Sự chuyển biến từ xã hội truyền thống sang xã hội Hàn Quốc hiện đại

Một phần của tài liệu Vai trò của đạo tin lành đối với quá trình hiện đại hóa xã hội Hàn Quốc (Trang 81)

được đạo Tin Lành Hàn Quốc hoàn thành tương đối xuất sắc. Đạo Tin Lành đã có những đóng góp tích cực trong con đường tiến lên hiện đại hoá của Hàn Quốc trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, giáo dục, y học và văn hoá – xã hội.

3.2. Sự chuyển biến từ xã hội truyền thống sang xã hội Hàn Quốc hiện đại hiện đại

77

trong việc hình thành quốc gia Hàn Quốc hiện đại. Do đó, ở đây, chúng tôi sẽ điểm qua một cách sơ lược về những đặc trưng của xã hội Hàn Quốc truyền thống trong sự đối chiếu với văn hoá hiện đại. Do xã hội Hàn Quốc truyền thống cũng có những đặc trưng rất khác nhau tuỳ theo từng thời kỳ nên không thể diễn đạt nó một cách đơn giản được. Tuy nhiên, luận văn sẽ cố gắng làm rõ trọng tâm là những hoàn cảnh trực tiếp liên quan đến con đường hướng tới giai đoạn hiện đại hoá.

Khi gọi quá trình biến chuyển từ xã hội truyền thống đến xã hội hiện đại là hiện đại hoá (modernization) thì Hàn Quốc có thể được coi là một xã hội có quá trình hiện đại hoá diễn ra trong một khoảng thời gian rất ngắn. Tuy nhiên, quá trình hiện đại hoá của Hàn Quốc hoàn toàn không bằng phẳng hay mang tính tiến hoá luận mà diễn ra với rất nhiều những mâu thuẫn và căng thẳng. Trong đó, diễn ra đủ mọi thứ như thực dân hoá và độc tài chính trị, phân chia và chiến tranh, sụp đổ và thương tích. Khi xem xét dưới góc độ lịch sử lâu dài, thời kỳ xã hội Hàn Quốc bắt đầu chuyển biến lần đầu tiên sang xã hội hiện đại là từ nửa sau thế 19. Nói một cách cụ thể, đó là thời kì Hàn Quốc ký kết các điều ước thông thương với nước ngoài và tiếp nhận một cách chủ động với nền văn minh phương Tây, đồng thời tìm kiếm sự thay đổi thể chế hiện có.

Trước khi tiến hành công nghiệp hoá, nền kinh tế Hàn Quốc là nền kinh tế tiểu nông, mang tính tự cung tự cấp. Kinh tế nông nghiệp và thái độ trọng nông là đặc điểm chung nhất của xã hội truyền thống. Những ngành nghề phi nông nghiệp đều không được chú trọng phát triển. Cơ sở kinh tế đó kết hợp với thể chế chính trị Nho giáo về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của xã hội nông nghiệp và càng làm tăng thêm tính chất khép kín, tự cung, tự cấp của xã hội phong kiến.

78

Khác với xã hội truyền thống cơ sở là nông nghiệp, xã hội Hàn Quốc hiện đại là xã hội công nghiệp điển hình với trung tâm là các ngành công nghiệp, dịch vụ và công nghệ thông tin. Sự chuyển biến mạnh mẽ nhất từ xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp được tính từ những năm 1960 dưới sự lãnh đạo của tổng thống Park Chung Hee. Chính phủ Hàn Quốc thời kỳ này đã sử dụng các khoản tài trợ từ nước ngoài để mở rộng cơ sở hạ tầng cho công nghiệp trong nước, đầu tư nhiều vốn xây dựng các tập đoàn công nghiệp qui mô lớn và khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển. Sự phát triển lấy đô thị làm trung tâm đã làm cho nông nghiệp không còn được ưa chuộng và thu nhập từ nông nghiệp giảm sút. Nông dân từ nông thôn kéo ra thành phố và họ dần bị lôi cuốn vào xã hội công nghiệp. Theo thống kê năm 2005, nông nghiệp Hàn Quốc chỉ chiếm tỉ lệ không quá 3,3% tổng sản phẩm quốc dân của Hàn Quốc, trong khi đó, ngành dịch vụ chiếm tới 50% và ngành công nghiệp chế tạo chiếm 28,4% [2, tr.16].

Tuy xã hội công nghiệp hoá đem lại lợi ích lớn về kinh tế, nhưng việc dân số tập trung quá đông ở khu công nghiệp, thành phố lớn đã gây nên nhiều vấn đề phải đối mặt như thiếu nhà ở, giao thông ách tách, ô nhiễm môi trường, sự căng thẳng về mặt tinh thần cũng như quan hệ xã hội ngày càng phức tạp. Và lẽ tất nhiên, bất bình đẳng và sự phân hoá giai tầng cũng tăng lên.

Khi bước vào xã hội công nghiệp hoá, tư tưởng cộng đồng truyền thống (đồng hương, đồng tộc) biến đổi thành chủ nghĩa cố kết, bè phái và tính cạnh tranh cao được đẩy mạnh hơn. Đồng thời, do sự mở rộng của các gia đình hạt nhân (từ một gia đình lớn có nhiều thế hệ chuyển thành gia đình nhỏ) nên mối quan hệ trong gia đình trở nên lỏng lẻo hơn. Từ cộng đồng đóng nay đã chuyển dần ra cộng đồng mở có sự hợp tác với người khác ở nhiều địa phương khác nhau. Cộng đồng tổ chức theo chiều ngang này phức tạp hơn

79

nhiều so với cộng đồng được tổ chức theo chiều dọc của xã hội truyền thống và nảy sinh nhiều vấn đề khó lường trước được như lừa đảo, chiếm đoạt của cải, tình yêu chớp nhoáng, tình cảm giả dối… Những rủi ro, ngang trái và đau khổ thường xảy ra đối với một bộ phận người mới từ xã hội nông nghiệp bước vào xã hội công nghiệp khiến họ mất phương hướng và chỉ biết gửi tâm hồn vào tôn giáo.

Ngày nay, thuật ngữ “Hàn Quốc năng động” được thường xuyên sử dụng để phản ánh xã hội Hàn Quốc đương đại là một xã hội có tính năng động cao. Khuynh hướng chung của xã hội Hàn Quốc hiện đại là luôn tạo ra cái mới để tạo thành sự biến đổi mạnh, hơn là duy trì chế độ và truyền thống lâu đời. Triết lý “vật chất tầm thường, tinh thần thanh tao” của quan niệm Nho giáo xưa cũ đã bị triết lý mới mang tính thực dụng thay thế. Sức mạnh kinh tế được đánh giá là sức mạnh quan trọng nhất. Và để tạo ra sức mạnh kinh tế, nguồn nhân lực được yêu cầu trong từng lĩnh vực không phải chỉ là con người có sự giáo dục mang tính nhân văn như xưa mà còn là những nhà chuyên môn có năng lực thực sự chuyên nghiệp, có khả năng nâng cao hiệu quả kinh tế. Chính những con người mới, năng động này đã tạo ra một xã hội Hàn Quốc năng động. Trong xã hội dân chủ hiện đại này, mọi công dân đều có quyền lợi như nhau và đều tìm kiếm sự thay đổi, vươn lên một giai tầng cao hơn. Ở điểm này, xã hội Hàn Quốc có thể được coi là một xã hội đại chúng. Do sự phát triển và ảnh hưởng của truyền thông đại chúng, đặc biệt là truyền thông và giao tiếp qua Internet nên văn hoá đại chúng ở Hàn Quốc được mở rộng mạnh mẽ. Hơn nữa, sức ảnh hưởng của vô tuyến truyền hình rất lớn và mối quan tâm của dân chúng, nhất là giới sinh viên đối với các vấn đề xã hội cũng cao hơn.

80

Tuy nhiên, trong xã hội năng động và đại chúng đó, có những người thành công cũng có những người thất bại. Trong một thời gian ngắn, khoảng cách giàu nghèo trong xã hội ngày càng một sâu sắc. Nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu Hàn Quốc cho rằng, sự phân hoá giàu nghèo ở Hàn Quốc đã trở nên trầm trọng. Mặc dù xuất phát từ một xã hội nông nghiệp chủ yếu do tầng lớp tiểu nông và tiểu thương cấu thành vào những năm 50 của thế kỷ trước, cùng ngồi một ghế trong trường, nhưng chỉ sau vài chục năm, người thì trở thành tư sản lớn, người thì bị rơi xuống tầng lớp khốn cùng. Người thành công nhanh chóng cũng như người thất bại thảm hại khó có thể lý giải tại sao nếu như chỉ làm một phép cộng trừ đơn thuần theo tiền lương và chi phí sinh hoạt đời thường.

Xã hội Hàn Quốc hiện đại là một xã hội dân chủ tự do. Nhưng, nền dân chủ tự do của Hàn Quốc khác với Mĩ và Tây Âu. Nền dân chủ tự do của Hàn Quốc đã được phương Đông hoá, nói cụ thể hơn, nó là một nền dân chủ tự do mang đậm bản sắc của dân tộc Hàn. Đó là sự kết hợp giữa dân chủ tự do với những giá trị văn hoá truyền thống, đậm nét nhất là văn hoá Phật giáo, Nho giáo. Để giành lấy quyền dân chủ và tự do thật sự, xã hội Hàn Quốc đã trải qua mấy chục năm đấu tranh với chính quyền quân sự độc tài, đỉnh cao là phong trào dân chủ năm 1987 và phong trào công dân vào cuối những năm 90.

Hiện nay, ở Hàn Quốc, dân chủ và tự do đã được cụ thể hóa trong các chính sách, pháp luật của nhà nước. Chẳng hạn như chính sách tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do hội họp biểu tình, tự do cư trú đi lại… Song, tự do và dân chủ không có nghĩa là vượt qua ngoài khuôn khổ và có tính chất cào bằng. Người Hàn Quốc tôn trọng tự do dân chủ nhưng đồng thời cũng tôn trọng những giá trị Nho giáo truyền thống. Những hủ tục rườm rà, nguyên tắc quan

81

hệ xã hội khắt khe, lạc hậu của xã hội phong kiến đã lùi vào quá khứ, còn những giá trị truyền thống mà dân tộc Hàn gây dựng mấy nghìn năm vẫn được giữ gìn và phát huy trong xã hội ngày nay. Dân chủ và tự do trong gia đình, ngoài xã hội vẫn được thực thi nhưng dân chủ có một sự tập trung nhất định và tự do theo những lễ nghi, lễ giáo nhất định. Nếu coi chính sách pháp luật là luật thành văn thì có thể coi giá trị truyền thống là luật bất thành văn trong xã hội Hàn Quốc.

Hai luật này đã kết hợp với nhau tạo nên sự hài hoà trong xã hội Hàn Quốc. Xin nêu ra một ví dụ tiêu biểu: Chính sách của nhà nước Hàn Quốc cho phép tự do biểu tình và trên thực tế biểu tình hầu như xảy ra thường xuyên. Mọi cá nhân, tập thể, tôn giáo, giai tầng đều có thể tham gia biểu tình để đề nghị hoặc phản đối một vấn đề bức xúc trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội… Nhưng biểu tình không phải là làm rối loạn xã hội, đập phá nhà cửa, ẩu đả gây thương tích hoặc phá hoại môi trường sinh thái; ngược lại, biểu tình phần lớn mang tính tích cực, thúc đẩy xã hội phát triển bền vững và đặc biệt là rất có tổ chức, qui củ, bảo đảm trật tự an toàn xã hội và môi trường sinh thái. Những cuộc biểu tình lớn đông tới hàng chục vạn người, thậm chí cả chục triệu người đổ dồn về trung tâm thành phố Seoul, họ ngồi thâu đêm suốt sáng, ăn uống vào ban đêm, thắp nến hát ca, hô khẩu hiệu…nhưng tới sáng hôm sau, sinh hoạt của thành phố vẫn vận hành bình thường, môi trường ở thành phố vẫn trong lành, sạch đẹp như ngày bình thường. Ý thức đó của người Hàn Quốc chỉ có thể lý giải là họ vẫn tôn trọng giá trị truyền thống, tôn trọng giá trị vật chất và tinh thần mà chính dân tộc họ tạo dựng nên.

Xã hội Hàn Quốc hiện đại mở cửa ra toàn thế giới, không phân biệt chế độ chính trị, tôn giáo, khoảng cách địa lí xa gần… Một trong những nguyên nhân chính khiến cho Hàn Quốc phát triển, nền kinh tế đứng thứ 11 trên thế

82

giới, là do kết quả của việc coi thế giới là một thị trường chung và mức độ phụ thuộc mậu dịch vào thị trường thế giới cao tới mức nếu thị trường thế giới bất ổn thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp ngay đến kinh tế Hàn Quốc.

Do đó, bước vào thời kỳ hiện đại, người Hàn Quốc nhận thức rõ rằng, việc mở cửa và tích cực tiếp thu văn minh phương Tây, giao lưu với các khu vực trên thế giới chính là nguồn gốc tạo ra sức mạnh để phát triển. Sau khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, nhận thức về mở cửa của người Hàn Quốc còn mở rộng hơn, quá trình mở cửa của người Hàn Quốc bứt ra khỏi hướng lấy Mỹ làm trung tâm và ngày càng mở rộng theo hướng toàn cầu hoá. Đặc biệt, Hàn Quốc còn mở rộng giao lưu với các quốc gia khác biệt về chế độ chính trị như Trung Quốc, Việt Nam…

Mở cửa để phát triển kinh tế, giao lưu văn hoá ngày càng được tăng cường, hơn nữa, vấn đề di dân và nhập khẩu lao động nước ngoài cũng được tính đến và phát triển mạnh. Theo số liệu thống kê của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, tới năm 2006, có tới 5,2 triệu người Hàn Quốc sinh sống ở 140 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đây là cộng đồng người sinh sống ở hải ngoại có số lượng đứng thứ 5 trên thế giới sau Trung Quốc, Do Thái, Ấn Độ và Italia. Nếu so sánh số người di cư theo tỉ lệ với dân số quốc gia thì có lẽ tỉ lệ người Hàn Quốc di cư thuộc loại cao nhất thế giới. Về nhập khẩu lao động, số lượng công dân lao động nước ngoài làm việc ở Hàn Quốc ngày càng có chiều hướng gia tăng và đặc biệt mạnh trong những năm gần đây. Hiện nay, ở Hàn Quốc số người lao động là người nước ngoài khoảng 400.000 người [2, tr 301]. Song hành với hiện tượng trên là hiện tượng hôn nhân quốc tế mới nổi lên mà chủ yếu là nam giới nông thôn và nam giới thành thị thuộc giai tầng thấp ở Hàn Quốc lấy vợ người nước ngoài, trong đó có Việt Nam. Số các cuộc hôn nhân quốc tế của người Hàn Quốc năm 2004 là 35.447 cuộc, chiếm

83

11,4% tổng số các cuộc hôn nhân. Con số này, so với năm 1990 đã tăng gấp 10 lần. Trong đó, tỉ lệ kết hôn quốc tế của nam giới là 8,2%, cao hơn nữ giới khoảng 3 lần (3,2%) [2, tr.177].

Mở cửa để tăng thêm sinh khí cho một dân tộc, một quốc gia nhưng mở cửa cũng có những mặt tiêu cực phát sinh. Về mặt văn hoá, cùng với nền văn minh văn hoá phương Tây được du nhập thì lẫn vào đó không ít văn hoá đồi truỵ, xa xỉ… Về nhập khẩu lao động, trong đa số công nhân lao động hợp pháp đã xuất hiện hiện tượng không trở về nước đúng hợp đồng, bỏ ra ngoài làm ăn trôi nổi, cư trú bất hợp pháp gây ra rất nhiều phiền phức cho xã hội Hàn Quốc; ngược lại, mối nguy hiểm lớn cũng luôn đe doạ họ do quan hệ lao động không rõ ràng, không được sự bảo vệ của pháp luật. Về hôn nhân quốc tế, đa số các gia đình hôn nhân quốc tế đang trở thành tầng lớp nghèo trong xã hội Hàn Quốc, hơn nữa, do những bất đồng về ngôn ngữ, phong tục tập quán, lối sống và mục đích hôn nhân nên sự căng thẳng, bất hoà trong đời sống gia đình, thậm chí ly hôn, tự tử đã tăng mạnh. Đặc biệt, về mặt tôn giáo, các tôn giáo ngoại lai như Hồi giáo, Công giáo, đạo Tin Lành xâm nhập vào Hàn Quốc đã và đang làm biến đổi văn hoá Hàn Quốc. Theo Baker Don “không phải là Đạo giáo đang thể hiện nỗi thách thức lớn nhất đối với ảnh hưởng của Nho giáo hiện nay (…). Sự đe doạ lớn nhất đối với các giá trị Khổng giáo truyền thống là sự nhập khẩu tôn giáo gần đây nhất: Kitô giáo (…). Kitô giáo đang làm thay đổi cách thức suy nghĩ của người Hàn Quốc về tôn giáo và trong quá trình đó làm thay đổi quan niệm của họ về các tập tục. Lực lượng thay đổi lớn nhất hiện nay là cộng đồng tín đồ Tin Lành” [Dẫn theo: 26, tr 32].

84

Một phần của tài liệu Vai trò của đạo tin lành đối với quá trình hiện đại hóa xã hội Hàn Quốc (Trang 81)