Tác động của đạoTin Lành tới các lĩnh vực kinh tế và giáo dục

Một phần của tài liệu Vai trò của đạo tin lành đối với quá trình hiện đại hóa xã hội Hàn Quốc (Trang 44)

dục

2.1.1. Đối với kinh tế

Từ đầu những năm 60 của thế kỷ 20, xã hội Hàn Quốc bước vào một thời kỳ mới – thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tổng thống Park Chung Hee được coi là nhà kiến trúc tài ba cho sự nghiệp này và thời đại của ông Park (1963 – 1979) được coi là nền đá tảng của kinh tế Hàn Quốc ngày nay. “Nếu tách rời vai trò của Park Chung Hee sẽ không hiểu được thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hoá Hàn Quốc” [2, tr.33]. Tổng thống Park Chung Hee đã phát triển phong trào làng mới và thực hiện các kế hoạch kinh tế 5 năm. Theo đó, việc tái thiết quốc gia trở thành mục tiêu vĩ mô lôi kéo được sự ủng hộ của toàn thể nhân dân.

Dưới góc độ tôn giáo, Tin Lành cũng có những đóng góp riêng, quan trọng vào sự phát triển của kinh tế Hàn Quốc. Nói cách khác, tinh thần Tin Lành được xem là một trong những nhân tố tạo ra những chuyển biến kinh tế có tính đột phá. Các tín hữu Tin Lành với sự xác tín niềm tin mạnh mẽ đã đóng góp tích cực vào phép mầu phát triển kinh tế của đất nước này.

Trước hết, nguồn lao động là lực lượng quyết định trực tiếp đến sự phát triển của công nghiệp và nền kinh tế nói chung. Nguồn lao động như công nhân lành nghề, tầng lớp trí thức và lao động trí óc là người chủ của nền kinh tế hiện đại “chừng nào họ chưa xây dựng được đội ngũ công nhân và tầng lớp trí thức của mình, chừng đó họ chưa thể tiến hành thành công hiện đại hoá, dù có sự viện trợ máy móc, trang thiết bị kỹ thuật cao của các nước phát triển hơn” [15, tr.75].

40

Đạo Tin Lành có những nguyên lý góp phần tạo ra đội ngũ lao động có thể đáp ứng được yêu cầu trên. Tín hữu các giáo phái Tin Lành coi lao động là trách nhiệm trước Chúa và khuyên tín đồ hãy cần cù trong công việc của mình. Coi sự lãng phí thời gian là tội đầu tiên trong tất cả các tội, và là tội quan trọng nhất. Sự xa xỉ, kể cả ngủ hơn mức cần thiết cho sức khoẻ đều bị lên án về mặt đạo đức. Thời gian không chỉ là tiền bạc mà mỗi giờ mất đi là mất một giờ lao động vì sự nghiệp vinh quang của Chúa. Đối với người Tin Lành, thái độ lười biếng, không muốn kiếm tiền nhiều hơn, tình trạng nghèo đói, vô gia cư và ăn mày đều bị coi là có tội, là không thực hiện lời răn của Chúa…Bởi người không làm sẽ không có ăn, không tự nguyện làm việc là dấu hiệu là một triệu chứng của sự thiếu lòng tin và ân huệ của Chúa. Đồng thời tuyên truyền tính tiết kiệm, không say sưa rượu chè, không đam mê cờ bạc. Như vậy, giáo lý của Tin Lành đã hình thành nên một mô hình đạo đức kinh tế và nó rất phù hợp với giai đoạn tích luỹ và tự do cạnh tranh của chủ nghĩa tư bản. Những yếu tố cần thiết của một con người kinh tế hiện đại được các giáo phái Tin Lành châu Âu vạch ra từ buổi đầu cải cách đã được đạo Tin Lành Hàn Quốc hoàn thành tương đối xuất sắc. Do đó, có thể nói sự phát triển đáng kinh ngạc của nền kinh tế Hàn Quốc trong những thập niên gần đây có sự đóng góp của lực lượng lao động cần cù người Hàn Quốc.

Trước khi có sự xâm nhập của đạo Tin Lành, tinh thần lao động của người Hàn Quốc dường như “đang ngủ đông” dưới sự chi phối nặng của tư tưởng Nho giáo. Đặc biệt, vương triều Choson trong khi tuyệt đối hoá Nho giáo đã bài xích xã hội phương Tây là dã man và lại càng coi trọng tính tự cấp tự túc khổ hạnh, nhằm ức chế lòng ham muốn vật chất. Khi bàn đến vấn đề này nhà nghiên cứu Yun Eun-Sun cho rằng xã hội Nho giáo coi nhẹ

41

lao động “họ cũng như tổ tiên của chúng ta trăm năm trước, thích an nhàn, múa hát, hút thuốc, cờ bạc, những việc mà người Cơ đốc chân chính không thể làm. Nó rất đáng bị phê phán trong thần học và Kinh Thánh, cần phải sửa đổi” [Dẫn theo: 43, tr.45].

Tin Lành coi trọng lao động, dạy bảo các tín hữu của mình cần chăm chỉ làm việc trong 6 ngày và chỉ dành ngày còn lại để nghỉ ngơi. Những điều được chỉ ra trong Kinh Thánh được Tin Lành Hàn Quốc vận dụng và nâng lên thành nguyên tắc sinh hoạt kinh tế, đó là cá nhân phải thật sự chăm chỉ, siêng năng, phải biết tiết kiệm và đoàn kết. Ở một đoạn khác, Yun Eun-Sun còn cho rằng “lười biếng là nguyên nhân của sự đói nghèo, nó sẽ bị lật đổ, “có một số điều mà mỗi cá nhân luôn hướng đến. Đó là sự chăm chỉ và tiết kiệm. Kẻ thù của chúng ta chính là sự lười biếng. Trong Kinh thánh chúng ta cũng có thể tìm thấy câu “Nếu không đổ mồ hôi sẽ không có gì để ăn”… Chúng ta cần phải tiết kiệm chi tiêu. Thường con người chúng ta không biết cách xem xét thu nhập của mình để chi tiêu cho hợp lý. Đây chính là sự không hiểu biết về tài chính gia đình… Tất nhiên môi trường và hoàn cảnh xung quanh có thể biến chúng ta thành những con nợ rồi trở thành kẻ vô gia cư nhưng tất nhiên trong hoàn cảnh đó nếu chúng ta biết tiết kiệm thì người viết tin là chúng ta sẽ không rơi vào thảm cảnh đó”. [Dẫn theo 43, tr.45].

Người ta thường nghĩ Kitô giáo chỉ chú ý đến vấn đề cứu rỗi linh hồn nhưng thực sự quan niệm này không sát với tinh thần tín hữu của đạo Tin Lành. Bởi họ tin rằng làm việc chăm chỉ ở thế tục là sứ mệnh làm vinh danh cho Thiên Chúa và sự thành công về mặt kinh tế là dấu chỉ trở thành dân chọn của Thiên Chúa. Do đó, ở Hàn Quốc nhiều nhà thờ từ sáng sớm lúc bình minh đã tràn đầy những tín hữu đến cầu nguyện trước khi tới nhà

42

máy, công sở để bắt đầu một ngày làm việc mới. Đây là quang cảnh hiếm có trên thế giới. Theo thống kê, có tổng số 71,5% tín đồ Tin Lành nói rằng họ thường xuyên tham gia các buổi cầu nguyện [7, tr 174 – 175].

Như đã biết, hiện đại hoá Hàn Quốc có bước chuyển mạnh từ những năm 1960, phong trào làng mới (Saemaul undong) được đẩy mạnh vào những năm 1970. Để thực hiện phong trào làng mới, tất cả những gì cũ kỹ thuộc về truyền thống đều bị cho là những cái cần phải gạt bỏ để đạt tới hiện đại ở cả nông thôn và đô thị. Đây không phải là điều nói trên lý thuyết mà những nguyên tắc lao động mới đã trở thành những hành động cụ thể để thay đổi quan niệm ăn sâu trong đầu mọi người. Họ đẩy mạnh việc tuyên truyền quan niệm mới với ba từ: hiệp đồng, tự lựcsiêng năng. Hiệp đồng là nỗ lực cùng hợp sức giữa những người trong làng, tự lực là tự mình giúp mình, siêng năng là chăm chỉ làm việc.

Đạo Tin Lành tác động đến nền kinh tế Hàn Quốc bằng việc đào luyện nên những người lao động mới, chăm chỉ, có tính kỷ luật cao. Trong công cuộc xây dựng làng mới nhiều người đã tin rằng bài “vận động ca” đã mô phỏng sự cần cù sẵn có nơi các tín hữu. Vào mỗi buổi sáng, tiếng chuông vang lên từ nhà thờ đánh thức cả thể xác lẫn tâm hồn. Lời bài hát Seamauo Undong mở đầu bằng câu “Chuông bình minh đã vang buổi sớm mai đã về, ta hãy thức dậy xây dựng làng mới…”. Vào đêm thứ sáu hàng tuần họ cầu nguyện suốt đêm ở nhà thờ. Họ tin theo Kinh Thánh và nhất là họ được đeo bọc bằng tinh thần “Ai tin thì mọi việc đều được cả” [40, tr.1163]. Nói một cách đơn giản cần phải có niềm tin vào công việc, niềm tin vào sự thành công, niềm tin đó chính là mục tiêu định hướng của họ. Chính vì thế họ can đảm trong mọi lĩnh vực hoạt động của mình, từ nhà máy đến phòng thí nghiệm để tìm sáng kiến, họ đã đánh thức tinh thần làm

43

việc của tín hữu như lời Kinh Thánh “Nếu ai không muốn làm việc thì cũng đừng ăn” [40, tr.1370]. Niềm tin ấy đã được thực thi dường như trong mọi hoạt động để phát triển kinh tế. Họ hăng hái làm, hăng hái học những kỹ thuật tân tiến để chu toàn giáo huấn của Kinh Thánh vì họ tin rằng việc thực hiện điều mình tin là phương pháp tôn vinh Thiên Chúa. Như vậy, có thể nói lao động nhận được sự hậu thuẫn niềm tin là một trong những nguyên nhân thành công của phát triển kinh tế Hàn Quốc.

Những giá trị, thái độ trên được thể hiện ngay trong nguyên lý về công việc. Thực tế cho thấy các Hội Thánh Tin Lành Hàn Quốc với những nguyên lý của mình đã có những đóng góp nhất định đối với sự phát triển kinh tế. Nguyên lý đó chính là việc không chỉ dừng lại ở niềm tin rằng phải thật sự chăm chỉ mà phải biến thành hành động chăm chỉ, và đi kèm là cuộc sống tiết độ. Các giá trị định hướng được nhấn mạnh như “Nếu làm sẽ được”, “lối tư duy tích cực” (Positive thinking) là đóng góp quan trọng nhất của Tin Lành đối với nền kinh tế Hàn Quốc. Cùng với đó là tinh thần tham gia vào nền kinh tế một cách tích cực chủ động của tín hữu Tin Lành.

Kết quả các tín hữu Tin Lành Hàn Quốc là những thương nhân vươn lên thành những thế lực lớn. Trên thực tế, những thương nhân ở vùng Pyongato đã từng hoạt động ở Mãn Châu là những người đầu tiên tiếp thu Cơ đốc giáo, sau đó cả việc lãnh đạo các giáo hội ở Hàn Quốc cũng do các thương nhân tầng lớp trung lưu đảm nhận, và sau khi cải cách mở cửa, những người buôn bán chủ yếu ở Namdaemun chính là những tín hữu Tin Lành xuất thân từ Bắc Hàn…

Hơn thế nữa, các tín hữu Tin Lành là một lực lượng hậu thuẫn cho các mục tiêu, chương trình kinh tế. Theo đó, giáo lý vốn đã hình thành lý

44

thuyết và mô hình đạo đức kinh tế đã giúp cho các tín hữu Tin Lành thành công trên lĩnh vực kinh tế hơn các tôn giáo khác. Kết quả là Tin Lành Hàn Quốc đã vươn lên nắm giữ vị trí chỉ huy nền kinh tế, trở thành tôn giáo của tầng lớp thượng lưu. Theo thống kê của một cuộc điều tra về các doanh gia của các tôn giáo khác nhau vào năm 1995, trong số 4.903 Tổng giám đốc điều hành (CEO – Chief Executive Officers) có tới 34% cho biết họ có niềm tin tôn giáo. Trong số 34% này, có 42,8% CEO thuộc tín đồ Tin Lành, 38,3% tín đồ Phật giáo, 5,7% tín đồ Công giáo và 0,76% tín đồ của các tôn giáo khác. Một cuộc nghiên cứu khác về 100 doanh nhân cao cấp của Hàn Quốc vào năm 1999 cũng cho thấy có 31% là tín đồ đạo Tin Lành, 23% là tín đồ Phật giáo, 11% là tín đồ Công giáo và 29% thuộc nhóm người không tôn giáo [63].

Càng đặc biệt hơn khi nhiều tín hữu hữu Tin Lành là những nhân vật chính trị cao cấp ở Hàn Quốc. Tổng thống tiền nhiệm Lee Myung-Bak cũng là một trưởng lão tại Hội Thánh Somang ở Seoul, Tổng thư ký Liên hiệp quốc Bankimoon là tín hữu của một Hội Thánh Tin Lành độc lập. Thực tế những người lãnh đạo Hàn Quốc cận đại là những người trực tiếp đến xã hội cận đại phương Tây thông qua tôn giáo này. Những nhân vật tiêu biểu như Lee Sung-Man, Lee Sang-Jea, Yun Ji-Ho, So Jae-Pil, Kim Kuo-Sik, An Jang-Ho, Joo Man-Sik, vv.. là những người phát triển đất nước nhận ảnh hưởng của đạo Tin Lành Mỹ. Họ cũng là những người đã mơ ước xây dựng xã hội dân chủ cận đại dựa trên tư tưởng bình đẳng, muốn khắc phục sự thống trị của thực dân Nhật thông qua việc cận đại hoá. Trong con mắt của họ đạo Tin Lành là người bạn lý tưởng nhất của hiện đại hoá.

Đặc biệt, có một sự trùng lặp giữa phát triển kinh tế Hàn Quốc và sự thịnh vượng của nước Mỹ dưới tác động của đạoTin Lành. Khi nghiên cứu

45

mối quan hệ giữa tôn giáo và sự thịnh vượng của nước Mỹ, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: nguyên nhân dẫn đến sự năng động của nền kinh tế Mỹ không chỉ nằm ở dân số mà còn nằm ở hệ thống giá trị. Nhà thờ Tin Lành từ lâu đã có ảnh hưởng lớn tới Mỹ, luôn tuyên truyền giáo lý đạo Tin Lành về sự lao động chăm chỉ, một yếu tố góp phần vào sự tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ. Thuyết Calvin về sự khổ hạnh với quan điểm cự tuyệt tiêu dùng, sự sa hoa, thú tiêu khiển và sự cố gắng không biết mệt mỏi đã đặt nền móng cho sự thịnh vượng của Mỹ. Nghiên cứu của Robert Barro và Rachel Mc Cleary (Đại học Harvard) cho thấy, giữa tăng trưởng kinh tế và sự sùng đạo có mối quan hệ chặt chẽ với nhau [55, pg 760 – 781].

Khi nghiên cứu về sự ảnh hưởng của tôn giáo với đời sống xã hội, nhà nghiên cứu Lưu Bành cũng cho rằng quan điểm luân lý của đạo Tin Lành, nhất là “thuyết tiền định” và “thuyết Chúa kêu gọi” có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nước Mỹ. Trong cuốn “Tôn giáo Mỹ đương đại”, ông viết: “Khát vọng thành công, khát vọng phát tài, khát vọng được Chúa cứu vớt, tất cả các nguyện vọng đó được kết hợp làm một, sản sinh ra động lực vô cùng to lớn. Nếu một người làm việc nỗ lực hơn những người xung quanh, thu được kết quả hơn, xét về mặt kinh tế, có nghĩa là những người này sẽ trở nên giàu có hơn; xét về mặt tôn giáo, chứng tỏ những người này lấy hành động của mình để làm vẻ vang cho Thiên Chúa, từ đó chứng minh được mình là dân chọn của Chúa. Cho nên bản thân sự giàu có và thành đạt đã tượng trưng cho một loại đạo hạnh tốt đẹp, phản ánh nguyện vọng của Chúa. Sự hợp lý hoá và đạo đức hoá của thành công kinh tế quay trở lại đã kích thích thêm ham muốn làm giàu của mọi người càng to lớn, cổ vũ mọi người không ngừng theo đuổi thành công lớn hơn. Một người có tài sản lớn, nếu nghiêm túc tuân theo đạo đức Kitô giáo thì không được đem

46

tiêu sài hoang phí, mà tài sản này phải được dùng vào đầu tư, từ đó càng sản sinh lợi nhuận càng lớn hơn, tạo vốn đầu tư lớn hơn, cứ tiếp tục như vậy, không ngừng luôn chuyển tuần hoàn, kết quả nó sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa” [4, tr.476 – 477].

Kết quả một số nghiên cứu khác cũng cho thấy, việc việc hoạt động tôn giáo thường xuyên gắn với tỷ lệ tội phạm và sử dụng ma tuý thấp hơn, chăm chỉ học hành, thành đạt, có công ăn việc làm ổ định, đời sống sung túc hơn. Các nhà kinh tế cho rằng, “vốn xã hội” của những người thường xuyên đi lễ nhà thờ rất có giá trị vì chúng giúp cho các giao dịch kinh doanh trở nên suôn sẻ và ít tốn kém hơn. Đi lễ nhà thờ có thể đơn giản chỉ là một trong những cách thức tạo ra mối quan hệ đó. Mặt khác, những tín đồ đi lễ cùng một nhà thờ thường có sự tin tưởng lẫn nhau về mặt tình cảm và có thể cả về mặt tài chính. Điều đó giúp họ gượng dậy nhanh chóng sau những khó khăn, thất bại như mất việc làm chẳng hạn. Như vậy, tôn giáo và sự giàu có có mối quan hệ với nhau, những người hay đi lễ nhà thờ cũng là những người có số năm đi học nhiều hơn, ít có nguy cơ bỏ học giữa chừng hay họ cũng ít bị stress hơn vì những căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày, do đó họ có điều kiện tốt hơn để thành đạt.

Người Hàn Quốc nhận thức được rằng muốn phát triển kinh tế, trước hết phải đổi mới tinh thần, thay đổi hệ tư tưởng lạc hậu, kìm hãm sự phát triển kinh tế bằng hệ tư tưởng mới cổ xuý cho sự phát triển kinh tế, cần

Một phần của tài liệu Vai trò của đạo tin lành đối với quá trình hiện đại hóa xã hội Hàn Quốc (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)