Một số kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Vai trò của đạo tin lành đối với quá trình hiện đại hóa xã hội Hàn Quốc (Trang 96)

Nghiên cứu vai trò của đạo Tin Lành đối với quá trình hiện đại hoá Hàn Quốc, chúng ta thấy rằng đạo Tin Lành ở Hàn Quốc có điều kiện phát triển, đóng góp đáng kể vào việc hiện đại hoá đất nước, một trong những nhân tố đưa Hàn Quốc trở thành con rồng ở châu Á, trong khi đó đạo Tin Lành ở Việt Nam từ khi xuất hiện đến nay dường như vẫn đứng “bên cạnh” cộng đồng dân tộc. Nếu ta nhìn nhận sự lớn mạnh của đạo Tin Lành và đóng góp của nó là tích cực cho sự phát triển và hiện đại hoá xã hội, thì trường hợp Hàn Quốc rất đáng tham khảo. Do đó, vai trò của đạo Tin Lành đối với hiện đại hoá Hàn Quốc là kinh nghiệm quý cho Việt Nam trong việc giải quyết mối quan hệ Nhà nước – Giáo hội, phát huy vai trò của tôn giáo nói chung và đạo Tin Lành nói riêng trong công cuộc hiện đại hoá đất nước hiện nay.

Trước hết, cần phải giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa Nhà nước và Giáo hội. Ngày nay, ở cả hai quốc gia, chính phủ đều ban hành hiến pháp công nhận quyền tự do tôn giáo, các tôn giáo được hoạt động bình đẳng. Cả Việt Nam và Hàn Quốc đều chủ trương xây dựng nhà nước thế tục, tách biệt Nhà nước và Giáo hội, Nhà nước không có thái độ đặc biệt đối với bất kì tôn giáo nào và tôn giáo độc lập với nhà nước. Trong khi Hàn Quốc theo đuổi các mô hình nhà nước thế tục dân chủ tư sản mà các nhà tư tưởng, từ John Locke tới J. J. Rousseau, từ T. Hobbes tới C. Montesqueu, dày công xây dựng thì Việt Nam lại lấy chủ nghĩa Mác làm kim chỉ nam. Nếu như Hàn Quốc theo đuổi mô hình thế tục tích cực của của phương Tây, tức thế tục một nửa, thì Việt Nam trước thời kì Đổi mới lại theo đuổi mô hình thế tục tuyệt đối. Tuy quan hệ giữa nhà nước thế tục với các tổ chức tôn giáo ở

92

Hàn Quốc không phải lúc nào cũng suôn sẻ, nhưng chưa bao giờ mang tính đối kháng, điều từng xảy ra ở Việt Nam trước thời kỳ Đổi mới.

Sự đổi mới trong quan hệ giữa Nhà nước và Giáo hội được đánh dấu bằng Nghị quyết 24 năm 1990 của Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam. Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam thừa nhận: “Tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận quần chúng nhân dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều điểm phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới”. Thực tế lịch sử cho thấy tôn giáo đã và đang đóng vai trò không thể thiếu trong tiến trình lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc, nhưng vì những lý do khách quan và chủ quan trong nhiều thập niên, đặc biệt từ giai đoạn 1945 đến 1990, đã không được các cấp nhận thức và đánh giá thoả đáng. Nay là lúc chính quyền cần điều chỉnh chính sách này cho sát với thực tế. Quan điểm trên được tiếp tục tái khẳng định và nâng tầm trong các văn kiện của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam. Cùng với những giá trị của đạo đức tôn giáo, những giá trị tích cực của văn hoá tôn giáo cũng được nghi nhận: “Giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những người có công với Tổ quốc và nhân dân. Nghiêm cấm đối xử với công dân vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo” [45, tr.49].

Tuy nhiên, vấn đề then chốt để tiếp tục hoàn thiện chính sách tôn giáo là phải đặt mối quan hệ này trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền. Trong khuôn khổ một nhà nước pháp quyền, coi sinh hoạt tôn giáo là lĩnh vực hoạt động tư nhân, xếp các tổ chức tôn giáo thuộc lĩnh vực các tổ chức xã hội dân sự, nhà nước không đặt vấn đề phải quản lý tôn giáo, mà chỉ quản lý hoạt động của tôn giáo, quản lý chức sắc tín đồ với tư cách là công dân. Một vị chức sắc tôn giáo mà phạm tội dân sự thì phải chịu hình phạt

93

như bao công dân khác, bởi pháp luật nhà nước không trừ một ai, cho dù có là tổng thống. Họ có vi phạm giáo luật hay không thì do Giáo hội xử lý, Nhà nước không can thiệp.

Trong điều kiện xây dựng mô hình nhà nước pháp quyền, vấn đề cần phải đi xa hơn, không chỉ tôn trọng tự do tôn giáo mà phải coi đó như là một quyền tự nhiên, cơ bản và thiêng liêng như quyền sống của con người. Đây mới thực sự là nền tảng chung để chính quyền các cấp và các tổ chức tôn giáo có thể hợp tác với nhau vì sự nghiệp “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Thứ hai, ổn định đời sống tôn giáo và tạo thêm điều kiện cho các tôn giáo phát triển, đóng góp vào công cuộc hiện đại hoá đất nước.

Việt Nam và Hàn Quốc đều là quốc gia đa tôn giáo, bao gồm cả tôn giáo thế giới và tôn giáo bản địa. Nếu ở Hàn Quốc số người theo tôn giáo chiếm khoảng ½ dân số thì ở Việt Nam số người tin theo tôn giáo chỉ chiếm ¼ dân số. Đặc biệt, ở Hàn Quốc, Tin Lành có một vị trí rất lớn trong đời sống tôn giáo, tuy mới được du nhập từ cuối thế kỉ 19 nhưng nay đã là đức tin của hơn ¼ dân số; trong khi ở Việt Nam tôn giáo này chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn, khoảng 1,5% dân số.

Mặc dù theo thống kê thì tổng số tín đồ các tôn giáo ở Việt Nam hiện nay chỉ khoảng trên 23 triệu người, chiếm khoảng 25% dân số. Tuy nhiên, tôn giáo lại đang trong quá trình hiện đại hoá, chưa bao giờ có như hiện nay, thực lực xã hội của các tôn giáo ngày càng tăng lên đáng kể, hơn nữa trong bối cảnh toàn cầu hoá, hiện đại hoá hiện nay mọi tôn giáo đều có khuynh hướng trở thành tôn giáo xã hội, khả năng thích ứng xã hội ngày càng cao. Do đó, phải tạo cho nó khả năng để có thể tham gia tích cực hơn

94

vào một số lĩnh vực xã hội thích hợp, vừa đóng góp vào việc xây dựng phát triển đất nước, vừa thoả mãn nhu cầu của bản thân các tôn giáo.

Việc tạo thêm điều kiện cho các tôn giáo cống hiến khả năng xây dựng, phát triển đất nước là không nằm ngoài qui luật mà tư tưởng Hồ Chí Minh đã chỉ ra: luôn luôn duy trì và phát triển xu hướng tôn giáo đồng hành cùng dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đoàn kết dân tộc tôn giáo trước hết bằng mục tiêu chung, điểm tương đồng giữa lý tưởng tốt đẹp vốn có của các tôn giáo với chủ nghĩa xã hội, khai thác những giá trị tích cực của các tôn giáo trước hết là các giá trị văn hoá và đạo đức.

Để cho tôn giáo được phục vụ xã hội được tốt hơn, phải chăng chúng ta cần phải thực sự tính đến việc mở rộng các khu vực cơ bản mà các tôn giáo có nhiều tiềm năng để tham gia như lĩnh vực giáo dục và y tế. Hiện nay hoạt động của tôn giáo trong lĩnh vực giáo dục còn khá khiêm tốn. Theo luật giáo dục Việt Nam, đến nay các dòng tu nhất là dòng tu nữ được tham gia giáo dục ở cấp nhà trẻ mầm non và các lớp học tình thương cho trẻ bụi đời, một phần trong các trường, lớp giáo dục cho các đối tượng mại dâm, nghiện ma tuý. Ở Việt Nam chưa có trường cao đẳng hay đại học nào do các tôn giáo đứng ra thành lập, trong khi các tổ chức tôn giáo ở Mỹ hay Hàn Quốc đã làm rất tốt điều này, nhiều trường đại học hàng đầu thế giới như Havard, Yale hay Princenton, v.v.. đều do các giáo phái của Tin Lành đứng ra thành lập. Có một số cá nhân linh mục, mục sư, tu sĩ được mời giảng dạy cho một số trường và cũng có một số tín hữu làm công chức thầy cô giáo trong các trường nhà nước với tư cách là công dân. Do đó, chúng ta nên xem xét cho các tổ chức tôn giáo có thể tham gia vào các hoạt động giáo dục bằng cách mở các trường, các cơ sở đào tạo với tư cách là một chủ thể độc lập.

95

Ngoài lĩnh vực giáo dục, có thể tạo điều kiện cho các đoàn thể tôn giáo tham gia vào các hoạt động y tế, từ thiện. Trong lĩnh vực y tế có thể ưu tiên trước cho các bệnh viện chuyên biệt về các bệnh nan y, nhà thương phúc, các cơ sở y tế khám chữa bệnh... và cũng như giáo dục để họ tham gia với tư cách là một chủ thể độc lập.

Về hoạt động từ thiện, Andrews, nhà sử học tôn giáo Mỹ, đã từng nói “tôn giáo là mẹ của từ thiện”. Câu nói này đã phản ánh một cách hình tượng mối quan hệ giữa tôn giáo với hoạt động từ thiện. Xét về mặt lịch sử, “độ thế cứu nhân hành thiện” là chủ trương nhất quán của tất cả các tôn giáo, cũng là truyền thống của các tổ chức tôn giáo. Tất cả các tôn giáo, dù là khác nhau như thế nào, nhưng đều thống nhất với nhau ở điểm “hành thiện” này. Do chủ thể cấu thành tôn giáo ở Việt Nam có sự đa dạng, cho nên hoạt động từ thiện của các tôn giáo cũng có sự đa dạng. Cùng với sự phát triển của xã hội, vấn đề xã hội của nước ta ngày càng nhiều, mọi nhu cầu xã hội ngày càng trở nên bức thiết, mấy chục năm trở lại đây, các tổ chức tôn giáo đã có những hoạt động tích cực đối với vấn đề này. Do đó cần phải ủng hộ, khuyến khích các tổ chức hoạt động từ thiện của tôn giáo để cho nó có thể phát huy tác dụng vô cùng quan trọng trong rất nhiều lĩnh vực như phục phụ người già, xoá đói giảm nghèo, giải quyết khó khăn cho người vô gia cư, giúp đỡ cho đồng bào dân tộc thiểu số, bảo vệ môi trường, v.v.. Cùng với các tổ chức của nhà nước, phải làm sao cho các tổ chức tôn giáo trở thành đội quân chủ lực đi tiên phong trong việc giải quyết các vấn đề xã hội.

Thứ ba, tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo trong nước mở rộng giao lưu đối ngoại với các tổ chức tôn giáo trên thế giới trên cơ sở chính

96

sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, tôn trọng độc lập, tự chủ, bình đẳng, hữu nghị.

Một trong những đặc điểm của tôn giáo Việt Nam là có mối quan hệ quốc tế và liên quan chặt chẽ với các tổ chức tôn giáo nước ngoài. Về mặt tổ chức, tự thân các tôn giáo Việt Nam đã có quan hệ theo hệ thống với các tổ chức tôn giáo trên thế giới. Ví dụ như Công giáo Việt Nam có mối quan hệ khăng khít với giáo hội Công giáo Rôma, các hệ phái Tin Lành ở Việt Nam có mối quan hệ rất mật thiết với các giáo phái Tin Lành ở Mỹ và Hàn Quốc, v.v.. Ngoài những mối quan hệ nói trên, các tôn giáo ở Việt Nam còn có quan hệ với một số cá nhân và các tổ chức tôn giáo của người Việt Nam ở nước ngoài. Do đó, Đảng và Nhà nước ta cần phải có chính sách và biện pháp tác động tích cực đến mối quan hệ này, để cho các tôn giáo ở Việt Nam có thể giao lưu học hỏi kinh nghiệm tổ chức quản lý tôn giáo mình từ các tổ chức tôn giáo trên thế giới.

Cụ thể, hiện nay mối quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc đang ngày càng lớn mạnh, tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động văn hoá của hai nước được giao lưu phát triển. Và tôn giáo cũng không ngoại lệ, đặc biệt là với Tin Lành. Môi trường thuận lợi đã góp phần mở rộng các mối quan hệ giao lưu quốc tế của đạo Tin Lành Việt Nam với các cá nhân và tổ chức của đạo Tin Lành Hàn Quốc. Chúng ta không thể phủ nhận trong những năm gần đây đạo Tin Lành Việt Nam nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ rất lớn từ đạo Tin Lành Hàn Quốc. Với sự giúp đỡ đó, Tin Lành Việt Nam đã nâng cao sự ổn định và phát triển của chính đạo mình, sau đó là tạo điều kiện giúp Tin Lành Việt Nam có những cống hiến nhất định cho công cuộc hiện đại hoá đất nước. Do đó Đảng và Nhà nước ta cũng cần xem xét đến vấn đề này để có những đường lối chính sách hợp lý.

97

Ngoài ra, trong bối cảnh ở cửa hội nhập quốc tế, cùng với việc hệ thống hoá tôn giáo ở Việt Nam hiện nay ngày một mở rộng hơn, trong đó đáng chú ý là vấn đề sinh hoạt tôn giáo của người nước ngoài ở Việt Nam. Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo đã bước đầu giải quyết vấn đề này. Tuy vậy chúng ta cần có cái nhìn rộng rãi, sâu sắc hơn về “sự kiện tôn giáo” mới mẻ này để có những chính sách sát, hợp hơn.

Tuy nhiên, các thế lực thù địch ở nước ngoài luôn lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá Nhà nước Việt Nam. Cho nên việc mở rộng giao lưu với các tổ chức tôn giáo trên thế giới nhưng vẫn phải đứng trên lập trường chủ nghĩa Mác – Lênin, những cốt lõi căn bản và kinh nghiệm của tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, ngăn chặn các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo để tiến hành hoạt động phi pháp gây nguy hại với Tổ quốc và lợi ích của nhân dân, cảnh giác và phòng ngừa âm mưu “diễn biến hoà bình” để chia rẽ nhân dân với Đảng và Nhà nước, lợi dụng tự do tín ngưỡng tôn giáo để tiến hành chống phá cách mạng nước ta.

Thứ tư, ủng hộ và khuyến khích các tổ chức tôn giáo đưa ra các lý giải đối với giáo lý của họ phù hợp với yêu cầu tiến bộ xã hội, đạo đức mới, giúp tăng cường sự hiểu biết và đồng thuận xã hội giữa quần chúng theo tôn giáo với Đảng và Chính phủ để các bên cùng hiểu nhau hơn.

Như chúng ta biết, mọi tôn giáo đều xây dựng cho mình một hệ thống giáo lý làm nền tảng cho đức tin và đức tin này qui định hành động của người tín đồ. Thông qua hành động để thể hiện đức tin, tín đồ các tôn giáo sẽ phát huy nội dung của tôn giáo mình đối với sự phát triển của xã hội. Nhưng nội dung giáo lý trong các tôn giáo, đặc biệt là đối với tôn giáo ngoại nhập không phải bao giờ cũng tương thích hoàn toàn với nền văn hoá

98

bản địa và phù hợp với mọi hoàn cảnh xã hội. Mặt khác, với nhịp độ phát triển xã hội nhanh chóng như hiện nay, giáo lý tôn giáo không thể được tuân thủ một cách quá cứng nhắc trong bất cứ nền văn hoá nào. Do đó, nhiệm vụ là phải lý giải giáo lý tôn giáo sao cho phù hợp với hoàn cảnh xã hội hiện đại, làm rõ nghĩa của các thuật ngữ tôn giáo thành ngôn ngữ bình dân và phổ biến với độ chính xác cao và dễ hiểu nhất. Công việc này làm cho thế giới quan của tôn giáo có khuynh hướng trở nên phi tôn giáo, duy lý và mở của đón nhận sự thay đổi. Từ đó, tôn giáo dần trở thành thực thể xã hội, một nguồn vốn xã hội ngày càng phát huy ảnh hưởng đến công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.

Tiểu kết chƣơng 3

Nghiên cứu vai trò của tôn giáo đối với hiện đại, đạo Tin Lành là một trường hợp đặc biệt. Tôn giáo này xuất hiện trong cuộc cải cách ở châu Âu vào thế kỉ 16, với lối sinh hoạt năng động và linh hoạt, nó đã giành được những vị thế tôn giáo quan trọng của những quốc gia trẻ trung và những khu vực năng động. Hàn Quốc chính là một ví dụ có thể kiểm chứng. Dưới góc độ văn hoá tôn giáo đạo Tin Lành đã thể hiện như là một nhân tố không thể thiếu

Một phần của tài liệu Vai trò của đạo tin lành đối với quá trình hiện đại hóa xã hội Hàn Quốc (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)