở Busan, bệnh viện Dongsan ở Daegu,... đã được thành lập. Tính đến năm 1913, trên toàn quốc đã có 33 bệnh viện truyền giáo (bao gồm cả 3 phòng khám) được thành lập.
Bảng 2.4: Tình hình thành lập bệnh viện truyền giáo (bao gồm cả phòng khám) của các giáo phái Tin Lành tính đến năm 1913.
62 Giáo hội Trưởng Lão
Giáo hội Trưởng Lão miền Bắc
Ganggye, Seoncheon, Pyeongyang, Jeryeong, Seoul, Cheongju, Andong, Daegu, Busan
Giáo hội Trưởng Lão miền Nam
Gunsan, Cheonju, Mokpo, Gwangju, Suncheon
Giáo hội Trưởng Lão Canada
(Hoiryeong), Seongjin, Hamheung (Wonsan) Giáo hội Trưởng Lão
Australia
Jinju (Tongyeong)
Phái Giám Lí Phái Giáo Lý Yeongbyeon,
Pyeongynag, Haeju, Gongju
Phái Giáo Lí miền Nam Pyeongyang, Seoul Phái Nữ Tuyên Giám
Phái Thánh Công Jemulpul, Incheon Phái An Tức Sunam
Nguồn: The Christian Movement in Japan, Korea and Formosa, 1914 . [Dẫn theo: 30, tr 54]. Địa phương trong ngoặc đơn là nơi có phòng khám.
Với việc thành lập các bệnh viện truyền giáo, hàng nghìn người đã nhận được sự điều trị của nền y học hiện đại. Tính đến năm 1892, các bệnh viện truyền giáo đã chữa trị được cho 9,446 bệnh nhân.
Bảng 2.5: Số lượng các bệnh nhân được chữa trị bởi các bệnh viện truyền giáo Tin Lành, năm 1892.
63 Loại hình điều trị Trẻ em Phụ nữ Người già Tổng số Nội trú 542 51 1,000 1,593 Thăm khám tại nhà 9 110 119 Phẫu thuật 43 43 Ngoại trú 1,636 3,831 2,224 7,691 Tổng số 2,230 4,092 3,224 9,446
Nguồn: Chung Shin Park (2003), Protestantism and politics in Korea, University of Washington Press, Seattle and London, London, pg 23.
Như vậy, nếu so sánh với giáo dục thì hoạt động của các nhà truyền giáo trong lĩnh vực y tế thu được nhiều kết quả khả quan hơn. Tính đến năm 1999, trong tổng số 72 cơ sở y tế của các tổ chức tôn giáo có 13 của Tin Lành, 31 của Công giáo, 8 của Phật giáo và 20 của các tôn giáo khác. Như vậy, các giáo phái Tin Lành hiện nay chú trọng đến giáo dục hơn là các công việc y tế, trong khi Công giáo lại nhấn mạnh những công việc trợ giúp y tế hơn là giáo dục. Các tổ chức này vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển trong điều kiện giao lưu và hội nhập văn hoá toàn cầu hiện nay.
Thứ hai, đạo Tin Lành góp phần phát triển nền y học Hàn Quốc thông qua truyền bá y thuật phương Tây, giúp nước này phát triển giáo dục y học và bồi dưỡng đội ngũ y bác sĩ.
Cùng với việc xây dựng bệnh viện, các nhà truyền giáo nước ngoài đã thành lập các trường học y tế để đào tạo các đội ngũ bác sĩ, y tá phục phụ cho công việc chữa bệnh, tiêu biểu là trường Đại học Y Yonsei. Tại
64
đây, rất nhiều các chuyên khoa khác nhau được đào tạo như sinh học, giải phẫu, thị lực... Trên cơ sở đó, hàng loạt các công trình khoa học, các loại thuốc có giá trị được ra đời; các sách, báo, thư tịch liên quan đến ngành y cũng lần lượt được xuất bản. Như vậy, hoạt động y tế của các nhà truyền giáo nước ngoài đã mang lại biến đổi có tính cách mạng đối với nền y học Hàn Quốc. Những thực tiễn chữa bệnh và giới thiệu lý luận về y học phương Tây của đạo Tin Lành đã góp phần thúc đẩy việc sáng lập nền y học Hàn Quốc hiện đại.
2.2.2. Đối với văn hoá – xã hội
Sau khi đạo Tin Lành được du nhập vào Hàn Quốc, giá trị Tin Lành đã đem lại nhiều biến đổi trong các lĩnh vực của xã hội Hàn Quốc. Nhờ giáo dục và y tế người dân bắt đầu được giải phóng khỏi vòng luẩn quẩn của phong tục tập quán cũ và mê tín. Giáo dục và y tế là phương tiện giúp người dân bồi dưỡng nhận thức về dân chủ và nhận thức về khoa học. Hơn thế nữa, phúc âm Tin Lành đã mang lại quan niệm bình đẳng nam nữ, kéo dài nữ quyền một cách tự nhiên và làm cho người dân quan tâm tới tính tôn nghiêm và nhân quyền.
Thứ nhất, đạo Tin Lành có ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc tới sự biến đổi của xã hội Hàn Quốc.
Như đã nêu ở các phần trước để có một Hàn Quốc hiện đại như ngày nay, người ta không thể không nhắc tới công lao của tổng thống Park Chung Hee. Tuy nhiên, sự đánh giá về Park Chung Hee của người Hàn Quốc được tách bạch làm hai phần là có công lao nhưng cũng phạm lỗi lầm. Lỗi lầm chủ yếu mang tính chính trị. Họ phê phán ông trong việc đàn áp chính trị, mang nặng chủ nghĩa địa phương, đàn áp phong trào lao động.
65
Chính quyền độc tài của tướng Park và tiếp sau đó là Chun Doo Hwan, Noh Tae Woo bị chỉ trích là vi phạm quyền dân chủ. Do đó, các tổ chức vận động xã hội chống lại chế độ độc tài được bắt đầu từ rất sớm. Họ yêu cầu thực hiện nghiêm chỉnh nền dân chủ thực sự trong khái niệm tự do dân chủ mà chính phủ Hàn Quốc nêu ra. Trung tâm của phong trào này là các tổ chức sinh viên, tổ chức nông dân, công nhân hoạt động dưới sự hỗ trợ của các tổ chức ủng hộ dân chủ hoá ở Mỹ. Điều đó đã cho thấy có sự hỗ trợ đắc lực của các tổ tôn giáo ở nước ngoài, chủ yếu là Mỹ, trong đó có lực lượng của đạo Tin Lành.
Đạo Tin Lành đóng vai trò tích cực trong phong trào dân chủ hoá ở Hàn Quốc. Trong quá trình dân chủ hoá ở Hàn Quốc, có hai sự kiện quan trọng nhất là Phong trào dân chủ ở Gwangju nổ ra vào tháng 5 năm 1980 và Phong trào dân chủ diễn ra trên qui mô toàn quốc với trung tâm thủ đô Seoul vào tháng 6 năm 1987. Phong trào năm 1987 đã yêu cầu chính quyền độc tài quân sự từ chức và phục hồi chế độ bầu cử Tổng thống trực tiếp. Kết quả, chính quyền độc tài đã bị khuất phục trước những yêu cầu của phong trào. Lãnh đạo phong trào là người đứng đầu các đảng đối lập, đó là Kim Yong Sam, một tín hữu Trưởng Lão và Kim Dae Jung, một tín đồ Công giáo. Cả hai ông đã trải qua nhiều năm trong vai trò đối lập với chính phủ quân sự và từng bị bắt giam. Mặc dù, vào thời điểm xã hội lúc đó, phong trào bị coi là chống lại Đảng cầm quyền, chống lại chính phủ, nhưng ở khía cạnh khác, đạo Tin Lành có ảnh hưởng mạnh tới xã hội Hàn Quốc, có thể nói có vai trò nhât định đối với sự biến đổi xã hội. Kim Yong Sam sau này đã trở thành tổng thống Hàn Quốc cũng phần nào làm sáng tỏ thêm sự đóng góp của Tin Lành trong quá trình chuyển biến từ chính quyền quân sự sang chính quyền dân sự.
66
Đối với cuộc sống vất vả nhọc nhằn của tầng lớp người nghèo và nỗi đau khổ, oan ức do thân phận nghèo hèn đem lại, đạo Tin Lành đã ra giúp đỡ họ, xoa dịu nỗi đau tinh thần cho họ. Nói cách khác, đối với tầng lớp khốn cùng trong xã hội, những người vô gia cư, những người bỏ nông thôn ra thành phố kiếm sống không may gặp phải những cảnh éo le, lừa gạt, những người tàn tật, cô đơn không nơi nương tựa, những người bị án oan sai, gặp phải cảnh trớ trêu trong ái tình... đang cần sự giúp đỡ dù là ít ỏi thì nhà thờ đạo Tin Lành là nơi họ có thể nhờ cậy nhanh chóng nhất. Đến đây, họ không những được giúp đỡ về vật chất mà còn nhận được sự động viên, an ủi về mặt tinh thần, tâm linh. Dưới góc độ từ thiện, không thể không khẳng định vai trò giúp đỡ của các nhà thờ Tin Lành. Sự giúp đỡ này của Tin Lành đã góp phần làm cho xã hội Hàn Quốc ngày càng tốt đẹp hơn, kéo người với người gần nhau hơn. Tuy nhiên, không phải lúc nào sự giúp đỡ đó cũng vô tư, mà là có điều kiện. Đó là mong muốn những con người được giúp đỡ đi tin theo đạo Tin Lành, từ đó mở mang được nước Chúa. Không ít người sau lúc khó khăn đã tin vào Chúa và trở thành tín đồ ngoan đạo, nhưng cũng có người chỉ dừng lại ở mức biết ơn rồi trở về với bản ngã của mình.
Một đóng góp rất quan trọng khác của Tin Lành trên con đường hiện đại hoá là đập tan trật tự thân phận – giai cấp trong xã hội cũ. Tuy nhiên không thể nói điều này hoàn toàn là do đạo Tin Lành, song cũng không thể phủ nhận tinh thần và giá trị của đạo Tin Lành đã ảnh hưởng lớn tới việc phá bỏ trật tự thân phận – đẳng cấp. Theo truyền thống, xã hội Hàn Quốc rất có tôn ti trật tự được đặt trên những nguyên tắc Khổng học dưới quyền cai trị của một hoàng đế xem là thiên tử. Cơ cấu xã hội thời kỳ Choson (1392 – 1896) gồm bốn nhóm danh phận là quý tộc lưỡng ban, trung nhân,
67
thường dân và nô tỳ, “Cơ cấu danh phận này, kết hợp với quan niệm Nho giáo, trải qua nửa đầu thời kỳ Choson đã tạo nên cơ cấu bất bình đẳng mạnh mẽ và được duy trì trong một thời gian dài” [2, tr.98]. Cùng với đó, phụ nữ bị đối xử phân biệt, số sinh ra là phụ nữ, họ chỉ biết sống và chấp nhận những bạc đãi trong gia đình cũng như các chế ước xã hội khác; con cái phải tuyệt đối tuân phục cha mẹ, cá nhân không có quyền gì ngoài quyền xã hội ban cho.
Cấu trúc xã hội này đã bị thách thức triệt để trước giáo lý Cơ đốc giáo cho rằng con người được tạo dựng theo “hình ảnh của Thiên Chúa”, con người đồng đẳng với nhau trước Chúa, và mỗi cá nhân đều có giá trị tự thân. Liên kết chặt chẽ với giáo lý trên là sự tập trung vào quyền tư hữu. Trong con mắt của người Cơ đốc, nhà vua cũng chỉ đơn thuần là một con người và phải thần phục Thiên Chúa như mọi thường dân khác. Do đó, sự truyền bá các giá trị Cơ đốc đã góp phần vào công cuộc giải phóng phụ nữ và bảo vệ quyền trẻ em.
Vào năm 1934 một trong những nhà thần học tiên tiến của Hàn Quốc là Kim Chun-Bun đã phát động phong trào nữ quyền. Cùng với phong trào, ông cũng cho rằng việc nữ giới trong giáo hội chỉ biết yên lặng là câu chuyện của quá khứ còn trong Giáo hội Hàn Quốc ngày nay không còn thích hợp với xu thế đó, bởi vậy việc bổ nhiệm chức vụ cho nữ giới không phải là việc sai trái với những điều được dạy trong Kinh thánh.
Bên cạnh đó, khi truyền giáo, Tin Lành đã nâng cao vị trí xã hội của người phụ nữ khi mà xã hội truyền thống Hàn Quốc “trọng nam khinh nữ”, coi trọng tầng lớp quí tộc. Những người truyền giáo thuyết giảng rằng tất cả mọi người đều ngang bằng trước Chúa, họ chú trọng vào sự công bằng
68
giữa phụ nữ và đàn ông, giáo hội đã khuyến khích từ bỏ những tập tục như: nữ giới phải kết hôn sớm, cấm goá phụ tái hôn, nữ giới bị bán cho những nhà giàu làm vợ lẽ... Để xoá bỏ sự phân biệt, đối xử thiếu công bằng với người phụ nữ, Tin Lành đã đi tiên phong trong việc thành lập các trường học dành cho nữ giới, đã yêu cầu học sinh phải được học những ngành nghề thủ công bởi những công việc này trước đây chỉ dành cho giai cấp thấp và không mấy được quý trọng. Cố gắng phấn đấu nâng cao giá trị công việc lao động chân tay, mang đến một thông điệp tự do dành cho xã hội phân biệt giai cấp và độc tài trong một thời gian dài. Người dân chấp nhận thông điệp đó không chỉ vì sự cứu giúp tinh thần và tôn giáo của nó mà còn vì sự tự do mang tính chất xã hội thế tục.
Vai trò của đạo Tin Lành đối với việc giải phóng cho người dân Hàn Quốc khỏi hệ thống địa vị trong xã hội Nho giáo còn được thể hiện ở mục tiêu lâu dài của nền giáo dục có tính chất truyền giáo. Theo Henry G.Appenzeller, người truyền giáo đồng thời là người sáng lập ra trường nam sinh Baejae tại Seoul đã viết vào năm 1892 rằng “các nhà truyền giáo không hướng vào việc tạo ra những người đàn ông thuộc bên kĩ thuật trong các trường của họ, nhưng mong muốn rèn luyện cho người dân Hàn Quốc được tự do và độc lập để có thể khởi xướng một điều gì đó có ý nghĩa với họ và xã hội. Nền giáo dục mới đi theo con đường hướng về việc nới lỏng sự khắt khe trong xã hội phong kiến”. [58, pg.123]. Đặc biệt sau khi Hàn Quốc được giải phóng, dưới sự ảnh hưởng của Mỹ, người dân Hàn Quốc càng được nới lỏng khỏi xã hội truyền thống gia trưởng.
Như vậy, nhân sinh quan và tư tưởng bình đẳng của đạo Tin Lành đã tác động tới sự thay đổi về thể chế xã hội. Bức tường ngăn cách giữa thân phận, đẳng cấp trong xã hội Hàn Quốc suốt nhiều năm tháng đã sụp đổ. Sự
69
phân biệt trên dưới giữa Lưỡng ban hay thường dân cũng bắt đầu tan rã. Trật tự gia đình theo chủ nghĩa hà khắc cuối thời Choson cũng dần dần bị phá vỡ. Các tổ chức và hội từ thiện của giáo hội phê phán các giá trị Nho giáo và truyền bá các quan điểm thực tiễn rộng khắp trên các cộng đồng tôn giáo. Tiêu biểu là phong trào Bạch đinh giải phóng. Người đi đầu trong phong trào này là nhà truyền giáo S.F.Moore. M. Huntly đã từng nhận định