1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

34 526 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 1,2 MB

Nội dung

Đặc biệt hơn, nhân vật trong các sáng tác của chị đã trở thành một dấu ấn đặc trưng trong phong cách cũng như quan điểm sáng tác của chị về cuộc sống và con người Nam Bộ.. Khác với thế h

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

NGUYỄN THỊ THÚY NGA

NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN

NGUYỄN NGỌC TƯ

LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lí luận văn học

Hà Nội - 2016

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

NGUYỄN THỊ THÚY NGA

NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN

NGUYỄN NGỌC TƯ

LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lí luận văn học

Mã số: 60 22 01 20

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đoàn Đức Phương

Hà Nội - 2016

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Đối tượng, mục đích, phạm vi nghiên cứu 7

4 Phương pháp nghiên cứu 8

5 Cấu trúc luận văn 8

Chương 1: KHÁI LƯỢC VỀ NHÂN VẬT VÀ SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ Error! Bookmark not defined 1.1 Khái lược về nhân vật Error! Bookmark not defined 1.1.1 Khái lược về nhân vật trong văn học Error! Bookmark not defined 1.1.2 Khái lược về nhân vật trong truyện ngắn Error! Bookmark not defined 1.2 Sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư Error! Bookmark not defined 1.2.1 Hành trình sáng tác Error! Bookmark not defined 1.2.2 Quan điểm sáng tác Error! Bookmark not defined. Chương 2: CÁC LOẠI HÌNH NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ Error! Bookmark not defined 2.1 Nhân vật kiếm tìm, khát khao hạnh phúc Error! Bookmark not defined 2.2 Nhân vật bình dị, nhân hậu Error! Bookmark not defined 2.3 Nhân vật lãng mạn, cô đơn Error! Bookmark not defined 2.4 Nhân vật vị tha, bao dung Error! Bookmark not defined Chương 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ Error! Bookmark not defined 3.1 Nghệ thuật sử dụng chi tiết Error! Bookmark not defined 3.2 Nghệ thuật miêu tả ngoại hình, hành động Error! Bookmark not defined 3.3 Nghệ thuật biểu hiện nội tâm Error! Bookmark not defined 3.4 Ngôn ngữ nhân vật Error! Bookmark not defined KẾT LUẬN Error! Bookmark not defined TÀI LIỆU THAM KHẢO 9

Trang 5

MỞ ĐẦU

Ở vài thập kỉ gần đây, nền văn xuôi đương đại Việt Nam xuất hiện nhiều cây bút nữ, trẻ cả tuổi nghề lẫn tuổi đời Họ đã mang đến một làn gió mới với những sáng tạo và phong cách văn học cá tính, độc đáo, dung dị, đời thường nhưng rất đỗi sâu sắc Tiêu biểu trong số các nhà văn nữ đó, Nguyễn Ngọc Tư được biết đến như một “hiện tượng” đặc biệt trên văn đàn Việt Nam đương đại Không chỉ gặt hái được nhiều thành công ở trong nước mà các tác phẩm của chị còn để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả nước ngoài

Dù là một cây bút trẻ nhưng Nguyễn Ngọc Tư đã tạo cho mình một phong cách văn chương đặc sắc, mang đậm chất Nam Bộ Tên tuổi của chị gắn liền với những tác phẩm dường như đã “đóng đinh” trong lòng độc giả và giới phê bình Các tác phẩm văn chương của chị từng trở thành đề tài tranh luận sôi nổi trên nhiều tạp chí và các diễn đàn văn học Đặc biệt hơn, nhân vật trong các sáng tác của chị đã trở thành một dấu ấn đặc trưng trong phong cách cũng như quan điểm sáng tác của chị

về cuộc sống và con người Nam Bộ Thử nghiệm và sáng tác ở nhiều thể loại như tản văn, truyện ngắn, tiểu thuyết, … nhưng dường như truyện ngắn là “sở trường hiện tại”, thể loại đang khẳng định ưu thế của chị Mỗi truyện ngắn là một nội dung, một nhân vật có trạng thái, cảm xúc, tâm hồn khác nhau nhưng đều có một điểm chung là viết về văn hoá, cuộc sống con người Nam Bộ Các tác phẩm của chị có ý nghĩa như một thứ “đặc sản miền Nam” vừa quen vừa lạ

Khác với thế hệ của các nhà văn như Sơn Nam, Nguyễn Quang Sáng, Anh Đức,… Nguyễn Ngọc Tư đã tạo cho mình một phong cách văn chương đặc sắc, chuyên biệt từ những trang viết đầu tay Đó là việc xây dựng hệ thống nhân vật như con người thật ngoài đời, không chú trọng xây dựng mẫu nhân vật điển hình mà tập trung khai thác vào chiều sâu tâm lý của nhân vật qua đó khái quát về số phận, đưa

ra những nét đặc trưng trong tính cách và chất người lao động nghèo ở Nam Bộ Nhân vật trong các truyện ngắn của chị vừa mang đậm tính truyền thống, đặc trưng

Trang 6

vùng miền, mộc mạc, nhân hậu, phóng khoáng, nghĩa tình vừa mang hơi thở của cuộc sống hiện đại thức thời, nhạy bén

Theo sự tìm hiểu của người viết, cho đến nay, các sáng tác của Nguyễn Ngọc

Tư được tiếp cận từ nhiều góc độ nghiên cứu văn học, văn hoá nhưng đa số là đi sâu vào những phương diện cụ thể chứ chưa có nhiều đề tài nghiên cứu một cách kĩ lưỡng, có hệ thống Một số luận văn, khoá luận đã khai thác và tiếp cận tác phẩm từ góc độ trần thuật học về cốt truyện, nhân vật, kết cấu, giọng điệu, ngôn ngữ, người

kể chuyện, đặc điểm sáng tác,… so sánh các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư với các cây bút nữ cùng thời, khía cạnh nhân vật cũng có một vài công trình đề cập đến nhưng chưa đi sâu và khái quát toàn diện Vì vậy, đây chính là lý do khi người viết

chọn đề tài cho luận văn của mình là: Nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

Hiện tại, Nguyễn Ngọc Tư là cây bút trẻ có được biết đến nhiều trong thời gian khoảng một thập niên trở lại đây Ngay từ những trang viết đầu tay, chị đã thu hút được công chúng với một phong cách văn chương mới lạ mang đậm dấu ấn Nam Bộ Nguyễn Ngọc Tư không chỉ nổi tiếng ở trong nước mà các trang viết của chị còn có sức lay động tới trái tim của độc giả nước ngoài Vì vậy, những bài viết

về chị: phong cách văn chương, quan niệm sáng tác, truyện ngắn, tiểu thuyết, tản văn,… được đăng tải rất nhiều trên các phương tiện truyền thông Giới chuyên môn

và các nhà phê bình văn học cũng có những ấn tượng, nhận định và đánh giá cao về phong cách văn chương, các tác phẩm của chị Đó là một “tài năng hiếm có”, một tâm hồn “tinh tế, cảm nhận mới mẻ”, một giọng văn bình dị, mộc mạc, giàu cảm xúc Có thể nói, ngay từ khi ra mắt bạn đọc những tác phẩm đầu tay của mình, “những đứa con tinh thần” của chị đã nhận được rất nhiều sự đánh giá, phê bình của độc giả Truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư đã được nghiên cứu

và phê bình, đánh giá dưới nhiều góc độ khác nhau

Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã có những ấn tượng sâu sắc về chị trong Lời

giới thiệu của tập truyện Ngọn đèn không tắt: “Ngọn đèn không tắt đã tạo nên một

không khí rất tự nhiên về màu sắc, hương vị của mảnh đất cuối cùng của Tổ quốc –

Trang 7

mũi Cà Mau, của những con người tứ xứ, về mũi đất của rừng, của sông nước, của biển cả mà cha ông ta đã dày công khai phá… Qua ngòi bút của Nguyễn Ngọc Tư, những con người lam lũ, giản dị, bộc trực ấy chứa đựng bên trong cả tâm hồn vừa nhân hậu, vừa tinh tế qua cách đối nhân xử thế”

Trong cuộc trao đổi với các nhà văn Trung Trung Đỉnh và Chu Lai về tác

phẩm Cánh đồng bất tận trong bài viết Chia sẻ cùng Nguyễn Ngọc Tư và “Cánh

đồng bất tận” trên trang http://giaitri.vnexpress.net/, nhà thơ Hữu Thỉnh (Chủ tịch

Hội Nhà văn Việt Nam) đưa ra những nhận xét: “Nguyễn Ngọc Tư đã có sự bứt phá

rất ngoạn mục, tự vượt lên chính mình và tạo nên những bất ngờ thú vị cho giới nhà văn.”; “Nguyễn Ngọc Tư khiến cho người đọc phải xót xa vì sự tan vỡ của một gia đình bé nhỏ trên cánh đồng bất tận là cuộc đời rộng mênh mông.”; “Nguyễn Ngọc

Tư đã đặt ra vấn đề về cách cứu vớt, về hậu quả của việc lấy cái ác để trả ác Tác phẩm đưa ra thông điệp, trước lỗi lầm, người ta chỉ có thể cứu vớt được bằng sự khoan dung, tha thứ, lấy ân trả oán… Từ câu chuyện về gia đình và cách ứng xử của con người, Nguyễn Ngọc Tư miêu tả sự đau đớn, vật vã của kiếp người bằng tất

cả tình yêu thương con người Dòng chảy của chủ nghĩa nhân văn này đã có sức cuốn hút sâu sắc đến bạn đọc mọi tầng lớp Tác phẩm phải có được những giá trị nhất định thì mới được bạn đọc yêu mến đến như thế chứ.” [61]

Cùng chia sẻ về Cánh đồng bất tận, nhà văn Chu Lai đưa ra ý kiến đồng tình:

“Tôi là người đã bỏ phiếu bầu Nguyễn Ngọc Tư vào Hội Nhà văn, bỏ phiếu ủng hộ

cô trong nhiều giải thưởng Sáng tác của cô đề cập đến những vấn đề chính thống

với cái nhìn sâu sắc và đậm chất nhân văn chứ không câu khách, rẻ tiền Cánh

đồng bất tận viết về những con người Nam Bộ với tính cách đặc thù: chân thực,

hồn nhiên, chất phác và bản năng Cốt truyện mang tính chất cổ điển, không có gì mới nhưng tác giả viết bằng thứ ngôn ngữ và hơi văn lạ, tạo được sức rung chuyển thẩm mỹ Cái hồn khí của truyện chứng tỏ nhà văn là người rất yêu vùng đất và con người miền Tây chứ không hề có gì là xúc phạm, bóp méo sự thật Người miền Trung, miền Bắc đọc tác phẩm này sẽ cảm thấy yêu mến mảnh đất Cà Mau hơn.” [61]

Trang 8

Tác giả Bùi Việt Thắng trong Bài học văn chương từ Cánh đồng bất tận đăng

trên tạp chí Nghiên cứu văn học, số 7/2006 nhận xét: “Nguyễn Ngọc Tư tỏ ra “bối

rối, thiếu bình tĩnh….non nớt,chưa đủ bản lĩnh nghệ thuật… thiếu một sự tự chuẩn

bị toàn diện về mặt kinh nghiệm sống, kinh nghiệm nghề nghiệp, và quan trọng nhất

là một nền văn hoá cần thiết” Về phương diện ngôn ngữ, Bùi Việt Thắng nhận xét:

“văn viết Nguyễn Ngọc Tư rất gần với văn nói” Từ những phân tích và nhận xét chủ quan của mình, ông đi đến kết luận: “Nguyễn Ngọc Tư đang đi từ trong kênh

rạch ra biển lớn, thiết nghĩ, nhà văn phải có ý thức lao động nghệ thuật nhiều hơn nữa để cho tác phẩm của mình trở thành tài sản quốc gia” Ngược lại với những ý kiến trên, đa số các bài viết tập trung làm nổi bật vẻ đẹp, sự cuốn hút của tác phẩm

từ cốt truyện, câu chữ, cho tới nội dung đầy tính nhân văn” [28]

Tác giả Trần Thiện Khanh trong Bàn lại với tác giả Bùi Việt Thắng đăng trên

tạp chí Nghiên cứu văn học, số 8/2006 đã đưa ra những ý kiến không đồng tình với

tác giả Bùi Việt Thắng khi đã “thiếu khách quan khi qui kết Nguyễn Ngọc Tư “thấy

cây mà không thấy rừng” Nhân vật người cha đâu chỉ có lòng hận thù, xét riêng những tình tiết cuối truyện, phẩm chất tốt đẹp của nhân vật đó bộc lộ khá rõ Bùi Việt Thắng cắt đứt mối liên hệ giữa tư tưởng nhà văn với thế giới quan, giữa sáng tác văn học và thực tế , khi ông nhấn mạnh Nguyễn Ngọc Tư thiếu “kinh nghiệm”,

“chưa đủ bản lĩnh nghệ thuật”.[19]

Trần Thiện Khanh cho rằng: “Từ Ngọn đèn không tắt, Ông ngoại đến Biển người mênh mông, Giao thừa, Nước chảy mây trôi… và Cánh đồng bất tận, nghệ

thuật trần thuật của Nguyễn Ngọc Tư đã bắt đầu chín, đặc biệt khi chị tập trung tả

“khuôn mặt khác của cuộc sống” Nếu không có một vốn sống dày dặn, dưới ngòi bút của Nguyễn Ngọc Tư, nỗi đau se thắt, u uất của thân phân con người đâu hiện

ra tự nhiên và cảm động nhường ấy.” [19]

Nếu như trong Bài học văn chương từ Cánh đồng bất tận, tác giả Bùi Việt

Thắng yêu cầu ngôn ngữ của một cây bút có chất giọng Nam Bộ phải được “quốc

gia hoá”, chứ không được sử dụng “từ ngữ quá đặc thù vùng miền” thì tác giả Trần

Thiện Khanh phản biện lại: “Cánh đồng bất tận” có ngôn ngữ, giọng điệu, sắc

Trang 9

thái, cấu trúc riêng của mình, không thể cô lập “Cánh đồng bất tận” khỏi ảnh hưởng của phương ngữ Nam Bộ” [19]

Trong bài viết Lời đề từ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, tác giả Phạm Phú Phong đã có những phát hiện: “Nguyễn Ngọc Tư rất hay sử dụng lời đề từ trong các

tác phẩm của mình: "Cánh đồng bất tận gồm 14 truyện, thì có 11 truyện được tác giả sử dụng lời đề từ" [23] Lời đề từ như là một ẩn dụ của câu chuyện Nó góp phần thâu tóm tư tưởng chủ đạo của tác phẩm hay đơn giản nó là tâm trạng, quan điểm của tác giả trước cuộc sống, con người Nguyễn Ngọc Tư đã tạo cho mình một dấu ấn riêng, thể hiện ở lời đề từ trong mỗi câu truyện đúng như Phạm Phú Phong nhận xét: "chị có sự đậm đặc của một giọng điệu văn chương Nam Bộ, trong đó có những kế thừa thế hệ trước, nhưng lại là giọng điệu của đời sống hiện đại, không trộn lẫn với bất kỳ ai Đó là điều đáng quí, cần được khẳng định ở Nguyễn Ngọc Tư" [23]

Trong bài viết Thị hiếu thẩm mỹ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, tác giả Trần Phỏng Diều đưa ra những nhận xét: “Cũng nói về vùng đất và con người Nam

Bộ nhưng Nguyễn Ngọc Tư có cách tiếp cận khác: không có gì lớn lao mà rất đỗi đời thường, như dòng sông chẳng hạn Nhưng từ cái nhỏ bé, đời thường tưởng chừng như ai cũng biết mà khái quát nó lên, chuyển tải lòng mình vào đó mới chính

là giá trị của nghệ thuật Thành công của Nguyễn Ngọc Tư cũng là ở đó Giọng văn của chị có duyên, đôi khi dí dỏm nhưng ngọt ngào và sâu sắc Câu văn giản dị, mộc mạc, chân tình, đọc truyện chị tưởng như đang trò chuyện với chị vậy Phong cách Nguyễn Ngọc Tư là như thế.” [10]

Xung quanh vấn đề "thế giới nhân vật" trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư,

có nhiều bài viết có giá trị khoa học bởi sự tâm huyết và đồng điệu của nhà phê

bình Trong bài "Nguyễn Ngọc Tư, một nhà văn trẻ Nam Bộ" của Huỳnh Công Tín, tác giả thừa nhận "Vùng đất và con người Nam Bộ trong sáng tác của chị được

dựng lại bằng chính chất liệu của nó là ngôn từ và văn phong nhiều chất Nam Bộ"

[27], Huỳnh Công Tín cũng đánh giá cao khả năng miêu tả tâm lí người và vật hết

sức sắc sảo của Nguyễn Ngọc Tư

Trang 10

Trong bài viết của Đỗ Hồng Ngọc đăng trên báo Tuổi trẻ, số ra ngày

30/1/2005 có nhận định: “Người đọc bất ngờ trước những kiếp người, phận người

hôm nay, tại đây như một truyện kể, và bất ngờ trước một văn bút khá lạ của người viết truyện Nguyễn Ngọc Tư đã bắt đầu chạm vào những vỉa tầng cuộc sống của những vùng đất cô sống và viết văn Dữ dội và nhân tình, văn Tư bắt đầu là thế”

Trong bài viết Nguyễn Ngọc Tư – điềm đạm mà thấu đáo trên trang http://tuoitre.vn/ ngày 22/4/2004, nhà văn Dạ Ngân đã đánh giá cao tài năng của Nguyễn Ngọc Tư:

“Nguyễn Ngọc Tư giỏi ở chỗ cái tưởng không có gì mà Tư cũng viết được, lại viết

rất có duyên, rất nhân hậu Đọc cái nào cũng phải nhoẻn miệng cười sung sướng, sung sướng mà lại ứa nước mắt, thấy nước mắt của mình cũng trong trẻo và đẹp đẽ,

ấy là cái đáng giá mà Nguyễn Ngọc Tư cho người đọc hôm nay”

Ngưỡng mộ và yêu quý tài năng được đánh giá “quý hiếm” này, Giáo sư Trần Hữu Dũng – một Việt kiều tại Mỹ đã lập một website có tên là http://www.viet-

studies.net/NNTu/ để “thu thập vào một nơi những bài của (về) Nguyễn Ngọc Tư

rải rác trên web, và sau đó chia sẻ với những bạn thích văn Nguyễn Ngọc Tư như tôi.” Điều đó đã cho thấy sức hút của Nguyễn Ngọc Tư rất mạnh mẽ Bản thân vị

Giáo sư này cũng có những bài viết chuyên luận, khảo cứu về các sáng tác của

Nguyễn Ngọc Tư Trong bài viết Nguyễn Ngọc Tư, đặc sản miền Nam, ông cho rằng: “Đọc truyện của Nguyễn Ngọc Tư, họ sẽ khám phá rằng nếu dùng đúng chỗ,

trong tay một tác giả cẩn trọng, phương ngữ mộc mạc miền Nam, giọng điệu dân dã miền Nam hoàn toàn có khả năng cấu tạo một nhánh văn chương đặc biệt, không giống, nhưng chuẩn mực không kém những miền khác Mỗi truyện viết của Nguyễn Ngọc Tư là một bữa ăn văn chương thịnh soạn, dọn bày chu đáo, gồm toàn đặc sản miệt vườn, với những vật liệu hảo hạng, tươi sống.”; “Văn của Nguyễn Ngọc Tư nghe như nhạc Nhiều câu trong trẻo và buồn (nhưng không nghẹn ngào) như một bản vọng cổ hoài lang Giọng buồn của Nguyễn Ngọc Tư không là tiếng than vãn thì thầm của một người lớn tuổi, nhưng là một lời thốt, lửng lơ, đứt ngang, nhưng rất đủ, của một người trẻ bỗng nhiên phát giác những bất hạnh của cuộc đời, mà vẫn hi vọng Văn Nguyễn Ngọc Tư là văn của lời nói Cách ngắt câu của cô là cách

Trang 11

ngắt của âm điệu Cái tài của Nguyễn Ngọc Tư là đem những cảnh tượng rất bình thường, khoanh lại, biến nó thành châu báu.”

Qua khảo sát, người viết thấy có khá nhiều luận văn, khoá luận tốt nghiệp của học viên, sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội tìm hiểu về phong cách văn chương, các tác phẩm của chị từ góc độ trần thuật học, thẩm mĩ, đặc điểm sáng tác,… Xung quanh vấn đề “thế giới nhân vật” trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, đã có nhiều bài viết có giá trị khoa học Nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư cũng đã có một số công trình đã đề cập đến, nhưng thường đặt nó trong tổng thể thế giới nghệ thuật của Nguyễn Ngọc Tư mà ít có những khảo sát kĩ lưỡng Cụ thể là Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt

Nam của Nguyễn Thị Phương với đề tài: Đặc điểm sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư

(2012) Luận văn đưa ra những quan niệm của Nguyễn Ngọc Tư về văn chương, con người và sự chi phối những quan niệm đó tới sáng tác của chị Đi khảo sát một số kiểu nhân vật và những đặc điểm trong sáng tác

Căn cứ vào quá trình tìm hiểu lịch sử vấn đề, dựa trên một số tập truyện ngắn

đã xuất bản và những bài viết của các nhà báo, nhà phê bình về các tác phẩm của chị trong thời gian qua, người viết lấy đó là tư liệu để nghiên cứu về nhân vật trong truyện ngắn của cây bút trẻ này

Dựa trên những tư liệu đã có, người viết lấy đó là một số gợi ý để triển khai đề tài của luận văn và lựa chọn cách tiếp cận lịch sử vấn đề, thống kê và khảo sát để phân tích những loại hình nhân vật cũng như nghệ thuật xây dựng nhân vật truyện Nguyễn Ngọc Tư qua những tập truyện khác nhau

Luận văn này tập trung tìm hiểu “Nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc

Tư” nhằm mục đích chỉ ra những đặc điểm cơ bản của các loại hình nhân vật trong

truyện Nguyễn Ngọc Tư, đồng thời tìm ra những nét độc đáo, đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn

Việc khảo sát và nghiên cứu thế giới nhân vật truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư chưa nhiều và chưa có hệ thống Do đó, người viết mong muốn bổ sung thêm một

Trang 12

số nhận định có ý nghĩa khoa học bên cạnh những ý kiến đã có về vấn đề này và đóng góp một chút công sức nhỏ bé của mình vào việc nghiên cứu nhà văn trẻ đầy triển vọng Nguyễn Ngọc Tư, một điểm sáng của truyện ngắn Việt Nam đương đại Trong phạm vi luận văn này, người viết khảo sát các tập truyện ngắn sau của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư:

- Ngọn đèn không tắt (Tập truyện ngắn, Nxb Trẻ, 2000)

- Biển người mênh mông (Tập truyện, Nxb Trẻ, 2003)

- Giao thừa (Tập truyện, Nxb Trẻ, 2003)

- Nước chảy mây trôi (Tập truyện và kí, Nxb Văn nghệ TPHCM, 2004)

- Khói trời lộng lẫy (Tập truyện, Nxb Thời đại, 2010)

- Gió lẻ và 9 câu chuyện khác (Tập truyện, Nxb Trẻ, 2012)

- Cánh đồng bất tận (Tập truyện, Nxb Trẻ, 2014)

- Đảo (Tập truyện, Nxb Trẻ, 2014)

Đây là những văn bản tập hợp những tác phẩm đặc sắc, có giá trị và tiêu biểu cho văn chương Nguyễn Ngọc Tư Tuy nhiên, luận văn cũng chú ý đến nghiên cứu những tác phẩm khác trong cả quá trình sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, thấy được

sự vận động trong truyện ngắn của chị

Để thực hiện đề tài này, trên bình diện lí thuyết, người viết tiếp cận đối tượng từ những phương pháp sau:

- Phương pháp tiếp cận văn hoá học

- Phương pháp so sánh

- Phương pháp phân tích, tổng hợp

- Phương pháp hệ thống

- Phương pháp loại hình

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, luận văn gồm ba chương:

Chương 1: Khái lược về nhân vật và sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư

Chương 2: Các loại hình nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư

Trang 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Tạ Duy Anh (2000), Nghệ thuật viết truyện ngắn và ký, Nxb Thanh niên

2 Lại Nguyên Ân (1994), Văn học và phê bình, Nxb Tác phẩm mới

3 Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG, Hà Nội

4 Nguyễn Thành Ngọc Bảo (2008), Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư,

Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

5 Lê Huy Bắc (1998), Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại, Tạp chí

8 Nguyễn Minh Châu (1999), Tuyển tập truyện ngắn, Nxb Văn học, Hà Nội

9 Chu Xuân Diên (1999), Cơ sở văn hoá, Nxb ĐHQG, Hà Nội

10 Trần Phỏng Diều (2006), Thị hiếu thẩm mỹ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc

Tư, Văn nghệ quân đội, (số 467), tr.94

11 Đăng Dung, Nguyễn Cương (1999), Các vấn đề của khoa học văn học, Nxb

KHXH, Hà Nội

12 Hà Minh Đức (chủ biên) (1998), Nhà văn nói về tác phẩm, Nxb Văn học

13 Hà Minh Đức (chủ biên) (2008), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội

14 Lương Thúy Hà (2009), Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn

Ngọc Tư, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học KHXH&NV Hà Nội

15 Vũ Thị Thu Hà (2006), Khám phá thế giới nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn

Ngọc Tư, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học KHXH&NV Hà Nội

16 Lê Bá Hán (2000), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG, Hà Nội

17 Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội

18 Nguyễn Thái Hòa (2001), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo dục

Trang 14

19 Trần Thiện Khanh (2006), Bàn lại với tác giải Bùi Việt Thắng, Tạp

chí Nghiên cứu văn học, (số 8)

20 Phương Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam (2002), Lí luận văn học,

Nxb Giáo dục, Hà Nội

21 Trần Thị Thanh Mai (2011), Nhân vật người phụ nữ trong truyện ngắn

Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Hoàng Diệu và Phan Thị Vàng Anh, Luận văn thạc sĩ, Đại học

KHXH&NV Hà Nội

22 Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà

văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội

23 Phạm Phú Phong (2008), Lời đề từ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, Tạp chí nghiên cứu văn học, (số 6)

24 Trần Đình Sử (1993), Dẫn luận Giáo trình Thi pháp học, Nxb Đại học Sư

27 Huỳnh Công Tín (2006), Nguyễn Ngọc Tư: Nhà văn trẻ Nam bộ, Tạp chí

Tạp chí Văn nghệ đồng bằng sông Cửu Long, (số 15)

28 Bùi Việt Thắng (2006), Bài học văn chương từ cánh đồng bất tận, Tạp chí

Nghiên cứu văn học, (số 7), tr.132

29 Bùi Việt Thắng (1999), Bình luận truyện ngắn, Nxb Văn học, Hà Nội

30 Bùi Việt Thắng (2007), Truyện ngắn những vấn đề lí luận và thực tiễn thể

loại, Nxb ĐHQG, Hà Nội

31 Nguyễn Ngọc Tư (2003), Ngọn đèn không tắt, Tập truyện ngắn, Nxb Trẻ

32 Nguyễn Ngọc Tư (2003), Biển người mênh mông, Nxb Kim Đồng

33 Nguyễn Ngọc Tư (2003), Giao thừa, Tập truyện ngắn, Nxb Trẻ

34 Nguyễn Ngọc Tư (2004), Nước chảy mây trôi, Truyện ngắn và kí, Nxb Văn

nghệ TPHCM

Trang 15

35 Nguyễn Ngọc Tư (2005), Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, Nxb Văn hoá Sài

Gòn, 2005

36 Nguyễn Ngọc Tư (2005), Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư, Nxb Trẻ

37 Nguyễn Ngọc Tư (2007), Ngày mai của những ngày mai, Nxb Phụ nữ

38 Nguyễn Ngọc Tư (2010), Khói trời lộng lẫy, Tập truyện ngắn, Nxb Thời đại

39 Nguyễn Ngọc Tư (2012), Gió lẻ và chín câu chuyện khác, Tập truyện ngắn,

Nxb Trẻ

40 Nguyễn Ngọc Tư (2014), Cánh đồng bất tận, Tập truyện ngắn, Nxb Trẻ

41 Nguyễn Ngọc Tư (2014), Đảo, Tập truyện ngắn, Nxb Trẻ

42 Nhiều tác giả (1987), Lí luận văn học tập 1, Nxb Giáo dục

43 Nhiều tác giả (1987), Lí luận văn học tập 2, Nxb Giáo dục

44 Nhiều tác giả (1987), Lí luận văn học tập 3, Nxb Giáo dục

1508.html, 29/09/2008

http://www.nxbtre.com.vn/diem-tin/nguyen-ngoc-tu-cua-nhung-con-quotgio-lequot-46 Thái Phan Vàng Anh, Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Việt Nam

đương đại,

http://tapchisonghuong.com.vn/tap-chi/c128/n1202/Ngon-ngu-tran-thuat-trong-truyen-ngan-Viet-Nam-duong-dai.html, 02/12/2008

47 Nguyễn Trọng Bình, Giọng điệu chủ yếu trong truyện ngắn của Nguyễn

Ngọc Tư, http://www.viet-studies.net/NNTu/NNT_NguyenTrongBinh_2.htm, 13/09/2010

48 Nguyễn Trọng Bình, Đặc trưng ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư,

http://www.viet-studies.net/NNTu/NNT_NguyenTrongBinh_3.htm, 23/09/2010

49 Nguyễn Trọng Bình, Phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư nhìn từ phương diện

nội dung tự sự, http://www.viet-studies.net/NNTu/NNT_NguyenTrongBinh_4.htm,

26/09/2010

50 Nguyễn Trọng Bình, Những dạng tình huống thường gặp trong truyện ngắn của

Nguyễn Ngọc Tư, http://www.viet-studies.net/NNTu/NNT_NguyenTrongBinh_5.htm,

30/09/2010

Trang 16

51 Nguyễn Trọng Bình, Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn văn hóa,

59 Trần Hoàng Thiên Kim, Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư: Tôi “điên” không đều,

325434/, 15/02/2008

http://vnca.cand.com.vn/Ly-luan/Nha-van-Nguyen-Ngoc-Tu-Toi-dien-khong-deu-60 Phạm Thái Lê, Hình tượng con người cô đơn trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc

Tư, http://thvl.vn/?p=12534, 10/02/2009

61 Hà Linh, Chia sẻ cùng Nguyễn Ngọc Tư và “Cánh đồng bất tận”,

tu-va-canh-dong-bat-tan-1888023.html, 12/04/2006

http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/gioi-sao/trong-nuoc/chia-se-cung-nguyen-ngoc-62 Hoàng Thiên Nga, Đọc Nguyễn Ngọc Tư qua Cánh đồng bất tận,

http://www.viet-studies.net/NNTu/DocCDBT_HTNga.htm, 24/09/2005

Trang 17

63 Nguyễn Thanh Sơn, Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu,

http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=5872&rb=0102, 26/11/2005

64 Trần Ngọc Thêm, Tính cách văn hóa Nam Bộ như một hệ thống,

ngoc-them-tinh-cach-van-hoa-nguoi-viet-nam-bo.html, 16/3/2008

http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/van-hoa-viet-nam/van-hoa-nam-bo/408-tran-65 Anh Vân, Nguyễn Ngọc Tư: Tôi viết như cảm xúc của mình,

http://giaitri.vnexpress.net/

Ngày đăng: 23/02/2017, 06:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w