Phương hướng và chiến lược phát triển của Sacombank trong thời gian tới 1 Phương hướng phát triển

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển thị trường bảo lãnh của ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – Sacombank (Trang 40 - 42)

I.1. Phương hướng phát triển

Mục tiêu cụ thể cho thời kỳ 2007 – 2010 được Sacombank xác định như sau • Về năng lực tài chính

Tiếp tục tăng nhanh vốn tự có bằng việc tăng cường tích lũy thông qua việc phát triển mạnh các quỹ dự trữ và dự phòng, phấn đấu đến cuối năm 2010 vốn tự có đạt khoảng 16.000 - 16.500 tỷ đồng (tương đương 1 tỷ dollars Mỹ). Trong đó, vốn điều lệ tính đến năm 2010 đạt khoảng trên 11.500 tỷ đồng chủ yếu bằng phương thức tái đầu tư từ cổ tức của cổ đông hiện hữu.

• Về tổng tài sản

Tổng tài sản của Sacombank đến năm 2010 dự kiến sẽ đạt mức tối thiểu 155.000 tỷ đồng tăng gấp gần 10,5 lần so với cuối năm 2005. Trong đó, giai đoạn 2007-2010 nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư tăng trưởng bình quân 60-65%.

• Về hoạt động tín dụng

Tổng dư nợ cho vay đến cuối năm 2010 dự kiến sẽ đạt 82.000 – 85.000 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 65 – 70% trên tổng nguồn vốn huy động, tăng bình quân mỗi năm khoảng 55

– 60% so với năm trước. Trong đó, dư nợ cho vay nhỏ, phân tán phải chiếm tỷ trọng 55 – 60%. Nợ quá hạn chiếm tỷ trọng dưới 2%/ tổng dư nợ tín dụng.

• Về kinh doanh dịch vụ

Trong thời kỳ kế hoạch 2006 – 2010, Sacombank sẽ tập trung hết sức vào quá trình phát triển mở rộng các dịch vụ ngân hàng; quan tâm đặc biệt đến các dịch vụ ngân hàng điện tử, ngân hàng quốc tế. Dự kiến đến năm 2010 thu nhập phi tín dụng phải chiếm tỷ trọng khoảng 32 - 35% trên tổng thu nhập của ngân hàng.

• Về lợi nhuận và các chỉ tiêu tài chính

Trong những năm 2007 – 2010 đảm bảo lợi nhuận trước thuế tăng bình quân mỗi năm 55 – 60% so với năm trước. Tỷ suất lợi nhuận/ tổng tài sản vào năm 2010 dự kiến đạt 1,7 - 1,9% và tỷ suất sinh lời/ vốn vào năm 2010 đạt 22 - 23%.

• Về mạng lưới hoạt động

Phấn đấu đến cuối năm 2010, mạng lưới chi nhánh của Sacombank sẽ có mặt tại tất cả các tỉnh, thành miền Nam, miền Trung và tại tất cả các tỉnh thành kinh tế trọng điểm miền Bắc. Dự kiến mạng lưới hoạt động của Sacombank vào năm 2010 sẽ đạt trên 320 điểm. Đồng thời tiến hành thành lập các chi nhánh tại các quốc gia lân cận, văn phòng đại diện tại Mỹ, Châu Âu và Châu Úc. Từ năm 2007, Sacombank cũng đã lên kế hoạch thành lập công ty liên doanh thẻ với đối tác chiến lược ANZ, xúc tiến thành lập trường đại học, thành lập công ty vàng bạc, đá quý ...

• Về hệ thống công nghệ thông tin

Mục tiêu đặt ra Sacombank phải là một trong những ngân hàng có hệ thống công nghệ thông tin hiện đại và tiên tiến nhất trong hệ thống các ngân hàng thương mại trong cả nước.

• Về phát triển nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực có chất lượng cao là yếu tố cốt lõi để đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững. Dự kiến đến năm 2010 đội ngũ CBNV của Ngân hàng đạt trên 9.500 người, Sacombank sẽ khẩn trương xây dựng Trung tâm đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo căn bản, đào tạo chuyên sâu, đào tạo nâng cao và đào tạo cán bộ quản lý điều hành các cấp.

• Về tái cấu trúc tổ chức và hoạt động của Ngân hàng

Hoàn thiện bộ máy điều hành theo dòng sản phẩm hướng về khách hàng, không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên theo hướng chuyên nghiệp hóa, tăng cường kỹ năng quản trị – điều hành – giám sát, đồng thời trong năm 2007 hoàn tất chương trình chuẩn mực hóa, mô hình hoá các quy trình tác nghiệp để nâng cao năng suất lao động và chăm

sóc tốt nhất khách hàng.

Mục tiêu chung của chiến lược phát triển là phải đạt được những giá trị cốt lõi: Ngân hàng phát triển nhanh, ổn định và bền vững trên cơ sở đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu giao dịch tài chính của khách hàng; đảm bảo được các lợi ích cộng đồng và xã hội;

tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho khách hàng, cổ đông và các nhà đầu tư; tăng thu nhập cho cán bộ nhân viên.

I.2. Chiến lược phát triển chung

Trong thời gian tới, Sacombank hình thành tập đoàn Sacombank qua 2 giai đoạn triển khai cụ thể:

• Giai đoạn 1 từ 2008 đến 2010: hình thành Tập đoàn tài chính Sacombank theo mô hình nhất nguyên, tức là các thành viên trong tập đoàn hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công ty con, và Sacombank là công ty mẹ. Đây là bước đệm chuẩn bị vững chắc cho việc chuyển tiếp qua giai đoạn 2.

• Giai đoạn 2 từ năm 2011 trở đi: nghiên cứu chuyển mô hình hoạt động của tập đoàn theo mô hình Holdings, tức là có một công ty sở hữu ngân hàng là công ty mẹ đầu tư vốn vào các công ty thành viên là các công ty con hoặc công ty liên kết được thành lập dưới các hình thức pháp lý khác nhau, hoạt động trong những lĩnh vực khác nhau.

I.3. Chiến lược phát triển hoạt động bảo lãnh

Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động bảo lãnh, Ngân hàng Sacombank đã và đang tìm các biện pháp nhằm phát triển thị trường bảo lãnh, nâng cao uy tín và cạnh tranh trong lĩnh vực này. Trong thời gian từ 2007 – 2010, Sacombank sẽ

• Duy trì và hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh • Chiến lược đa dạng hóa các loại hình bảo lãnh • Chiến lược mở rộng thị trường hoạt động

Để thực hiện các chiến lược này, Sacombank đã và đang thực hiện các chính sách phát triển sản phẩm này. Các chính sách có thể kể đến là

• Gấp rút xây dựng qui trình chuẩn cho hoạt động bảo lãnh

• Thực hiện các khóa đào tạo nội bộ, đồng thời cử cán bộ đi học hỏi nghiên cứu, tham gia các lớp tập huấn do trung ương mở nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động bảo lãnh

• Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng nhằm tăng tính chính xác, thời gian giải quyết thủ tục, giảm rủi ro. Ngân hàng hiện nay đã dần dần trang bị hệ thống Core – Banking cho các chi nhánh, tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng nói chung và bảo lãnh nói riêng thuận lợi, chuyên nghiệp.

• Thực hiện chính sách khách hàng thân thiết với mức phí ưu đãi.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển thị trường bảo lãnh của ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – Sacombank (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w